Bắc Kinh liên tục tấn công vào lănh thổ Pháp với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà Mỹ đang nắm giữ.
Pháp lo ngại Huawei t́m cách "cuỗm" các kết quả nghiên cứu của Pháp thông qua các quan hệ đối tác bất b́nh đẳng. (Nguồn: China.org.cn)
Nhân chuyến công du của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tới, Le Figaro có bài phỏng vấn nhà báo Antoine Izambard của tạp chí Challenge, tác giả cuốn sách Pháp-Trung Quốc, mối liên hệ nguy hiểm. Ông Izambard khẳng định: “Trung Quốc là quốc gia hung hăng nhất với các doanh nghiệp của chúng ta (Pháp)”.
Thông qua tin tặc, các biện pháp gián điệp truyền thống, mua lại công ty, tài trợ cho các trung tâm nghiên cứu…, Bắc Kinh liên tục tấn công vào lănh thổ Pháp với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà Mỹ đang nắm giữ, với sự kiện gần đây nhất liên quan tập đoàn viễn thông Huawei đă khiến t́nh báo Pháp phải chú ư.
Theo nhà báo Antoine Izambard, trong chuyến đi này, hai nguyên thủ của Pháp và Trung Quốc sẽ cố gắng có cùng tiếng nói trong những chủ đề lớn như khí hậu hay chiến tranh thương mại, nhiều hợp đồng kinh tế sẽ được kư kết. C̣n lại th́ không nên chờ đợi nhiều.
Hồi tháng 3, khi ông Tập Cận B́nh đến Pháp, Tổng thống Macron đă mời Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cùng tiếp khách, để chứng tỏ một Liên minh châu Âu đoàn kết trước Trung Quốc. Nhưng lần này ông Macron sẽ tỏ ra ḥa dịu hơn.
Trả lời câu hỏi liệu có phải sức mạnh của Trung Quốc dựa trên gián điệp, ông Izambard cho rằng chưa hẳn thế. Từ thập niên 1970, GDP của Trung Quốc cứ 7 năm lại tăng gấp đôi, và với chiến lược “Made in China 2025”, những lĩnh vực chủ chốt như tự động hóa, hàng không, công nghệ sinh học sẽ được sản xuất trong nước 70%.
Tuy nhiên cũng không sai khi nói gián điệp đóng góp phần nào trong việc nhanh chóng rút ngắn khoảng cách. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp Pháp đă là nạn nhân của tin tặc Trung Quốc, theo một báo cáo của Cơ quan Quốc pḥng và An ninh Quốc gia (SGDSN).
Những năm gần đây, t́nh báo Pháp đă phát hiện nhiều trường hợp gián điệp ở các tập đoàn lớn nhất của Pháp (CAC 40), và cả các công ty vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp. Mặt khác, SGDSN ghi nhận số lượng kết hôn tăng rất cao giữa các quân nhân Pháp và phụ nữ Trung Quốc ở Brest. Thành phố có căn cứ tàu ngầm nguyên tử (SNLE) này đang dần trở thành nơi ưa thích của gián điệp người Hoa. Năm 2016, tập đoàn hàng đầu về đào tạo trực tuyến ở Trung Quốc Weidong Cloud Education (Vĩ Đông Vân Giáo Dục) đă mua lại Demos, một trong các doanh nghiệp chủ chốt của Pháp về đào tạo chuyên tu và luyện thi vào các trường quân sự.
Các cơ quan t́nh báo Pháp tỏ ra cảnh giác, nhờ đó Nhà nước đă ngăn một chi nhánh Trung Quốc góp vốn vào Alcatel Submarine Networks (ASN), công ty chiến lược chuyên sản xuất cáp ngầm dưới đáy biển dùng làm đường truyền Internet. Tuy nhiên, thường những tính toán chính trị sẽ chiến thắng, các nhà lănh đạo lo ngại bị trả đũa về kinh tế và ngoại giao. Nghị định Montebourg năm 2014 về các dự án đầu tư nhạy cảm chưa bao giờ được áp dụng.
Riêng về Huawei, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy tập đoàn này đánh cắp dữ liệu chuyển về cho nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty này có chế độ cổ phần rất mập mờ. Hơn nữa, việc giao phó phần lớn mạng lưới viễn thông cho tập đoàn này chứa đựng nhiều rủi ro. Thay v́ đối đầu như Mỹ, Pháp chọn cách tăng cường sức mạnh cho Cơ quan An ninh mạng (ANSSI) để giám sát.
Đặc biệt, việc Huawei "ḍm ngó" các cơ sở công nghiệp và đại học Pháp khiến Paris rất lo ngại. Những năm gần đây, tập đoàn này đă kư kết hợp tác với các pḥng thí nghiệm và cơ quan nghiên cứu. Pháp đă cấm hợp tác trong lĩnh vực nhạy cảm là 5G, và nh́n chung, rất lo Huawei t́m cách "cuỗm" các kết quả nghiên cứu của Pháp thông qua các quan hệ đối tác bất b́nh đẳng.
VietBF © sưu tầm