T́nh h́nh Hong Kong chưa có dấu hiệu dịu. Những người biểu t́nh Hong Kong có thể gặp nguy hiểm. Trung Quốc gửi thông điệp cảnh báo đáng sợ tới Hồng Kông.
Kỳ họp kín quy tụ giới tinh hoa chính trị của Trung Quốc đă kết thúc trong tuần này, với một thông cáo nêu bật "những thách thức gia tăng" nhưng đưa ra rất ít cách đối phó với chúng. Thông cáo này cũng đưa ra một thông điệp cực kỳ cứng rắn đối với Hồng Kông.
T́nh trạng biểu t́nh ở Hong Kong đă kéo dài suốt hơn 4 tháng (Ảnh: NYTimes)
Hội nghị trung ương 4 khóa 19 của Trung Quốc diễn ra trong 4 ngày, kết thúc ngày 31/10, diễn ra trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh đang chịu sức ép lớn, trong đó phải kể tới cuộc chiến thương mại dai dẳng với Mỹ, đà giảm tăng trưởng kinh tế cùng t́nh trạng biểu t́nh bạo lực ở Hồng Kông.
Tuy nhiên, thông cáo chính thức được đưa ra sau 4 ngày họp bàn chỉ nói chung chung về "những thách thức đang gia tăng ở cả trong và ngoài nước". Không có kế hoạch cụ thể hay chính sách mới nào được đưa ra trong văn bản này. Chỉ có một điều được nêu rất rơ là người dân trong nước cần đoàn kết, nghe theo sự dẫn dắt của Ủy ban Trung ương Đảng.
"Phiên họp toàn thể kêu gọi toàn đảng, toàn dân đoàn kết hơn nữa, coi Ủy ban Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận B́nh làm ṇng cốt" - thông cáo có đoạn.
Thông cáo này cũng đưa ra một thông điệp cảnh báo đáng sợ tới những người biểu t́nh Hồng Kông - phong trào biểu t́nh giờ đă ở tuần thứ 21 liên tiếp.
"Chúng ta cần thiết lập và cải thiện hệ thống pháp lư cùng cơ chế hành pháp để đảm bảo an ninh quốc gia ở Hồng Kông và Macau" - thông cáo nêu rơ.
Vấn đề Hồng Kông đă trở thành "cái gai trong mắt" chính quyền Bắc Kinh suốt hơn 4 tháng qua. Các cuộc biểu t́nh bắt đầu bùng phát nhằm phản đối luật dẫn độ về Trung Quốc và sau biến thành các cuộc biểu t́nh bạo lực do lo ngại Trung Quốc thắt chặt kiểm soát trung tâm tài chính quan trọng này.
Từ trước đến nay, chính phủ Trung Quốc tỏ ra khá kiềm chế trước làn sóng biểu t́nh ở Hồng Kông, tuyên bố sự ủng hộ của họ với chính quyền đặc khu và khẳng định niềm tin rằng chính quyền Hồng Kông sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng.
Cùng lúc, Bắc Kinh cũng đánh tín hiệu sẽ có hành động mạnh tay hơn nếu các cuộc biểu t́nh vượt ngoài tầm kiểm soát.
"Đừng bao giờ đánh giá sai t́nh h́nh và tưởng nhầm sự kiềm chế của chúng tôi là yếu đuối" - ông Dương Quang (Yang Guang), phát ngôn viên Văn pḥng phụ trách vấn đề Hồng Kông và Macau, từng cảnh báo hồi tháng 8 vừa qua.
Nhiều nhà quan sát cho rằng t́nh h́nh ở Hồng Kông chắc chắn được đem ra thảo luận trong kỳ họp trung ương 4 vừa qua ở Bắc Kinh, thế nhưng bản thông cáo đưa ra mới đây lại nêu rất ít chi tiết.
"Hồng Kông và Macau cần phải được quản lư một cách chặt chẽ theo đúng Hiến pháp và Luật Cơ bản, và sự thịnh vượng ổn định của Hồng Kông và Macau cần phải được đảm bảo" - thông cáo có đoạn.
Thông cáo này sau đó c̣n nhấn mạnh về sự cần thiết phải "cải thiện" hệ thống pháp lư và cơ chế hành pháp ở Hồng Kông và Macau.
Tuyên bố này dường như ám chỉ tới việc thực thi Điều 23 trong bộ luật an ninh quốc gia vốn gây tranh căi - theo Willy Lam, Giáo sư chuyên ngành phân tích chính trị tại ĐH Trung Quốc ở Hồng Kông, nhận định.
"Đương nhiên chúng ta không có bằng chứng cụ thể, nhưng tôi nghĩ rằng rất có khả năng là họ muốn thực thi Điều 23" - ông Lam nói.
Như một phần của Luật Cơ bản - được xem như Hiến pháp của Hồng Kông - Điều 23 kêu gọi chính quyền Hồng Kông "thực thi các bộ luật nhằm cấm cản mọi hành động phản quốc, ly khai, nổi loạn, phá hoại chính phủ nhân dân trung ương". Tuy nhiên, các nỗ lực nhằm thực thi Điều 23 vào năm 2003 đă dẫn tới các cuộc biểu t́nh rộng khắp và cho đến nay vẫn chưa được xem xét lại.
"Nếu Bắc Kinh thực thi Điều 23, sóng gió sẽ trở lại. Nó sẽ khiến cho t́nh h́nh thêm phần tồi tệ" - ông Lam nhận định.
VietBF@ sưu tầm.