Đó là giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (65 tuổi). Ông Tuấn là người gốc Việt đầu tiên trở thành viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Úc bởi những đóng góp xuất sắc của ông cho y học, đặc biệt là lĩnh vực loăng xương.
Thông tin từ Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (Cố vấn cao cấp về khoa học, Phó chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo trường ĐH này) vừa được bầu vào Viện Hàn lâm Y học Úc (Australian Academy of Health and Medical Sciences).
Tại Úc, ông Tuấn là giáo sư Khoa y thuộc ĐH New South Wales, đồng thời là Trưởng pḥng Thí nghiệm nghiên cứu loăng xương thuộc Viện nghiên cứu Y khoa Garvan.
GS Nguyễn Văn Tuấn (trái)
Viện Hàn lâm Y học Úc là viện đa ngành và độc lập, có 375 viện sĩ. Năm nay có 40 nhà khoa học được bầu, trong đó có 19 nhà khoa học nữ. Quá tŕnh tiến cử và b́nh bầu diễn ra trong một năm với các tiêu chí cao và cạnh tranh để chọn ra những nhà khoa học có đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực y học. Tính đến nay, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn là người gốc Việt đầu tiên được bầu vào viện này.
Trong gần 30 năm qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn đă có những đóng góp lớn cho chuyên ngành. Những đóng góp của ông gồm đánh giá và chẩn đoán loăng xương, di truyền loăng xương và nghiên cứu về yếu tố dẫn đến loăng xương. Ông đă công bố hơn 300 công tŕnh khoa học trên các tạp chí ISI uy tín và là một trong những giáo sư y khoa được trích dẫn nhiều nhất thế giới.
Ông là Phó chủ tịch Hội đồng biên tập và thẩm định của tạp chí Journal of Bone and Mineral Research. Ngoài ra, ông từng phụ trách biên tập cho tạp chí Osteoporosis International và Journal of Bone Densitometry. Hiện nay, ông thuộc Hội đồng biên tập và thẩm định của Journal of the Endocrine Society, JBMR Plus, Osteoporosis and Sarcopenia…
Ở Việt Nam, ông Tuấn là một trong những thành viên sáng lập Hội loăng xương TP.HCM (năm 2005) và giữ vai tṛ cố vấn khoa học cho đến nay. Những đóng góp của ông không chỉ trong chuyên ngành loăng xương và nội tiết mà c̣n về chất độc da cam. Ông là người Việt đầu tiên công bố nghiên cứu về mối liên quan giữa chất độc da cam và dị tật bẩm sinh trên tập san y khoa quốc tế và viết sách bằng tiếng Việt về vấn đề chất da cam.
Ngoài ra, ông c̣n gắn bó với Trường ĐH Tôn Đức Thắng trong các công việc: Cố vấn cao cấp về nghiên cứu khoa học, Giám đốc Labo nghiên cứu xương và cơ…
VietBF@ sưu tầm.