Chỉ trong ṿng 8 ngày, không quân Trung Quốc ghi nhận hai vụ tai nạn có liên quan đến trục trặc kỹ thuật và công tác huấn luyện khiến 3 quân nhân thiệt mạng.
Theo South China Morning Post, hai vụ tai nạn vừa qua của không quân Trung Quốc được xác định nguyên nhân từ lỗi động cơ và công tác huấn luyện c̣n yếu kém.
Vụ rơi trực thăng vận tải quân sự ở tỉnh Hồ Nam 3 tuần trước làm 3 quân nhân thiệt mạng. Trong đó, các phi công Gong Dachuan, 33 tuổi, và kỹ sư Wen Weibin, 37 tuổi, đều từng tham gia duyệt binh quy mô lớn của Bắc Kinh lần lượt vào năm 2019 và 2015.
Gong Dachuan vừa bay ở lễ duyệt binh 70 năm quốc khánh Trung Quốc ngày 1/10.
Trung Quốc vừa ra mắt mẫu trực thăng Z-20 tại Triển lăm Trực thăng Trung Quốc lần 5 ở Thiên Tân ngày 10/10. Ảnh: Getty.
Nguồn quan chức địa phương cho biết kíp bay gặp nạn khi đang thực hiện một số bài kiểm tra trên trực thăng vận tải quân sự. Người này từ chối tiết lộ địa điểm xảy ra tai nạn và chi tiết cuộc kiểm tra.
Chỉ 8 ngày sau, một chiếc tiêm kích J-10 của không quân Trung Quốc lại rơi trên cao nguyên Tây Tạng. Máy bay khi đó đang thực hiện một bài huấn luyện bay tầm thấp th́ đâm thẳng vào núi. Phi công may mắn phóng ghế thoát hiểm khỏi máy bay kịp thời.
Theo một nguồn tin, điều tra sơ bộ cho thấy chiếc J-10 đă gặp trục trặc với động cơ phản lực AL-31 do Nga chế tạo.
Nhiều nguồn tin quân sự nhận định không quân Trung Quốc có thể sẽ thấy số vụ tai nạn gia tăng trong tương lai. Với chỉ thị tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu từ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh, không quân nước này sẽ gia tăng mật độ và cường độ các hoạt động diễn tập. Điều này sẽ phơi bày rơ những lỗ hổng về kỹ thuật và hệ thống huấn luyện c̣n yếu kém.
Máy bay chiến đấu J-10B của Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xă.
"Nếu những vấn đề này không được giải quyết ngay lập tức, rất có khả năng nhiều vụ tai nạn khác sẽ xảy ra v́ giới lănh đạo đang gia tăng tập trận và huấn luyện trên toàn lực lượng", một nguồn tin thân cận với không quân Trung Quốc tiết lộ.
Giới chuyên gia nhận định cải thiện độ bền của máy bay và nâng cao chất lượng huấn luyện phi công là nhu cầu cấp thiết đối với không quân Trung Quốc.
Không giống như những đồng nghiệp tại Mỹ, phi công quân sự Trung Quốc không có kiến thức về công nghệ hàng không và kinh nghiệm bay dân sự trước khi được tuyển vào lực lượng.
Trong khi đó, chuyên gia quân sự Song Zhongping cũng lo ngại các vụ tai nạn vừa qua có thể do lỗi động cơ và hệ thống kiểm soát bay. Vụ rơi tiêm kích J-15 năm 2016 cũng từng cho thấy hệ thống kiểm soát bay của ḍng này gặp vấn đề.
VietBF © sưu tầm