Quân đội Mỹ đang thúc đẩy việc phát triển loại pháo bắn siêu xa tới 1.600 km để đối phó với chiến lược chống tiếp cận/từ chối khu vực của Trung Quốc ở Thái B́nh Dương.
Quân đội Mỹ đang nghiên cứu loại vũ khí mà họ tin rằng có thể thay đổi cuộc chơi, trong nỗ lực kiềm chế những đối thủ có công nghệ tiên tiến như Trung Quốc, Nga. Dự án được gọi là đại bác chiến lược tầm xa (SLRC), nhằm phát triển, sản xuất pháo binh có thể tấn công chính xác ở cự ly 1.600 km, American Military News.
Công nghệ này vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng quân đội Mỹ hy vọng sẽ thử nghiệm loại siêu pháo này vào năm 2023, theo Washington Times. SLRC là một trong những nỗ lực của Lầu Năm Góc để trang bị cho lực lượng của họ với khả năng pháo kích chính xác tầm siêu xa trên khắp thế giới.
“Nếu bạn nh́n vào học thuyết về cách quân đội Mỹ sử dụng hỏa lực tầm xa để tấn công và cơ động, th́ đó là một trong những khả năng quan trọng nhất mà chúng ta có”, Ryan McCarthy, Bộ trưởng Lục quân Mỹ nói.
Sự tập trung của Trung Quốc vào các hệ thống vũ khí chống tiếp cận/từ chối khu vực (2A/2D) có thể đe dọa khả năng cơ động và tiến hành các chiến dịch của quân đội Mỹ tại các khu vực đang tranh chấp như Biển Đông, nơi Mỹ đang hành động quyết liệt hơn đối với hoạt động quân sự hóa tranh chấp của Trung Quốc.
Đạn pháo bắn xa 1.600 km sẽ tạo ra cuộc cách mạng trong hỏa lực tấn công tầm xa. Ảnh: Quân đội Mỹ.
Bắc Kinh đă mua hệ thống pḥng không tầm xa S-400 của Nga, có thể ngăn chặn, thậm chí vô hiệu hóa các tàu chiến, máy bay của Mỹ cố gắng bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông. Trung Quốc cũng sở hữu vũ khí chống vệ tinh có thể vô hiệu hóa hệ thống liên lạc vệ tinh của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, pháo binh tầm xa tạo ra giải pháp công nghệ cao để dập tắt hỏa lực của đối phương, cho phép tấn công chống lại các mục tiêu khó tiếp cận, nếu thực hiện bằng cuộc tấn công trên không hoặc trên biển.
“Hệ thống chống tiếp cận phức tạp của Trung Quốc sẽ thách thức những chiếc máy bay và tàu chiến tinh vi nhất của chúng tôi. Một trong những cách giải quyết là cung cấp hỏa lực từ mặt đất có thể xuyên qua lớp pḥng thủ, làm tan ră mạng lưới của đối phương, dọn đường cho lực lượng phối hợp”, đại tá John Rafferty, Giám đốc nhóm nghiên cứu đạn pháo tầm siêu xa nói.
Đại tá Rafferty đă đề xuất quân đội có thể đạt được mục tiêu cho loại pháo binh tầm siêu xa bằng cách sử dụng đạn pháo tăng tầm, kết hợp động cơ tên lửa trên lựu pháo tự hành M109 hiện có.
Trong khi đó, Bộ trưởng Lục quân McCarthy cho biết sự đột phá trong công nghệ pháo binh như thế có thể lật ngược thế cờ đối với Trung Quốc.
“Chúng tôi đă chạy các mô phỏng trên máy tính cho thấy tính khả thi của nó. Chúng tôi đă bắt đầu mua nguyên liệu để bắt đầu”, Bộ trưởng McCarthy nói.
VietBF © sưu tầm