Trang của lính - Page 26 - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
 
Thread Tools
Old 10-25-2019   #501
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Lính Nghĩ Gì



Tôi Viết Cho Anh
Người Tù Cải Tạo

Anh đến đây nơi xứ người lạnh giá!
Từ lưng trời màn tuyết trắng giăng giăng
Bên đường phố cây khẳng khiu trụi lá
Mây cũng buồn, vì đông rét căm căm

Đất cỏ khô vùi dưới mồ tuyết lịm
Nỗi trầm tư nhè nhẹ thoáng qua hồn
Tôi chợt nhớ về ngày xanh mực tím
Yêu mây trời bát ngát buổi hoàng hôn

Bạn bè đã thưa dần trong lớp học
Người Bộ binh, kẻ lính Thủy, Quân Y…
Đứa Nhảy Dù… gĩa từ thời tuổi ngọc
Thuở đao binh, bao thảm cảnh phân kỳ!

Trai thời loạn sa trường say thép súng
Những vòng hoa tình em gái hậu phương
Choàng lên cổ người chiến binh anh dũng
Đây tấc lòng yêu đất nước, quê hương…

Nay anh đến, với hình hài héo hắt!
Cuộc đổi đời đã xóa tuổi thay tên
Nỗi u uất chói ngời trong ánh mắt
Ánh kiêu hùng và bất khuất vươn lên

Ôi thời gian có gì không thay đổi?
Chí làm trai như sắt đá trơ trơ
Bọn cường bạo hủy diệt làm sao nổi
Dạ sắt son lòng dũng cảm vô bờ!

Nơi xứ người, đông về lạnh lẽo lắm!
Còn tình người, anh thấy lạnh hay không?
Cựu chiến binh vốn ngại chi mưa nắng
Chỉ lo âu kẻ đổi dạ thay lòng!

“Ngày xưa tôi choàng vòng hoa cho lính
Cho người hùng chiến đấu giữ quê hương
Nay tôi viết cho người tù đáng kính
Cho những ai, mãi bất khuất kiên cường!”

Dư Thị Diễm Buồn



Lính Nghĩ Gì ((Bài Họa)


Tôi đến đây cuối mùa Đông lạnh giá,
Đêm xứ người, tuyết trắng phủ giăng giăng
Vùng Tây Bắc cuối năm cây trụi lá
Thông vẫn xanh ngạo nghễ giữa lạnh căm.

Lính tha hương là hai lần chết lịm,
Một lần đi là nát cả tâm hồn.
Súng ngựa yên cương – Rừng chiều hoa tím
Bóng quê nhà lẩn khuất nẻo hoàng hôn.

Lửa chiến tranh đã len vào lớp học,
Sách vở buồn, lặng ngắm bóng chinh y.
Thôi giã từ những chuỗi ngày vàng ngọc,
Kiếp chinh nhân, ai biết chuyện phân kỳ!

Quên sao được, những ngày vang tiếng súng,
Đêm tiền đồn nghe tiếng hát hậu phương
Bài học dưới cờ - Trí, Nhân, Thành, Dũng.
Chống bạo cường để gìn giữ quê hương.

Ngày quốc biến, nhìn miền Nam hiu hắt,
Sài Gòn thân yêu, em đã thay tên.
Bao nỗi nhục vinh, chìm trong ánh mắt,
Chí quật cường thành bão tố vùng lên.

Triệu lòng người đang khát khao thay đổi,
Thì bạo quyền không thể cứ trơ trơ.
Trăm ngọn gió sẽ thành cơn bão nổi,
Thổi tan đi những ác chướng xa bờ.

Cảm ơn người - Những vần thơ đẹp lắm.
Kỷ niệm một thời với lính còn không?
Chút muộn phiền, như mây trôi vạt nắng
Xin hãy yêu thương với cả tấm lòng.

Xin cảm ơn, những ân tình cho lính,
Quên tuổi thanh xuân, gìn giữ quê hương
Sống hiên ngang giữa lòng dân thương kính.
Mơ một ngày mai, đất nước phú cường.

Lê Tấn Dương
(Xin cảm ơn tác giả Dư Thị Diễm Buồn
và bài thơ “Viết cho anh - Người tù cải tạo”)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	linh-nghi-gi.jpg
Views:	0
Size:	46.2 KB
ID:	1474053
The Following 6 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
Old 10-26-2019   #502
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Trận An Lão và Đời Bay Bổng



Người lính miền Nam chiến đấu không thù hận, họ chỉ bảo vệ sự yên ấm cuả một miền đất nước tự do đang hoà bình thịnh vượng, cho con cái ăn học nên người, cùng góp tay xây dựng một đất nước non trẻ mới giành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Cộng sản Bắc Việt tay sai cuả đế quốc Nga, Trung Cộng đã phá đi sự bình yên đó.

Khi còn mài đũng quần trên ghế trường tiểu học, trong một buổi trưa thật ấm áp, dưới bầu trời xanh trong vắt, tiếng ve sầu reo inh tai điểm thêm tiếng võng kẽo kẹt, tôi chợt thủ thỉ với ba tôi: “ Ba ơi, ba bảo anh Sơn đừng lái máy bay thả bom vào tàu cuả con nhá.”

Ba tôi cười lớn, hàm râu kẽm rung rung, ông cụ ngưng chân đưa võng, khẽ véo tai tôi:
- Lúc đó làm sao ba bảo anh con được.

Nhìn khuôn mặt ngớ ngẩn cuả tôi, ba tôi lại được dịp cười ha hả.

Khẩu khí hồi còn là cậu bé tí teo thế mà đã phần nào trở thành hiện thực, anh tôi đã trở thành một quan sát viên kiêm phi công máy bay L19, còn tôi là một sĩ quan hải quân phục vụ trên các chiến hạm tuần duyên, chuyển vận và sau đó thuyên chuyển qua giang đoàn tuần thám.

Sau cuộc chiến, là một trong hơn 1 triệu quân bị thua trận một cách quái gở, tôi đã trải qua hơn 6 năm "học tập" thưà sống thiếu chết, từ "kẻ ăn bám" trở thành con người "tốt” dưới mái trường “cải tạo” XNCN, tôi đã "được" nhà nước” cách mạng” tỏ lượng "khoan hồng" tha cho trở về nhà tù lớn. Sống dở, chết dở được vài năm, nhờ vào những kinh nghiệm đi biển do hải quân dạy dỗ, tôi đã ù té chạy ra biển, vượt biên đến những 7 lần mới tìm được bến tự do.

Vào năm 1964, vừa mới thụ huấn Khoá Quan Sát Viên Không Quân, chuẩn uý Sơn được đổi về Phi Đoàn 114 trấn đóng tại Pleiku. Mặt trận Tây Nguyên càng ngày càng trở nên khốc liệt, chuẩn uý Sơn được biệt phái cho Tiểu Khu Tuy Hoà, Không Quân Việt Nam vào thời kỳ này lâm vào tình trạng thiếu hụt phi công và máy bay quan sát nên Chuẩn Uý Sơn phải bay trên phi cơ L19 cuả không quân Mỹ. Hôm ấy Đại Uý Lape, cố vấn Không Quân cuả tiểu khu Tuy Hoà và Chuẩn Uý Sơn được lệnh bay ra Qui Nhơn để nhận lệnh hành quân, ngay sau đó họ được chỉ thị bay đến vùng núi rừng An Lão, chiếc L19 trôi nhẹ nhàng từ vùng biển ấm, nắng vàng đến nơi sơn cùng thuỷ tận.

Trung Đoàn 40 Bộ Binh được điều động để chiếm lại quận lỵ An Lão đang bị quân đội cộng sản Bắc Việt chiếm đóng.

Ở trên cao chuẩn uý Sơn thấy các thiết vận xa và bộ binh dàn trận rất đông nhưng cứ đứng một chỗ mà không thấy tiến lên. Hỏi ra thẩm quyền dưới đất mới cho biết là có một Trung Đoàn Việt Cộng lập thế công đồn, đả viện nằm phục kích trên các cao điểm cuả các quả đồi hiểm yếu. Vì hoả lực cuả họ rất mạnh gồm các vũ khí chống chiến xa và súng cối hạng nặng nên cứ tiến lên là nó bắn nên bộ binh phải dội ngược trở lại, nên đã cầm chân Trung Đoàn 40 gây khó khăn cho cuộc giải vây thị trấn An Lão.

Sau khi đảo nhiều vòng bay thám thính trận điạ, chuẩn uý Sơn không tìm thấy dấu vết cuả đơn vị việt cộng tham chiến, anh mới nói với đại uý Lape:

- Bây giờ đại uý cứ bay ở trên cao như thế này thì tôi chả thấy gì cả, anh thử bay xuống thấp để tôi có thể nhìn rõ và quan sát kỹ hơn. Đại uý Lape đồng ý và điều khiển tay lái chúc mũi máy bay, bay rà sát trên các ngọn cây dọc theo các triền đồi, sau vài vòng bay mà hai anh em vẫn không nhận ra vị trí cuả địch vì cây rừng quá rậm rạp và bọn VC nguỵ trang quá khéo. Chuẩn Uý Sơn lúc đó mới dùng máy bộ đàm liên lạc với bộ binh và nói:

- Các bạn cần phải tiến quân để khi đó xem địch phản ứng thế nào chúng tôi mới có thể phát giác ra địch.

Khoảng 10 phút sau, bộ binh bắt đầu tiến lên, họ đi theo sau các thiết vận xa, thận trọng tiến vào con đường độc đạo hai bên là ruộng luá trống trải dẫn đến một dãy đồi sừng sững. Khi toán quân đến gần ngọn đồi thứ nhất, bỗng chuẩn uý Sơn nghe những tiếng nổ đùng đùng, và trông thấy những cột bụi khói màu đen bốc lên quanh các thiết vận xa. Địch bắn rất gắt, các thiết vận xa chiụ không nổi phải bỏ đường cái, quay đầu ủi xuống ruộng luá rút lui, kéo theo các toán bộ binh tùng thiết.

Lúc đó trên không có một phi tuần 4 khu trục cơ AD6 mang bom đạn đày đủ bay vần vũ trên trời, Chuẩn Uý Sơn nói với họ:

- Các anh hãy yểm trợ cho tôi, chúng tôi chuẩn bị bay thấp để quan sát.”

Đại Uý Lape chúc mũi máy bay lao xuống , những ngọn cây trôi vùn vụt dưới cánh, nhìn kỹ dưới các lùm cây, Chuẩn Uý Sơn thấy rất nhiều dãy hố cá nhân và việt cộng quá đông lúc nhúc ẩn núp trong đó. Anh gọi máy liên lạc với Phi Tuần Trưởng AD6:

- Bây giờ tôi sẽ thả trái khói vào các vị trí cuả VC, các anh hãy theo dõi.

Cùng một lúc hai tay Chuẩn Uý Sơn thủ sẵn hai trái khói, khi máy bay bay dọc đến ngọn đồi thứ sáu, anh vung tay vứt liên tiếp hai trái khói trên đầu địch. Thấy trái khóí bốc lên mù mịt, địch hoảng loạn nhảy vọt ra khỏi các hố cá nhân. Chuẩn uý Sơn ngạc nhiên thấy một tên trong bọn mặc quần áo trắng toát nhảy dựng lên như một con ếch, và tự hỏi tên này điên hay sao mà đi đánh trận lại mặc đồ trắng. Sơn gọi máy nói với AD6:

- Các anh thấy chưa?,

Phi tuần AD6 trả lời:

- Thấy rồi, thấy rồi.

Chuẩn Uý nói với họ:

- Bây giờ các anh đánh từ trái khói dọc về phiá nam 500m và tôi sẽ điều chỉnh sau.

Lập tức 4 khu trục cơ AD6 lần lượt đảo cánh nhào xuống các ngọn đồi, nhả những tràng đại bác nổ chát chuá và những chuỗi bom sang loáng xuống đầu địch. Họ quần thảo trên trận điạ trong vòng một tiếng đồng hồ, khói lưả bốc lên dữ dội kèm theo những tiếng nổ long trời, lở đất.

Sau khi phi tuần AD6 làm cỏ trận điạ đã bay về Pleiku, chiếc trinh sát cơ L19 bay vòng trở lại, chuẩn uý Sơn thấy 6 quả đồi tan hoang, cây cối gẫy đổ ngổn ngang, trơ những mảng cháy nám đen bốc khói nghi ngút, phơi trên triền đồi lỗ chỗ chi chít các hố cá nhân và xác người không toàn thây, tay chân vắt vẻo trên các ngọn cây bị bom đạn cắt cụt ngọn, toàn cảnh chiến trường trông rất là thê lương, tâm hồn người lính trùng lại, một nỗi buồn dâng lên man mác trên bãi sa trường sau cuộc can qua.

Ngay sau đó Đại Uý Lape lại liên lạc được với một phi đội gunship. Toán trực thăng gồm 6 chiếc này kéo đến tiếp tục nã đạn đại liên và rocket vào những vị trí việt cộng còn ẩn trốn. Trên cao chuẩn uý Sơn nhìn xuống chúng như những con chuồn chuồn đang riả mồi vội vã.

Sau đó vì trời tối nên đại uý Lape và Chuẩn uý Sơn phải đem máy bay trở về căn cứ. Hai ngày sau đơn vị bộ binh mới cho biết là lực lượng địch bị chết và bị thương rất nhiều, bỏ lại những vũ khí hạng nặng như sung cối, súng chống chiến xa, thượng liên, cao xạ mà bình thường khi đụng trận họ không bao giờ để lại.

Đời phi công cuả Chuẩn Uý Sơn tiếp tục trong những năm 65-66, với lần biệt phái tại Tuy Hoà, chiến sự trở nên khốc liệt, cứ sau mỗi chuyến bay là phi cơ bị ít nhất hai ba lỗ đạn do địch bắn lên. Chiến thuật lấy nông thôn bao vây thành thị cuả địch càng ngày càng xiết chặt với những giao thông hào chi chit tiến gần vào các thành phố, quận lỵ.

Trong một chuyến công tác, chuẩn uý Sơn được lệnh điều động đến thám thính một đoàn xe bị phục kích trên quốc lộ 19 cách chân đèo Mân khoảng 2 cây số, nằm giữa đèo Man Yang và An Khê, cùng bay với một anh bạn pilot cùng phi đoàn, lâu quá không còn nhớ tên, hai anh em phát giác ra một đoàn quân mặc áo vàng từ trong rừng tuá ra mặt đường, chuẩn uý Sơn lấy làm lạ sao họ lại mặc quân phục vàng, hai anh em bàn nhau bay sát ngọn cây để xem cho kỹ, khi vưà bay đến vị trí chiếc xe đầu tiên bị giặc phục kích bắn cháy, chuẩn uý Sơn chợt nghe hàng loạt đạn đổ đùng đoàng, tiếng va chạm cuả kim khí nghe chói tai; hoá ra chiếc L19 cuả hai anh em bay đang bị nhắm bắn, cả một đơn vị việt cộng dùng tất cả hoả lực nỗ lực bắn hạ cho bằng được vì họ biết đã bị lộ vị trí. Hai anh em phải gò lưng, nín thở, mồ hôi lạnh toát ra nhễ nhại, ghì tay lái bay là sát mặt đường đến cả hai, ba cây số mới cất đầu lên để tránh những lằn đạn dữ dội nhắm vào phi cơ, sau khi thoát hiểm, nhìn quanh máy bay thấy lỗ chỗ cả mấy chục lỗ đạn nhưng may mắn cả hai không hề hấn gì. Liền sau đó cả khu rừng mà toán việt cộng ẩn trú bị các khu trục cơ AD6 oanh tạc tan nát.

Một lần khác tại Biên Hoà, chiếc phi cơ L19 cuả chuẩn uý Sơn được lệnh thám thính tại một toạ độ do bộ binh yêu cầu, khi lên đến nơi, từ trên không chuẩn uý Sơn thấy chung quanh là đồng ruộng cò bay thẳng cánh, nhưng có một con lạch chạy ngang, bao phủ bằng những tàng cây xanh mọc um tùm, chuẩn uý Sơn quan sát kỹ thấy một toán việt cộng lúc nhúc ẩn núp dưới những lùm cây. Chiếc L19 bay sát ngọn cây dọc theo con lạch, tiếng động cơ rền rĩ và cánh quạt chém gió khiến toán việt cộng bấn loạn bỏ chạy như vịt. Cùng lúc đó có một phi tuần 2 khu trục cơ AD6 bay vần vũ trên không, chuẩn uý Sơn liền gọi máy yêu cầu họ đánh dọc theo con lạch, lập tức hàng loạt bom đạn phóng xuống từ những con chim sắt dội dữ dội trên đầu địch, những tiếng bom nổ chát chuá kèm khói lưả tuá lên trên không, bao chùm các ngọn cây tạo không khí ngột ngạt mùi thuốc súng. Sau khi bom đạn dứt, từ trên cao chuẩn uý Sơn đếm được cả mấy chục xác VC mặc bà ba đen nằm phơi thây dọc theo bờ lạch.

Trong một chuyến biệt phái cho Tiểu Khu Tuy Hoà, Đại Uý Lape và chuẩn uý Sơn bay dọc theo bờ biển khi tới ven làng Tân Quỳnh, họ phát giác tại mũi Cao Biền có khoảng ba chục người mặc áo đen đang đào hố cá nhân, thấy máy bay qua lại nhẩy xuống hố ẩn núp, khi ấy trời đã xế chiều. Gọi máy cho Quận trưởng Tuy An để xác nhận xem có phải là quân bạn không, thì được quận trưởng cho biết đó là toán VC đang chuẩn bị phục kích toán Biệt Động Quân và yêu cầu chuẩn uý Sơn gọi khu trục đến oanh tạc. Chuẩn uý Sơn nói với ông quận trưởng:

- Trời cũng gần tối rồi, nếu gọi Không Quân từ Pleiku xuống sẽ mất thời gian, tôi biết quận có hai khẩu 105 ly, xin ông cho khai hoả và tôi sẽ điều chỉnh toạ độ.

Sau vài loạt đạn chạm nổ, thấy toán việt cộng không hề hấn gì, chuẩn uý Sơn đề nghị đạn nổ cao, sau hơn chục trái đạn cũng không thấy hiệu quả, lúc đó ông quận trưởng mới nói chuẩn uý Sơn:

- Tôi có đạn VT nổ chụp, loại đạn này bắn đến mục tiêu với độ cao khoảng 20 mét, sẽ nổ và mảnh sẽ chụp xuống đầu địch.

- Như vậy thì tốt quá, ông cho bắn ngay, chuẩn uý Sơn trả lời đồng thời điều chỉnh lại toạ độ vị trí cuả địch.

Sau vài loạt đạn đại bác nổ chụp toán việt cộng mặc áo đen hoàn toàn bị tiêu diệt.

Vào năm 1968, khi được bổ nhiệm làm sĩ quan liên lạc Không Quân cho Sư Đòan 18 Bộ Binh, thiếu uý Sơn mang theo gia đình ngụ tại trại gia binh phi trường Long Khánh. Một hôm có lệnh hành quân khẩn cấp, viên sĩ quan quan sát trực không có mặt tại đơn vị; thiếu uý Sơn phải bay thế, bé Thuỷ, con gái đầu lòng mới được hơn một tuổi, mẹ cháu lại mới vưà ra khỏi nhà đi chợ, không có ai trông coi. Không nỡ để con ở nhà một mình, thiếu uý Sơn đánh liều bế con lên chiếc máy bay quan sát để ngồi cạnh bố. Bé Thuỷ được bay trên không, tò mò nhìn chung quanh, được nhìn đồng ruộng xanh mướt từ trên cao, cô bé mở tròn mắt tỏ ra rất thích thú, thỉnh thoảng lấy ngón tay khều bố khi thấy những đám mây trắng như bông bay dật dờ quanh thân tàu. Khi bố phát giác ra vị trí địch, phi cơ chúc mũi xuống bắn rocket, cô bé cười lên khanh khách và chăm chú nhìn những khu trục cơ sau khi trút bom đạn bay ngang. Lần đầu tiên trong đời bé Thuỷ nếm mùi lưả đạn chiến trường. Có ai biết được đời lính VNCH gắn bó với gia đình họ như thế nào chăng?

Cũng như đa số anh em ra cùng trường vào những năm 64, 65, trạc tuổi cuả họ chỉ chừng độ 22, 23, tâm hồn còn đày lý tưởng trong sáng, chuẩn uý Sơn chỉ ham đánh giặc, gan dạ, liều lĩnh, thích lập thành tích nhưng không màng báo cáo các chiến công; ngay cả khi máy bay bị thương lỗ chỗ đạn địch bay về tới phi trường cũng chỉ giao cho toán kỹ thuật sưả chưã. Thời gian đồn trú tại Biên Hòa, sau giờ làm việc anh chỉ mau phóng Honda về Sài Gòn ăn cơm canh cua, rau đay, cà pháo chấm mắm tôm do chính thay mẹ nấu cho con trai ăn.

Sau ngày 30/4/1975 cũng vì tính tình thuần hậu, cả tin nên Thiếu Tá phi công Sơn cùng 4 anh em trong gia đình đã đi trình diện “học tập” cải tạo, đem theo từ 10 ngày cho đến 15 ngày lương thực để rồi thời gian “học” kéo dài đền gần 13 năm đằng đẵng, đày khổ nhục, đói khát, bệnh tật qua các trại tù Long Giao, Suối Máu, Yên Bái, Liên trại 2,Hoàng Liên Sơn, nông trường Trần Phú Nghĩa Lộ, Tháp Bà, Vĩnh Phú, Nam Hà.… và may mắn thay, sau khi ra tù Thiếu Tá Sơn đã được can thiệp qua Mỹ tị nạn theo diện tù nhân chính trị.

Tại Joplin, Missourie, Thiếu Tá Sơn đã được một người bạn Mỹ mời bay thử chiếc máy bay Cessna riêng cuả ông ta, Sau hơn 20 năm không cầm tay lái, anh không do dự điều khiển chiếc máy bay bay bổng trên cao, ngang qua những đám mây cumulus trắng xoá như bông, cả một trời kỷ niệm lại hiện ra như mới ngày hôm qua. Anh bùi ngùi nhớ lại bà cụ đã hy sinh cả cuộc đời vất vả nuôi con, khi ông cụ vào tù ra khám như cơm bưã vì "tội" tham gia đảng phái quốc gia chống Pháp và chống Việt Minh và xót xa thương tiếc người anh cả đáng kính tận tuỵ phục vụ Hải quân, quý mến gia đình và các em, đã mất tích trên biển trên đường vượt biển tìm tự do.

Người lính già đầu bạc
Kể mãi trận nguyên phong

Nổi tiếng kín đáo nhất trong gia đình, tôi ngạc nhiên khi nhìn ông anh thao thao kể lại chuyện xưa với các bạn râu tóc bạc phơ khi có sinh hoạt cuả các phi đoàn quan sát KQVN. Tôi vô cùng thán phục những chiến công tưởng chừng như huyền thoại, và những sự hiểm nguy rình rập những phi công máy bay trinh sát L19 từng giây, từng phút. Vai trò đặc biệt quan trọng cuả người quan sát viên trên các chiến trường, điều pháo, khiển không góp phần không nhỏ cho việc định đoạt thắng bại trên các mặt trận.

Kẻ thắng thường huyênh hoang những câu chuyện do văn nô viết ra khiến người biết tự trọng phải xấu hổ như du kích đu càng hạ máy bay trực thăng, dùng súng trường, cung nỏ hạ hàng ngàn máy bay địch. Người quân nhân phục vụ trong quân lực VNCH tuy thua trận nhưng vẫn trung trinh với Tổ Quốc, tấm lòng trong sáng, trung thực, luôn luôn giữ gìn khí tiết cuả những người lính đã từng xả thân chiến đấu dưới lá cờ vàng tự do, bởi lẽ đó, tôi viết lên đây qua lời kể trung thực không thêm bớt, quên thì nói quên cuả một người anh thực thà như đếm, để cảm ơn ông đã “quên” thả bom vào chiến hạm “ tưởng tượng” cuả tôi khi còn bé.

Trần Chấn Hải
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	image.jpg
Views:	0
Size:	169.9 KB
ID:	1474644
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
ez4me (10-26-2019), luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (10-31-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 10-29-2019   #503
luyenchuong3000
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
luyenchuong3000's Avatar
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 14,682
Thanks: 19,542
Thanked 41,903 Times in 11,884 Posts
Mentioned: 159 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1887 Post(s)
Rep Power: 70
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
Default







CHÚNG TA CÒN NỢ HỌ: ‘ NHỮNG NGƯỜI THƯƠNG PHẾ BINH VIỆT NAM CỘNG HÒA..’
Từ trái sang:
1. Chú Tô Văn Bình, nhà số nhà 126/E, tổ 2 khu phố 5, phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Số điện thoai: 0977 779 249
2. Chú Nguyễn Văn Thanh, tổ 4, ấp 4, khu Tái Định Cư, xã Vĩnh Tân, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
CMND: 280829118
Số điện thoại: 0396 073 414
3. Chú Lê Văn Tài, ấp 3, xã Hội Nghĩa, thị xã Tân Uyên Bình Dương.
Số điện thoại: 0352 208 255
Một cái share có thể được vài ngàn, một cái share có thể được vài trăm ngàn, một cái share có thể được vài triệu của những người mạnh thường quân chia sẽ giúp đến các ông. Đó là công việc tôi thích làm mà không cần ai phải trả lương chỉ đơn giản là tôi thương lính.
Ba ông ở gần nhau trên vùng Bình Dương ‘kinh tế mới’, không ai còn khả năng lao động, ba ông ai cũng đã già điều kiện cuộc sống bệnh đau kinh tế rất khó khăn đều giống nhau. Anh chị các bạn chia sẽ nếu giúp ba ông chỉ cần chuyển bưu điện Viettel giao tới nhà chịu thêm ít cước phí, và ghi rõ tên từng người nhận thì ba ông sẽ nhận được.
NHỮNG MÃNH ĐỜI. NHỮNG THƯƠNG PHẾ BINH. XIN ĐỪNG QUÊN HỌ.
luyenchuong3000 is_online_now   Reply With Quote
The Following 3 Users Say Thank You to luyenchuong3000 For This Useful Post:
longhue (11-17-2019), phokhuya (10-31-2019), trungthu (11-03-2019)
Old 11-03-2019   #504
luyenchuong3000
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
luyenchuong3000's Avatar
 
Join Date: Mar 2008
Posts: 14,682
Thanks: 19,542
Thanked 41,903 Times in 11,884 Posts
Mentioned: 159 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1887 Post(s)
Rep Power: 70
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11luyenchuong3000 Reputation Uy Tín Level 11
Default







Bài viết nên đọc! đọc đi để biết hiền tài Việt Nam xưa ...
Danh nhân số 1 cuả VNCH.........!!
TIỂU SỬ ĐẠI TÁ NGUYỄN XUÂN VINH
Nguyễn Xuân Vinh (sinh năm 1930) nguyên là Đại tá tham mưu trưởng kiêm tư lệnh của Không quân Việt Nam Cộng hòa. Ông là giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ chuyên ngành kỹ thuật không gian người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trên thế giới. Năm 1962, ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng tiến sĩ khoa học không gian sau khi ông thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho phi thuyền do NASA tài trợ. Những lý thuyết của Nguyễn Xuân Vinh đã góp phần quan trọng đưa các phi thuyền Apollo lên được mặt trăng thành công đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các phi thuyền con thoi trở về trái đất an toàn. Ông còn là nhà nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.
Từ khi còn nhỏ Nguyễn Xuân Vinh là một người có năng khiếu toán. Ông tham gia viết sách từ rất sớm. Khi đang là học sinh, ông đã có sách được xuất bản với cuốn sách giáo khoa Bài tập hình học không gian. Cuốn sách đã trở thành tài liệu tham khảo và học vấn quan trọng thời bấy giờ.
Năm 1951 ông nhập ngũ theo lệnh động viên và tham gia khóa I Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định và Thủ Đức. Năm 1952, ông theo học tại Học viện Không quân ở Salon-de-Provence, Pháp (École de l'Air) cho đến năm 1955. Sau đó ông lưu trú tại Pháp và Maroc. Trong thời gian này ông đồng thời lấy bằng cử nhân toán ở Đại học Máeille.
Năm 1957, Nguyễn Xuân Vinh được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Không lực Việt Nam Cộng hòa. Cho đến tháng 2 năm 1958, ông được giao chức Tư lệnh Không quân. Ông giữ chức vụ này cho đến năm 1962 rồi đi du học ở Hoa Kỳ.
Năm 1962, Đại tá Nguyễn Xuân Vinh đến Hoa Kỳ để bắt đầu sự nghiệp khoa học của mình khi ông 32 tuổi. Năm 1965, là người đầu tiên được cấp bằng tiến sĩ về khoa học không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, Tiến sĩ Vinh làm giảng sư (associate professor) tại Đại học Michigan. Năm 1972, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Vinh được phong hàm giáo sư (professor) tại viện đại học Đại học Michigan. Cũng trong năm này ông lấy tiếp bằng tiến sĩ quốc gia toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.
Năm 1982, Nguyễn Xuân Vinh là giáo sư (chair professor) của ngành toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) ở Đài Loan. Hai năm sau, năm 1984, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Hoa Kỳ thứ ba và là người Châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp (Académie Nationale de l'Air et de l'Espace). Đến năm 1986, Giáo sư Vinh trở thành viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).
Trong nhiều năm Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều đại học lớn và các hội nghị quốc tế nhiều nơi trên thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc.
Năm 1999, Giáo sư viện sĩ Nguyễn Xuân Vinh nghỉ hưu, ông đã được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư danh dự ngành kỹ thuật không gian (professor emeritus of aerospace engineering) vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.
Ngày 19 tháng 10 năm 2016, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh đã được Giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám mục Công giáo người Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ, làm phép Thanh Tẩy gia nhập Đạo Công giáo tại nhà thờ Saint Bonaventure Church ở Huntington Beach, California. Ông lấy tên Thánh là Anphongsô. Ông Anphongsô Nguyễn Xuân Vinh cũng được lãnh nhận bí tích Thêm Sức do giám mục Đa Minh Mai Thanh Lương ban trong Thánh lễ với sự hiện diện của gia đình thân quyến và các bạn hữu lâu năm của ông.
GIẢI THƯỞNG :
- Năm 1994: "Mechanics and Control of Flight" của American Institute of Aeronautics and Astronautics.
- Năm 1996: "Excellence 2000 Award" của Pan Asian American Chamber of Commerce
- Năm 2006: "Giải thưởng Dirk Brouwer" về Cơ học Du hành Không gian của Hội Du hành Không gian Hoa Kỳ (American Astronautical Society)
- Năm 2007: Dirk Brouwer Award do the American Astronautical Society tặng
- Năm 1994: Mechanics and Control of Flight Award presented do American Institute of Aeronautics and Astronautics tặng.
- Năm 2000: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc tế du hành vũ trụ và Viện Hàn lâm Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp. Ông được chọn là một trong những người xuất sắc của Hoa Kỳ Pan Asian American Chamber of Commerce tại Washington, DC.
- Hội Khuyến Học ở Saint Louis, Missouri, đề ra giải thưởng hàng năm tên là giải thưởng "Truyền thống Nguyễn Xuân Vinh" để khuyến khích học sinh ở địa phương.
TÁC PHẨM :
Tác giả Nguyễn Xuân Vinh đã xuất bản ba cuốn sách và hơn 100 bài báo kỹ thuật trong lĩnh vực toán học, astrodynamics, và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Ông Vinh cũng từng là biên tập viên trong khoảng thời gian dài 20 năm cho tạp chí lưu trữ cho Học viện vũ trụ Quốc tế (the archival journal for the International Academy of Astronautics). Giáo sư Vinh nguyên là chủ tịch hội đồng chấm luận án tiến sĩ (chaired the doctoral committees) cho 30 nghiên cứu sinh, nhiều người trong số họ hiện nay đang là giáo sư của các Hiệp hội uy tín của Hoa Kỳ, các trường Đại học các trường học hoặc các hiệp hội nhà khoa học hàng đầu trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.
Về Khoa học : Ông đã viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Các sách viết bao gồm:
- Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics. 1980. Vinh, N. X.; Busemann, A.; Culp, R. D. University of Michigan Press.
- Optimal Trajectories in Atmospheric Flight 1981. Vinh N. X., Studies in Astronautics 2, Elsevier Scientific Publishing Company, Amsterdam.
- Flight Mechanics of High-Performance Aircraft. 1993. Nguyen X. Vinh. Cambridge Aerospace Series. ISBN 052134123X
Về Văn chương :
- Gương Danh Tướng, 1956.
- Đời Phi Công, 1959. Truyện dài, Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 (Việt Nam Cộng hòa)
Theo Ánh Tinh Cầu, 1991. Truyện ký sự.
luyenchuong3000 is_online_now   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to luyenchuong3000 For This Useful Post:
longhue (11-17-2019), trungthu (11-03-2019)
Old 11-04-2019   #505
wonderful
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 18,988
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 58
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Lớn lên em cũng như anh .

wonderful_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	( ((((((((((((((((-Cai-non-sat-.jpg
Views:	0
Size:	111.6 KB
ID:	1479076
The Following User Says Thank You to wonderful For This Useful Post:
hoanglan22 (11-04-2019)
Old 11-04-2019   #506
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by wonderful View Post
Lớn lên em cũng như anh .

Bác . Thấy cầm M79 ngầu thật
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020), wonderful (11-04-2019)
Old 11-08-2019   #507
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Chuyện một thuyền nhân



Sau nhiều năm "luyện chưởng " ở miền Bắc, tôi được phép " hạ san ". Cầm tờ "lệnh tạm tha " tôi trở về thành phố đã thay tên, từ cảnh vật đến tình người đều thay đổi, tôi ngơ ngác như Mán ra thành.

Tuy đã ra khỏi " lò hấp ", nhưng người ta vẫn " quan tâm? " về tôi, ngày ngày cho chú công an khu vực đến "vấn an sức khỏe " và mỗi tuần tôi phải lên trụ sở công an phường để họ ngắm dung nhan cùng đóng một con dấu đỏ vào tờ giấy ra trại.

Dù tỏ ra "ưu ái " nhưng khi tôi xin phép về quê, để viếng mộ Cha- Mẹ, tôi phải đợi dài cả cổ. Hỏi thì được trả lời "đang kíu xét ". Tâm sự với thằng bạn thì nó hỏi "mầy có gì cho nó chưa?". Tôi đáp tao vừa mới ra tù, không một đồng xu dính túi, lấy gì mà hối lộ. Nó cười "dễ lắm chỉ cần vài điếu thuốc có cán thôi ". Tuy không tin lắm, nhưng tôi cũng thử cầu may. Tôi xin người thân tiền mua ba điếu thuốc có đầu lọc, mượn cái hộp quẹt của ông anh vợ, rồi đến gặp tên cán bộ phụ trách, mồi điếu thuốc mời anh ta hút và tặng luôn hai điếu bỏ túi, thế là tôi có ngay tờ giấy phép đi đường.

Hết xẩy! Từ đó về sau, mỗi khi cần gì tôi chỉ bổn cũ soạn lại hoặc đôi khi cho chắc ăn hơn, tôi mua vài tờ vé số cặp hai hoặc ba ( một đồng/tờ ) trao cho tên cán bộ, rằng thì là cán bộ lương chẳng nhiều, giữ vài tấm vé số nầy biết đâu gặp may trúng độc đắc sẽ đổi đời; nghe bùi tai nên lúc nào họ cũng thỏa mãn ngay cho tôi khỏi cần "kíu xét ".

Về thăm lại nơi chôn nhao cắt rốn cách Sài Gòn hơn trăm cây số, quê tôi trước 1975 thật trù phú, nhưng nay cũng cùng số phận hẩm hiu của cả miền nam, trở nên tiêu điều, người dân vất vả hơn, câm nín hơn và nhất là vắng tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ… .


Tôi vốn luôn nghĩ rằng Sinh - Lão - Bệnh - Tử là luật của vũ trụ, chẳng ai tránh khỏi, nên ngay trước sự ra đi của người thân tôi cũng xem đó là điều tự nhiên, chẳng có gì phải bi lụy; nhưng lần nầy, đứng trước mồ của mẹ, nước mắt tôi tự dưng tuôn thành giòng. Một mảng ký ức trở về trong tâm khảm tôi:

" Vào những ngày cuối của tháng 3/1975, di tản từ V1DH về trú ở V3 DH, tôi gặp lại ông Xếp cũ năm 1972 cùng phục vụ ở CCHQ/MT mà hiện là HT của một chiến hạm. Tôi hỏi ông đi đâu? – Ông bảo muốn kiếm vài bản đồ vùng Đông Nam Á. Tôi vào phòng thằng bạn lấy cho ông vài bản. Ông vỗ vai tôi thân mật bảo:- Anh về nói với bà Cụ (Mẹ tôi ) chuẩn bị sẵn, khi ông đến đón gia đình bên vợ sẽ đón luôn gia đình tôi.

Số là, ông rất mến tôi vì khi tôi phụ tá ông, mọi việc của căn cứ tôi đều cán đáng. Ngoài ra, Ông lập gia đình với một người phụ nữ gần nhà tôi, tức ngoài tình chiến hữu còn có thêm tình chòm xóm. Tôi cám ơn Ông, nhưng cho biết là sẽ không đi.

Rồi ngày 29/04/1975, Ông Xếp của tôi là ĐôĐốcTL/HQ/V1DH và ĐĐ. TL/HQ/V3DH trước khi lên xe ra Vũng Tàu để xuống chiến hạm cũng đã khuyên tôi nên cùng đi với hai Ông " Anh ở lại với tụi nó không được đâu ". Tôi cám ơn hai Ông nhưng khước từ ra đi và trở về Sài Gòn để sau đó đi tù ".

Tuy nhiên, cho đến nay, tôi không ân hận chút nào về quyết định nầy. Vì tôi không thể bỏ Mẹ tôi để ra đi. Mẹ tôi, người đã cho tôi cả một tình thương bao la, ngay từ khi ba tôi bỏ gia đình đi sống với một bóng sắc khác lúc tôi vừa tròn tuổi thôi nôi. Dù nhà thật nghèo, phải vô cùng vất vả, nhưng Mẹ tôi lúc nào cũng vì Nội và hai chị em tôi. Mẹ tôi thủ tiết cho đến khi nhắm mắt lìa đời năm 1976, đúng vào lúc kẻ cướp đày tôi lên vùng thượng du Bắc Việt.

Tôi đã đi biết bao sông dài, biển rộng, nhưng không có đại dương nào bao la bằng tình thương của Mẹ tôi. Tôi cũng đã có dịp đi công tác ở nước ngoài, thấy được sự văn minh, giàu có của họ, nhưng không có vật chất nào đủ hấp dẫn để tôi phải xa Mẹ tôi. Tiếc thay việc ở lại của tôi chỉ là điều vô nghĩa vì ước nguyện được cận kề Mẹ tôi đã không thành. Mẹ tôi, một người phụ nữ hiền lành, chất phác, không biết chữ để đọc được sách thánh hiền, nhưng bản chất đôn hậu, luôn yêu thương, giúp đỡ mọi người, nên rất được hàng xóm mến, và cả gia tộc nhà chồng thương, tuy nhiên thật tội nghiệp, chỉ có thằng con trai là tôi nhưng từ khi tôi học trung học, đại học và làm lính với cuộc sống phiêu bồng thì chẳng mấy khi được gần con, thậm chí trước khi nhắm mắt lìa đời cũng không được thấy con lần cuối.

Trở lên Sài Gòn, lần nầy tôi quyết định phải ra đi.

Nghe nói có thằng bạn cùng khóa HQ, thường tổ chức vượt biên. Tôi tìm đến, đề nghị lái ghe cho nó. Nó đồng ý nhưng chỉ cho thêm một chỗ. Tôi trình bày là tôi có một vợ và một con, chẳng lẽ phải để lại người nào?. Nó dứt khoát một chỗ, nếu nhận thì đánh, không thì thôi. Tôi từ chối, lủi thủi ra về, lòng ít nhiều xót xa, nhớ lại kỷ niệm hai năm chung quân trường và vào năm 72-73 khi tôi phục vụ ở CC/HQ/MT, lúc đó nó bị nạn dường như vụ còi hụ Long An, ghé tôi và tôi vẫn đối xử trong tình bạn.

Rồi cơn buồn chỉ thoáng qua, vì vào thời điểm 1983 phong trào vượt biên còn khá rần rộ, tôi lại là lính biển thứ thiệt, chắc sẽ không đến nỗi nào và đúng như tôi nghĩ, không biết họ lấy tin từ đâu mà nhanh thật. Nhiều tổ chức đã đến đề nghị tôi cộng tác với họ, kể cả một tên Đại Úy bộ đội. Trước kia, tôi không rõ về VC lắm, nhưng giờ thì cho cả kho vàng Fort Knox tôi cũng không tin nổi họ, do đó tôi cho biết là

" 29/04/1975 đang ở Vũng Tàu, dù có phương tiện nhưng tôi đã không đi, vì không đâu đẹp bằng quê hương mình, vả lại sau nhiều năm cải tạo, tôi đã hiểu được lao động là vinh quang, nên từ nay sẽ hăng say lao động để góp phần làm cho đất nước ta giàu mạnh ".

Tên bộ đội, không biết là muốn bẫy tôi hay thực sự đã chán ghét chế độ, hắn tròn mắt nhìn tôi và nghĩ có lẽ tôi mới vừa ở Chợ Quán hay Biên Hòa ra, nên vội vã kiếu từ.

Những tổ chức vượt biên, nếu để hốt vàng thì thường chỉ cho người Hoa Tiêu thêm hai chỗ, còn nếu không vì thương mại thì họ chấp nhận cho cả gia đình người lái cùng đi.

Lần đầu, tôi đến với một gia đình ở Sa Đéc, nhưng thấy không thuận lợi, nên không tiến hành.

Lần thứ hai, gia đình của cựu Đại Tá Tỉnh Trưởng Gò Công đề nghị tôi hợp tác và đưa tôi về Bến Tre để cùng nhà Văn Kim Nhật tìm phương cách ra đi. Ông nầy nguyên là Bác Sĩ y khoa, mê chủ thuyết cộng sản nên theo VC và giữ chức giảng nghiệm viên y khoa ở cục R, nhưng khi rõ bộ mặt thật đê hèn và man rợ của chúng, Ông bỏ về thành viết cuốn Đường về R và bị VC tuyên án tử hình khiếm diện nên phải trốn về Bến Tre để sống.

Nguyên là BS, nhưng Ông ăn trầu bỏm bẻm, đi chân đất,… Sống như một bần cố nông thứ thiệt, Ông kịch giỏi đến nỗi sống chung với hàng xóm toàn là VC nơi quê hương đồng khởi của chị Ba Định mà không ai biết được hành tung. Từ nhà Ông ra biển, với một chiếc ghe nhỏ gắn buồm con, hai cây dầm, một hai tấm lưới bén, một cái thạp nhỏ và ít muối hột, Ông cùng cậu con khoảng bảy tám tuổi và tôi dãi nắng, dầm mưa trong hai ngày lần dò ra cửa biển. Trên đường đi, gặp bất cứ trạm kiểm soát nào Ông cũng tự động ghé vào, trình thẻ đảng và hỏi các đồng chí nhờ chỉ giùm nơi nào có thể lưới kiếm chút cá về làm mắm trong khi chờ mạ lớn để cấy.

Tôi vốn là dân thành phố da dẻ trắng trẻo lại vừa ở tù ra không có giấy tờ, nên những khi đó tim tôi đập liên hồi. Ông giải thích " chú không biết, VC chúa đa nghi, mình phải cao tay ấn nếu không chúng nghi sẽ hạch hỏi, còn tránh né hoặc không tuân thủ chúng sẽ dùng AK hoặc thượng liên để giải quyết ". Tuy đôi khi cũng có vài tên VC xuống kiểm soát ghe, nhưng thấy không có vẻ gì khả nghi, nên chúng cũng cho đi.

Thời gian ở bên nhà văn Kim Nhật không lâu, nhưng Ông kể cho tôi nghe rất nhiều chuyện của VC, thú vị nhất là việc anh Ba mặt nám tức Lê Duẩn khi làm bí thư xứ ủy Nam Bộ đã đê tiện hiếp chị X.. Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Cần Thơ. Chị là con của một Ông Hội Đồng giàu có, là hoa khôi của Tây Đô và có vị hôn phu là Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn nổi danh 307. Lê Duẩn đã điều vị Tiểu Đoàn Trưởng nầy đi xa để ly gián hai người, rồi ra lệnh cho chị Chủ Tịch Liên Hiệp Phụ Nữ Nam Bộ cùng chị X vào cục nhận công tác. Khi bị Lê Duẩn hiếp, chị X đã kêu la cầu cứu, nhưng chẳng ai dám can thiệp, kể cả nhà văn Kim Nhật. Bất mãn, buồn chán… Ông bỏ trốn về thành… .

Hai hôm sau, tôi trở lên Sài Gòn, trình bày mọi việc cho tổ chức. Nhận thấy là thái độ của nhà Văn Kim Nhật chưa dứt khoát, vì Ba ông không muốn xa con, cháu; riêng Ông có vẻ mong một người đồng chí cũ hiện giữ chức vụ lớn trong Quốc Doanh đánh cá đang tìm cách cướp một chiếc ghe tốt, có trang bị vũ khí, để vượt biển được an toàn hơn chiếc ghe sông nhỏ với thành ghe rất thấp không thích hợp để đi biển của gia đình ông cựu Đại Tá Tỉnh Trưởng Gò Công.

Rồi tôi nhận lái ghe cho một tổ chức người Hoa. Họ cho tôi hai chỗ và thêm một người bạn của cậu em vợ được tháp tùng với giá đặc biệt một lượng vàng. Tôi bàn tính mọi việc với Bà chủ ghe, Bà nghe tôi nhưng cho rằng " Tôi là người quan trọng nhất, không nên lộ diện sớm, chỉ nên đi như khách và chỉ nhận trách nhiệm khi ghe ở ngoài biển ". Tôi đồng ý.

Đúng ngày hẹn, ghe Taxi đón chúng tôi gần bến phà Thủ Thiêm. Đến Cần Giuộc, Cần Đước gì đó khoảng hai ba giờ đêm ; người lái Taxi cho biết là " động rồi, cá lớn phải chạy về Vĩnh Bình ẩn và yêu cầu chúng tôi lên bờ tự túc về nhà ". Ghe Taxi chở khoảng hai mươi người, hầu hết là người Hoa, tôi khuyên họ là nên phân nhóm nhỏ hai, ba người để di chuyển nhằm tránh sự nghi ngờ của dân địa phương và lực lượng dân phòng. Nhờ là lính biển, quen nhìn phương hướng, tôi dẫn cô em gái, cậu em vợ và bạn nó, tìm ra được bến xe đi Chợ Lớn. Len lén ngoái đầu lại, thì tất cả mọi người cùng đi trên chiếc ghe Taxi cũng đã có mặt. Xe chở khách bán buôn, đã đầy nghẹt, còn quang, gánh thì cũng đầy trên nóc và lủng lẳng khắp thành xe. Tới mỗi trạm gác thì người phụ xế đều chạy đi nạp hối lộ, do đó không hề có sự kiểm soát nào, nhờ đó chúng tôi may mắn về đến Sài Gòn được an toàn.

Bà chủ ghe đến gặp tôi và trấn an, tôi yên chí, không hề thắc mắc là thời đó chưa có điện thoại di động để liên lạc thì làm sao ghe Taxi biết được là đã bị động. Mải vài hôm sau, cháu của bà chủ đến gặp tôi. Chị là vợ của một Thiếu Tá Công Binh đã vượt biển thành công sang Úc và đã làm thủ tục bảo lãnh vợ - con, nhưng có lẽ vì nóng lòng hoặc không chịu nổi sự hoạnh họe của lũ VC ở địa phương Cây Gõ nên chị liều lĩnh vượt biên trước. Chị Y khóc lóc kể với tôi rằng chiếc ghe trị giá mười hai lượng vàng mà phần chị và ba người con đã góp vào tám lượng, nhưng bà chủ ghe Dì ruột của chị vì tham dùng người lái phụ chỉ tốn thêm một chỗ đã lái ghe đi, bỏ rơi cả gia đình chị. Tôi nghèn nghẹn, nhưng cũng chỉ biết an ủi chị rằng lòng người khó mà dò.

Ít lâu sau, có hai người đến gặp tôi nhờ lái ghe. Người đàn ông xưng là dân Quốc Gia Hành Chánh Cựu Phó Quận Trưởng Quận Cần Đước. Bà vợ thì đeo cẩm thạch, vàng đầy tay và chiếc đồng hồ hiệu Citizen ( thời đó Citizen là đồng hồ thuộc loại xịn ) để khoe của và sự thành công. Trong khi bàn bạc và bày vẽ phương cách ra đi cùng họ, tôi đã thật thà khai báo là " vừa bị một tổ chức lừa, nhưng tôi nghĩ là họ sẽ không tệ như tổ chức kia ". Họ cười cười và hẹn hai ngày sau sẽ đến đón tôi, nhưng hơn tuần lễ vẫn không thấy, tôi bèn tìm đến nhà họ ở đường Tôn Thất Thiệp Khu Chợ Trời để hỏi, thì người nhà của cặp nầy cho biết là chưa thuận lợi để đi và sẽ báo ngay cho tôi khi họ quyết định. Tôi ra về, nhưng sau đó được biết là họ đã bỏ rơi tôi, Dùng người lái phụ lái ra cửa Tiểu thì bị Công An Tỉnh Tiền Giang xét bắt, cả một trăm năm mươi người khách và Ông-Bà chủ ghe phải đi gỡ lịch. Thật may! Số tôi đã hết dịp đi tù.

Tôi vốn gốc dân quê không lanh lợi, lớn lên đi học, đi lính,, rồi đi tù nên thật ngờ nghệch trước những đổi thay của xã hội thời VC. Sau hai lần bị gạt, tôi thật hoang mang, cộng với chuyện gia đình không vui, nên tuy bề ngoài luôn cười cợt, nhưng bên trong lại thường khóc thầm.

Biết điều phiền muộn của tôi, người anh vợ từ sau khi ra tù, ngày ngày phải đạp xích lô để kiếm sống, nhưng thỉnh thoảng cũng đi vác củi thuê cho Ty Chất Đốt của thành phố, để khỏi phải đi vùng kinh tế mới và anh đã đề nghị tôi cùng làm việc nầy. Tôi lên phường xin cấp cho một giấy tờ hợp pháp để tôi làm việc cho Ty Chất Đốt Thành Phố. Những chức sắc của VC hầu hết đều không có trình độ văn hóa, thường chỉ do có công với " cách mạng " mà được chỉ định phụ trách điều hành công việc hành chánh. Tên Cán Bộ Phường Trưởng vui vẻ bắt tay tôi và gọi tôi là đồng chí, làm tôi nổi da gà.



Ty Chất Đốt tọa lạc trên đường Trần Qúy Cáp thuộc Quận 3. Hàng ngày họ cắt năm, sáu xe vận tải lên rừng chở củi về thành phố. Mỗi chiếc xe, ngoài tài xế là nhân viên cơ hữu của Ty, còn chúng tôi năm, sáu đứa chỉ là phu công nhật. Tài xế vận tải thời nầy có thớ lắm, thật khá giả và rất hách dịch. Số xe lên rừng mỗi ngày chỉ cần vài chục người phu, nhưng số người chầu chực buổi sáng mong được cắt đi lúc nào cũng khoảng vài trăm và người phụ trách chấm công lại là một cựu Trung Úy VNCH. Không rõ người anh vợ tôi đã nói gì mà mỗi khi thấy tôi thì ông cựu Trung Úy nầy đều chỉ định tôi đi làm và có lần còn kề tai nói nhỏ" khi nào dzọt, đàn anh nhớ thằng em nầy với nhé " .

Từ nhà tôi ở Phú Nhuận ra đến Ty Chất Đốt, tốn năm đồng xe lam, hai ngày ở trong rừng ăn bốn dĩa cơm với vài miếng ba rọi kho và chút rau muống tốn bốn mươi đồng cộng thêm bốn đồng trà đá vì trời nóng như thiêu, vị chi là bốn mươi chín đồng, nhưng khi được trả công chỉ nhận có năm mươi, hoặc năm mươi lăm đồng. Đường lên rừng Xuân Lộc, Hớn Quản, Lộc Ninh, Trảng Bàng,… thật khủng khiếp, không chỉ ổ gà mà toàn lỗ chân Khủng Long, ngồi trong lòng xe mà bị dằn xốc đến nỗi có lần tôi treo một cái võng nylon để nằm và chiếc võng đã bị đứt làm đôi.

Sáng thì bụng trống trơn, lên đến rừng thì tên tài xế ra lệnh phải lăn xả vào công việc, trời thì nắng như thiêu, nhiều lần tôi bị choáng váng. Nếu 1975, khi tôi tù ở Long Giao, VC đã đốn vô tội vạ cao su ở Long Khánh để làm củi thì nay chúng cũng tàn phá những rừng của Miền Nam để lấy củi. Những khúc củi dài hai mét, đường kính từ hai đến bốn tất có khi nặng cả trăm kí lô gram. Chúng tôi phải khiêng đến xe với khoảng cách vài chục đến trăm mét, rồi chất lên xe tải có mui, lèn kín củi như chất que diêm trong một cái hộp quẹt. Tội nghiệp, mấy cậu trai trẻ thấy tôi quá đuối nhiều lần đề nghị "Ông thầy mới ra tù, khiêng hổng nổi đâu, để tụi em làm ". Tôi thật cảm động, cám ơn các em, nhưng cũng phải ráng hết sức mình.

Chất kín củi lên xe đã khó, mà chừa hộc để tên tài xế giấu nhựa cao su hay cà phê hoặc đậu xanh lại càng khó. Chắc chắn là hắn đã ăn chịu, nên chẳng ai dám tố cáo, còn nếu rủi bị thuế vụ xét gặp thì hắn sẽ đổ dẩy cho lũ phu chịu tội. May là chuyện bị xét đã không xảy ra lần nào.

Chỗ xuống củi để trữ cho thành phố là khu đất gần Trung Tâm Tiếp Huyết và Tổng Y Viện Cộng Hòa. Việc xuống củi thì tương đối dễ dàng hơn. Trên đường Võ Duy Nguy đoạn gần khu chứa củi thì con buôn đã đứng sẵn rất nhiều và các cậu phu lợi dụng đẩy xuống đường vài khúc củi để kiếm thêm vài trăm đồng.

Phần tôi, đang đóng kịch đã giác ngộ lao động là vinh quang, nên dù một đêm trên rừng làm mồi cho muỗi đốt, khổ sở, vất vả, bầm dập tay chân… để hầu như làm việc không công, nhưng tôi vẫn làm ra vẻ vui vẻ, còn các cậu trai trẻ thì đâu thể ngu như tôi rồi lấy gì sống. Chính VC đã đẩy các em phải mánh mung để sinh tồn.

Rồi một Trung Tá Công Binh mời tôi tham gia tổ chức của Ông. Ông dẫn tôi đến xem chiếc ghe đang tân trang. Ghe dài khoảng mười bảy mét, bốn máy. Ông cho biết đã có hai khẩu đại liên M60, hai cây phóng lựu M79, một khẩu M16, vài thùng đạn và tuyên bố là nếu bị VC xét thì ăn thua đủ để thoát hoặc chết quyết không để chúng bắt. Dù không thấy súng ống, nhưng tôi thích phương cách của ông Trung Tá Công Binh nầy. Tiếc là để kiếm cho đủ hai trăm năm mươi người khách vượt biên như Ông muốn không phải dễ và chẳng biết đến bao giờ.

Sau đó, một ông Trung Tá Dù đề nghị tôi lái cho một tổ chức đã có liên tục mười chuyến thành công. Ông ta chỉ cho tôi thêm một chỗ và dù chưa thấy qua chiếc ghe, nhưng tôi vẫn nhận vì bằng mọi giá tôi đã nhất quyết phải ra đi. Ông giao cho tôi một số tiền để mua sắm hải đồ và tôi may mắn được em của một người bạn cùng khóa HQ bán rẻ nửa giá.

Trước khi ra đi, tôi đã dùng số tiền thừa phân nửa đó để đãi cho bốn đứa con của người Dì vợ. Mỗi đứa một tô bò viên ở chợ Phú Nhuận. Nhìn những đứa bé sung sướng xì xụp với tô bò viên, tôi thật xúc động. Trước 1975, nhà chúng cũng không tệ, nhưng khi VC thống trị thì trở nên nheo nhóc, cha là ngụy nên phải đi tù, mẹ thì muôn ngàn khó khăn để nuôi đàn con đông nheo nhóc, do đó trong nhiều năm chúng chỉ biết cơm độn với rau muống chấm nước mắm kho quẹt.

Riêng cô chị cả của chúng, mười sáu tuổi đã đỗ tú tài hai hạng tối ưu và nhờ học ở hội Việt- Mỹ khá thạo tiếng Anh, nhưng vì lý lịch con ngụy nên không được tiếp tục học, cũng không xin được việc làm. Cô tâm sự " người xứng với em thì hoặc đang ở nước ngoài hoặc còn trong tù còn lũ người rừng nầy (VC), thì dù chết em cũng không ưng ". Do đó cô đã lén lút buôn chuyến, xuống miền Tây mua ít thịt thà, cá mắm đem về Sài Gòn bán kiếm chút lời, nhưng thời đó những món nầy đều bị cấm, bị chận xét, tịch thu và phạt; nên mười chuyến chỉ họa hoằn một, hai chuyến là thoát. Kiếm được chút đỉnh, vay mượn thêm, cô vượt biển nhiều lần, nhưng đều thất bại và sau cùng bị chết đuối.

Tội nghiệp, cô rất ngoan đạo, nhưng phận bạc phải lìa đời lúc tuổi còn thanh xuân.

Người trong tổ chức của ông Trung Tá Dù, chở tôi từ Sài Gòn xuống Vĩnh Bình bằng xe gắn máy. Ông nầy là cựu Đại Úy Biệt Động Quân, người to lớn, mập mạp, đội nón cối, đi dép râu, giống hệt một cán bộ VC, còn tôi với giấy tờ giả, ôm sacoche theo ông như là tà lọt. Nghe nói ông gốc dân Văn Khoa, không biết làm cách nào mà có dạo phụ trách thảo diễn văn cho tên Tư Lệnh Quân Khu 7 của VC.

Đón chúng tôi ở một quán cà phê ở Vĩnh Bình là một bi thư Xã Ủy VC. Ông nầy mê cộng sản đã hiến mười lăm mẫu đất cho VC làm công binh xưởng, cả gia đình đều theo VC, có vài đứa con đã lên bàn thờ, riêng bà vợ bị bom gảy cột xương sống. Có điều là dưới thời VNCH, thì ai cũng được bệnh viện chăm sóc, chữa trị, nhưng khi VC cướp miền Nam thì tất cả thuốc men đều vét sạch chở ra bắc, từ đó người dân Miền Nam dù bệnh gì thường chỉ có xuyên tâm liên hoặc thuốc dỏm, Bác sĩ dỏm thôi. Đến 1976, thì Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam bị giải tán và hầu hết cán bộ VC Miền Nam cũng bị cho ra rìa. Bất mản vì hai thập niên theo VC, chỉ được dăm bằng liệt sĩ, vài tấm huân chương treo vách để nhát con nít khi chúng khóc, vợ đau xin cấp thuốc cũng không có… Ông bí thư Xã Ủy nầy quay sang bắt tay với " ngụy " và sau mỗi chuyến thành công được tổ chức thưởng cho hai lượng vàng.

Cạnh nhà ông Bí Thư là nhà của tên Trung Đội Trưởng du kích xã, hôm đó có giỗ. Khoảng hơn hai mươi tên du kích với AK47, CKC nhậu nhẹt rần rần; thỉnh thoảng có tên kêu vói mời Bác Năm (Ông Bí Thư) sang nhậu với chúng, ông ta thối thoát tao không khỏe, tụi bây cứ tự nhiên.

Đến đêm, ông và cậu con, chống ghe nhỏ đưa tôi và ông Đại Úy Biệt Động Quân ra chiếc ghe lớn đậu gần một trại cùi. Mọi người đã lên ghe đầy đủ và chúng tôi là hai kẻ sau cùng. Ghe bắt đầu hướng ra biển.

Theo giao hẹn, tôi chỉ trách nhiệm khi ghe ra biển, nhưng khi đi được một đoạn còn khá xa biển, người lái ghe nhảy xuống ghe con trở về. Phóng lao phải theo lao, tôi tiếp tục lái ghe ra cửa Ba Động.

Hồi năm 1971, khi phụ trách chiếc kiểm báo Hạm Ba Động HQ 460, tàu tôi neo ngoài khơi cách cửa Ba Động hai mươi cây số, các Sĩ Quan thay nhau vào Vĩnh Bình mua thực phẩm cho tàu, còn tôi chưa lần nào vào đó.

Vì không biết gì về cửa Ba Động nên khi ghe ra gần đến cửa biển, dù sông thật rộng, ghe tôi bị vướng phải một cồn ngầm. May nhờ thủy triều lên, tôi rút ghe ra được và thẳng ra biển. Lúc đó biển thật động, mà ghe là ghe nhỏ đi sông, thành ghe rất thấp, không có volant nên phải lái với cái cần lái ở đuôi ghe. Do không thể đâm thẳng ra biển, tôi phải lái chếch sóng, nhưng ngày càng gần hải đăng Vũng Tàu.

Cuối cùng tôi phải liều lĩnh chấp nhận rủi- may đâm ra khơi. Hôm đó vì biển quá động, những ghe quốc doanh đánh cá từ Côn Sơn phải chạy cả về SGN và khi ghe tôi ra khơi khoảng hơn nửa giờ thì bị một ghe Quốc Doanh đuổi theo. Ghe chúng lớn loại đi biển được trang bị máy mạnh, còn ghe tôi nhỏ, máy chỉ hai Bloc; nếu chúng tiếp tục đuổi chắc chắn sẽ bắt được chúng tôi, nhưng không hiểu vì sao chúng bỏ cuộc và ghe tôi thoát nạn.


ghe sông vượt biển

Trưa hôm sau, chúng tôi lọt vào một cơn giông. Thường thì sóng biển từng đợt đánh theo chu kỳ, nhưng trong cơn giông thì sóng loạn, tôi vừa lái vừa cố gắng tránh sóng, tuy nhiên vì thành ghe thấp và đôi khi tránh không kịp nên thỉnh thoảng ghe cũng bị sóng tràn vào. Tôi yêu cầu cánh đàn ông, chia từng cặp thay nhau múc nước đổ ra biển. Còn phụ nữ và trẻ con thì thật tội nghiệp, họ vô cùng sợ hãi, nhưng chỉ biết xì xụp lạy hay cầu nguyện. Trên ghe tôi có một ông Tiến Sĩ, nhưng lúc đó ông không phụ tát nước mà chỉ cầu nguyện như những người phụ nữ, tuy có trình độ văn hóa cao nhưng khi hữu sự giá trị của ông lại không bằng các cậu trai trẻ. Phần tôi, đã từng hai lần thoát chết trong trại tù CS, nên lúc đó tôi không hề sợ, ngoài ra nhìn hàng chục đứa bé thật tội nghiệp, tôi càng vững tay lái hơn, vừa niệm Phật vừa lái đến khi trời sụp tối. Tôi đang lo là sẽ không thấy đường để tránh sóng thì may thay sóng dịu dần như có một phép mầu.

Sau một ngày vật vã với sóng gió, tôi mệt đừ, nên giao tay lái cho cậu em vợ và ngả lưng bên cạnh những buồng dừa ngổn ngang. Số là tổ chức cho biết là tôi có một người phụ lái và một người thợ máy, nhưng trên thực tế thì người phụ lái là một cựu Đại Úy Địa Phương Quân, đã có lái qua tàu sông, nhưng suốt trong chuyến vượt biên ông không lái thay cho tôi lần nào. Còn người thợ máy thì dỏm, thực ra chỉ là một thợ tiện, anh ta ở trong cabine trông nom máy và phụ trách giữ mấy bao bột đậu xanh và bột Bích Chi. Anh lại rất say sóng, nên giữ gìn thế nào mà mấy bao thức ăn nầy bị lọt xuống hầm máy và ngấm dầu gas-oil nên không còn dùng được.

Trong đêm, khi cậu em ôm tay lái, tôi chập chờn bên cạnh thì nghe tiếng nước chảy róc rách. Kiểm lại thì chiếc thùng phuy chứa nước uống vì quá cũ lại bị sóng nhồi nên bị thủng và nước thoát ra, khi tôi phát giác và bít được lỗ thủng thì nước chỉ còn lại rất ít. Rồi một cơn mưa to chợt ập đến, do không được dự trù trước nên một số người vội đem cái mền căng ra hứng được đầy phuy nước. Điều thật buồn cười là cái mền cũ có lẽ từ nhiều năm không được giặt nên ngày mai khi nắng lên, nước hứng được có màu xám đen và trên mặt là một lớp váng. Dĩ nhiên là chẳng ai dám động đến, do đó suốt chuyến vượt biên, ngày hai lần, khoảng mười giờ sáng và mười bảy giờ chiều, cậu em vợ tôi và vài cậu nữa phải chặt dừa, đem phát cho trẻ con, phụ nữ và đàn ông mỗi đầu người khoảng 10cc nước dừa tươi, phần tôi cũng ngần đó.

Sang ngày thứ tư, chúng tôi gặp hai tàu đánh cá Hồng Kông đang neo và chúng tôi đến để xin tiếp tế. Mấy cục piles phải ưu tiên dùng cho hải bàn và thỉnh thoảng cho radio để nghe tin tức khí tượng, nên mỗi khi gặp tàu, vì không có đèn làm hiệu, mấy cậu trai thường lột áo nhúng dầu buộc vào cây sào rồi đốt lửa làm hiệu cầu cứu, do đó thường các cậu chỉ còn có cái quần sọt, mình trần, còn đầu thì quấn chiếc khăn trông giống như hải tặc. Hai chiếc tàu cá Hồng Kông ít người, có lẽ sợ bị cướp nên lúc đầu ra dấu không cho chúng tôi đến gần. May thay trên ghe có một phụ nữ gốc Hoa, trao đổi tiếng Hoa với họ. Khi hiểu rõ, họ cho phép ghe tôi cặp vào để cho nước, nhớt, bánh ngọt, tạp chí. Riêng tôi còn được vào phòng lái để xem vị trí nơi tàu đang neo và có lẽ nhờ ơn trên, dù chỉ lái bằng sự phỏng định, nhưng vị trí ghe tôi cũng không sai lắm so với ước tính. Với vị trí nầy, nếu không có gì bất thường thì khoảng hai mươi bốn giờ sau chúng tôi có thể đến được Mã Lai hoặc Nam Dương.

Chúng tôi từ giã thủy thủ đoàn của hai chiếc tàu Hồng Kông với niềm biết ơn sâu xa. Mọi người trên ghe tôi chia nhau bánh, tạp chí, uống nước thỏa thích và vì sắp được đến đích nên ai cũng đều lên tinh thần. Riêng tôi, miên man nghĩ về việc trong khi hàng chục chiếc tàu đủ quốc tịch đã làm ngơ trước sự kêu cứu của chúng tôi, thì tại sao hai chiếc tàu Hồng Kông nầy lại thật tốt giúp đỡ chúng tôi. Nhớ hồi năm 1974, có hai chiếc tàu đánh cá Hồng Kông vi phạm lãnh hải VN, bị chiến Hạm HQ/VNCH bắt giải giao về BTL/HQ/V1/DH. Lúc đó tôi phụ trách về việc nầy trước khi giao lại cho Quan Thuế Đà Nẵng lo về thủ tục pháp lý và liên lạc với chính phủ Hồng Kông. Thủy thủ đoàn của hai tàu đánh cá nầy rất lo sợ, họ đã tìm cách hối lộ tôi, nhưng chẳng những tôi không động đến tôm cá hay tiền bạc của họ, mà còn giúp cho họ trong khả năng. Không biết có phải là luật nhân quả đã ứng hiện cho trường hợp nầy chăng?.

Nhưng rồi niềm vui của mọi người sớm vụt tan, anh thợ máy dỏm không rõ vụng về thế nào, làm rơi chiếc áo tee-shirt quấn vào trục láp làm chết cả hai máy tàu và không sao khởi động lại được. Ông phụ lái của tôi lúc nầy xuất hiện, đề nghị cắt miếng bạt mui ghe làm buồm và nhiều phụ nữ tiếp tay thực hiện được chiếc buồm con, nhưng không may hôm đó gió rất yếu lại thổi ngược hướng chúng tôi muốn đi, nên buồm cũng không có công dụng lắm, ghe chúng tôi trôi lênh đênh như con tàu ma.

Không rõ ông phụ lái thuyết phục thế nào mà hầu hết mọi người nhất là mấy bà yêu cầu tôi quay mũi ghe đi Phi Luật Tân. Tôi giải thích rằng mình đang gần Nam Dương, Mã Lai, Singapore, ghe hiện trên hải đạo quốc tế có nhiều tàu bè qua lại, hy vọng chúng ta sẽ được cứu vớt, còn đi Phi Luật Tân thì rất xa mà ghe mình chỉ có chiếc buồm con lại thiếu lương thực và nước uống. Tôi đề nghị là nếu qua hai ngày mà không có tàu cứu sẽ quyết định sau. Mọi người đồng ý, nhưng chỉ sau hai mươi bốn tiếng đồng hồ họ lại nghe ông phụ lái yêu cầu tôi phải đi Phi Luật Tân lập tức. Tôi thật nản, định buông xuôi, nhưng trên bầu trời bỗng xuất hiện một chiếc máy bay cánh quạt của US NAVY bay thật thấp gần ghe chúng tôi. Mọi người la hét kêu cứu, nhưng máy bay tiếp tục bay thẳng vào Mã Lai. Thật ra thì người trên máy bay đã thấy chúng tôi và họ cũng đã liên lạc với tàu trong khu vực đến cứu chúng tôi.

Lúc đó thì không xa chúng tôi có hai chiếc tàu; Chiếc thương thuyền chạy thật nhanh thì xa hơn , còn chiếc tàu gần thì chạy thật chậm. Trời lúc đó mưa lất phất, trần mây thì thấp và u ám. Lợi dụng lúc mặt trời vừa thoát ra khỏi cụm mây, tôi dùng đáy của hộp bánh sơn màu trắng inox lắc lắc như đánh đèn hiệu về hướng chiếc tàu chạy gần và liền đó chiếc nầy chuyển hướng đi về phía chúng tôi. Khoảng nửa tiếng sau thì chiếc CHINON tàu dầu của hãng BP ( British Pétroleum ) chỉ còn cách ghe tôi vài chục mét. Họ ném dây xuống cho chúng tôi. Vài cậu trai trẻ nhảy ùm xuống biển để vớt dây. Tôi lo lắng vì sợ họ bị cá mập tấn công, nhưng may thay có một đàn cá heo vài chục con nổi lên nhào lộn gần mấy cậu đã cất đi niềm lo của tôi, vì thường đâu có cá heo là không có cá mập.

Khi ghe tôi đã áp vào tàu lớn thì họ thả thang dây xuống để chúng tôi leo lên tàu. Tôi là người sau cùng đặt chân lên tàu và được yêu cầu lên gặp ngay vị Thuyền Trưởng. Ông cho biết là chính phủ ông không thuận để cứu ghe vượt biển, nhưng vì lý do nhân đạo mà ông đã linh động, do đó yêu cầu tôi phải đánh đắm chiếc ghe, ông cũng ngỏ ý xin cái hải bàn và tấm hải đồ để làm kỷ niệm.

Tôi cho thi hành mọi việc, đồng thời dặn dò mọi người nên giữ tư cách, kỹ luật và tuyệt đối tôn trọng về an ninh phòng hỏa hoạn cho chiếc tàu dầu. Có lẽ do vui mừng vì sắp được bến bờ, nên mọi người đã răm rắp nghe tôi và lấy được cảm tình của thủy thủ đoàn của chiếc tàu dầu. Lúc đầu họ nấu thức ăn rồi đem ra boong tàu phát cho chúng tôi. Sau thấy chúng tôi không tệ nên đến giờ ăn thì chúng tôi cũng được vào phòng ăn chung với họ. Vì quá mừng, khi leo thang lên tàu, một số người tỵ nạn đã vứt cả giày, dép nên ông Thuyền Trưởng đã ra lệnh cho thợ mộc trên tàu cưa ván ép, đóng cho những người nầy những đôi guốc đi lốc cốc trên tàu trông thật ngộ nghĩnh; ngoài ra ông còn cho tổ chức văn nghệ, ca múa để mọi người giải trí.

Tối hôm đó tôi được viên Sĩ Quan đi phiên mời lên phòng lái. Tàu dầu dài hơn ba trăm mét, trọng tải vài trăm ngàn tấn, nhưng thủy thủ đoàn chỉ ba mươi hai người và ngoài giờ hành chánh, để đi quart trên đài chỉ huy chỉ có hai người và dưới phòng máy một người. Ông SQ trưởng phiên cho người phụ tá đi lấy một chai rượu chát và rót mời tôi một ly. Khi nghe tôi trình bày, ông rất chú ý lắng nghe và cho biết là nếu ghe tôi phải quay về Phi Luật Tân thì có thể sẽ gặp hai cơn bão nhiệt đới. Ông còn cho biết là khoảng thời gian nầy năm trước, tàu ông có cứu một ghe vượt biển gần ba mươi người, nhưng khi lên tàu họ phá phách quá và còn cắp vặt. Rút kinh nghiệm lần trước, ngoài ra vì chính phủ Pháp không cho phép nên ông Thuyền Trưởng đã nói với thủy thủ đoàn là ghe tôi chắc đã chết hết rồi. Mãi đến khi thấy vài ánh chớp, tức còn người sống, thủy thủ đoàn nài nỉ quá nên ông phải chiều theo và cứu chúng tôi. Đang nói chuyện với nhau, thì có âm thanh và đèn hiệu báo động, ông SQ.TP giải thích là có chướng ngại vật trên hướng đi của tàu, tuy nhiên tàu sẽ tự động giải quyết mà không cần đến sự can thiệp của ông. Làm việc trên con tàu tối tân sướng thiệt.

Sau hơn một ngày thì chiếc CHINON đến Singapore. Cơ quan tỵ nạn LHQ ở nước nầy cho một chiếc tàu nhỏ ra đón chúng tôi, thủy thủ đoàn của chiếc tàu dầu thật tử tế, họ quyên tiền tặng chúng tôi, nhưng tôi đại diện cám ơn rằng các ông đã cứu mạng chúng tôi, điều đó thật cao quý và xin khước từ số tiền, ngoài ra khi tiễn chúng tôi, thủy thủ đoàn chiếc tàu CHINON có nhiều người đã rơm rớm nước mắt.

Bà Mười - Vợ của DS La Thành Nghệ, đại diện HCR thật ân cần thăm hỏi chúng tôi và đưa thẳng chúng tôi vào trại tỵ nạn Sembawang - Singapore. Trại trước kia là khu gia binh của các Sĩ Quan người Anh, thật khang trang, sạch sẽ. Trại không có các vòng rào kẽm gai, không có gác sách. Những người làm việc cho HCR thì thật lịch sự và tử tế. Tuy chúng tôi chỉ ở trại ba tháng, nhưng họ cũng tổ chức dạy cơ bản về tiếng Anh, tiếng Pháp cho người tỵ nạn, chăm sóc tốt sức khỏe và mỗi tuần phát cho chúng tôi mỗi người mười đô la Singapore tức năm dollars Mỹ để sống và cuối tuần chúng tôi còn được phép đi phố chơi. Những người vượt biển hầu hết đều có mang theo tiền bạc và nữ trang, giá sinh hoạt ở Singapore cũng không đắt đỏ lắm, nên tha hồ mua sắm. Phần tôi không có xu teng nào, nhưng nhờ được cấp mười đô la mỗi tuần nên cũng thong dong. Còn cậu em vợ theo mấy cậu trai khác lén ra phố khuân vác lặt vặt cũng kiếm được chút đỉnh để mua sắm. Người Singapore thật văn minh, lịch sự và tử tế… hàng tuần họ còn chở thịt cá, rau cải vào giúp cho chúng tôi. Công tâm mà nói thì Singapore quả là thiên đường của người tỵ nạn.

Những người cùng trên chiếc ghe tôi tỵ nạn ở Singapore, trừ những ai được thân nhân ở Mỹ, Canada, Úc bảo lãnh, số còn lại vài người vì do tàu Pháp vớt, nên được đi định cư ở Pháp.

Phần tôi, do trước kia đã cứu mạng ba quân nhân Mỹ và được thưởng huy chương Hải Quân Mỹ, nên tôi được xếp loại ưu tiên đi Hoa Kỳ, nhưng cay cú về việc người Mỹ đã vô nhân đạo trước nỗi hiểm nguy của thủy thủ đoàn chiếc HQ 10 đào thoát trong trận hải chiến Hoàng Sa chống Trung Cộng xâm lược năm 1974, trong đó có bạn tôi là HP chiếc HQ10, ngoài ra " nực " về việc Mỹ đã phản bội VNCH, nên tôi đã khước từ đi Mỹ.

Tháng 11. 1983, tôi sang Pháp định cư đúng vào thời mà Đảng Cộng Sản Pháp cực thịnh, nên không được thuận lợi và tôi đã phải vô cùng khó khăn, vất vả để thích nghi với cuộc sống mới.

Tôi sinh ra đã sớm nếm mùi tân khổ, cuộc đời lại trải qua không ít nghịch cảnh, ngoài ra còn biết thế nào là địa ngục trần gian ở các trại tù VC; chính những kinh nghiệm quý báu đó đã giúp tôi vượt qua tất cả mọi khó khăn. Rồi nhờ ơn trên, sớm ngộ được thiền mà tôi có được cuộc sống thong dong, thanh thản. Hiện tôi có sức khỏe tốt, vật chất đủ, nhiều tự do, so với hàng triệu người trên thế giới, tôi thật may mắn.

Ơn đời thật chứa chan, xin cám ơn Cha- Mẹ và những người đã giúp tôi có cuộc sống hôm nay./.

nhân mùa lễ tạ ơn

Trần Kim Diệp K 17 HQ
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	ảnh chuyện xưa 6.jpg
Views:	0
Size:	35.7 KB
ID:	1481005 Click image for larger version

Name:	ảnh chuyện xưa 3.jpg
Views:	0
Size:	36.0 KB
ID:	1481006 Click image for larger version

Name:	ảnh ghe sông vượt biển.jpg
Views:	0
Size:	42.4 KB
ID:	1481007
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
longhue (11-17-2019), luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 11-13-2019   #508
wonderful
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 18,988
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 58
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Chiều buồn nghiã trang.

Nghiêm chào mày, hãy an lòng yên nghỉ
Đảng quỷ này đã đến lúc diệt vong
Phất Cờ Vàng ... Ta lấy lại Non Sông
Xuân "Mã Đáo Thành Công" tiêu lũ cộng.


wonderful_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	zzzzz  nghiã trang buồn.jpg
Views:	0
Size:	120.1 KB
ID:	1483584
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
hoanglan22 (11-13-2019), longhue (11-17-2019), phokhuya (12-14-2019)
Old 11-13-2019   #509
wonderful
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 18,988
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 58
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default




Lửa chiến chinh từ lâu đã lịm tắt
Kỷ niệm buồn vẫn ẩn hiện trong lòng....tôi .
wonderful_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	zzzz đời lình .jpg
Views:	0
Size:	119.1 KB
ID:	1483585
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
hoanglan22 (11-13-2019), longhue (11-17-2019), phokhuya (12-14-2019)
Old 11-13-2019   #510
wonderful
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 18,988
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 58
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Kỷ Niệm thôi ! HoangLan ôi..

Tháng ngày khói lửa đã tan rồi
Nhịp bước oai hùng cũng xa trôi
Người nuốt uất nghẹn đời viễn xứ
Kẻ lết bên đường bụi mặn môi
Bao thằng còn lại mồ huyệt lạnh
Tháng Tư Gãy Súng, xót xa ... Ôi !
Nón sắt, giày saut, đường binh lửa
Tìm trang ký ức ... kỷ niệm thôi !


wonderful_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	zzz lính buồn .jpg
Views:	0
Size:	111.0 KB
ID:	1483586
The Following 3 Users Say Thank You to wonderful For This Useful Post:
hoanglan22 (11-13-2019), longhue (11-17-2019), phokhuya (12-14-2019)
Old 11-13-2019   #511
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default

Quote:
Originally Posted by wonderful View Post
Kỷ Niệm thôi ! HoangLan ôi..

Tháng ngày khói lửa đã tan rồi
Nhịp bước oai hùng cũng xa trôi
Người nuốt uất nghẹn đời viễn xứ
Kẻ lết bên đường bụi mặn môi
Bao thằng còn lại mồ huyệt lạnh
Tháng Tư Gãy Súng, xót xa ... Ôi !
Nón sắt, giày saut, đường binh lửa
Tìm trang ký ức ... kỷ niệm thôi !


Bác WD ơi !! người ta nói đúng khi tuổi già đến thường hay lục lại ký ức .
Có nhiều khi ngồi một mình bên ly cà phê nhìn đồi núi ( CALI ) lòng bâng khuâng tự nhiên nhớ lại những cảnh cũ mà một thời đã qua ... người còn người mất . Một cuộc chiến thương đau
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020), wonderful (11-13-2019)
Old 11-19-2019   #512
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default HÀNH QUÂN TRỰC THĂNG VẬN



Trực Thăng UH là loại máy bay được liên kết mật
thiết nhất với các đơn vị Bộ Binh của QLVNCH.
Sau khi tổng thống
Lyndon Johnson
tuyên bố gia tăng
cuộc chiến chống
cộng sản ở vùng
Đông Nam Á bắt
đầu. Năm 1964 Ông
đã quyết định đưa quân đội Hoa Kỳ ồ ạt vào miền
Nam Việt Nam, quân số đang từ 16,000 cố vấn quân
sự năm 1963, đã tăng lên 525,000 quân tham chiến
năm 1967.
Khi chính phủ Mỹ quyết định đổ quân vào Việt Nam
thì họ cũng đồng loạt đem theo vũ khí, quân trang,
quân dụng vào miền Nam, rồi xây cất rất nhiều phi
trường và các căn cứ quân sự dưới vĩ tuyến 17, và
trên toàn cõi miền Nam Việt Nam.
Đặc biệt Hoa Kỳ đã đưa một số lượng khổng lồ máy
bay trực thăng 12,000 chiếc sang phục vụ cho chiến
trường Việt Nam, chưa kể các trực thăng thuộc khối
dân chính quốc phòng như: AIR AMERICA,
USOM, USAIDS và của các hãng thầu xây cất như
PACIFIC & RMK-BRJ..v.v.. Nhiều nhất là UH-1H.
Trực thăng UH Huey Bell Iroquois là loại máy bay
tham gia nhiều nhất trên chiến trường Việt Nam,
phải kể đến: UH-1A, 1B, 1C, 1D & đa số là UH-1H,
động cơ Lycoming T53, 1400HP do công ty Bell
Iroquois Helicopter sản xuất.
Trước khi Mỹ đem UH-1 vào Việt Nam, thì họ đã
viện trợ cho KQVNCH loại trực thăng có trọng tải
nhẹ, như: H19 & H34 động cơ nổ, bay chậm, chở
được rất ít hành khách và quân dụng.
Sau đó Mỹ đem trực thăng CH21 (H-21 "Flying
Bannana, kiểu trái chuối 2 chong chóng) của US
Army vào VN. Họ xử dụng H21 bốc và đổ quân trên
chiến trường miền Nam. Nhưng loại CH21 này
không hữu dụng vì nó khó khăn trong công tác bảo
trì và cồng kềnh, lại bay chậm nữa, tốc độ 127mp/h,
dễ làm mồi cho VC, mục tiêu để phòng không bắn
hạ, nên CH21 sớm bị khai tử tại VN sau năm 1963.
Kế đến, US Army thay thế bằng loại trực thăng UH1A. Model này chỉ có 2 cánh cửa cargo, kéo hai bên
(2 sliding doors), và modified thành trực thăng võ
trang (Gunships) UH-1B, dùng để hộ tống hợp đoàn
đổ quân. Về sau chỉ còn US Navy Seawolves vẫn sử
dụng loại Gunships này.
Chiến tranh ngày càng leo thang. Quân đội Mỹ cho
nhập vào VN loại trực thăng UH-1H, OH-6A cán gáo
và Gunships Cobra để escort hợp đoàn slicks UH-1H
đổ quân trên chiến trường miền Nam.
UH-1H có trọng tải nhiều hơn, khoang hành khách
rộng, có thể chở được 10 quân nhân lực lưỡng bộ
binh Hoa Kỳ với vũ khí và quân trang cá nhân mang
theo khi đi hành quân. UH-1H có tốc độ
Max.140mp/h tương đương với 210km/h.
Đối với binh sĩ VNCH, UH-1H có thể chở được trên
1 tiểu đội (12 chiến sĩ).
Lính VNCH nhỏ con hơn lính Mỹ, nên đôi khi phi
hành đoàn VNAF du di, chở tới 16 binh sĩ mà vẫn
dưới 50 Torque. Trọng tải của UH-1H, 50 Torque
Power là Max cất cánh an toàn. Trên 50 Torque thì
quá tải (Overloaded). Vì thế khi hợp đoàn bay đi bốc
quân bạn. Mỗi lift
gồm 5 phi cơ slicks
UH-1H, có thể chuyên
chở được trên 60 tới
65 binh sĩ BB với vũ
khí cá nhân trang bị
đầy đủ.
HỢP ĐOÀN TRỰC THĂNG VẬN CỦA VNAF
Bay Hành Quân. (Helicopter Combat Team) gồm:
-1 Phi cơ chỉ huy C&C (Commander & Controller)
-3 Trực Thăng Võ Trang (Gunships Escort)
(2 gunships escort + 1 spare gunship, ground alert)
-5 Trực thăng chở quân (Slicks)

-Phi cơ C&C hướng dẫn và chỉ huy cuộc đổ quân.
Trưởng Phi Cơ (TPC) bay C&C thường là cấp Th/tá trở
lên, sẽ chỉ huy toàn bộ hợp đoàn trực thăng vận đổ quân.
Phi cơ C&C chở theo Chỉ Huy Trưởng Bộ Binh và BCH
hành quân (còn gọi là Back Seaters)ᴧᴧᴧᴧ
-3 Trực thăng võ trang (UH-1H GUNSHIPS MODIFIED)
bay hộ tống hợp đoàn đổ quân và yểm trợ quân bạn.
Trưởng Phi cơ bay Leader Gunships là những phi công
lão luyện, có khả năng bay dẫn đạo từ 2 phi cơ trở lên và
chỉ huy những phi cơ võ trang bay theo (wing friends),
Gunships Leader đã từng bay các phi vụ trực thăng võ
trang yểm trợ hành quân, đánh phá các mục tiêu và giải
toả áp lực địch quân
-5 Trực thăng bốc và đổ quân (slicks). Trường Phi Cơ
(Formation’s Leader) bay dẫn đầu hợp đoàn, thường là vị
Phi Đội Trưởng, dầy dạn kinh nghiệm chiến trường và đủ
khả năng bay dẫn đạo hợp đoàn. Ứng biến, xử lý và ra
lệnh khẩn cấp, khi bất kỳ phi cơ nào trong hợp đoàn, gặp
hữu sự. Hay phân công ngay, các phi vụ lệnh khẩn cấp.
ĐỘI HÌNH BAY HỢP ĐOÀN ĐỔ QUÂN:
Leader of Formation là chiếc phi cơ bay
đầu, dẫn hợp đoàn. TPC chiếc Leader
thường là cấp bậc Đại Úy hay Tr/úy kỳ
cựu. Leader có nhiệm vụ liên lạc trực tiếp
và nghe lệnh từ C&C, nhận lệnh từ C&C
và bay theo hướng dẫn của Gunships
Leader khi vào bãi đáp.
-Nếu hợp đoàn ít phi cơ, bay 3 chiếc, thì
chiếc Leader bay trước dẫn đầu, chiếc số 2
bay bên phải, chiếc số 3 bay bên trái theo
đội hình chữ ᴧ ngược.
-Nếu hợp đoàn 4 phi cơ: Sẽ bay theo đội
hình Diamond. Chiếc Leader bay dẫn đầu,
số 2 bên phải, bay kè theo, song song ở 45
độ chéo góc phía sau. Chiếc số 3 bên trái
bay theo chiếc Leader và ở 45 độ. Chiếc số 4
bay sau cùng ở chính giữa của chiếc số 2 và
3 bay theo leader.
-Nếu hợp đoàn gồm 5 máy bay, thì hợp đoàn
sẽ bay theo đội hình mũi tên, chữ ᴧ ngược
Phi cơ số 5 của hợp đoàn, còn gọi là chiếc Trailer’
TPC bay chiếc Trail số 5 thường là vị Phi Đội Phó hay là
một Phi Công lão luyện, cũng có khả năng bay Leader.
Chiếc số 5 có nhiệm vụ, nhắc lại lệnh của Formation’s
Leader cho cả hợp đoàn cùng nghe rõ. Theo dõi và kiểm
soát các phi cơ khi bay trong độị hình (formation).
Formation’s Trailer luôn luôn báo cáo với Leader khi bốc
và đổ quân bạn xong, cất cánh và dời bãi đáp.
Thí dụ: Leader! Leader! Đây Trailer gọi. Hợp đoàn đã đổ
quân xong cất cánh...vv.. Hoặc Leader! Đây Trailer: Hợp
đoàn cất cánh an toàn!!! vv..v.. Trường hợp vì nhu cầu
khẩn cấp ngay tại chiến trường như: C&C yêu cầu bốc
thương binh hay tiếp tế thêm vũ khí, thì chiếc Trailer sẽ
phải break ra khỏi hợp đoàn, thi hành ngay các phi vụ này
Với những cuộc hành
quân cấp tiểu đoàn, thì
hợp đoàn trực thăng 5
phi cơ slicks UH-1H
có thể bốc và đổ quân
5 lifts trong vòng hơn
1 tiếng đồng hồ thần tốc, là đủ cung ứng quân số cho
trên chiến trường.
Mỗi UH-1H chở được một tiểu đội binh sĩ. Một lift
đổ quân với 5 slicks UH-1H (5PC x 12QN = 60 chiến
binh). 5 lifts x 60QN sẽ đổ xuống chiến trường trên
300 binh sĩ.
PHI VỤ LỆNH HÀNH QUÂN
Tối hôm trước khi bay hành quân. Trưởng Phòng Hành
Quân và Phi Đội Trưởng sẽ cắt bay, phân nhiệm vụ cho
các Phi Hành Đoàn (PHĐ) và thành viên PHĐ trong phi
đội dưới quyền, gồm:
-1 PHĐ bay C&C (4 nhân viên phi hành)
-3 PHĐ bay Guships (12 nhân viên phi hành)
-5 PHĐ bay slicks bốc quân (20 nhân viên phi hành)
Mỗi khi có lệnh hành quân, thì phi cơ C&C và 3 Gunships
sẽ cùng bay lên vùng trước. TOT đúng giờ hẹn.
C&C đến Bộ Chỉ Huy quân bạn BB, bốc Back Seaters, rồi
chở đến Phi trường hay căn cứ gần nhất để họp bàn mật
lệnh về tham mưu hành quân.
Sau đó cuộc đổ quân bắt đầu. C& C và hai gunships
escort bay lên vùng hành quân dọn bãi đáp (Clear LZ) cho
hợp đoàn đổ quân.
Khi đến mục tiêu, C&C bay ở cao độ 1500 mét để quan
sát và chỉ huy. Xác định mục tiêu, phóng một quả khói
xuống vị trí tác xạ. Hai 2 gunships theo lệnh của C&C
nhào xuống đánh phá mục tiêu ngay tức khắc, dọn bãi đáp
để cho hợp đoàn slicks bay đến đổ quân ngay.
Khi nào gunships dọn bãi xong, cảm thấy an toàn thì báo
cho C&C ra lệnh cho hợp đoàn đổ quân bay đến.
Khi hợp đoàn đổ quân, bay gần tới mục tiêu chiến trường
(Short final approach) khoảng 1 mile, thì 2 gunships bay
ra đón, hộ tống 2 bên hợp đoàn, bắn yểm trợ, bảo vệ hợp
đoàn khi đáp. Hợp đoàn chạm càng, thả quân xuống đất,
thì 2 gunships sẽ bắn vòng quanh bao vây bãi đáp, để bảo
vệ hợp đoàn. Khi nào nghe Formation’s Leader báo cáo
đổ quân xong, cất cánh, thì 2 gunships sẽ bay ở phía sau
hợp đoàn, hộ tống hợp đoàn dời bãi đáp, lấy cao độ, bay
về căn cứ, bốc quân những lifts kế tiếp. Và cứ tuần tự như
vậy, cho đến lúc đổ đủ quân số xuống chiến trường theo
yêu cầu.
Sau khi đổ hết quân xuống chiến trường, hợp đoàn slicks
sẽ về phi trường (refill) đổ xăng trước, rồi load thêm quân
dụng và vũ khí, sẵn sàng tiếp tế cho quân bạn.
C&C và Gunships ở lại yểm trợ quân bạn dưới đất, tiến
chiếm mục tiêu cho đến khi gần cạn xăng thì về phi
trường refill.
Khi Gunships, C&C và Back Seaters về phi trường đổ
xăng, nghỉ ăn trưa, load thêm Rockets và đạn dược, sau đó
tiếp tục hỗ trợ hợp đoàn slicks bay lên tiếp tế cho chiến
trường. Nếu chiến trường quá sôi động, trong khi hợp
đoàn trực thăng nghỉ ăn trưa, sẽ có phi, pháo lên yểm trợ.
Trước nhất là pháo binh sẽ nã pháo để mở đường tiến
quân. Phi cơ quan sát L19 và khu trục lên vùng tiếp viện,
cùng với xe tăng thiết giáp (nếu có) sẽ mở đường dẫn
trước đoàn quân. Nếu cần tiếp tế thêm, thì sau khi các
PHĐ trực thăng dùng cơm trưa xong, sẽ lên vùng ngay.
Cuộc đổ quân trong ngày. Khi chiến trường đã bình định,
yên tĩnh, buổi chiều hợp đoàn trực thăng vận sẽ bay ra
chiến trường bốc hết quân bạn về lại căn cứ, nơi phát xuất.
Nếu chiến trường còn tiếp tực sôi động, màn đêm buông
xuống, thì phi cơ AC47 Hỏa Long & AC119 Hắc Long sẽ
lên vùng tiếp viện, thả hoả châu, tác xạ yểm trợ cho quân
bạn đến sáng, sẽ có L19 và các phi tuần khu trục vùng lên
phản công tiếp viện. Trực thăng vận chỉ đổ quân ban ngày.
Sau khi chiến trường đã giải tỏa, phi vụ trong ngày hoàn
tất. Hợp đoàn trực thăng và Gunships bay về phi trường tổ
ấm. C&C thả Back Seaters về căn cứ BB, rồi cũng bay
theo hợp đoàn về nhà. Tất cả các phi cơ của họp đoàn
hành quân, khi về tới phi trường phải ghé POL đổ xăng
đầy bình, bay về Ụ Parking, rồi vô phòng hành quân ghi
báo cáo, chấm dứt phi vụ.
Ngày hôm sau được nghỉ ngơi hay trực bay phụ.
TRỰC THĂNG BAY TIẾP

nhào xuống đánh phá mục tiêu ngay tức khắc, dọn bãi đáp
để cho hợp đoàn slicks bay đến đổ quân ngay.
Khi nào gunships dọn bãi xong, cảm thấy an toàn thì báo
cho C&C ra lệnh cho hợp đoàn đổ quân bay đến.
Khi hợp đoàn đổ quân, bay gần tới mục tiêu chiến trường
(Short final approach) khoảng 1 mile, thì 2 gunships bay
ra đón, hộ tống 2 bên hợp đoàn, bắn yểm trợ, bảo vệ hợp
đoàn khi đáp. Hợp đoàn chạm càng, thả quân xuống đất,
thì 2 gunships sẽ bắn vòng quanh bao vây bãi đáp, để bảo
vệ hợp đoàn. Khi nào nghe Formation’s Leader báo cáo
đổ quân xong, cất cánh, thì 2 gunships sẽ bay ở phía sau
hợp đoàn, hộ tống hợp đoàn dời bãi đáp, lấy cao độ, bay
về căn cứ, bốc quân những lifts kế tiếp. Và cứ tuần tự như
vậy, cho đến lúc đổ đủ quân số xuống chiến trường theo
yêu cầu.
Sau khi đổ hết quân xuống chiến trường, hợp đoàn slicks
sẽ về phi trường (refill) đổ xăng trước, rồi load thêm quân
dụng và vũ khí, sẵn sàng tiếp tế cho quân bạn.
C&C và Gunships ở lại yểm trợ quân bạn dưới đất, tiến
chiếm mục tiêu cho đến khi gần cạn xăng thì về phi
trường refill.
Khi Gunships, C&C và Back Seaters về phi trường đổ
xăng, nghỉ ăn trưa, load thêm Rockets và đạn dược, sau đó
tiếp tục hỗ trợ hợp đoàn slicks bay lên tiếp tế cho chiến
trường. Nếu chiến trường quá sôi động, trong khi hợp
đoàn trực thăng nghỉ ăn trưa, sẽ có phi, pháo lên yểm trợ.
Trước nhất là pháo binh sẽ nã pháo để mở đường tiến
quân. Phi cơ quan sát L19 và khu trục lên vùng tiếp viện,
cùng với xe tăng thiết giáp (nếu có) sẽ mở đường dẫn
trước đoàn quân. Nếu cần tiếp tế thêm, thì sau khi các
PHĐ trực thăng dùng cơm trưa xong, sẽ lên vùng ngay.
Cuộc đổ quân trong ngày. Khi chiến trường đã bình định,
yên tĩnh, buổi chiều hợp đoàn trực thăng vận sẽ bay ra
chiến trường bốc hết quân bạn về lại căn cứ, nơi phát xuất.
Nếu chiến trường còn tiếp tực sôi động, màn đêm buông
xuống, thì phi cơ AC47 Hỏa Long & AC119 Hắc Long sẽ
lên vùng tiếp viện, thả hoả châu, tác xạ yểm trợ cho quân
bạn đến sáng, sẽ có L19 và các phi tuần khu trục vùng lên
phản công tiếp viện. Trực thăng vận chỉ đổ quân ban ngày.
Sau khi chiến trường đã giải tỏa, phi vụ trong ngày hoàn
tất. Hợp đoàn trực thăng và Gunships bay về phi trường tổ
ấm. C&C thả Back Seaters về căn cứ BB, rồi cũng bay
theo hợp đoàn về nhà. Tất cả các phi cơ của họp đoàn
hành quân, khi về tới phi trường phải ghé POL đổ xăng
đầy bình, bay về Ụ Parking, rồi vô phòng hành quân ghi
báo cáo, chấm dứt phi vụ.
Ngày hôm sau được nghỉ ngơi hay trực bay phụ.
TRỰC THĂNG BAY TIẾP TẾ & LIÊN LẠC
UH-1H = Utility Helicopter là loại trực thăng đa dụng, có
thể sử dụng trong nhiều lãnh vực và các công tác, như:
Chuyên chở VIP và hành khách -Vận chuyển quân đội -
Chuyên chở hàng hóa -Tiếp tế tiếp liệu -Câu móc quân
dụng -Liên lạc -Thám sát -Võ trang yểm trợ quân bạn -
Giải tỏa đồn bót đang bị bao vây.
Thường thường các phi vụ liên lạc do các Sư Đoàn hay
các Tiểu Khu xin (Request). Mỗi nơi có thể xin 1 hay 2
phi cơ, cho các cấp chi huy đi thị sát, đi công tác hay chở
vũ khí hàng hóa tiếp liệu trong khu vực trách nhiệm.
TRỰC THĂNG UH-1H BAY TẢN THƯƠNG
Mỗi Sư Đoàn KQ có 2 phi đội UH-1H trực bay Rescue và
Tản Thương trong vùng trách nhiệm của quân khu.
SĐ4KQ có hai phi đội tản thương “Hồng Điểu 259H & I”
Call sign Hồng Điểu = Chim Hồng Thập Tự
Mỗi ngày hai phi đội tản thương của SĐ4KQ có: 4 phi cơ
UH-1H trực bay tản thương: 1 Chiếc Rescue Alpha
(ground Alert) (Call sign Kim Cương KC)
-1 phi cơ tản thương KC Charlie bao vùng từ bờ bắc sông
Hậu lên tới ranh giới tỉnh Long An.
-1 phi cơ tản thương KC Delta bao vùng từ bờ Nam sông
Hậu xuống tận mũi Cà Mau.
-1 phi cơ tản thương KC Echo bao vùng cho Biệt Khu 44
gồm: Mộc Hóa, Cao Lãnh, Châu Đốc, Hà Tiên, đảo Phú
Quốc và cả chiến trường Campuchia khi QĐ/VNCH sang
giúp nước bạn.
SĐ4KQ có 5 phi đoàn trực thăng vận. Khi bay hợp đoàn
hành quân, họ bắt buộc phải dùng các danh hiệu riêng cho
từng phi đoàn và từng loại máy bay, do Phòng Hành Quân
Chiến Cuộc SĐ4KQ cung cấp. Do đó các hiệp sĩ
VNAF/SĐ4KQ khi đang bay trên không, cưỡi gió, đạp
mây, mà nghe Danh Hiệu gọi, liên lạc với đài Radar
Paddy, họ biết ngay là phi cơ loại nào? Của phi đoàn nào?
Bay đi hướng nào rồi:
Danh hiệu các loại Phi Cơ của SĐ4KQ, khi bay Hành
Quân, liên lạc với Radar Paddy:
-L19 máy bay quan sát = Danh hiệu: Sơn Ca, Họa Mi
-A37 khu trục phản lực = Danh hiệu: Thần Hổ, Thần Báo
-AC47 = Hỏa Long
-AC 119 = Hắc Long & Tinh Long
-Phi đoàn 249 trực thăng Chinook CH47= Đại Bàng
-Trực thăng bay biệt phái danh hiệu là Kim Cương (KC)
-Các Phi Đoàn Trực Thăng Vận khi đi bay đổ quân:
-Phi đoàn 211 = Hắc Mã
-Phi đoàn 217 = Bạch Mã
-Phi đoàn 225 = Hồng Mã
-Phi đoàn 227 = Phi Mã
-Phi đoàn 255 = Hải Mã
Phi Cơ Trực Thăng Rescue = Kim Cương Alpha
Trực Thăng dành cho Tướng Vùng = Kim Cương Bravo
Trực Thăng dành cho Tư Lệnh SĐ4KQ = Mékong I
Những danh hiệu trên chỉ dùng để liên lạc, gọi đài Radar
Paddy mà thôi. Còn các phi đoàn vẫn có các danh hiệu sử
dụng trên giấy tờ hành chánh và show off hàng ngày như:
-Phi đoàn 211 Thần Chùy – Gunships Sét Thần
-Phi đoàn 217 Thần Điểu – Gunships Hỏa Điểu
-Phi Đoàn 225 Ác Điểu – Gunships Diều Hâu
-Phi Đoàn 227 Hải Âu – Gunships Ó Biển
-Phi Đoàn 255 Xà Vương – Gunships Mãng Xà
-Phi đoàn 249 Chinook CH47 Mãnh Long
Xin nói sơ qua về Trực Thăng Vận của US Army.
Trước khi bàn giao các phi đoàn trực thăng UH-1H cho
Không Quân VNCH, thì quân đội Mỹ hoàn toàn nhận
trách nhiệm bốc và đổ quân trên chiến trường. Huấn luyện
các phi công trực thăng KQ/VNCH bay hành quân.
Chúng ta biết Mỹ là quốc gia nhà giàu đi đánh giặc, nên
lực lượng võ trang của họ rất hùng hậu.
Trước khi đổ quân Bộ Binh bằng trực thăng vận, thì họ
cho Pháo Binh, Khu Trục Cơ và xe Tăng vào quần nát
mục tiêu chiến trường, rồi mới đổ quân. Hơn nữa hợp
đoàn trực thăng vận của US Army bay rất hùng hậu.
US Army Combat Team gồm:
-1 Heli. C&C Command & Control hỗn hợp Việt Mỹ
-1 Hel. OH-6A và 1 Hel. LOH -58 thám sát và quan sát
-2 Cobra (AH-1G Gunships)
-5 Hel. Slicks Trực thăng vận đổ quân
-1 Hel. UH-1 nữa, sẽ bay vòng quanh bãi đáp thả khói,
tung hỏa mù, bao che hợp đoàn đồ quân.
Sau khi Phi, Pháo và xe Tăng quần nát bãi đáp nơi chiến
trường, rồi mới tới Trực Thăng C&C và Bộ Chỉ Huy BB
lên vùng hành quân, dẫn theo:
-1 Trực thăng cán gáo OH-6A bay sát mặt đất dò tìm địch
-1 trực thăng loại nhỏ LOH 58 mũi nhọn bay lưng chừng
phía sau, theo dõi hợp đoàn và chiếc OH6.
-LOH58 luôn bay cặp kè với 2 chiếc Cobra.
-2 Trực Thăng gunships Cobra bay ở cao độ 300 mét, tác
xạ dọn bãi đáp với OH6 + LOH58 và hộ tống đoàn slicks.
Lý do: Cobra phải bay cao vì các súng gắn cố định.
Không moving súng được như Gunships của VNAF do
các xạ thủ xử dụng quơ qua, quơ lại uyển chuyển khi tác
xạ. Cobra có hỏa lục rất mạnh. Một chiếc Cobra được gắn:
-1 cây Canon 20mm
-1 cây Minigun 6 nòng
-1 cây M79 bắn đạn nồi
-2 ống phóng Rockets. Mỗi ống loading 19 quả rockets
Do đó họ có dư vũ khí đạn dược, bao vùng thời gian lâu
-5 Slicks bốc quân. Mỗi Slick 2 cây đại liên M60.
US Army luôn luôn hành quân theo sách vở huấn luyện,
nên khi ra chiến trường, họ đổ quân chậm hơn VNAF.
Combat Team của họ dọn bãi đáp rất cẩn thận và tốn thời
gian. Slicks bốc quân thì phải cất cánh lấy cao độ đủ an
toàn, rồi hạ cánh phải từ từ, theo hướng dẫn của cặp Cobra
và LOH 58, đúng như sách vở chỉ dậy.
Còn trực thăng vận VNAF nhà nghèo, đánh nhanh và rút
gọn. Nếu hành quân ở vùng đồng bằng, hợp đoàn VNAF
khi bốc và đổ quân không cần cất cánh lấy cao độ, mà chỉ
bay Low Level, rồi đáp nhanh. Như vậy sẽ an toàn hơn
bay cao, tránh bị phòng không VC bắn hạ.

VNAF COMBAT TEAM: C&C bay cao, hướng dẫn hợp
đoàn bay đúng hướng đến đến target và về. Hai Gunships
hộ tống bay kè hai bên hợp đoàn slicks, dẫn hợp đoàn đáp
và rời bãi, về bốc quân lift khác.
Cuộc hành quân hỗn hợp, chiến dịch “Long Knife” ở Mộc
Hoá năm 1971:
-US Army đổ quân cánh hướng Đông
-VNAF đổ quân cánh hướng Nam tiến lên
Hợp đoàn US Army, đổ được 1 lift quân, thì
Hợp đoàn VNAF đổ được 2 lifts quân
(vừa tiết kiệm xăng, vừa tiêt kiệm thời giờ, lại tiến nhanh)
Đánh gọn, đánh nhanh và rút mau là chiến thuật của phe
VNAF chúng ta. Chiến thuật này, đã được quân đoàn khen
thưởng. Ngoài ra dân VNAF còn tung ra chiến thuật
“ĐÁNH MẠNH THỌC SÂU” cũng rất hữu dụng
VNAF Miệt Dưới

__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	uh-1h-huey.jpg
Views:	0
Size:	106.4 KB
ID:	1486669 Click image for larger version

Name:	Cobra-78_23107-photo-for-collections-link-300x193.jpg
Views:	0
Size:	25.8 KB
ID:	1486670
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 11-20-2019   #513
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Biệt Kích Dù

Người Tù Kiệt Xuất



Tôi đã nhiều lần định viết về những người tù kiệt xuất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: những anh em Biệt Kích Dù, những người “từ trên trời rơi xuống,” nhưng tôi cứ lần lựa mãi. Lười biếng thì chỉ có một phần. Lý do chính yếu là những người bạn tù mà tôi bội phần cảm phục ấy đang ở trong một tình trạng hết sức khó khăn. Chúng tôi đi cải tạo sau tháng 4 đen 1975, dù đớn đau, khổ nhục đến đâu, vẫn có tên, có tuổi, hằng tháng, hằng quý vẫn còn liên lạc được với gia đình. Anh em, bè bạn ở nước ngoài vẫn còn có chút âm hao để mà theo dõi. Những anh em Biệt Kích Dù thì đúng là “thượng diệt, hạ tuyệt” - không có quân bạ, quân số, không có tên có tuổi nào được đăng ký, không có chính phủ nào, quân đội nào công nhận có những con người ấy ở dưới tay.



Không được liên lạc với ai, coi như không còn hiện diện trên trái đất. Ở trên trời rơi xuống Bắc Việt vào đầu thập niên 60 thời Đệ Nhất Cộng Hòa, những anh em Biệt Kích Dù đã tham dự một cuộc chiến tranh tối mật (secret war). Những người tình nguyện tham gia cuộc chiến này đã tự coi như mình đã chết; nhảy xuống, tìm được địa bàn hoạt động, trà trộn được, ẩn dấu được là sống, là thi hành xong nhiệm vụ, nếu bị lộ, bị bắt, bị giết thì “Anh tự lo liệu cho cái thân anh, không có cơ quan nào, tổ chức nào đứng ra can thiệp hay bảo trợ cho anh được”. Những người tù “đứt dây rơi xuống này không được hưởng chút quyền lợi nào từ quy chế tù binh (Genève); các cơ quan nhân đạo quốc tế như Hội Hồng Thập Tự, Hội Ân Xá Quốc Tế cũng không biết làm sao để can thiệp, vì các anh đâu có quân bạ, quân số, đâu có tên có tuổi được đăng ký hợp pháp ở một chính phủ nào.

Dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, (thời tổng thống Ngô Đình Diệm), nghe nói đại tá Lê Quang Tung, em là thiếu tá Lê Quang Triệu phụ trách công tác này. Ở đàng sau có cơ quan tình báo hay phản gián nào của Mỹ yểm trợ hay không, điều này ai cũng hiểu là phải có, nhưng cơ quan nào: CIA hay thuộc cơ quan tình báo Ngũ Giác Đài, không ai dám đoan chắc, mà cũng không ai dám biết. Nghe nói những người được tuyển chọn vào Biệt Kích Dù tham gia vào cuộc chiến tranh tối mật, ngoài những người khả năng đặc biệt về nghiệp vụ như tình báo, truyền tin, phá hoại, trà trộn dưới đồng bằng, ẩn dấu trong rừng sâu, chiến đấu với đối phương, với bệnh tật, với thiên nhiên, được trang bị thật kỹ từ A đến Z về mưu sinh thoát hiểm, họ còn phải là những người tuyệt đối tin tưởng vào quốc gia, vào lãnh tụ. “Sống không rời nhiệm vụ, chết không bỏ lập trường” đó là vũ khí chung của anh em Biệt Kích.....

Như mọi người đã biết, cuộc chính biến 1 tháng 11 năm 1963 đã làm sụp đổ nền Đệ Nhất Cộng Hòa, anh em tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát; người rất thân tín, người ủng hộ đến cùng anh em tổng thống Diệm là anh em đại tá Lê Quang Tung, thiếu tá Lê Quang Triệu tất nhiên cũng bị triệt hạ theo. Các anh em Biệt Kích Dù sau tháng 11 năm 1963, khi anh em tổng thống Diệm chết đi, khi anh em người chỉ huy chiến dịch là Lê Quang Tung-Lê Quang Triệu bị hạ sát, đã bị rơi vào tình trạng rắn mất đầu. Sự tan vỡ như thế là không tránh khỏi. Không biết có một sự kiện “vỡ kế hoạch” vô tình hay cố ý nào không, nhưng các anh em Biệt Kích Dù ra Bắc lần lượt bị phát giác, bị truy bức, bị giết và bị bắt.

Không ai biết rõ hay biết mà không ai dám nói ra, đã có bao nhiêu Biệt Kích Dù ra Bắc, công trạng họ lập nên được những gì? Bao nhiêu người sống, bao nhiêu người chết? Chiến tranh tối mật nên những người thực hiện sống hay chết đều nằm trong bóng tối. Đó là quy luật của cuộc chơi. Một cuộc chơi quyết liệt và tàn nhẫn. Có nhiều người cho rằng trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, người có công nhất chưa chắc đã là viên thống soái chỉ huy ba quân tướng sĩ, mà người có công nhất có thể là người chiến sĩ vô danh chết chồng đống trong chiến hào, chết âm thầm trong rừng sâu, chết lạnh lùng dưới biển cả. Thời gian cũng như lòng người, đều vô tình như nhau. Nào ai còn nhớ trong biết bao nhiêu người chiến sĩ Biệt Kích Dù ra Bắc đầu thập niên 60 năm ấy, ai còn, ai mất?

o0o

Năm 1980 khi lũ tù cải tạo chúng tôi đến huyện Như Xuân, chốn rừng sâu Thanh Hóa, gần biên giới Lào, chúng tôi thấy đây là một trại tù mới dựng giữa rừng sâu. Trước đó, chắc trại Thanh Phong này chưa có trên bản đồ các trại tù miền Bắc. Đây là một trại tù “ẩn giấu”. Lũ tù cải tạo chúng tôi đến đây, thuộc loại được đánh giá là “ác ôn nợ máu” gồm thành phần An ninh, Phòng nhì, Trung ương tình báo, Chiến tranh chính trị, Bình định nông thôn... thành phần mà “Cách mạng” cho rằng có liên hệ với CIA. Nhưng so với anh em tù nhân lưu cựu ở đây thì chúng tôi chưa có kí lô nào hết. Chúng tôi ở phân trại mới K2; phân trại chính và có mặt ở đây trước là K1, nơi giam giữ tù nhân kêu bằng CIA, nhưng thực ra chính là anh em Biệt Kích Dù từ đầu thập niên 60 đã nhảy dù ra Bắc.

Lũ chúng tôi mới tới được đưa ra tắm suối. Chợt gặp hai người, lưng mang dao quắm, khiêng mửi người một bó nứa khá to. Hai người đặt bó nứa xuống và hỏi: “Các bác vừa ở Tân Lập, Vĩnh Phú xuống?” Chúng tôi gật đầu đồng ý. Hai người liền lật đật đứng nghiêm, giơ tay chào theo đúng lễ nghi quân cách và đồng thanh nói: “Chúng em là Biệt Kích Dù đây”.

Chúng tôi vừa xúc động, vừa hoang mang chưa biết nói năng gì thì một người vừa giơ ống tay áo lên lau mắt vừa nghẹn ngào: “Gần hai mươi năm nay chờ đợi các anh. Không ngờ lại gặp các anh trong tình cảnh này, đau đớn quá”.

Anh em Biệt Kích Dù về miền thượng du Thanh Hóa, gần biên giới Hạ Lào này trước chúng tôi chừng vài năm, sau khi đã trải qua những năm tháng tù đày khốn khổ ở những trại tù rùng rợn vùng biên giới phía Bắc: Trại Cổng Trời Hà Giang, trại “Mục xương” Cao Bằng hay trại Sơn La “âm u núi khuất trong sương mù”. Nếu quân “bành trướng Trung Hoa” không tấn công 6 tỉnh miền Bắc sát biên giới hồi đầu 1979, thì có lẽ anh em Biệt Kích Dù vẫn còn quẩn quanh nơi rừng núi phía Bắc.

Ở đâu anh em cũng bị “cất giấu” chốn rừng sâu, cách biệt hẳn với loài người. Một anh Biệt Kích nói với tôi “Coi như ở đây, trại Thanh Phong này là tụi em được gần gũi với ‘nhân dân’ nhiều nhất. Cũng vì thế nên mới được gặp các anh hôm nay”. Trong số các anh em Biệt Kích Dù ở trại Thanh Phong năm ấy (1980) người tù lâu nhất là 20 năm, người ít nhất là 17 năm. “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” chúng tôi đi cải tạo đã được 5 năm, đã thấy cuộc đời tù dài dằng dặc, nhưng so với anh em Biệt Kích Dù này thì thật là chưa thấm vào đâu. Anh em cải tạo tụi tôi vẫn còn liên lạc được với gia đình, vẫn nhận thư, nhận quà, có anh còn được người nhà từ trong Nam ra thăm nuôi nữa.

Mới đây một số anh em trẻ, cấp bậc nhỏ đã lác đác được về. Như vậy là ở cuối đường hầm chúng tôi đã có leo lét một vài tia sáng. Anh em Biệt Kích Dù thì từ 20 năm nay, hoàn toàn nằm trong bóng đêm, sống cách biệt hẳn với loài người, coi như những người “bị bỏ quên” trên hành tinh trái đất. Người tù truyền thuyết trong cổ tích Trung Hoa là ông Tô Vũ cũng chỉ chăn dê ở Hung Nô đâu có 17 năm. Xem ra thâm niên đi tù của ông Tô Vũ cũng còn thua xa anh em Biệt Kích Dù. Từ 20 năm nay, tù Biệt Kích chưa hề có ai được tha về. Không, cũng có một số anh em được về - nhưng... đó là “về với đất”.

KHẨU LỆNH BIỆT KÍCH DÙ

Phân trại K2 của chúng tôi nằm cách K1 nơi giam giữ anh em Biệt Kích Dù chừng 4 cây số đường rừng. Ở cách K2 chừng một giờ đi bộ còn có K3 - nơi giam tù hình sự dữ nhất: cướp của, giết người. Từ huyện lỵ Như Xuân, vào đến K1 khoảng 15 cây số. Ngày xưa, hồi kháng chiến chống Pháp cuối thập niên 40, đi vào khu 4, nghe nói đến địa danh Hồi Xuân, La Hán ở trên rừng là đã rợn người. Nhưng mà đường đến Hồi Xuân-La Hán so với đường vào trại Thanh Phong thì chưa đi đến đâu... Một người bạn có vợ thăm nuôi vào được đến Thanh Phong, gặp chồng rồi là cứ ôm chồng mà khóc. Người vợ đau khổ ấy không dám nói cho người chồng xấu số biết chị vừa trải qua những khốn khổ nào.

Chỉ biết chị đi từ huyện Như Xuân vào đây chưa đầy 20 cây số mà 2 ngày mới đến, phải ngủ giữa rừng. Cái gì đã xảy ra cho người đàn bà miền Nam một nách trên 30 ký quà cáp, không có xe phải đi bộ trên những con đường băng rừng lội suối. Nếu đang đi mà trời mưa đổ xuống thì là tai họa. Suối đang nông lội qua được, mưa xuống chẳng bao lâu là nó thành sông. Miền Trung đất hẹp, rừng không giữ được nước, nên trời đổ mưa xuống là nó theo sông theo suối cuốn trôi ngay ra biển. Suối liền trở thành sông. Người ở đâu ở đó làm gì có phương tiện sang sông nước đang lên cuồn cuộn. Nước lên rất mau mà xuống cũng mau. Người đàn bà đi thăm nuôi chồng phải nghỉ qua đêm ở một cái chòi vắng ven rừng. Đêm đến, những “con người thú” đã khai thác đến tận cùng thân xác và của cải người đàn bà thân cô thế yếu giữa rừng sâu. Sáng ra chị đã muốn cắn lưỡi tự tử, nhưng vì không muốn bỏ rơi mấy đứa con nhỏ còn ở lại Sài Gòn, nên chị mới lê tấm thân nhơ nhớp đến gặp chồng đang cải tạo. Quà cáp cũng bị cướp đi luôn. Hai vợ chồng cứ ôm nhau mà khóc.

Câu chuyện đau khổ ấy, dù người chồng câm nín không tiện nói ra nhưng dần dần anh em ai cũng biết. Nó trở thành một nửi âu lo âm ĩ trong đám tù cải tạo. Ai mà không mong một ngày nào đó được thăm nuôi, được gặp vợ, gặp con. Nhưng nếu vợ con mình, thân nhân của mình phải hứng chịu những tai vạ đau thương nhường ấy để được thăm nuôi mình thì khốn nạn cho vợ con mình quá. Nhưng lo thì lo vậy, biết tính làm sao. Thân mình còn chưa chắc là của mình thì còn lo cho ai được nữa.

Trước sự kiện mất an ninh, cướp bóc, hiếp đáp giữa đường như vậy trại cũng ra thông cáo là sẽ điều tra, sẽ trừng trị nhưng chưa thấy biện pháp nào cụ thể. Anh em Biệt Kích Dù thì ngược lại phản ứng tức thời. Đa số anh em Biệt Kích Dù ở đây là “diện rộng” tỏa ra đi lao động trên rừng. Trại Thanh Phong ngán ngại anh em Biệt Kích Dù nhưng trong thực tế, trại “nể” anh em. Trại nể anh em Biệt Kích Dù vì tác phong của họ, vì sự trên dưới một lòng của họ, nhưng lý do chính yếu nhất là vì Biệt Kích Dù chính là cái “túi tiền” của ban Giám thị trại. Trại tù ở trên rừng, đâu còn chấm mút được gì. Nhưng vì ở chốn rừng sâu, không ai léo hánh đến đây, nên trại dễ làm mưa làm gió.

Tục ngữ có câu “Nhất phá Sơn lâm, nhì đâm Hà bá”. Chỉ cần có nhân công biết nghề rừng, có kỹ thuật và có sức. Điều này thì không ai sánh được với Biệt Kích Dù. Rừng ở đây thuộc loại rừng đại ngàn nên gỗ quý thiếu gì, lại còn có quế. Quế Thanh Hóa xưa nay vẫn có tiếng trong nền y dược Đông Phương. Bây giờ không còn bao nhiêu nhưng một tổ anh em Biệt Kích Dù vẫn được lên rừng tìm quế cho trại trưởng Thùy “mồi”, nhưng bên ngoài gọi là đi lấu nứa. Anh em diện rộng Biệt Kích Dù có 3 đội đi rừng lấy gỗ. Lấy về trại xây dựng thì ít mà lấy gử súc đem ra Thanh Hóa bán chui thì nhiều.

Tôi được biết trại trưởng Thùy “mồi”, phân trại trưởng K2 Vũ B. ai cũng được anh em Biệt Kích Dù lo sẵn mửi người một số danh mộc (như lim, như sến, cán bộ vừa vừa thì có gỗ thao lao, bằng lăng) đủ làm một căn nhà bề thế ở quê nhà. Anh em Biệt Kích Dù như vậy là một thứ tù “thượng thừa” của trại. Tiếng nói của anh em rất được lắng nghe. Phần lớn anh em Biệt Kích Dù là hạ sĩ quan, có một số là dân sự nữa. Chỉ có một sĩ quan chỉ huy, đại úy Nguyễn Hữu Luyện. Chưa được gặp anh, nhưng tất cả anh em Biệt Kích Dù nói đến người chỉ huy của họ với tất cả lòng kính mến. Rất ít người được gặp vị sĩ quan Biệt Kích Dù này, vì anh không lao động, không đi ra ngoài. Tuy vậy, một mệnh lệnh của vị chỉ huy Biệt Kích Dù đưa ra, dù là ở trong cảnh tù đày, nhưng anh em Biệt Kích Dù vẫn tuân hành răm rắp.

Phản ứng trước sự mất an ninh con đường từ huyện Như Xuân đến trại, anh em Biệt Kích Dù đề nghị mở một “dịch vụ chuyên chở” từ huyện lỵ đến trại Thanh Phong. Lúc ấy đang có phong trào “hạch toán kinh tế”. Anh em Biệt Kích Dù có kế hoạch đóng 2 cái xe trâu, do trâu của trại kéo cùng với hai anh em Biệt Kích Dù phụ trách. Hai xe, một ra một vào, giúp cho thân nhân của anh em cải tạo viên có phương tiện đi lại, khỏi phải gồng gánh đi chân như trước, trại cũng có một nguồn thu ổn định. Hoặc có thể dùng xe trâu để chuyên chở nông lâm sản hay hàng tiêu dùng cho trại và dân chúng. Đề nghị này được chấp thuận và sau đó gia đình cải tạo viên tới thăm nuôi có xe trâu chở hàng, chở người, tuy chậm nhưng mà chắc, không bị dân vùng đó hà hiếp, bắt chẹt về giá cả gồng gánh - quà cáp và thân nhân tù cải tạo cũng được bảo vệ an toàn.

Cùng một lúc với việc đóng xe trâu chở hàng, chở người, anh em Biệt Kích Dù “diện rộng” đi “rỉ tai” khắp các vùng thôn bản xa gần trong huyện Như Xuân “khẩu lệnh” của Biệt Kích Dù. Khẩu lệnh như sau: “Thân nhân cải tạo viên ở trại Thanh Phong này là bà con ruột thịt của Biệt Kích Dù. Anh em Biệt Kích Dù xưa nay không động đến ai, nhưng thằng nào con nào động đến thân nhân anh em cải tạo, dù là về của cải, dù là về nhân thân, là Biệt Kích Dù nhất định không để yên. Luật của Biệt Kích Dù là “mất một đền mười”. Động đến thân nhân cải tạo viên, nhẹ là chặt chân, chặt tay, nặng là giết mà giết cả nhà. Biệt Kích Dù không có gì để mất, đã nói là làm”.

Từ đó về sau, thân nhân cải tạo viên trại Thanh Phong đi thăm nuôi an toàn tuyệt đối...

GẶP NGƯỜI CHỈ HUY BIỆT KÍCH DÙ

Hai cái xe trâu, một ra một vào từ trại Thanh Phong tới huyện Như Xuân do anh em Biệt Kích Dù phụ trách không những giúp cho thân nhân cải tạo viên thăm nuôi đi lại an toàn thuận tiện, mà còn là một đường dây giúp chúng tôi liên lạc với “thế giới bên ngoài”? Muốn “bắn” một cái thư khẩn cấp về Sài Gòn, muốn mua thuốc lào, thuốc lá, hay thuốc tây, báo chí... cứ nhờ anh Biệt Kích Dù đánh xe trâu. Chiều nào, vào khoảng ba, bốn giờ là xe trâu của anh Biệt Kích Dù cũng lịch kịch đi qua mấy lán của đội mộc, đội rau, đội mía, đội nông nghiệp tụi tôi ven đường. Biệt Kích Dù hầu như quen biết hết cán bộ coi tù. Anh em có “mánh” để giao thiệp với họ. Bao giờ anh em cũng làm đầy đủ thủ tục đầu tiên: đồng quà, tấm bánh, ít ra cũng là điếu thuốc có cán, hay là tờ báo.

Cán bộ nào tới đây cũng nhờ vả anh em Biệt Kích Dù không ít thì nhiều. Vài bó nứa sửa lại cái căn nhà, cây tre làm cột, ít vòng mây buộc lại cái cổng, cái giàn hoa. Cán bộ có chức có quyền thì như đã nói, anh em Biệt Kích Dù “đấm mõm” hết: không một bộ khung nhà bằng danh mộc thì cũng gỗ súc hay đóng bàn đóng ghế. Trên 250 anh em Biệt Kích Dù ở K1 làm đủ mọi thứ nghề, cung cấp nhân lực và kỹ thuật cho hoạt động của toàn phân trại K1. Diện rộng đi rừng lấy gỗ, lấy nứa, lấy mây - ở nhà thì có các đội mộc, đội rèn, đội xây dựng, đội chăn nuôi... anh em Biệt Kích Dù bao thầu hết. Tù thâm niên 20 năm có khác. Biết rõ hết đường đi nước bước của cán bộ coi tù.

Trên nguyên tắc trại Thanh Phong K1 đặt dưới quyền chỉ huy của trại trưởng, trung tá Công An Thùy “mồi”, nhưng trên thực tế anh em Biệt Kích Dù suốt 20 năm tù đày gian khổ, vẫn tuân hành tuyệt đối mệnh lệnh của vị chỉ huy của họ, đại úy Nguyễn Hữu Luyện. Đây là một con người huyền thoại. Chúng tôi nghe đến tên anh từ lâu nhưng chưa bao giờ được gặp, vì anh không đi lao động ở ngoài. Anh em Biệt Kích Dù đều tỏ ra rất nghiêm trang, rất kính cẩn mỗi khi nhắc đến “ông thầy” của họ. Truyện về đại úy Biệt Kích Dù này khá nhiều, đầy vẻ hoang đường, truyền thuyết. Đây là người sau 20 năm bị bắt vẫn còn tuyên bố: “Tôi Nguyễn Hữu Luyện, đại úy Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa... tôi chưa thua các anh.

Tôi mới thua một trận, chưa thua cuộc chiến này”. - Bắt Nguyễn Hữu Luyện đi lao động, anh nói: “Các anh có thể giam tôi, bắn tôi, nhưng danh dự của một sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa không cho phép tôi làm những công việc mất nhân cách. Quy chế sĩ quan không cho phép tôi làm như vậy”. Anh đã bị kiên giam nhiều năm tại rất nhiều trại rùng rợn, dã man nổi tiếng, nhưng Nguyễn Hữu Luyện trước sau vẫn là Nguyễn Hữu Luyện, không thay đổi, không khiếp sợ, không khuất phục. Việc Nguyễn Hữu Luyện, không đi lao động như mọi tù nhân khác từ gần 20 năm nay đã trở thành một nề nếp đặc biệt, các trại tù ngoài Bắc dù muốn dù không đều phải chấp nhận.

Người ta chưa lường được hết quyền năng của Nguyễn Hữu Luyện đối với anh em Biệt Kích Dù như thế nào. Khi cần Nguyễn Hữu Luyện ra lệnh là tất cả anh em Biệt Kích Dù nghỉ hết. Như bữa ở trại Thanh Phong có một anh em Biệt Kích Dù ho “tổn” nhiều năm không có thuốc nên anh “về nước Chúa”. Phần lớn các anh em Biệt Kích Dù đều là người Thiên Chúa Giáo nhiệt thành, kể cả Nguyễn Hữu Luyện. Nói chuyện với anh em Biệt Kích Dù họ đều nói “anh em lãnh tụ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu chúng tôi chưa có chết. Còn ẩn lánh đâu đó... Lãnh tụ chúng tôi ngày nào đó sẽ trở về...”. Nghe anh em Biệt Kích Dù ho tổn nằm xuống, các đội Biệt Kích Dù khi có lệnh xuất trại đều ngồi yên không đi làm.

Họ nói “được lệnh của đại úy Nguyễn Hữu Luyện, anh em Biệt Kích Dù ở nhà để lo hậu sự cho người anh em vừa mới mất”. Cán bộ trực trại đến hỏi Nguyễn Hữu Luyện tại sao ngăn trở việc điều hành của trại. Nguyễn Hữu Luyện trả lời: “Các anh tôn trọng đồng chí của các anh thì chúng tôi cũng yêu thương đồng đội của chúng tôi. Nghĩa tử là nghĩa tận, anh em chúng tôi phải ở nhà để một lần cuối cùng vĩnh biệt người nằm xuống”. Sau điều đình mãi, chỉ có đội Biệt Kích Dù lo về cơm nước cho phân trại và bộ phận chạy máy điện là đi làm, kỳ dư anh em Biệt Kích Dù khác đều nghỉ hết.

Gặp gỡ anh em Biệt Kích Dù, nghe chuyện kể về đại úy Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện tôi vừa tự hào vừa buồn bã. Tự hào vì đồng đội đã có những người kiệt xuất như vậy, buồn bã vì nhìn lại bản thân, nhìn anh em xung quanh mình thấy khá nhiều người bất xứng. Những năm tháng trong trại tù giữa rừng núi Thanh Phong, anh em Biệt Kích Dù đối với chúng tôi, vừa là một đường dây yểm trợ vật chất, mà cao trọng hơn, còn là một nơi nương tựa tinh thần.

o0o

Tết năm 1982. Một số lớn anh em trong trại K2 đã chuyển về Nam. Đội văn nghệ nghiệp dư của tụi tôi thiếu rất nhiều “nhân tài” nhưng vẫn phải trình diễn cho anh em vui Tết. Thiếu người, thiếu tiết mục, chúng tôi nhập luôn đội múa lân vào đội văn nghệ cho xôm tụ. Không ngờ đội văn nghệ “què” như vậy, Tết lại phải đi “lưu diễn” trên K1 và K3. Mùng 2 chúng tôi lên K1 - đường dài 4 cây số chúng tôi đi gần hai tiếng đồng hồ, khoảng gần 9 giờ mới tới. Một đại diện anh em Biệt Kích Dù nói rằng: “Chẳng mấy khi được đón tiếp các anh bữa nay, anh em K1 chúng tôi xin hạ một con heo để đón mừng anh em văn nghệ”. Tôi được biết sau này sự hậu đãi ấy là do ý kiến của đại úy Nguyễn Hữu Luyện đề xuất. Chưa bao giờ đội văn nghệ tù chúng tôi được tiếp đón long trọng và săn sóc chu đáo như vậy. Theo chương trình, đội văn nghệ trình diễn buổi trưa, diễn xong ăn uống rồi về.

Đang trông nom cho anh em dựng sân khấu ở hội trường, chợt có một anh em Biệt Kích Dù đến bên tôi khẽ nói: “Anh Luyện em mời anh vô trong lán uống trà”. Đi lên đây K1, ước mong thầm kín của tôi là được gặp người sĩ quan Biệt Kích Dù truyền thuyết ấy. Xem con người thật và con người “huyền thoại” giống nhau, khác nhau ra sao. Tôi vội vàng theo người anh em Biệt Kích Dù đi vào trong lán. K1 cũng như K2, K3 lán tù thường tối và thấp. Đi qua hai ba căn nhà dài hôi hám, mờ mịt tôi tới một căn buồng đầu lán. Vừa bước chân vô chưa kịp định thần, tôi đã thấy một con người cao lớn, mắt sáng trán cao đứng phắt dậy, chụm chân theo động tác quân sự, giơ tay chào đúng lễ nghi quân cách, miệng nói: “Mes respects, mon colonel!”.

Tôi thảng thốt không biết phản ứng ra sao. Đi tù 5, 6 năm nay, mình là giai cấp đang bị triệt tiêu, là tù nhân đứng hàng thứ bét của nấc thang xã hội, tại sao lại có người chào mình trân trọng như vậy. “Mes respects, mon colonel” đây là lễ nghi theo kiểu Pháp. Bao nhiêu năm nay, có nghe thấy, nhìn thấy kiểu chào này đâu. Mình bây giờ, là tù khổ sai biệt xứ, đâu còn gì mà “kính chào trung tá”.

Tôi vội vàng tiến tới nắm lấy tay người đang đứng cứng người chào tôi theo đúng lễ nghi quân cách mà hỏi: “Thưa anh, anh là Nguyễn Hữu Luyện?” Người ấy, vẫn đứng nghiêm, chỉ đưa tay xuống rồi nói tiếp: “Vâng thưa anh, tôi là Luyện”, “Anh Luyện ơi, anh làm vậy tôi khó xử quá, thời buổi này, anh em mình gặp nhau là quý”. Lúc ấy, Nguyễn Hữu Luyện mới rời bỏ tư thế đứng nghiêm, khẽ nói “Thưa anh, anh vẫn cứ phải cho phép tôi làm như vậỵ. Dù sao chăng nữa, anh vẫn là đàn anh của tôi”.

Nguyễn Hữu Luyện học khóa 4 phụ Thủ Đức. Tôi học khóa 2 có ra trường trước anh vài khóa thật, nhưng 20 năm qua, nếu anh còn ở lại miền Nam, với khả năng ấy, thiện chí ấy, không biết anh đã lên tới cấp nào, đâu có lẹt đẹt như tôi. Khóa 5 Thủ Đức đã có người lên tướng. Nhưng đối với người như Nguyễn Hữu Luyện, theo tôi cấp bực là thứ yếu, nhân cách mới là chính yếu. Ở trong quân đội miền Nam, về nhân cách, ai xứng đáng là đàn anh của đại úy Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện bây giờ?

Sau một tuần trà, Nguyễn Hữu Luyện chậm rãi nói nhỏ với tôi: “Có một ‘thằng em’ vừa nhận được một cái tin rất lạ, rất mới. May là lại được gặp anh hôm nay ở đây. Được biết anh vốn là một nhà báo. Xin anh cho ý kiến về tin vừa mới nhận này”. Nói xong Nguyễn Hữu Luyện ra dấu cho một anh em nào đó đứng gần bên “Gọi Th. lên đây”. Trước khi Th. tới, anh Luyện có cho tôi hay Th. là một biệt kích dù cấp bậc thượng sĩ chuyên lo về truyền tin. Th. là một chuyên viên về địa hạt này. Hai chục năm bị bắt nhưng Th. vẫn xử dụng được tay nghề. Ở ngoài Bắc lúc ấy, tiêu chuẩn của một người “phấn đấu tiến bộ” là đạt 3 Đ: xe đạp, đồng hồ và Đài (radio).

Trong hàng ngũ cán bộ thì công an vốn là một nơi an toàn mà “kiếm được”. Chỉ có hàng ngũ bộ đội là phải đi chiến trường chết banh thây mất xác hoặc phải đóng quân ở những nơi đầu sóng ngọn gió nghèo mạt rệp mà thôi. Cán bộ Công an tương đối có nhiều người đạt tiêu chuẩn 3 Đ. Nhưng đài ngoài Bắc phần lớn thuộc loại xưa, khó xài, dễ hỏng. Vì vậy nên chuyên viên truyền tin Th. luôn luôn có việc làm. Một lát sau, anh Th. lên gặp chúng tôi. Anh nói rằng: “Em sửa đài cho cán bộ quanh năm không lúc nào hết việc. Nhưng không bao giờ em sửa đài xong xuôi, rốt ráo. Lúc nào em cũng phải lấy cớ này, cớ kia để giữ lại bên mình một cái đài “chạy được”.

Em giữ lại để đeo “ê-cút-tưa” vào nghe tin tức một mình. Thưa anh, tối hôm qua, mùng 1 Tết, chính tai em nghe có một ông tướng Mỹ mà em không nhớ được tên đang ở Việt Nam, nói chuyện với các nhà lãnh đạo Hà Nội về vấn đề cựu chiến binh Mỹ mất tích, về tù nhân chính trị... Lần đầu tiên chính tai em nghe là những biệt kích nhảy dù ra Bắc đầu thập niên 60 cũng được xét đến trong dịp gặp gỡ này. Thưa anh, vài chục năm nay nghe đài, đây là lần đầu em nghe đài nhắc đến số phận tụi em. Chúng em là những người bị bỏ quên, coi như đã chết rồi. Không số quân, không tên tuổi, không nơi nào nhận. Chúng em là những người “đứt dây rơi xuống luôn luôn sống ở một xó rừng góc núi ‘trên không chằng, dưới không rễ’, không còn liên hệ gì với xã hội loài người.

Bây giờ em nghe tin ông tướng Mỹ sang Hà Nội nói đến số phận tụi em, em nghe xong mà tự nhiên nước mắt chảy ròng ròng... không biết là mơ hay thật đây”. Tôi vội cầm lấy tay người thượng sĩ Biệt Kích Dù mà nói: “Đúng đấy bạn ơi, thời gian này ông tướng Vessey, đặc sứ (special envoy) của tổng thống Mỹ Reagan đang viếng thăm Hà Nội. Các báo Việt Nam đều nhắc đến sự kiện này. Tin mà bạn vừa nghe được rất đáng tin cậy”. Nguyễn Hữu Luyện vội chen vào “Làm sao mình tin được đài Hà Nội”. Tôi nói tiếp “Đây là một sự kiện có tính cách quốc tế, truyền thông thế giới đều theo dõi sự viếng thăm của tướng Vessey, nên đài Hà Nội dù muốn dấu cũng khó lòng. Vả chăng tin tức của khối Xã Hội Chủ Nghĩa xưa nay chỉ loan những tin nào có lợi cho họ.

Tin bất lợi, họ quên đi ngay. Việc tướng Vessey đến Việt Nam, ở bên trong chắc đã có một thỏa thuận nào có lợi cho Hà Nội không mặt này thì mặt kia. Mình chưa biết được sự thỏa thuận ấy đến đâu, chi tiết ra sao, nhưng việc loan tin sự hiện diện của đặc sứ Vessey đến Hà Nội, nhìn chung là một chỉ dấu thuận lợi cho lũ tù nhân chúng ta, đặc biệt là đối với các anh, những người mà trên 20 năm nay họ cố ý hay vô tình quên lãng. Nguyễn Hữu Luyện trầm ngâm “Như bản thân tôi và anh em chúng tôi ở đây đã từng rút kinh nghiệm không nên tin tưởng nhiều quá vào người Mỹ” - “Đồng ý trên nguyên tắc, nhưng trong số những người Mỹ còn nhớ đến đồng minh cũ, còn lưu ý đến số phận khốn khổ của chúng ta thì ông Reagan này là số 1.

Nếu năm ngoái cái tên Mỹ khùng nào nó bắn ông ấy chết thì chúng ta còn vất vả hơn nhiều. Bây giờ đặc sứ của ông Reagan, tướng Vessey sang đây có đích thân nhắc đến Biệt Kích Dù thì tôi nghĩ sớm muộn trường hợp các anh sẽ được giải quyết. Các bạn có thể được về...”. Một nụ cười mơ hồ trên khuôn mặt Nguyễn Hữu Luyện. Anh như nói một mình “Được về, được về, mà về đâu....”

Lời bình Mao Tôn Cương của tôi hồi đầu năm khi lưu diễn ở K1 không ngờ được chứng nghiệm. Đến giữa năm 1982, có hai lượt thả Biệt Kích Dù, mỗi lượt trên dưới 100 người. Chuyện không ai ngờ mà tới. Ông tướng Vessey đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan đã giở lại chồng hồ sơ mật đầu thập niên 60, can thiệp với Hà Nội để cho những Biệt Kích Dù bị giam trên dưới 20 năm ở nơi thâm sơn cùng cốc được trở về hội nhập với loài người.

Cùng thời gian đó chương trình “nước sông công tù” đem cải tạo viên đến khai hoang những vùng rừng núi âm u (như trại Thanh Phong huyện Như Xuân giáp với Hạ Lào này) trở thành nông trường, lâm trường, rồi đem gia đình cải tạo viên lên chỉ định cư trú ở những chốn rừng sâu nước độc, cũng được dẹp bỏ luôn. Phần lớn anh em tù chính trị được chuyển về Nam hay đổi đi trại khác. Đến cuối năm 1982, trại Thanh Phong K2 chỉ còn lại trên 50 tù chính trị. Còn lại toàn là tù “đui, què, mẻ sứt” già yếu, bịnh tật... hay là thuộc loại “không tiện cho về Nam”. Tôi thuộc số trên 50 người còn lại này. Ngày 14 tháng 11 năm 1982 trên nguyên tắc phân trại tù chính trị K2 giải thể. Những người tù còn lại đi ra K1. Ở đây tù chính trị sẽ cùng anh em Biệt Kích Dù còn lại lên xe đi đến một trại khác ở Nghệ Tĩnh: Trại Tân Kỳ.

VỀ TRẠI TÂN KỲ

Trại Tân Kỳ này là một trại “trung chuyển”. Bao nhiêu tù chính trị ra Bắc còn lại hồi 76-77 trước khi về Nam về tập trung ở trại nầy và có một số khác ở trại Ba Sao, Hà Nam Ninh. Trại Tân Kỳ này chứa đựng đủ loại tù: tù chính trị, tù CIA, tù Biệt Kích, tù Fulro, tù hình sự thứ dữ. Trại này có 2 khu, khu Tây và khu Đông. Chúng tôi gọi là “Tây Đức” và “Đông Đức” vì khu Tây tương đối dễ thở hơn khu Đông. Ở đây tôi gặp được nhiều loại người: ông Võ Tr. lãnh tụ VNQĐD ở miền Trung, Quảng Ngãi, linh mục duy nhất Trần Hữu L., những ông tướng Fulro, mấy ông thủ tướng, bộ trưởng “chính phủ trong bóng tối” và đặc biệt tôi được ở cùng lán với người thủ lãnh Biệt Kích Dù. Chính trong thời gian này, vì chung đụng, gần gũi nên tôi mới được hiểu thêm về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện.

Anh em Biệt Kích Dù về trại Tân Kỳ (Nghệ Tĩnh) chỉ còn độ trên 50 người. Vì có tay nghề riêng nên các anh em Biệt Kích Dù được biên chế về các đội chuyên môn như đội mộc, đội rèn, đội chăn nuôi... Riêng thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện lại chuyển đến một đội khác, đội rau. Tôi xưa nay đi tù cũng có chút “chuyên môn” nên ở đây, trại mới, tôi cũng được xử dụng đúng theo “tay nghề”: chuyên trị về phân và nước tiểu. Ở các trại, đội rau nào cũng cần đến loại phân bón này. Tôi nghiệm ra ở các trại cũ như Yên Hạ (Sơn La), Tân Lập (Vĩnh Phú), Thanh Phong (Thanh Hóa) và bây giờ ở đây Tân Kỳ, đồng nghiệp phân tro của tôi thường được tuyển lựa trong mấy ngành Quân huấn, Quân pháp hay Chiến tranh chính trị.

Đồng nghiệp cũ của tôi là thượng tọa nguyên giám đốc Nha Tuyên úy Phật giáo, là mục sư Tin Lành, là thẩm phán Tòa án Quân sự, là giáo sư Trường Võ Bị Quốc Gia v..v... Ở đây thì đại loại cũng như vậy, ở khu Tây Đức này có 4 lán, có 4 người lo về nhà cầu thì 1 là biện lý, 1 là đại đức, 1 là ông thầy dạy Anh văn trường Chiến tranh Chính trị và tôi. Sự tuyển dụng “trước sau như một” này là chấp hành đúng tinh thần “Mao-ít”: “Chữ nghĩa không bằng cục phân”. Tôi lại nhớ đến thái độ của đại úy Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện khi anh nhất định không đi lao động. Ở đây cũng như ở các trại khác từ trên 20 năm qua, và đã trở thành biệt lệ, Nguyễn Hữu Luyện được biên chế về đội rau nhưng anh nhất quyết không đi làm.

Toán “nhà cầu” tụi tôi khoảng 10 giờ sáng là công việc tạm xong. Phân, nước tiểu đã dọn sạch, chuyển cho đội rau. Nhà cầu đã quét tước, rắc vôi. Lúc bấy giờ là lo đi tắm vì dù đã đeo khẩu trang, bịt mũi bịt mồm, nhưng tự thấy thân thể mình hôi hám quá. Mùa nực được đi tắm là một cái sướng, nhưng mùa rét mà phải đi tắm trong khi bụng đói cồn cào lại là một cực hình. Nước suối lạnh cắt da, mấy tên tù mặt mũi xám xịt, thân thể gầy còm, co ro run rẩy, ngần ngại đứng bên bờ suối. Nguyễn Hữu Luyện không lao động, người luôn luôn sạch sẽ, nhưng ngày nào dù rét đến đâu Luyện cũng cùng chúng tôi đi tắm. Người lội xuống suối đầu tiên là Luyện. Anh nói: “cứ ào một cái là xong”. Cái lạnh ở miền Trung này đối với Nguyễn Hữu Luyện xem ra không có nghĩa lý gì. Anh bao nhiêu năm nằm trong hốc đá ở trại cổng trời Hà Giang. Bao nhiêu năm cùm kiên giam trong trại mục xương Cao Bằng. Ở miền cực bắc nước ta, cái lạnh còn ác liệt hơn nhiều. Người tù Biệt Kích trên 20 năm, đi qua mọi gian lao thử thách bằng một câu nói vô cùng giản dị: “Cứ ào một cái là xong”.

Ở gần bên, trong cùng một lán, tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện sống như một thiền sư. Trong tù có một vấn đề hết sức quan trọng là ăn. Ai cũng đói mờ người. Bữa ăn và cái ăn là giấc mơ lớn nhất của tù. Nhưng đối với Nguyễn Hữu Luyện hình như anh coi rất nhẹ vấn đề ăn. Anh được phát đồ ăn thế nào, ăn thế ấy, mà ăn rất lẹ, rất nhanh, không biết anh ăn lúc nào. Không thấy anh phàn nàn bao giờ về vấn đề đói. Hình như anh ở tù lâu quá, đói trở thành thường trực nên anh đã quen đi. Một vài anh em được thăm nuôi, hoặc nhận quà, có lòng quý mến anh, biếu anh cục đường, nắm xôi, tấm bánh hay mời ăn một bữu cơm, nhưng trước sau không thấy anh nhận của ai một tặng vật nào. Tôi một bữa nhận quà có đưa đến anh một chiếc bánh chưng nho nhỏ. Anh nhất định chối từ. Tôi mới nói: “Chỗ anh em sao anh kỹ quá”. Nguyễn Hữu Luyện cười cười, nắm tay tôi mà nói nhỏ: “Bao nhiêu năm tôi tập cho cái bao tử nó đòi hỏi thật ít. Bây giờ anh em cho tặng vật, ăn vào nó quen dạ đi thì lại khổ đấy anh ạ”.

Nhưng có một thứ mà ai cho anh cũng nhận. Nhận một cách hân hoan. Đó là xà bông. Không hiểu sao, Nguyễn Hữu Luyện có một nhu cầu về tắm rửa, về sạch sẽ một cách lạ lùng. Xà bông đối với anh thật là cần thiết. Như đã nói ở trên, chúng tôi dân “nhà cầu” làm việc xong, mình mẩy hôi hám nên cực chẳng đã mùa rét mà phải đi tắm. Nguyễn Hữu Luyện không đi lao động mà trưa nào cũng ra suối với chúng tôi.

Nguyễn Hữu Luyện người rất cao, ít ra là 1,75m. Quần áo trại phát anh mặc vào ngắn cũn cỡn. Người đã cao anh lại còn đi đôi guốc mộc do anh đẽo lấy nên trông lại càng lênh khênh. Đi tù anh nào anh nấy chân nứt nẻ, bè ra như tổ tiên giao chỉ, riêng Nguyễn Hữu Luyện chân trắng bóc, gót đỏ hồng. Trông gót chân của người Biệt Kích Dù đi tù trên 20 năm tôi bửng nhiên nhớ đến 2 câu thơ của Vũ Hoàng Chương thuở nào:

Ta van cát bụi trên đường
Dù nhơ dù sạch đừng vương gót này

Trong món đồ hàng ngày đi tắm của Nguyễn Hữu Luyện có một vật rất lạ, rất ít có ở đây. Tù đi tắm thì cứ thế cởi truồng ra, vục tay xuống suối mà kỳ cọ, tắm rửa. Hoặc buổi sáng có ra giếng rửa mặt thì cũng chỉ mang cái thùng kéo nước với bàn chải đánh răng là cùng. Nguyễn Hữu Luyện đi tắm khác với người ta, mang theo một cái chậu men xanh thật đẹp. Màu men óng ả chói ngời... tương phản rõ rệt với màu cố hữu của trại tù là màu xám xịt. Tôi mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện: “Ở đâu mà có cái chậu men xinh đẹp vậy?” Nguyễn Hữu Luyện trả lời: “Tôi cũng không ngờ là tôi lại nhận cái chậu này. Của tên trại trưởng trại “mục xương” ở Cao Bằng tặng cho tôi đấy.

Cao Bằng giáp với biên giới Trung Hoa nên vẫn có hàng lậu đi từ Trung Quốc sang. Cái chậu này là đồ làm từ Quảng Châu có nhãn hiệu chỉ rõ. Dạo cuối thập niên 70, tên trại trưởng Thiếu tá Công an nó hành tôi ghê lắm. Nhất định nó bắt tôi đi lao động. Tôi thì nhất định không đi. Nó liền cùm chân. Cùm chán rồi đem xuống hầm tối. Rồi bắt nhịn ăn. Mùa lạnh nó còn đổ nước xuống hầm nữa. Tôi người Công giáo nên tôi cầu Đức Mẹ Maria, trong cơn thập tử nhất sinh, tôi cũng cầu luôn Phật Bà Quan Âm nữa.

Nó hành tôi mãi năm này sang năm khác mà cuối cùng tôi vẫn còn sống. Nhưng mà chết thì thôi, tôi nhất định không đi lao động. Không chịu thua chúng nó”. - “Như vậy thì tên trại trưởng này nó hận anh ghê lắm, tại sao nó lại tặng anh cái chậu này?”- “Tôi cũng không biết nữa, hắn hành tôi luôn mấy năm, nhưng cuối cùng hắn thả tôi ra khỏi hầm kiên giam. Một bữa hắn cho gọi tôi lên. Hắn nói: “Tôi sắp đổi đi trại khác, có phải anh ưa tắm rửa lắm phải không? Tôi tặng anh cái chậu Trung Quốc này”. Tôi từ chối nhưng hắn ta cứ để cái chậu lại, rồi bắt tay từ biệt. Chẳng đặng đừng, tôi phải giữ cái chậu men xanh này, mà tôi cũng không hiểu tại sao hắn lại làm như thế”.

TẤM HÌNH NHẬN ĐÊM CUỐI NĂM

Ở cùng lán tôi thấy Nguyễn Hữu Luyện là một người ít nói, ít giao thiệp. Không đi làm, cả ngày tôi thường thấy anh ngồi quay mặt vào tường, kiểu thiền sư diện bích. Nhưng không phải anh ngồi thiền mà anh đọc sách. Một cuốn sách dày để trước mặt. Anh người Công giáo, tôi tưởng anh ngày ngày đọc thánh kinh. Nhưng một hôm tôi biết là không phải. Một buổi chiều anh mời anh bạn giáo sư Anh văn lại chỗ anh. Anh hỏi về văn phạm, về cách đọc một vài chữ khó. Thì ra cuốn sách dày anh luôn để trước mặt là một cuốn tự điển Anh Việt. Bạn tôi hàng ngày ngồi học thuộc từng trang tự điển. Tôi mới hỏi: “Ông học Anh văn kiểu ấy thì bao giờ cho xong?” Luyện trả lời: “Được chữ nào hay chữ nấy mà cũng để cho nó quên ngày quên tháng đi ông ơi”.

Nhưng học Anh văn, theo tôi nghĩ rất khó mà tự học. Còn văn phạm còn cú pháp, còn cách đọc, cách nhấn... làm sao cho người ta hiểu. Ông bạn giáo sư Anh văn và tôi cùng dân “nhà cầu” nên ở gần nhau. Thỉnh thoảng buổi chiều, buổi tối Nguyễn Hữu Luyện lại tới rù rì bàn chuyện tiếng Anh. Ở trong trại cải tạo, tiếng nước ngoài, đặc biệt là tiếng Pháp, tiếng Anh nguyên tắc là cấm chỉ. Nhưng dạo này ở Sài Gòn có phát hành tuần san Nga Sô ấn bản tiếng Anh gọi là New Time. Vì nhu cầu đọc báo cũng như nhu cầu tìm học tiếng Anh, nên tờ New Time anh em nhận được từ gia đình gởi tới khá nhiều. Thấy sách báo của đàn anh Nga Sô vĩ đại là cán bộ trực trại gật đầu cho nhận. Anh em đọc New Time với quan niệm “Nó nói gì, kệ cha nó - miễn là mình có tài liệu học Anh văn”. Nguyễn Hữu Luyện là người tìm đọc New Time kỹ nhất.

o0o

Chúng tôi về trại mới Tân Kỳ đã được gần 3 tháng. Anh em Biệt Kích Dù được tha về từ trại cũ Thanh Phong có lẽ cũng đã được trên dưới nửa năm. Đã gần tới Tết, sắp sang năm mới 1983. Anh em nhận được quà nhà gởi “đông” hơn dạo trước. Trại này ở gần ngay huyện lỵ Tân Kỳ nên thư từ, quà cáp tới mau hơn Thanh Phong nhiều. Tôi nhận thấy hằng ngày vào khoảng buổi chiều sắp sửa đóng cửa lán, thế nào cũng có một vài anh em Biệt Kích Dù đến nói điều gì đó với Nguyễn Hữu Luyện, như là “báo cáo” hằng ngày của anh em với chỉ huy trưởng. Vừa có một sự kiện đặc biệt xảy ra với anh em Biệt Kích Dù. Trên 20 năm nay, anh em Biệt Kích Dù không bao giờ nhận được thư, được quà... Anh em là những người bị bỏ quên trong xã hội loài người.

Nhưng gần đến Tết năm 1983, có trên 10 gói quà gửi đến cho một số anh em Biệt Kích Dù. Những anh em được về từ nửa năm trước đã họp nhau gửi quà cho những người còn ở lại. Trong một buổi tối lên ngồi nói chuyện với tụi tôi, Luyện kể: Một số lớn anh em được về nhưng không còn liên lạc được với gia đình nữa. 20 năm qua gia đình xiêu tán không còn nhận được âm hao. Có anh thì vợ đã lấy chồng khác, đã an phận với một cuộc đời mới từ mười mấy năm qua. Ván đã đóng thuyền, người trở về không muốn gây phiền muộn cho cố nhân làm gì nữa. Những anh em tìm lại được thân nhân, gia đình phải nói là rất hiếm.

Vì vậy nên một số lớn anh em Biệt Kích Dù sau khi đi tù 20 năm biệt xứ trở về đành tụ họp cùng nhau, tùy nghề nghiệp, tùy hoàn cảnh mà quây quần bên nhau xây dựng một cuộc đời mới, trong một xã hội mới đầy khó khăn, thù hận. Cuộc sống mới của anh em hẳn là vất vả, gian nan, nhưng những món quà của anh em ở ngoài gửi vào cho anh em ở lại đều là những đồ gia dụng cả: gạo nếp, gạo tẻ, mì, trứng muối, thịt ướp, cá khô, cá hộp v.v... những thứ cần thiết cho một ngày Tết cổ truyền. Anh em được về như vậy đã không quên những người ở lại.

Tôi có nghe buổi chiều Luyện dặn một anh em Biệt Kích Dù “sẽ họp lại ăn chung”. Một số anh em nhận được quà, được thư, nhưng bản thân Nguyễn Hữu Luyện thì không. Anh là người ít nói, không thích tỏ bày nên tôi cũng không tiện hỏi. Không biết gia đình của anh bây giờ ra sao? Có thể bản tính anh kín đáo, hoặc là nghề nghiệp Biệt Kích, được huấn luyện về bảo mật quá kỹ nên anh không muốn nói về mình; hay là những năm tù kiên giam trong hầm đá đã làm cho anh quen đi với bóng tối và im lặng. Tôi không biết nữa. Tôi chợt nhớ đến chi tiết khi tôi gặp anh lần đầu ở trại Thanh Phong, sau khi nghe tin đặc sứ của tổng thống Mỹ Reagan, tướng Vessey can thiệp thì các anh em Biệt Kích Dù có thể được về, Nguyễn Hữu Luyện đã âm thầm khẽ nói “được về, được về... mà về đâu?”

Bây giờ tôi mới hiểu hơn hai chữ “về đâu” của Nguyễn Hữu Luyện. Không biết anh có còn gia đình, có còn người thân chờ đợi? Trên 20 năm biệt xứ, không thư từ, không liên lạc, không tin tức... đâu phải người đàn bà nào cũng bền gan hóa đá vọng phu? Cái dấu hỏi sau 2 chữ “về đâu” của Nguyễn Hữu Luyện là hoàn toàn hữu lý. Gần Tết năm nay, khi một số khá đông anh em Biệt Kích Dù đã có tin tức... tôi băn khoăn, hồi hộp lo lắng cho tình trạng của anh mà không dám nói ra. Đây là một vấn đề riêng tư rất tế nhị, có khi thiêng liêng nữa, không nên vội vàng đề cập tới.

Một buổi tối Nguyễn Hữu Luyện đến với tụi tôi, dáng điệu hấp tấp hơn thường lệ, trên tay không cầm tờ New Time như mọi khi mà thay vào đó là một bao thư. Chuyến quà buổi trưa vừa tới có thêm một số gói cho anh em Biệt Kích Dù, và trong gói quà mới có bao thư này. Gói quà gởi cho một anh em Biệt Kích Dù khác, nhưng có một số hình ảnh nhờ anh Biệt Kích Dù này gửi cho Nguyễn Hữu Luyện, anh vừa nhận được buổi chiều. Anh ngồi quay lại, đưa hình cho chúng tôi coi. Hình ảnh một đám cưới. Cô dâu, chú rể đang đứng lạy trứơc bàn thờ khói hương nghi ngút.

Trên bàn thờ có tấm hình phóng lớn của thân sinh cô dâu. Đôi trẻ vừa thành hôn đang cúi đầu trước người đã khuất. Tấm hình trên bàn thờ nhìn kỹ đâu phải ai xa lạ chính là hình Nguyễn Hữu Luyện 20 năm về trước. Nguyễn Hữu Luyện nói trong xúc động: “Khi tôi đi con gái đầu lòng tôi mới có 4 tuổi, năm ngoái con tôi nó đã lấy chồng. Hơn 20 năm cách biệt không thư từ, không tin tức, vợ con tôi tưởng rằng tôi đã chết”. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một giọt nước mắt ngập ngừng trên khuôn mặt phong sương của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện. Trong đêm cuối năm giá buốt ở trại Tân Kỳ, Nghệ Tĩnh, có 3 người tù cùng âm thầm nhỏ lệ trong đêm.

BẠN TÙ FULRO

Ở trại “Tây Đức” có 4 lán thì 3 lán là tù chính trị ở cùng với tù Fulro, lán còn lại là tù hình sự. Trại Tân Kỳ này, thời kỳ “phồn thịnh” chứa trên 1000 tù, bây giờ tù chính trị được đưa về Nam khá đông nên cả hai khu “Đông Đức - Tây Đức” chỉ còn lại chừng 500 tù. Chúng tôi ở đội rau cùng lán với anh em Fulro thuộc đội “củ quả”, chuyên trồng bí, trồng khoai, trồng tra, trồng mía... Những anh em Fulro theo chức danh ghi trong “lý lịch trích ngang” đều là những nhân vật lớn như thiếu tướng, chuẩn tướng, đại tá, trung tá, thiếu tá v.v... nhưng thật ra chỉ là những đồng bào thiểu số không biết chữ, nói tiếng Việt không bỏ dấu, rất khó nghe... luôn luôn cười nhe hai hàm răng cà sát lợi.

Sự ngây thơ, chân thật hiện rõ trong từng dáng điệu, từng lời nói. Nghe, nhìn họ khó có thể tưởng tượng đó là tướng, tá trong mặt trận giải phóng liên kết các dân tộc bị áp bức Fulro (Front unifié pour la libération des races opprimées). Phong trào này đã phát khởi từ lâu, giữa những năm 60 và đã gây phiền nhiễu không ít cho chính quyền miền Nam. Sau tháng 4 đen 1975 khi miền Nam rơi vào tay cộng sản, phong trào Giải phóng các dân tộc bị áp bức Fulro không những không tiêu trầm mà ngược lại Fulro lại trở thành một mặt trận võ trang chống đối cộng sản rất mạnh mẽ tại miền Cao nguyên Trung phần thuộc Hoàng Triều Cương Thổ cũ. Rất đông các đồng bào thiểu số thuộc nhiều bộ tộc ở Kontum-Pleiku bị bắt, cho rằng có dính líu tới Fulro. Riêng ở trại Tân Kỳ này có tới hơn 200 tướng, tá Fulro bị bắt giữ.

Chúng tôi tù ngụy quân, ngụy quyền, biệt kích ở với anh em Fulro tương đối thuận thảo, không thấy anh em Fulro lộ vẻ “căm thù” gì hết. Nhiều khi anh em còn tiếp tế củ khoai, đẫn mía... Anh em đội rau thì đưa lại su hào, rau cải. Không nói ra nhưng tù chính trị và tù Fulro thông cảm nhau trong tình cảnh “cùng một lứa bên trời lận đận”. Nhưng một buổi tối có một sự kiện không ngờ xảy ra. Trong số anh em Fulro ở lán tôi có một anh còn trẻ, nghe nói là thiếu tá, trước đây có đi lính Biệt Kích Mũ Xanh (green beret) của Mỹ hoạt động trên vùng Cao nguyên “Hoàng Triều Cương Thổ”. Anh này chắc làm việc lâu ngày bên người Mỹ, nên ở nơi anh hiện ra một sự kiện nghịch thường.

Anh không biết chữ nhưng ngược lại nói tiếng Anh rất “chạy”. Anh nói tiếng Anh dễ hơn, giỏi hơn nói tiếng Việt nhiều, một loại tiếng Anh người ta thường nghe thấy nơi các ghetto ở Mỹ. Tâm tính anh cũng là một sự cộng hưởng kỳ lạ, cái thơ ngây man dã ở bên cái khôn lanh quỷ quyệt. Anh có củ khoai, khúc sắn thì anh đánh đổi lấy rau, lấy đường với anh em tù chính trị “tiền trao cháo múc”. Đêm nằm anh nghêu ngao một bài hát núi rừng nào đó, nghe không hiểu được nhưng phảng phất một nổi buồn rờn rợn, trầm thống như nghe một khúc spiritual của người da đen ở Hoa Kỳ.

Anh thạo nghề mưu sinh trong rừng nên anh luôn luôn bắt được cá, lươn, ếch, nhái, có khi rắn nữa để cải thiện bữu ăn. Ăn không hết anh mới bỏ những con vật ấy vào trong một cái hũ sành để làm một thứ mắm riêng. Cái hũ sành nầy anh để dưới sàn, gần chử đầu nằm. Lâu ngày mắm có mùi, anh thì chịu được nhưng mấy anh em tù chính trị nằm gần chịu không nổi mới nói với anh trực buồng. Anh trực buồng, một anh công binh già cận thị phải nhờ một anh Fulro có tuổi, nghe nói là đại tá, nói với anh bạn thiếu tá Fulro xin dời cái hũ mắm của anh đi chử khác.

Anh này nghe xong gạt phăng ông già đại tá sang một bên rồi vùng vằng đi nằm, hết sức bất bình. Cái hũ mắm càng ngày bốc mùi càng nặng, nên một buổi nhân mọi người đi làm hết, anh trực buồng mới mang cái hũ ấy ra ngoài, đặt ở sau lán, bên đống củi. Đi làm buổi chiều về khi lán đã đóng cửa, anh thiếu tá Fulro mới nhận thấy cái hũ mắm của anh không còn ở chử cũ. Anh nổi giận đùng đùng, chửi mắng loạn xạ. Một người nào đó mới chỉ anh trực buồng.

Anh này chạy bay đến chử anh trực buồng già cận thị, nắm ngực áo lôi xền xệch hét lên: “Sao mày lấy của tao, I’m gonna to get you, to kill you...” (Tao sẽ đánh mày, giết mày). Một anh Fulro có tuổi ở gần đấy liền đứng dậy, định can ra; anh Fulro trẻ tuổi đang cơn nóng giận, đẩy anh Fulro già ngã chúi, kéo áo anh trực buồng rách toạc, cái kính cận văng xuống đất. Người ta không biết sự thể sẽ diễn biến ra sao khi anh Fulro đang lên cơn điên loạn rừng rú.

Bửng có một người cao lênh khênh bước tới, đó là tay thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện. Không biết bằng một chiêu thức Judo hay cẩm nã thủ tuyệt vời nào, hai tay của anh Fulro điên loạn đã bị khóa chặt. Anh Fulro vùng vẫy nhưng không thoát ra được. Nguyễn Hữu Luyện nói gằn giọng: “Đừng làm ồn”. Tay Fulro hét lên: “It's none of your business” (không phải chuyện anh đừng dính vô). Luyện ôn tồn nói tiếp: “Chuyện không đáng gì. Sáng mai chúng ta gặp nhau giải quyết”. Không biết lời nói của tay thủ lĩnh Biệt Kích Dù có một mãnh lực gì mà sau đó tay thiếu tá Fulro đang trừng trợn bỗng nguôi đi, nhìn xuống đất, Nguyễn Hữu Luyện dừng tay khóa, nhẹ nhàng vỗ vai anh Fulro, khẽ nói “Thôi đi nghỉ đi...”.

Sáng sớm hôm sau trước khi đi làm, hai người (anh thiếu tá Fulro và Nguyễn Hữu Luyện) có gặp nhau và không hiểu sao cái hũ mắm được để lại ngoài lán, bên đống củi. Mối giao hảo giữa anh em tù chính trị với tù Fulro, tưởng rằng sau vụ này sẽ căng thẳng, không ngờ ngược lại, nó tốt hơn lên, kiểu “đánh nhau vỡ đầu rồi mới nhận anh em”. Tay Fulro Biệt kích mũ xanh bây giờ mới nhận ra “ông thầy”, ở nơi thủ lãnh Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện. Thỉnh thoảng buổi tối tôi lại thấy anh bạn Fulro tới chỗ Nguyễn Hữu Luyện nói tiếng Anh, nói bất cứ chuyện gì để cho Nguyễn Hữu Luyện luyện “accent”. Có khi anh ta còn đem tới củ khoai, đẫn mía nữa, nhưng theo như cựu lệ, Nguyễn Hữu Luyện chỉ cám ơn mà không nhận bao giờ.

Sau khi những tấm hình của vợ con anh nhờ một anh em Biệt Kích khác được gởi tới trại Tân Kỳ, tôi một bữu mới hỏi Nguyễn Hữu Luyện “Tại sao anh không có thư, có quà riêng của gia đình?” Trầm ngâm một lát Nguyễn Hữu Luyện mới nói: “Thực tình tôi không nghĩ là vợ con tôi còn đó, đợi chờ tôi. Khi một số anh em Biệt Kích Dù được về, tôi có nhờ anh em kín đáo đi tìm hộ... Rất may là đã tìm ra. Vợ con tôi đã rời Sài Gòn, xuống Cần Thơ sinh sống. Tôi cũng đã dự phòng trường hợp này. Gần 20 năm nay vợ con tôi, anh em, họ hàng, bè bạn tôi nghĩ rằng tôi đã chết.

Thôi cứ để như thế cho tiện, chết là hết, phải không anh. Không phiền ai, gây trở ngại cho ai. Nhược bằng vợ con tôi còn nghĩ đến tôi, còn chờ đợi tôi thì đó là ơn riêng của Chúa đã ban cho. Nhưng tôi đã nói trước là vợ con tôi nếu còn đó, khi nhận được tin tôi thì không bao giờ được viết thư, được gửi quà. Nhận thư nhận quà rồi là tôi phải trả lời. Làm sao mà mình không thương vợ, thương con mình cho được. Xưa nay mấy chục năm ở các trại tù, mình là thằng trọc đầu, trên không chằng dưới không rễ, họ không nắm mình vào đâu được. Bây giờ mình thương vợ mình, thương con mình, họ đọc thư, họ biết như vậy, thì mình không sống được yên đâu anh ơi. Họ không hành được mình, bây giờ họ hành vợ con mình để bắt mình quy phục, thì làm sao đây thưa anh. Cho nên tôi không muốn nhận thư, nhận quà riêng là vì thế...”

ĐỨNG VỮNG KHÔNG LÙI

Có lẽ trại Tân Kỳ này trước đây đã xây dựng trên một vạt rừng. Trong sân trại còn một số cây cổ thụ còn sót lại. Ở cuối sân “tập kết” bên “Tây Đức”, trước cửa mấy lán tù có một cây đa cổ thụ. Cụ Nguyễn Du đã nói “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Ở đây không những người buồn, (một lũ tù nhân rạc rài đói cơm thiếu áo xác xơ như một lũ vượn người thời mông muội) mà cây lá cũng buồn theo. Cây gì mà khẳng khiu, trơ trụi, không còn một chút màu xanh, chỉ có những rễ phụ nâu đen rũ xuống, trông giống như một ông già đầu râu tóc bạc đang đứng giơ tay chịu tội giữa trời.

Xưa nay cây thường là một biểu tượng thuần hậu của thiên nhiên: cây cho lá cho hoa, cho bóng mát, cho nơi che chở, cho chim ca và gió hát. Ở đây thì ngược lại; cây đa già trơ lá trụi cành đang biểu tượng cho sự tàn bạo của con người và sự lạnh lùng của thiên nhiên khắc nghiệt. Lũ tù nhân chúng tôi ít khi dám ra chơi dưới gốc cây đa. Những cái rễ ngoằn ngoèo nổi lên sần sùi trông giống như một đàn trăn gió đang rình mồi, những hốc tối mò làm liên tưởng đến hang ổ của lũ cáo, chồn, rắn rết, nhưng điều chúng tôi ngại nhất là bên gốc cây đa này nghe nói đã có hơn một người tù treo cổ chết. Người tù treo cổ thường thiêng lắm. Tiếng bình dân gọi là “có hương”. Con ma treo cổ thường dẫn dụ một người nào khác kết liễu cuộc sống giống như mình để oan hồn uổng tử kia được đầu thai kiếp khác.

Hôm ấy vào khoảng cuối tháng 3 năm 1983. Trời dù đã cuối Xuân nhưng cái lạnh miền bán sơn địa vẫn còn buốt giá. Như thường lệ buổi sáng các đội ra sân tập kết ngồi xuống, đợi điểm danh xuất trại đi làm. Chợt một tiếng thét thất thanh vang dậy, phát ra từ cuối sân tập kết, phía cây đa. Mọi người nhìn lên, một bóng người đang đứng trên chạc ba của cây đa trụi lá, vươn cổ ra hò hét: “Tộ cha bây. Bây hại dân hại nước. Bây hại con tao, hại vợ tao. Tộ cha bây, bất nhân, vô hậu...”. Cán bộ trực trại vội vàng đi lại gốc cây đa, giơ tay quát nạt “Anh kia, anh chửi aỉ” - “Tao chửi bây, chưởi tộ cha tụi bây”.

Một công an bảo vệ xách carbine chạy tới, kéo “cu lat” loạch xoạch. “Anh kia, xuống ngay”. Một phát súng nổ vang lên; mọi người giật mình nhưng nhìn lại, đó chỉ là phát súng chỉ thiên, bắn dọa... Người đứng trên cây, nhìn kỹ, cổ đã quàng sẵn vào một sợi dây thừng buộc vào một cành cây cao cạnh đó. Người đó nói như thét: “Bắn cho tao một phát đi, tao khỏi thắt cổ”. Cán bộ trực trại giơ tay, anh công an bảo vệ hạ carbine xuống.

Người đứng trên cây tiếp tục chưởi bới, tiếp tục hò hét, trong khi cán bộ trực trại hấp tấp đi ra trước sân tập kết, vội vã thổi còi ra lệnh xuất trại gấp. Tù nhân vừa xúc động vừa tê điếng trước phản ứng bất ngờ của một bạn tù. Các đội hôm nay được ra khỏi trại rất mau, rất vội. Trại không muốn các tù nhân ở lại nghe những lời chửi rủa tận từ kia. Anh em xì xào “Ai đấy nhỉ?” - “Nghe như tiếng Th. thiếu tá địa phương quân người Huế hay Quảng Bình, Quảng Trị” - “Đúng hắn rồi còn ai nữa, nghe đâu ít lâu nay hắn bị tâm thần”.

Các đội tù xuất trại hết rồi. Sân tập kết trở lại vắng người, im vắng. Tiếng chưởi rủa của thiếu tá Địa Phương quân Th. vẫn còn róng rả: “Tộ cha bây, bây giết con tao”. Mấy tên làm việc trong trại như đội “nhà cầu” tụi tôi vẫn tiếp tục làm việc nhưng không ngớt băn khoăn, lo lắng cho người bạn tù đang nổi cơn điên loạn. Ông bạn đồng nghiệp nhà cầu, Đại Đức Như L. cho hay “Tội cho anh ta lắm. Anh ta đi tù cải tạo mà con trai mới lớn lên ở nhà lại phải đi ‘nghĩa vụ’ sang Campuchia. Anh vừa nhận tin con trai anh mới chết; chết mà không mang được xác về.

Vợ anh ta là cô giáo, nghèo sát ván, ngất đi khi nhận được tin con và từ đó bịnh luôn. Đi làm lương không đủ nuôi con, làm gì có quà cáp cho chồng nữa. Th. lâu nay là con bà phước. Ở nhà vợ anh ta ốm nặng, đứa con gái phải nghỉ học ở nhà nuôi mẹ, nuôi em. Đứa em trai út khốn thay lại bị bệnh tâm thần ngớ ngẩn. Cả nhà bây giờ trông vào một cô con gái mới đâu 15, 16 tuổi. Đêm nằm anh Th. thường ú ớ gọi vợ, gọi con... Anh ta vẫn đi làm được, không ngờ sáng nay anh ta lại phản ứng bất thường như vậỵ..”

Anh Th. vẫn đứng trên cây, vẫn chửi bới, hò hét. Nhưng tiếng chửi bới, hò hét thưa dần vì không còn “đối tượng”. Vào khoảng 9 giờ sáng, trại trưởng Trung tá công an T. mới từ từ đi tới gốc cây đa nói: “Anh Th., có chuyện gì xuống đây tôi giải quyết”. - “Bắn cho tôi một phát đi, tôi không xuống”. Thấy không xong, trại trưởng liền đi vào trong lán tù. Hình như y đi tìm một người nào đó. Tôi được nghe nói là Trung tá công an đi tìm đại úy Biệt Kích Dù Nguyễn Hữu Luyện.

Trời đã gần đứng bóng. Anh bạn tù nổi cơn điên vẫn đứng trên cây, cổ quàng sẵn vào một vòng dây thừng oan nghiệt. Chợt có một bóng người cao lênh khênh đi ra đứng dưới gốc cây đa. Đó là Nguyễn Hữu Luyện. Hai người đứng nói chuyện gì với nhau không rõ. Nhưng sau đó người tù nổi cơn điên Th. tháo bỏ cái vòng dây oan nghiệt ra khỏi cổ, và từ từ trèo xuống. Nguyễn Hữu Luyện đỡ người bạn tù bước xuống đất và dìu anh ta vào trong lán. Không biết người thủ lãnh Biệt Kích Dù đã nói những gì, đã làm thế nào để cho người tù khốn khổ kia trở lại với cuộc đời.

o0o

Những ngày tiếp theo đó cả trại Tân Kỳ nín thở theo dõi hậu quả đến với người tù cựu Thiếu tá Địa Phương Quân. Hậu quả đầu tiên là biên chế lại. Tù đội này đổi sang đội kia, từ lán này sang lán khác. Giản bớt khu “Tây Đức”. Cho một số đội sang khu “Đông Đức”. Mỗi lần biên chế là mỗi lần trại phá bỏ những khuôn sinh hoạt tinh thần cũng như vật chất của tù gây dựng được trong những tháng ngày qua. Đội mới, chỗ mới, bạn mới. Cái thân quen vừa tạo lập đã mất đi. Chủ trương của trại tù là luôn luôn bắt tù nhân ăn ở trong một tình trạng tạm thời, nghi ngờ, bất trắc.

Sau vụ biên chế này, tôi vẫn làm công tác nhà cầu nhưng không ở cùng lán với Nguyễn Hữu Luyện nữa. Ba ngày sau, một chuyến xe GMC (lấy được của miền Nam) chở một số tù mới đến trại Tân Kỳ. Tôi vội chạy ra xem có gặp lại người quen? Tưởng bạn tù nào xa lạ, hóa ra toàn là bạn cũ. Đây là chuyến xe chở một số các linh mục tuyên úy Công giáo từ trại Bình Đà ngoài Bắc đổi trại vào miền Trung. Các bạn tù linh mục này năm ngoái tháng 4, 1982 đã từ biệt tụi tôi ở trại Thanh Phong ra Bắc. Tôi gặp lại bạn cũ, đội trưởng đội rau kiêm đội trưởng văn nghệ nghiệp dư, linh mục Nguyễn Quốc T. Chúng tôi ôm lấy nhau, linh mục Nguyễn Quốc T. nói “Xã hội tù xoay chuyển vòng tròn. Mình lại gặp nhau ở đây, mừng quá”.

Nhưng cái mừng của người bạn cũ không được lâu. Ngày hôm sau (tôi nhớ là ngày 23 tháng 3, 1983), chuyến xe GMC lại chở một số tù từ trại Tân Kỳ đi nơi khác. Trong số 33 người tù di chuyển kỳ này có tên tôi. Chuyến xe đi vội vã. Ngồi trên xe chật cứng, tôi giơ một bàn tay vẫy vẫy. Từ biệt trại Tân Kỳ, từ biệt những người bạn tù đã cùng tôi trải qua một thời kỳ gian khổ. Tôi nhìn thấy trong lán tù ở lại có những bàn tay vẫy theo. Trong số những bàn tay tiễn biệt kia, biết đâu chẳng có bàn tay của người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện. Tôi không được gặp lại các anh từ ngày ấy, đến nay thấm thoát đã 12 năm rồi. Xin những anh em tù cải tạo nào từng có mặt tại trại Tân Kỳ đầu năm 1983, hiện giờ ở hải ngoại tình cờ đọc đến những dòng này, nếu các anh được biết tin gì về người bạn tù khốn khổ của chúng ta Thiếu tá Th. Địa Phương Quân xin các anh vui lòng cho tôi được biết.

Đặc biệt về người tù kiệt xuất Nguyễn Hữu Luyện tôi lúc nào cũng nhớ anh, cũng cảm phục anh, nhưng có một điều tôi hứa với anh mà tôi không giữ được tròn. Một buổi sau khi anh cho tôi xem tấm hình con gái anh bữa lấy chồng, đang cúi lạy trước chân dung người cha đã khuất (là anh) tôi mới nói với anh rằng “Sau này nếu có dịp tôi sẽ kể, sẽ viết ra chuyện này”. Anh nắm tay tôi mà nói: “Thôi đừng anh ạ, mình xét ra cũng chỉ làm nhiệm vụ của một người lính tình nguyện gia nhập cuộc chiến tranh bí mật. Quy luật của nó là thế thì mình đành phải chịu, thưa anh”.

Nhớ lời nhắn nhủ của anh, nên mấy năm nay ở nước ngoài, có dịp viết đôi ba bài báo tôi đã muốn lắm, muốn được kể chuyện người tù kiệt xuất là anh và đồng đội của anh, những anh em Biệt Kích Dù bất khuất. Nhưng tôi cứ đắn đo e ngại mãi. Bây giờ tôi được biết rõ là anh đã tới Hoa Kỳ được một thời gian và anh đang đứng ra lo lắng cho một số anh em Biệt Kích Dù đồng đội của anh làm thủ tục xuất ngoại. Chuyện Biệt Kích Dù trên 30 năm cũ tưởng đã nằm im trong cát bụi lãng quên bây giờ đang được mở lại hồ sơ. Cho nên bữa nay tôi mới dám viết ít dòng này với tư cách của một người bạn tù cùng trại nói ra những điều tai nghe mắt thấỵ...

Phan Lạc Phúc
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	th (1).jpg
Views:	0
Size:	10.7 KB
ID:	1487156 Click image for larger version

Name:	th.jpg
Views:	0
Size:	10.4 KB
ID:	1487157
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
hoathienly19 (09-16-2020), luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 11-20-2019   #514
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default ‘Bà quả phụ Trung Tá Dù’ nuôi 9 đứa con mồ côi

SÀI GÒN (NV) – Không ai nghĩ trong con hẻm nhỏ trên đường Lý Chính Thắng, quận 3, lại có cái chợ. Có khi chính những cái chợ nhỏ kiểu này là nơi nuôi sống nhiều gia đình công chức, sĩ quan của chính thể VNCH và những ai bị mất tất cả sau biến cố 30 Tháng Tư, 1975.

Trong con hẻm này, chúng tôi gặp bà quả phụ Nguyễn Thị Xa, vợ cố trung tá sư đoàn Dù, quân lực VNCH, Trần Văn Sơn.



Bà quả phụ Nguyễn Thị Xa trong những ngày Tháng Tư năm 2016 ở Sài Gòn
(Hình: Trần Tiến Dũng/Người Việt)

Bà Xa, ở tuổi ngoài bảy mươi, sức khỏe kém và trải qua hơn 40 năm buôn bán lam lũ kiếm sống nuôi 9 người con khi người chồng tử trận, vẫn giữ cốt cách của một phu nhân lữ đoàn phó, Lữ Ðoàn 2, thuộc một sư đoàn VNCH tinh nhuệ.

Nói bằng giọng người Bắc-Sài Gòn trầm ấm, bà Nguyễn Thị Xa cho biết, bà là người Bắc, gia đình vào Nam năm 1942, còn cố Trung Tá Trần Văn Sơn người tỉnh Quảng Trị.

Bà là nữ sinh trường Nguyễn Văn Khuê, ông học trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Ðức và như các mối tình của những người thanh niên yêu lý tưởng quốc gia và chính thể Dân Chủ-Tự Do, họ lập gia đình trong thời chiến, chấp nhận mọi hiểm nguy một lòng phụng sự lý tưởng “Tổ Quốc Trên Hết.”

Tìm chồng trong ngày tàn chiến cuộc

Khi nhớ về chuyện xưa, bà Nguyễn Thị Xa kiềm nén xúc động, kể: “Ở tận Gio Linh, Quảng Trị, anh Sơn bị thương một mắt. Tôi hỏi, giờ anh đã là thương binh anh ở nhà với vợ con em, đừng đi trận nữa. Anh cười nhìn tôi rồi nhìn mấy đứa con nhỏ, lặng lẽ gật đầu nhưng ánh mắt anh lại nhìn về hướng khác. Sau đó anh lại đi. Tôi buồn nhưng không trách anh, thời chiến mà biết làm sao được!”

Cố Trung Tá Trần Văn Sơn sinh năm 1940, là sinh viên sĩ quan Thủ Ðức khóa 11, là sĩ quan của binh chủng Nhảy Dù, đời binh nghiệp của ông trải suốt các điểm nóng trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến.

Bà quả phụ Nguyễn Thị Xa kể tiếp: “Tôi nhớ vào khoảng đầu Tháng Tư, 1975, tôi không còn tin tức gì về anh nhưng không biết anh đã mất. Tôi lên Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn và căn cứ ở Long Bình để hỏi nhưng họ cũng không biết. Sau đó có đồng đội ảnh cho biết là ngày 15 Tháng Tư ảnh có nói chuyện trên đài. Tôi lại lên Bộ Tư Lệnh sư đoàn để đón những người chạy về hỏi tin tức. Không ai biết cả.”



Chân dung cố Trung Tá Trần Văn Sơn, lúc còn mang lon trung úy.
Theo bà Xa, gạch trắng dưới hai bông mai trong tấm ảnh chân dung này của
ông là do gia đình thêm vào để lấy làm ảnh thờ tại gia (Hình: Trần Tiến Dũng chụp lại)
“Ở gần nhà tôi là nhà ông lữ đoàn trưởng, cùng là vợ lính nên bà lữ đoàn trưởng cho tôi biết chồng bà và chồng tôi đã hy sinh. Sau đó, Bộ Tư Lệnh sư đoàn có nói là sẽ đón gia đình tôi đi di tản, nhưng tôi không đi vì không tin chồng mình hy sinh. Tôi nhủ lòng tiếp tục đợi anh, hơn nữa lúc đó cả đàn con còn nhỏ quá, tôi lại đang mang bầu đứa út, không thể đi. Rồi tôi gặp một ông đại tá, ông cho tôi hy vọng khi nói chồng tôi còn sống, đang bị giam ở đầm Bà Thìn, tôi mừng quá và tin là anh đã qua khỏi hiểm nguy.”



Vẫn theo lời bà Xa: “Sau 30 Tháng Tư, tôi có xin phép chính quyền Việt Cộng để đi Phan Rang tìm anh. Họ không cho giấy phép nhưng tôi liều đi đại. Tôi đón xe balua chở hàng đến Phan Rang. Tôi kiếm anh ở mọi nhà thương, nhà tù, nhà thờ, nhà chùa. Không ai biết gì về anh. Ði đâu cũng nghe người ta nói: Người chết nhiều quá làm sao biết ai với ai.”



Ở Phan Rang, tôi mừng muốn phát điên khi gặp một chiếc xe Jeep có huy hiệu binh chủng Nhảy Dù bị lật bên đường, không hiểu sao tôi tin trong chiếc xe đó có tin về anh. Nhưng rồi tôi lại tuyệt vọng khi người dân ở đây nói: “Dân quanh đây chôn lính mình nhiều lắm, có đọc được tên trên áo cũng không nhớ nổi, mà cũng đâu có ai giữ thẻ bài làm gì.”

Tảo tần nuôi 9 người con

Sau khi biết không cách nào giữ được căn nhà gần bệnh viện Vì Dân, ở Sài Gòn, bà quả phụ Nguyễn Thị Xa dắt 9 đứa con đi kinh tế mới ở Cụ Bị, Bà Rịa.

Bà Nguyễn Thị Xa cho biết chỉ ở kinh tế mới 5 năm. Sau đó về lại Sài Gòn và tiếp tục mua bán để nuôi con. Chúng tôi hỏi, được biết bà trải qua tất cả mọi nghề mua gánh bán bưng, có lúc làm cả nghề mua bán ve chai để nuôi con. Bà nhìn chúng tôi, ánh mắt của người mẹ già như đang tìm lại được ánh sáng tinh anh từ nghị lực ngày trước.

Bà nói: “Anh đừng nói tôi mua bán ve chai, cứ nói chung chung là tôi mua bán đồ cũ là được rồi. Tôi may mắn có mấy đứa con trai đầu biết phụ mẹ nuôi em. Cực khổ lắm anh. Họ xét lý lịch, đâu cho con mình học hành tới nơi tới chốn, phải lao động thuê mướn cho người ta khổ cực ngàn lần hơn mới kiếm sống được.”



Giấy thăng cấp cố Trung Tá Trần Văn Sơn được gia đình gìn giữ. (Hình: Trần Tiến Dũng chụp lại)

Ðồi Con Ngỗng và nguyện vọng người quả phụ

Những câu chuyện về chiến tranh, nhất là chiến tranh Việt Nam, hầu như được kể lại từ nhiều phía. Bỏ qua yếu tố tô son trét phấn của bên thắng cuộc, dư luận công chính luôn ý thức rằng: Chính nghĩa của cuộc chiến tranh không thuộc về bên chiến thắng với những chiếm đoạt, phân biệt đối xử tồi tệ với người lính thua cuộc và gia đình họ.



Cách khác, sự tồn tại và vươn lên từ đống tro tàn cuộc chiến của gia đình những quân nhân VNCH đã buông súng trong suốt thời hậu chiến mới là người thật sự chiến thắng, chiến thắng của phẩm giá và quyền con người trong nghịch cảnh đau thương nhất.



Trong câu chuyện của mình, bà quả phụ Nguyễn Thị Xa luôn nhắc đến những đồng đội của chồng. Bà tế nhị nói: Tôi không rõ chồng tôi ăn ở thế nào với cấp dưới, nhưng mấy chục năm qua các ông ấy dù ở nước ngoài hay trong nước luôn quí trọng anh và nhớ đến gia đình tôi. Bây giờ các ông ấy người đã mất, người thì già rồi nhưng vẫn mong giúp tôi tìm được kỷ vật nào đó của anh để an ủi gia đình.



Cách nay hai năm, tôi và một vài gia đình có đến Ðồi Con Ngỗng ở Phan Rang để tìm lần nữa tin tức hay kỷ vật về anh Sơn.



“Theo chỉ dẫn của một người địa phương, chúng tôi cúng và thắp hương ngay trên đồi cho các tử sĩ VNCH rồi khấn nguyện, nhưng khi đào lên thì cũng chỉ thấy mấy thùng đạn, trong đó là phần xương thịt đã là cát bụi của các anh. Không có bất cứ kỷ vật nào. Nhưng với chúng tôi, cái am thờ bé nhỏ mà chúng tôi chung lòng dựng nên nơi đấy thật sự có ý nghĩa cho cả người đã khuất và người luôn tưởng nhớ.”



Khi được hỏi về nguyện vọng cuối đời, ban đầu bà im lặng, phải một lúc sau mới bùi ngùi nói: “Phần tôi thì chẳng mong muốn gì, có chăng là mong các chị em quả phụ khác, nhất là những người có hoàn cảnh khổ hơn cả tôi được quan tâm hơn.”



Chiến dịch Phan Rang-Xuân Lộc là một trong những trận chiến ác liệt cuối cùng của cuộc chiến tranh ác liệt nhất thế kỷ 20. Chính thể VNCH đã bị xâm đoạt và rồi đây lịch sử sẽ minh bạch phán xét. Nhưng ngày nay vẫn còn đó những con người, những gia đình VNCH với nghị lực phi thường, bất kỳ có sự giúp đỡ nào vẫn phải cô độc hàng ngày, hàng giờ cố chữa lành vết thương chiến tranh trên thân xác và tâm hồn để tồn tại. Những ai sống ở trong nước dưới chế độ chuyên chế, nhất là những năm đầu sau biến cố 1975, mới có thể biết các trường hợp như bà quả phụ cố Trung Tá Lữ Ðoàn 2, Binh Chủng Nhảy Dù, quân đội VNCH, để tồn tại được, là khó đến mức nào!

Trần Tiến Dũng/Người Việt
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	mail.jpg
Views:	0
Size:	115.3 KB
ID:	1487173 Click image for larger version

Name:	mail (1).jpg
Views:	0
Size:	45.7 KB
ID:	1487174 Click image for larger version

Name:	mail (2).jpg
Views:	0
Size:	103.7 KB
ID:	1487175
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
hoathienly19 (09-16-2020), luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 11-30-2019   #515
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Cặp lựu đạn "Mini"



Miền Nam, kể từ đầu tháng tư, trời hình như trở nên nắng gắt, có lẽ để chuẩn bị chào đón mùa mưa sắp tới, đâu đây cũng đã có rải rác một vài cơn mưa sớm. Những cơn mưa đầu mùa như thúc dục nhà nông thêm tất bật dọn đất, ruộng, cho kịp thời vụ. Suốt một cánh đồng rộng, dài mút tầm mắt, những cột khói đốt đồng chừng như cũng mệt mỏi, rã rời vì nắng hạ, đang uể oải uốn mình bay lên nền trời trong vắt, cánh đồng về chiều bỗng trở nên vắng lặng, khi những người nông dân âm thầm thu dọn đồ đạc trở về.


Gian quán đầu làng của Bà Ba lần lần đông khách, dân trong làng thường tụ tập vào buổi chiều tà. Khi công việc đã tạm ổn cho một ngày, trên đường về nhà, họ gặp nhau uống ly cà phê, ly chanh đường giải khát, sau một ngày làm việc vất vả, trao đổi với nhau vài ba câu chuyện thời sự, chiến sự, chuyện làng xóm, chuyện mùa màng v..v.. Một số người có máu Lưu Linh, rủ nhau "lai rai ba sợi" cho ấm lòng, trước khi về nhà dùng bữa cùng gia đình.

Trong góc quán, nơi kê chiếc bàn tròn lớn nhất, đã có 4, 5 người đàn ông đang ngồi nhâm nhi bên chai rượu, mặc cho những tiếng rầm rì to nhỏ chuyện trò của những người trong quán, tiếng thăm hỏi, tiếng cười đùa, họ vẫn im lặng uống, không ai nói với ai một lời, hình như mọi người đều có tâm sự, hoặc đang chờ đợi chuyện gì.

Đột nhiên một người trong nhóm lên tiếng:
- Sao lâu quá chưa thấy Ba Đuông tới, không biết có chuyện gì không?
- Chắc không có gì đâu, năm nào chẳng vậy, cứ đến tháng này là gần đến ngày giỗ ông già nó, nên nó khật khật, khừ khừ vài bữa thôi - Từ ngày Trung đội mình thanh toán xong mấy thằng "ly khai" ám sát ông già nó, coi như thù nhà được trả, tui thấy nó bớt buồn nhiều lắm rồi đó.

Họ lại im lặng ngồi uống, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng, nhưng chung quy họ cũng đều chỉ quan tâm đến một người mà họ vừa nhắc đến.. Ba Đuông.

Có tiếng động cơ xe Honda từ xa, tiếng máy lớn dần, lớn dần rồi ngừng ngay trước cửa quán - Trên xe có hai người, chú lính ngồi sau xuống xe, chú này chắc vừa trổ mã, mặt mày non choẹt, đầy mụn trứng cá, lưng đeo một máy truyền tin PRC.25, tay xách cây M.16 gắn băng đạn cong , 2 băng đâu ngược lại, cột dính với nhau bằng băng keo. Người lái xe là một thanh niên khoảng 26, 27 tuổi, dáng nhanh nhẹn, nai nịt gọn gàng trong bộ đồ kaki màu đen, may theo kiểu quân phục tác chiến, giày "saut", thắt lưng T.A.B với giây ba chạc, bên phải lủng lẳng cây Colt 45, đầu bao súng có một sợi giây dù cột chặt vào đùi, kềm chắc đầu bao để khi đụng chuyện rút ra cho lẹ, đây là lối bắt chước mấy tay cao bồi Texas, những người hùng trên màn ảnh trong các phim Western kiểu "Bắn chậm thì chết" đấy - bên tay trái là con dao găm, mà hai chữ US nổi bật lên ngoài bao da, giữa bụng dắt cây K.54 không bao, có ý khoe chiến lợi phẩm, trên giây ba chạc, chỗ hai bên ngực, buộc gọn gàng hai trái lựu đạn "mini", bằng giây "ruban" đỏ, món quà tặng rất quý do một người bạn của anh Hai hắn tặng. Từ ngày hắn mới cưới vợ, món này rất đắc dụng khi lâm chiến, nhưng hiện tại, nó được coi như đồ "trang sức"- Hai túi hộp phía ngoài hai bên ống quần, mỗi bên một tấm bản đồ bọc plastic, thấp thoáng những đường gạch xanh xanh, đỏ đỏ bằng bút chì mỡ - Thoạt nhìn, mọi người đều có nhận xét chung là anh ta vừa nghiêm chỉnh trong trong quân phục, lại vừa có vẻ "nặng phần trình diễn" trong trang bị - Thật sự anh ta có "vẽ vời" một chút cũng chẳng sao, mọi người có thể vui vẻ chấp nhận được, vì anh ta hiện là một Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân sáng giá nhất trong Quận. Là sát tinh của bọn cộng sản cơ sở, giao liên, nằm vùng trong Xã, trong Quận, Trung Đội anh ta mười lần ra quân, có đến tám lần đạt thắng lợi, anh ta là Trung Đội Trưởng Nghiã Quân Lê Văn Đức, con người vui tính, dễ mến với hai, ba cái biệt danh như Ba Đuông, (vì thích nhậu con đuông lăn bột), Ba Cơ Động, (vì chuyên phục kích VC bằng mìn claymore cơ động), Ba Sát Tinh, (vì có tay sát cộng), Ba Cải Lương, (vì những thứ lỉnh kỉnh anh ta mang trên người và thích ca cải lương). Được tiếng "chịu chơi", gan dạ, nên dù là Nghĩa Quân, một lực lượng chỉ đứng trên Nhân Dân Tự Vệ, nhưng Trung Đội của Ba Đức trang bị không kém gì các đơn vị Chủ Lực, vì những công tác hành quân mà Trung Đội này luôn tình nguyện đảm trách và nhờ đó đã tạo nên nhiều thành tích lẫy lừng. Rồi trên Quận, trên Tỉnh thương, cho thêm đồ này, thứ khác ngoài cấp số, rồi các đơn vị bạn có dịp hoạt động chung, cũng vì cảm tình riêng mà tặng thêm món nọ, món kia, cho nên Ba Đức vẫn tự hào là Trung đội anh ta có đủ "đồ chơi" với bọn Việt cộng.

Ba Đức bước vào quán, tươi cười dơ tay vẫy vẫy, đáp lại lời chào của bà con trong quán rồi tiến thẳng về chiếc bàn tròn trong góc, nơi có mấy người bạn, đúng hơn là những người Nghĩa Quân trong Trung Đội, đang nóng lòng chờ đợi tin tức của anh ta.

Vừa ngồi xuống, Ba Đức đã nghe hai, ba người trong nhóm hỏi dồn dập:
- Sao "có được không?" Vẫn đi "làm ăn" như bình thường chớ!!

Không vội trả lời, Đức nâng ly rượu uống cạn, đặt ly xuống bàn đoạn thở dài nhẹ nhẹ, gương mặt thoáng buồn, anh chậm rải trả lời mọi người:
- Ông Quận không đồng ý với đề nghị đột kích của mình, ổng nói đã có ngưng bắn rồi, mình phải tuân thủ, hơn nữa bây giờ xin yểm trợ khó khăn, mình hãy chờ, cứ thủ cho kỹ đã, còn vụ phục kích đón đường liên lạc, tiếp tế của chúng thì ổng thuận cho mình cứ tiếp tục làm.
- Tụi nó tốt lành gì mà mình phải tuân thủ hiệp định, xem chừng, lúc này mà tấn công mới chắc ăn à! Sao anh Ba không nói với ổng như vậy?

- "Mẹ" họ!!! chẳng lẽ tui còn phải đợi mấy ông "chỉ sao?" - Mấy ông và ngay cả ông Quận nữa, biết tôi quá rồi mà - Cho dù mấy ông đã phụ lực cùng tôi "đưa" mấy thằng ám sát ông già tôi hồi đó về "hầu hạ" ổng, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến gần ngày giỗ ba tôi, tôi vẫn muốn có thêm một "chút quà" gì đó, để làm lễ cúng ổng tôi mới "phái", vì thế mà đôi ba phen tôi xin với ông Quận, cho bọn mình làm một cú đẹp đẹp một chút cho ông già tôi vui mà không được, thật nản quá.

Nhắc đến người đã khuất, bàn nhậu như chùng xuống, không khí bỗng ngưng đọng, mọi người im lặng, mỗi người chừng như đang theo đuổi những ý nghĩ riêng tư...

Tháng Tư năm 1959...

Chiều xuống dần, trên cánh đồng chỉ còn lác đác vài ba người mà công việc còn một chút dở dang, đang cố làm thêm cho xong trước khi mặt trời lặn. Cha con ông Tư Trương cũng vội vàng dồn mấy ôm cỏ cuối cùng vào đống, rồi châm lửa đốt - Gió hiu hiu thổi, lửa bén vào cỏ, cột khói từ từ bốc cao, nhè nhẹ lan rộng trong trời chiều, việc tạm ổn, ba cha con ông Tư lững thững trở về - Hai thằng con trai của ông : Hai Tài và Ba Đức, thằng lớn 12, thằng kế 9 tuổi, vẫn đang đi học, nhưng con nhà nông, ngoài việc học hành để mở mang kiến thức và có cơ hội tiến thân, ông còn muốn chúng cũng vẫn biết những công việc đồng áng, những vất vả, cực nhọc của nhà nông, để từ đó, chúng hiểu và gắn bó với ruộng đồng, nơi tổ tiên, giòng họ chúng vẫn hàng ngày đổ mồ hôi bên ruộng lúa, nương khoai - Vì thế, ngoài giờ học, ông thường khuyến khích hai đứa ra đồng phụ ông, để ông dạy bảo chúng cung cách làm đồng . Được cái hai thằng con ông rất ngoan, ở trường chúng học giỏi, về nhà chúng chăm chỉ nghe ông hướng dẫn mọi việc . Rút kinh nghiệm cuộc đời ông, bị mồ côi sớm, học hành dang dở, nên lúc nào ông cũng tâm niệm phải lo cho các con học hành đến nơi đến chốn.

Thời điểm này, miền Nam đang được sống trong khung cảnh thanh bình êm ả, dưới chế độ Cộng Hoà mới thiết lập được mấy năm, không khí độc lập, tự do là động cơ làm hưng phấn mọi người, họ chăm lo sản xuất, thanh thiếu niên chăm lo học hành, phong trào thể dục thể thao và giáo dục văn hoá được chính quyền thúc đẩy mạnh mẽ, giới trẻ tham gia nhiệt liệt, ông Tư thấy cũng vui vui trong dạ . Từ ngày ông khôn lớn, đến bây giờ ông mới thực sự được sống trong chế độ tự do, dân chủ, không phải nơm nớp lo sợ bọn cường hào, ác bá, bọn quan quân thực dân hành hạ, cảnh chèn ép thô bạo người dân không còn nữa, ông cảm thấy bây giờ đời sống mới là thực sự của mình - Lòng hân hoan vui sướng, ông cũng muốn đóng góp một chút công sức vào việc xây dựng đất nước, cho nên khi bà con trong ấp đồng thanh bầu ông vào chức vụ Trưởng Ấp, ông vui vẻ chấp nhận ngay, không lòng vòng từ chối, không ngại khó, ngại khổ, mà ông cảm thấy đây là cơ hội để ông đóng góp công sức vào việc củng cố thôn ấp, cải tổ làng xã và quy mô hơn là xây dựng đất nước, có nhiều người dân đóng góp công sức, chắc chắn tương lai sẽ là nước mạnh, dân giàu, ông đơn giản nghĩ và nhủ lòng như vậy .

Ông Tư là một trong những Trưởng ấp xuất sắc của Quận, ông chịu khó tìm hiểu đường lối, chính sách của chính phủ qua sự truyền đạt của các viên chức trong Quận, khi thấu triệt, ông nhẹ nhàng, kiên nhẫn phân giải rõ ràng, lợi hại, cho dân chúng trong ấp hiểu rõ để tham gia, thi hành - Ông thẳng thắn, khoan hoà, trên kính, dưới nhường, không quản ngại khó khăn hay vất vả, nên công việc trong ấp ông luôn tiến triển tốt đẹp - Thôn ấp ông xưa kia là nơi phát xuất phong trào chống thực dân Pháp, có nhiều người tham gia kháng chiến. Có những người sau một thời gian theo kháng chiến, do Việt Minh lãnh đạo, họ nhìn rõ bộ mặt phản dân hại nước của cộng sản, nấp dưới danh nghĩa giải phóng đất nước, nên đã quay về, nhưng cũng có những người trong vùng ông, vì lý do này hay lý do khác, vẫn phục vụ cho cộng sản, sau hiệp dịnh Genève 54, họ tập kết ra Bắc, trốn tránh trong mật khu, hay có khi nằm ngay tại một căn hầm bí mật nào đó, quanh quẩn đâu đây thôi, để chờ cơ hội nổi lên chống phá .

Là dân địa phương, ông không lạ gì những người này - Ông ra công, ra sức thuyết phục gia đình những người ấy, kết quả là phần lớn đều nhìn rõ dã tâm của cộng sản, quay về với chính nghĩa quốc gia, còn một số ít vì đã "lậm" với chủ nghĩa cộng sản, hoặc vì khăng khíu bà con, quyền lợi, sự an toàn cá nhân v...v.. nên vẫn tiếp tục đi theo con đường cũ, có điều bây giờ những công việc tuyên truyền rỉ tai, phá hoại, của họ không còn có giá trị nữa, vì người dân đã biết nhìn sự thực và biết so sánh giữa hai chế độ . Ông rất mừng vì thấy những kết quả khả quan, làm thăng tiến đời sống người dân nông thôn ngày càng vững mạnh, đó là bằng chứng hùng hồn để mọi người chiêm nghiệm và tin tưởng nhiều hơn vào chính nghĩa quốc gia, ông rất hãnh diện vì những thành quả này, vì trong đó có sự đóng góp một phần nhỏ nhoi công sức của ông. Nhiều lần trên Quận hoặc Tỉnh gởi giấy ban khen, ông đều cảm thấy hơi thẹn thẹn, vì với tâm hồn chất phác, ngay thẳng, ông tự nghĩ việc đóng góp một chút công sức vào việc xây dựng làng xóm, đất nước là nhiệm vụ chung của người dân, có gì quan trọng lắm đâu mà mấy ông trên Tỉnh, Quận coi lớn chuyện quá vậy.

Ý nghĩ đơn giản của ông cũng hợp với ý nghĩ của nhiều người, những người có lòng đạo đức, sẵn sàng gánh vác việc chung, nhưng ông càng làm được nhiều việc công ích, càng được nhiều người dân trong ấp thương mến, quý trọng, thì ông lại càng bị một phe khác căm thù, oán hận, đó là những tên cộng sản nằm vùng. Bọn này không thể nào hoạt động, tuyên truyền hay dụ dỗ người dân theo chúng được, vì những điều Tư Trương đã nói, đã làm, hoàn toàn là những việc mang lại ích lợi chung cho mọi người trong ấp, nó cụ thể, đang xảy ra trước mắt, không phải những hứa hẹn xa vời như các cán bộ cộng sản thường nói - Ông trở thành một chướng ngại to lớn, trên con đường phản dân hại nước của chúng, cần phải tiêu diệt ông, chúng mới có thể hoạt động được - Trong khi đó ông không hề hay biết tính mạng mình đang bị đe dọa, ông vẫn nghĩ mình làm việc công ích, mọi người nếu không quý mến thì cũng chẳng có gì phải ghét bỏ ông cả.

Về đến cổng nhà, đứa con trai nhỏ 3 tuổi, mà ông bà hay gọi đùa là "út một" chạy lăng xăng ra đón, nhõng nhẽo đòi ông ẵm lên thả xuống mấy lần, rồi mới bi bô nói chuyện với hai thằng anh, đứa con gái thứ ba đang phụ mẹ dưới bếp, lo bữa ăn chiều cho gia đình. Trời đã chạng vạng, bà Tư hối chồng và hai con lo tắm rửa cho khỏe khoắn trước khi ăn cơm. Cha con ông Tư ra giếng tắm trong khi bà Tư và đứa con gái lo sắp cơm lên bộ ván ở nhà sau, bà lấy cây đèn dầu "cao cẳng" thắp lên cho sáng khắp gian nhà .

Dưới ánh đèn, gia đình ông Tư quây quần quanh mâm cơm, bà Tư cũng là người nội trợ đảm đang, hết lòng lo lắng cho chồng, con, từng miếng ăn, giấc ngủ - Mâm cơm là cả một sự khéo léo, chế biến của bà, ngoài những món chính như kho mặn, canh chua, rau sống, cho các con ăn cơm, bà còn có mấy con cá trê vàng, nướng mỡ hành, dằm nước mắm gừng, để ông Tư làm mồi nhậu - Đây là món ăn khoái khẩu của ông, nên khi nhìn thấy, ông cười khà khà nói với bà: "má nó thiệt biết ý", ông Tư lấy hũ rượu thuốc, rót một ly để nhâm nhi, rồi gia đình vừa ăn vừa chuyện trò vui vẻ, "út một" không chịu ngồi bên mẹ, nó chễm chệ ngồi trong lòng ông bố, thỉnh thoảng há miệng nhận miếng cá nướng , nhai nhóp nhép, nếu không bận nhai, nó lại hỏi bố và hai anh hết chuyện này đến chuyện khác, câu chuyện mà nó quan tâm hơn hết, thường hay hỏi đi, hỏi lại, là có bao nhiêu con dế, chuồn chuồn mà hai anh gặp khi theo Ba đi làm?... Cả nhà cười vui vẻ, không khí trong gia đình thật đầm ấm, hạnh phúc.

Đột nhiên con chó đang nằm chờ ăn dưới gầm bộ ván bỗng hực lên một tiếng, như phát giác có người lạ vào nhà, nó chạy lên nhà trên sủa dữ dội, rồi vừa sủa vừa lùi xuống nhà dưới, mọi người ngồi trong mâm cơm đang ngơ ngác chưa hiểu chuyện gì, bỗng hai bóng người mặc đồ đen từ trên nhà vụt xuống, một tên chĩa cây súng tiểu liên vào ông Tư bắn xối xả, tên kia hai con mắt láo liên canh chừng, sau loạt đạn chớp nhoáng, chúng hè nhau tung cửa sau, lủi ra vườn, trước khi chạy, một tên vứt lại tờ giấy, trên đó viết những gì không rõ.

Tiếng đạn nổ làm mọi người trong nhà mất hồn, đồng thời khuấy động cả xóm, bà Tư đứng chết trân, trợn trừng đôi mắt, nhìn chồng đang quằn quại trong vũng máu, thằng út gục chết trên bụng bố, tấm thân nhỏ xíu cũng đẫm đầy máu, máu nó và máu bố nó, hai thằng anh và đứa em gái ôm chặt lấy nhau, mặt xanh như tàu lá, chúng còn sợ lắm, không dám nhúc nhích, thậm chí còn không dám thở mạnh nữa - Ông Tư chợt nấc lên một tiếng lớn, thân mình quằn quại, hai mắt đứng tròng, máu từ ngực, từ bụng ông vẫn tuôn ra ồng ộc, bà Tư nghe tiếng nấc của ông chợt tỉnh, cảnh tượng tang thương trước mắt làm bà cũng không còn đủ bình tĩnh, bà hét lên một tiếng "ông ơi" rồi lăn xả vào, ôm ông dậy, lay cho ông tỉnh, vừa lay, bà vừa kêu khóc thảm thiết, máu me dính đầy áo quần bà, mấy đứa con thấy mẹ lên tiếng cũng bớt sợ, chúng cũng gọi Ba, gọi em rồi gào khóc với mẹ - Bà con chòm xóm nghe tiếng khóc trong nhà vội vàng chạy đến, mọi người sững sờ trước cảnh giết người tàn nhẫn, thương tâm như vậy, hai cha con ông Tư chết ngay tại mâm cơm, trên thân thể hai cha con lỗ chỗ vết đạn - Không thể làm gì để cấp cứu được nữa, bà con bảo nhau cho người báo lên Xã, Quận, mọi người chờ đợi chính quyền xuống lập biên bản xong, sẽ giúp thu xếp, dọn dẹp.

Theo biên bản của Quận, ông Trưởng ấp Lê Văn Trương đã bị việt cộng ám sát lúc 7 giờ tối, ngày 14 tháng 4 năm 1959, tại tư gia, trong bữa cơm chiều, bằng súng tiểu liên - cùng tử nạn với ông có đứa con trai, tên Lê Văn Thuận, 3 tuổi - Sau khi khám nghiệm tử thi, pháp y đếm được 14 vết đạn trên ngực và bụng người bố, 11 vết đạn trên ngực, cổ và đầu em bé, có những viên đạn xuyên qua thân xác người con, rồi mới ghim vào người bố, tổng số vỏ đạn nhặt được ở phạm trường là 22 - Các chuyên viên vũ khí xác nhận đây là loại đạn 9 ly, dùng cho súng tiểu liên MAS. 49, do Pháp chế tạo - Tội ác nhãn tiền này, do cán bộ cộng sản nằm vùng gây ra, chúng đã để lại một tờ giấy có ghi những chữ như sau : "Đội hành quyết thi hành án tử hình tên việt gian Lê Văn Trương, tay sai Mỹ-Diệm". Mọi chứng cớ đã rõ ràng, các vết thương trí mạng, đều do bọn khủng bố bắn bằng súng tiểu liên, với khoảng cách gần, đạn xuyên thủng, hoặc còn nằm trong thân thể, gây tử vong cho nạn nhân, vì thế Hội đồng Pháp Y quyết định, không cần thiết phải đưa đi giải phẫu giảo nghiệm tử thi, mà cho phép thân nhân được giữ thi hài tại nhà để lo tang lễ.

Ông Tư Trương là người đầu tiên trong Xã bị ám sát, tiếp theo đó có thêm 4 người nữa, gồm 1 Trưởng ấp, 1 Xã trưởng, 1 Ủy viên Cảnh sát và một Đồn trưởng Dân Vệ, không khí khủng bố bao trùm khắp làng xã, cho đến mấy tháng sau, khi chính quyền đẩy mạnh phong trào ấp chiến lược, củng cố an ninh thôn ấp, sàng lọc những phần tử nằm vùng, việc ám sát các cán bộ chính quyền Xã, Aáp mới được chặn đứng - Hơn nữa, sau vài ba vụ án, những người tham gia chính quyền cũng đề phòng cẩn mật, lực lượng an ninh, Dân vệ, cũng tuần phòng nghiêm ngặt, nên bọn chúng khó bề thao túng.

Đối với Bà Tư, cái chết của ông Tư và đứa con nhỏ là một mất mát quá lớn lao cho Bà và các con, nhưng là người đàn bà Việt Nam, mang đầy tính cần cù, nhẫn nại, bà cắn răng chịu đựng, thay chồng nuôi con - Để an ủi bà, chính quyền các cấp cũng hết lòng giúp đỡ về tinh thần, vật chất đủ lo cho bầy con - Thêm vào đó, bà con chòm xóm, sẵn cảm tình gắn bó với gia đình bà từ trước, cũng quây quần, săn sóc bà và lũ nhỏ, bà cảm thấy cuộc đời cũng bớt cô quạnh - Bà và ba đứa con cứ như vậy, sống và khôn lớn trong tình yêu thương đùm bọc của mọi người .

Ngoài Tư Hiếu, đứa con gái của bà, không có ấn tượng gì rõ nét đối với cái chết của cha, nhưng bà và hai thằng con trai : Hai Tài, Ba Đức, thì lúc nào cũng canh cánh bên lòng cái chết tức tưởi của người chồng, người cha yêu dấu - Hai thằng con bà chỉ trông cho mau lớn để gia nhập quân đội, giết hết bọn Việt cộng, trả thù cho bố và những người bị chúng ám sát chết oan ức .

Thời gian lặng lẽ trôi qua, sau cuộc đảo chánh 1-11-63, tình hình chính trị của miền Nam không còn ổn định như trước. Ấp chiến lược bị phá bỏ, bọn VC lại có dịp trở về làng xã hoành hành như trước, ban đêm, chúng từ "căn cứ lõm" trở ra thu thuế, nhận tiếp tế, đôi khi còn tập họp dân chúng ở một vài nơi hẻo lánh để tuyên truyền nữa. Hai Tài năm ấy mới 16 tuổi, đang học lớp 10, nó sốt ruột lắm rồi, chỉ nhấp nhổm muốn đi đăng lính vào năm tới, nhưng nhiều người khuyên nó nên kiên nhẫn chút nữa, cố gắng học thêm, lấy được bằng Tú tài để đi sĩ quan, bề gì cũng hay hơn. Khi tròn 19, vừa đậu Tú Tài, nó không suy nghĩ và cũng chẳng cần hỏi ý kiến ai nữa, tức tốc tình nguyện vào Thủ Đức ngay. Mãn khóa, Chuẩn úy Lê Văn Tài được đưa về binh chủng Biệt Động Quân. Sau vài ba lần bốc thăm chọn đơn vị, Tài thuyên chuyển ra Tiểu đoàn 22, Liên đoàn 2/ BĐQ, đóng tại Pleiku, Tài tham dự hầu hết những cuộc hành quân lớn nhỏ của đơn vị và với lòng căm thù giặc cộng ngất trời. Chuẩn úy Tài luôn luôn là người tiên phong trong mọi công tác, nhất là những cuộc phục kích, với tính kiên trì chờ đợi, ít khi trung đội của Tài đi không về rồi - Hương hồn ông Tư chắc cũng ngậm cười nơi chín suối, mong ông phù hộ cho con trai bình an trong mọi công tác an dân, trừ loạn.

Nhà chỉ còn ba mẹ con, Hai Tài đã ra đi, Ba Đức tất nhiên là người đàn ông duy nhất trong gia đình, nhưng với lòng căm thù của nó, anh Hai nó đã đi rồi, nó lại càng nôn nóng đi theo, chứ không hề nghĩ rằng nó sẽ phải ở nhà lo cho mẹ - Với Ba Đức, việc học hành nhẹ nhàng hơn, 18 tuổi nó xong bằng Tú Tài, cũng mắt trước mắt sau tình nguyện vào Thủ Đức, rút kinh nghiệm người anh, nó chẳng cần bàn soạn với ai, sau khi nộp đơn và nhận được giấy gọi, nó vẫn kín như bưng, đợi đúng ngày là lừng lững khăn gói vào trại nhập ngũ số 3 - Cả tuần sau Bà Tư mới biết rõ tình trạng của Ba Đức, bà khóc quá, không phải bà lo sợ các con bà phải xông pha nơi lằn tên mũi đạn, nhưng bà khóc vì nghĩ tới những ngày cô đơn sắp tới, nếu Ba Đức ra đi, nhà chỉ còn hai mẹ con, là đàn bà cả, biết lấy ai trụ cột gia đình - Có người hiểu chuyện bàn với bà, nên đi lên trình bày với ông Quận trưởng, xin ông giúp đỡ, bằng cách cấp cho một giấy chứng nhận gia cảnh để xin miễn hay hoãn dịch cho Ba Đức. Ông Quận Trưởng mới về coi Quận được vài năm, ông dân Bắc kỳ chính hiệu, nhưng có vẻ rất "rành sáu câu", nghe Bà Tư trình bày tự sự, ông hiểu ngay sự việc này phát xuất từ lòng căm thù cộng sản đến cao độ mà ra, xét đến hoàn cảnh Bà Tư, ông bỗng thấy có thiện cảm với gia đình bà, vì chính thân phụ ông cũng bị bọn Việt minh thủ tiêu, khi ông cụ chỉ là một ông Chánh Tổng. Ông ân cần thăm hỏi cặn kẽ, cấp giấy chứng nhận theo đơn xin, đồng thời ông cung cấp phương tiện chuyên chở, còn cắt cử luôn ông Trưởng Ban 5 Chi Khu, đích thân lo liệu vụ này giúp bà Tư. Nhờ mọi người hết lòng giúp đỡ, chỉ 1 tuần sau, mẹ con Bà Tư đã ngòâi chờ tại phòng tiếp khách của Quận, đợi ông Quận trưởng ra để trực tiếp cám ơn ông. Nhìn mái tóc ngắn ngủn của Ba Đức, bà Tư thấy tức cười, thật hú hồn, hú vía, xém chút nữa thằng con bà cũng lại đi biền biệt như anh nó.

Ba Đức ngồi đối diện với ông Quận Trưởng, lắng tai nghe giọng nói đều đều của ông chậm rải như rót vào tai:
- Tôi biết cháu nóng lòng vì thù nhà, nợ nước, nhưng thật sự thì chính phủ cũng không đòi hỏi nhiều ở gia đình cháu đâu, anh cháu đã nhập ngũ rồi, còn mình cháu ở nhà lo săn sóc mẹ và em, tôi nghĩ cháu cũng nên suy xét lại, đừng làm mẹ cháu phải lo lắng nhiều hơn.
- Thưa ông Quận, mỗi lần nhớ tới hình ảnh ba và em cháu chết thảm trước mâm cơm, lòng cháu lại sôi sục căm thù, anh em cháu có nói chuyện với nhau và hứa trước vong linh ba cháu, chúng cháu sẽ tận diệt bọn cộng sản, nếu không cũng phải trừ khử càng nhiều, càng tốt, để trả thù cho ba cháu và những người dân vô tội khác bị chúng giết.

Trong khi ông Quận Trưởng gật gù ra chiều suy nghĩ, Ba Đức thấy ông chưa nói gì, anh ta vội nói tiếp:
- Cháu cám ơn ông Quận đã lo cho gia đình cháu, cháu cũng ráng chờ đôi ba năm nữa, con em cháu có chồng, là có người lo cho mẹ cháu với nó, lúc đó cháu sẽ đi.

Nghe Ba Đức nói, ông Quận lắc đầu nhè nhẹ, miệng hơi mỉm cười như có vẻ thấy hay hay vì tính cương quyết của cậu bé . Ông nghĩ thầm trong bụng : "Những đứa như thế này thì nó đánh giặc phải biết đây" - Đột nhiên ông nảy ra một ý nghĩ hơi là lạ, ông thăm dò :
- Muốn báo thù cho Ba cháu và những người trong Xã, bị VC ám sát mấy năm trước, tại sao cháu không hoạt động ngay tại Xã nhà, trừ ngay chính những tên đã cầm súng giết hại Ba cháu và những người khác, có hay hơn không .
- Dạ thưa ! Làm sao có thể như vậy được ông Quận.

- Được lắm chứ!

Ông Quận nở một nụ cười thật hiền, dẫn giải:
- Cháu phải biết rằng, bọn VC nằm vùng từ trước đến nay chỉ hoàn toàn hoạt động có tính cách cục bộ, vùng nào quậy phá ở vùng đó thôi . Như vậy có thể nói, những đứa ám sát ba cháu toàn là bọn sinh đẻ, hay cư ngụ trong Xã, chúng nắm vững tình hình tại địa phương, chúng được cấp chỉ huy của chúng cắt đặt phải nằm vùng, thoát ly, tập kết v . . .v . . , muốn trừ khử chúng, ta cứ bắt đầu từ đây là đúng nhất . Nếu cháu muốn hoạt động trong vòng bí mật thì gia nhập Thám Báo của Quận, hay làm Mật báo Viên, Cảnh Sát Đặc Biệt chẳng hạn - Còn nếu cháu muốn cầm súng chiến đấu thì gia nhập Nghĩa Quân - Có văn hóa như cháu nếu nhập ngũ cũng đi học sĩ quan, ra trường mang cấp bậc Chuẩn úy, làm Trung đội Trưởng - Trường hợp cháu vào Nghĩa Quân ở quận nhà, sau ít tháng, tôi sẽ gởi cháu đi học khóa Trung đội Trưởng, sau đó cháu cũng làm Trung đội Trưởng Nghĩa Quân, cũng có ba mươi mấy, bốn chục người lính, cũng hành quân như ai, có điều tầm hoạt động chỉ quanh quẩn trong phạm vi của Xã, nên cháu vẫn có thể chăm sóc gia đình bình thường , giúp đỡ mẹ và em những việc nặng nhọc, không sao.

Hai mẹ con Ba Đức chăm chú theo dõi từng lời nói của ông Quận - Bà Tư có vẻ đồng ý với giải pháp này, còn gì sung sướng hơn khi thấy chính kẻ giết chồng mình bị đền tội dưới mũi súng của con mình - Ôi! thật tuyệt ! - Bà quay sang nói với con:
- Đúng đấy con ạ ! Cứ như lời ông Quận nói, nếu con làm việc trong Xã nhà, rồi hạ được những đứa đã sát hại ba con, thì còn gì sung sướng cho mẹ hơn nữa . Mẹ còn nhớ như in nét mặt của hai đứa đã xả súng bắn vào ba con và em Thuận.

Lời nói của bà Tư làm cả ông Quận lẫn Ba Đức đều bất ngờ, thích thú - Đối với ông Quận, việc Ba Đức biết được tin này, chắc chắn anh ta sẽ không đi đâu nữa cả, muốn báo thù nhà, cứ việc gia nhập nghĩa quân là xong - Vậy là ông có dịp đưa những người trẻ, có học vào lực lượng Nghĩa quân, hầu nâng cao khả năng tác chiến các trung đội sau này - Với Ba Đức đây là điều hắn khắc khoải từ lâu, làm sao biết được đứa nào đã sát hại ba hắn, chả lẽ cứ gặp VC là giết, cũng đúng thôi, nhưng nếu hạ chính những tên đã nhúng máu cha mình, sự trả thù, dĩ nhiên, sẽ thống khoái hơn nhiều chứ . Hắn nhìn mẹ bằng ánh mắt băn khoăn, như có nhiều điều muốn hỏi - May quá, ông Quận đã gỡ rối giúp:
- Bây giờ bà còn có thể nhận diện ra chúng nó không?
- Thưa ông Quận, chắc chắn tôi vẫn nhận ra.

Ông Quận đưa tay nhấn chuông, người tùy phái bước vào chờ lệnh, ông bảo:
- Mời Đại úy Trưởng Ban 2 lên gặp tôi.

Người tùy phái lui ra, chỉ một phút sau, viên Đại úy Trưởng Ban 2 bước vào, chưa kịp đưa tay chào thì ông Quận đã hỏi:
- Anh có đủ hồ sơ, hình ảnh bọn VC cơ sở, giao liên, nằm vùng trong Quận mình không?
- Thưa, về lý lịch có đủ, nhưng hình ảnh thì đứa có, đứa không ạ!

- Anh về lấy đưa lên tôi xem và tiện dịp cho bà Tư đây nhận diện luôn thể.

Cũng chỉ mấy phút sau, Đại úy Trưởng Ban 2 trở lại với một chồng hồ sơ dầy cộm đặt trước mặt ông Quận, ông ra lệnh:
- Để khỏi mất thì giờ, Đại úy lấy ngay hồ sơ của những tên thuộc Xã của Bà Tư trước, cho bà ấy nhận diện.

Ông Đại úy nhanh nhẹn lựa một tập hồ sơ đặt trước mặt ông Quận - Ông Quận Trưởng thong thả lật từng tơ,ø thỉnh thoảng gặp chỗ nào có ảnh, ông đưa qua cho Bà Tư coi, tập hồ sơ ngày càng mỏng dần, bà Tư đã coi hàng chục tấm ảnh, nhưng chưa nhận diện được ai, đến tấm ảnh cuối cùng trong tập hồ sơ, bà bỗng kêu "Á" lên một tiếng, tay run run chỉ vào, giọng nói lạc hẳn đi:
- Đúng tên này đây, ông Quận.

Ông Quận Trưởng đưa tấm ảnh đến trước mặt Ba Đức để hắn nhìn cho rõ - Đức chăm chú ngó, cặp mắt mở rộng, nét mặt hằn nên vẻ căm thù, như muốn ăn tươi nuốt sống người trong ảnh, một lát sau, chừng như đã ghi nhận đầy đủ hình ảnh kẻ thù, Đức mới liếc mắt đọc đến phần lý lịch:
- Võ văn Bầu tự Bầu Cá, sinh năm 1939, cha vô danh, mẹ Võ thị Bảy, nghề nghiệp: ở đợ - Bắt đầu hoạt động giao liên cho Việt minh từ năm 1950 - Năm 1952 bị Pháp bắt giam, đến năm 1953 được thả, vẫn tiếp tục hoạt động cho Việt minh, sau 1954 không thấy xuất hiện, có nguồn tin cho rằng y đã tập kết ra Bắc, đầu năm 1959, y xuất hiện trở lại trong vai trò khủng bố, thường hay từ "căn cứ lõm" ra các cơ sở nằm vùng của chúng ở các Xã chung quanh để thu thuế, nhận tiếp tế, đôi khi ám sát các viên chức của ta. Theo nguồn tin tình báo, y hiện ở trong Ban ám sát Quận.

Điều quan trọng đối với Ba Đức là nhận rõ mặt những tên VC này, còn phần lý lịch, hoạt động của chúng thì có càng tốt, không có cũng chẳng sao, hận thù của Ba Đức hiện đang ngút ngàn, nó nghĩ thầm trong bụng: bây có làm được việc hay không được việc, thành tích nhiều hay thành tích ít cũng đều đáng chết cả. Với nó, một chú bé 18 tuổi, mang mối thù giết cha, thì chính phủ rất phí phạm tiền bạc, công sức để lập ra Bộ Chiêu Hồi.

Bà Tư coi đến quyển thứ hai, không có gì, quyển thứ ba cũng vậy, đến quyển thứ tư cũng là quyển chót, được vài tờ, bà lại nhận diện được một tên nữa - Nhìn tấm ảnh tên này, Ba Đức thấy mặt mũi nó có vẻ sáng sủa nhưng gian ác hơn tên Bầu Cá - Tên này lớn tuổi hơn, đọc phần lý lịch, Ba Đức thấy ghi:
- Nguyễn văn Sang, tự Hai Sang, tên Cha Nguyễn văn Giàu, mẹ Trần thị Nhỏ, sinh năm 1929 - Hai Sang thuộc loại gia đình khá giả, nhưng tính tình gian trá và ham chơi - Năm 1950, y là Thủ Bạ trong Hội đồng Tề của làng, nhưng vì gian lận, biển thủ công quỹ nên bị tù 2 năm, sau khi được thả, vì đã có tiền án, y không làm được công việc gì cả, y bất mãn đi theo Việt minh. Thời gian đầu y hoạt động rất tích cực, hiện nay y đã được tin dùng và là một trong những tên chỉ huy nòng cốt của Huyện ủy.

Không hiểu có sự may mắn gì run rủi, mà công việc tiến triển một cách tốt đẹp, mẹ con Ba Đức không ngờ sự việc được giải quyết một cách nhanh chóng và nhiều thuận lợi cho gia đình như vậy. Hai mẹ con không ai nói ra, nhưng đều thầm nghĩ: "Có lẽ hồn thiêng ông Tư xui khiến, nên mới đẩy đưa đến cơ hội may mắn này?"

Trước khi chia tay, ông Quận ân cần nói với Ba Đức:
- Cháu cứ về nhà nghỉ ngơi, lo việc gia đình, và suy nghĩ cho chín chắn, vài tháng nữa lên đây, sẽ có việc cho cháu làm thôi!

....... . . . . . . . Lòng nóng như lửa đốt, làm sao có thể chờ đợi vài tháng như lời ông Quận nói - Chỉ mươi ngày sau, Ba Đức đã lấp ló trên văn phòng Quận để xin gia nhập Nghĩa quân, ông Đại úy Trưởng Ban 2, đã biết mặt Đức, đem nó vào Ban 1 để giới thiệu và hỏi dùm nó thủ tục gia nhập. Một khi đã quyết chí thì mọi trở ngại, rắc rối đều phải cố gắng vượt qua, huống chi đối với trường hợp Ba Đức ai ai cũng đều rõ và thông cảm với nó, vì thế chỉ một tuần sau là nó đã có mặt trong lực lượng Nghĩa quân Quận, chờ đi Trung Tâm huấn luyện để học quân sự.

Chuyện một thanh niên có bằng Tú Tài, hoặc bằng cấp cao hơn, gia nhập Nghĩa quân không phải là chuyện lạ ở mấy xã ven đô , vì những người đó, thực sự chỉ tìm một chỗ hợp lệ tình trạng quân dịch, để tính toán những việc khác cho cuộc đời họ - Nhưng với Ba Đức, đây là dịp nó mang hết khả năng để phục vụ, nói đúng hơn nó sẽ tận lực để báo thù...

Từ lúc học quân sự xong, chính thức trở thành một Nghĩa quân viên, Ba Đức không từ nan một công việc gì mà Trung đội cắt cử cho hắn, từ tuần tiễu đêm, hoạt động thám sát địa thế, phục kích trên những trục lộ mà bọn giao liên thường qua lại - Với tinh thần phục vụ cao, tuổi trẻ, nhanh nhẹn, tháo vát, nhất là luôn tình nguyện trong những công tác khó khăn, nguy hiểm, Ba Đức dễ dàng chiếm được cảm tình của đa số đồng đội và những viên chức trong Quận.

Đúng như lời ông quận Trưởng đã hứa, chỉ sáu tháng sau Ba Đức được đề nghị theo học khóa Trung đội trưởng Nghĩa Quân - Ngoài vấn đề giữ lời hứa, ông Quận còn nói thẳng với mọi người là Ba Đức rất xứng đáng theo học khóa này, căn cứ vào trình độ văn hóa và nhất là tinh thần phục vụ của nó trong sáu tháng qua mà mọi người đã biết.

Đúng như sự tiên đoán của ông Quận "Bắc Kỳ", từ ngày Ba Đức được chính thức nắm chức Trung Đội Trưởng Nghĩa Quân, chỉ trong vòng hơn một năm trời, hắn đã đưa Trung đội của hắn lên hàng đầu của Quận, rồi của Tỉnh - Những thành tích mà Trung đội Ba Đức lập được không ai có thể chối cãi, số địch quân bị hạ trong những trận phục kích, số vũ khí tịch thu được, tình trạng an ninh trong vùng hoạt động của Ba Đức ngày càng khá hơn, đã chứng minh điều đó.

Khi đã được nhiều người tin yêu, giúp đỡ, Ba Đức mới nghĩ đến việc tổ chức riêng một mạng lưới tình báo, hầu theo dõi những tên có trong sổ đen, tức là những tên xa gần đã nhúng tay vào máu ba và em anh ta. Người ta thấy Ba Đức hay qua lại với Đại úy Trưởng Ban 2 Chi Khu để trao đổi tin tức và những lần phục kích của Ba Đức đạt kết quả cao hơn, vì nhờ tin tức tình báo chính xác - Thời điểm này là lúc cao trào "làm ăn" của Trung đột Ba Đức lên thật cao - Anh ta "phát minh" ra kiểu phục kích bằng mìn Claymore cơ động, hàng đêm,Trung đội tung ra bốn, năm điểm phục kích, mỗi điểm chỉ ba, bốn người, bọn họ gài mìn Claymore, cho nổ khi ngòi nổ chạm điện, rồi tùy theo vị trí, họ đặt mìn theo vòng cung, thước thợ, nổ dọc hay chặn ngang v...v... tính toán làm sao để triệt hạ bằng hết những tên trong tổ của chúng, những cái bẫy để bọn VC đạp nổ được ngụy trang khéo léo - Đặt mìn xong, họ tìm một chỗ an toàn nằm chờ, nếu đêm ấy, điểm phục kích phát nổ là họ "có ăn", họ tức tốc gọi ngay về Quận, xin Pháo Binh diện địa "chơi" thêm cho vài trái nổ chụp, rồi nằm chờ sáng ra ...lượm súng - Nếu không có gì, họ chịu khó dậy sớm, ra gỡ mìn về, để hôm sau .....làm tiếp - Những hoạt động tích cực và đạt nhiều kết quả như vậy, đương nhiên Ba Đức trở nên cái gai trước mắt bọn VC - Theo tin tức từ trong mật khu ở "căn cứ lõm", tình báo ta cho biết, VC đã họp nội bộ, nhất quyết tìm cách hạ Ba Đức, để cứu vớt tổ chức của chúng đang trên đà dần dần bị tiêu diệt, chúng cũng đã hoạch định cả một trận tấn công quy mô vào đồn Nghĩa quân do Trung đội Ba Đức trấn đóng, để tiêu diệt bằng được tên "Trung đội Trưởng ác ôn", đã hạ rất nhiều các "cán bộ cách mạng", đồng bọn của chúng - Nhận được tin này, Ba Đức thích lắm, hắn họp hành liên miên với ông Trưởng Ban 2, Ban 3 và Ông Quận Trưởng đều phác họa một kế hoạch ngăn chặn.

Trong một buổi họp, Ba Đức trình bày ý kiến:
- Con (đối với ông Quận và các cấp trong Quận, Ba Đức đã nhiều lần đắn đo suy nghĩ, bằng vào tuổi tác và với sự yêu thương mọi người dành cho, chỉ còn cách xưng con với họ là đúng hơn cả) - Con nghĩ tụi nó có "uấn" cũng còn lâu, ít ra nó còn phải điều nghiên, rồi xin xin lực lượng về cũng mất nhiều thời gian - Việc ông Quận với mấy Thày lo thì cứ lo, phần con, con sẽ cùng anh em bung ra thật nhiều, để "hốt" trước mấy thằng về điều nghiên là tụi nó hết đánh luôn thôi.

Mấy ông nhìn nhau tủm tỉm cười - Đối với Ba Đức, chuyện gì nó cũng cho là "ngon ăn" cả - Nhưng thật sự nó nói rất có lý - Chặt xong mấy thằng đi điều nghiên, còn ai đưa đường dẫn lối nữa mà đánh với đấm, có điều không hiểu giờ nào chúng mới đi điều nghiên, đi bao nhiêu lần, phương hướng thế nào - Chặn được bọn này phải mất bao nhiêu công lao, ngày giờ v...v... Nghĩa là muốn làm việc này phải có thừa can đảm và ý chí - Chuyện này Ba Đức có thể đảm đương, vì nó có đủ cả hai yếu tố đó - Cộng với lòng căm thù nung nấu - Ba Đức không khi nào bỏ cuộc, đã nói là làm và làm đến nơi đến chốn.

Ba Đức quay về Trung đội, họp tất cả anh em trình bày những hoạt động trong thời gian tới, anh ta dấu chưa cho mọi người biết tin tức nhận được là VC sẽ tìm cách triệt hạ anh ta bằng mọi giá, kể cả việc tấn công nơi Trung đội trú đóng . Mọi người thấy đây cũng giống như công việc bình thường, bất quá có nằm nhiều chỗ hơn thường lệ cũng không sao - Họ vui vẻ thi hành vì đặt hết tin tưởng vào Ba Đức mà không hề thắc mắc gì cả . Ba Đức âm thầm, lặng lẽ làm theo chương trình đã hoạch định - Một tháng rồi hai tháng, năm sáu điểm kích của Trung đội đi không lại về không, chẳng được chút kết quả nào cả - Ba Đức đã hơi nản chí, nhưng rồi anh ta bỗng nảy ra một ý nghĩ , có lẽ địch đánh hơi, hay chúng cũng có tai mắt, nên Trung đội càng đi ra khỏi đồn nhiều, địch càng giữ kỹ, không ló mặt ra nữa, vì thế Ba Đức đánh lừa địch bằng cách không cho anh em ra khỏi đồn nữa - Tất cả Trung đội bỗng được lệnh tu bổ hệ thống phòng thủ, đêm đêm thủ đồn, canh gác cẩn mật mà thôi - Đêm thứ nhất, Ba Đức ở trong đồn cùng anh em, đêm thứ hai, trời vừa tối hẳn, Ba Đức giao tất cả mọi việc trong đồn cho người Trung đội phó, anh ta cùng ba người tình nguyện, âm thầm rời đồn đi ra - Đêm đó và đêm kế tiếp yên tĩnh - Đến đêm thứ ba, vào lúc 1 giờ sáng, có tiếng mìn claymore nổ liên tiếp 4 lần, mọi người trong đồn được báo động ra vị trí phòng thủ, trong hầm chỉ huy, người hiệu thính viên ngạc nhiên thấy hệ thống truyền tin êm re, chẳng thấy trên Quận hỏi han rối rít như mọi khi nghe tiếng nổ, còn ông Trung đội phó ngồi tỉnh bơ hút thuốc, không hề lên tiếng, đã vậy sau dăm phút còn có thêm mấy tiếng nổ do pháo binh bắn đạn nổ chụp, rồi tất cả trở về im lặng - Trung đội được lệnh nằm ngủ tại vị trí phòng thủ.

Bốn giờ rưỡi sáng, ông Trung đội phó đánh thức tất cả dậy báo tin, đêm qua, Ba Đức và mấy anh em âm thầm ra ngoài đồn phục kích và đã chạm địch, vì những tiếng nổ đêm qua anh em đã nghe - ông cắt đặt một tiểu đội ở lại coi đồn, còn tất cả chờ trời rạng sáng sẽ theo sự chỉ huy của ông ra lục soát.

Kết quả cuộc phục kích bằng mìn đem lại kết quả ngoài sự mong đợi của mọi người - Bốn tên chết tại chỗ, một tên gãy cẳng, nằm lại bị ta bắt sống - Điều làm cho Ba Đức sướng phát điên lên được là trong 4 tên chết, có cả hai tên Võ văn Bầu, tự Bầu Cá và Nguyễn văn Sang, tự Hai Sang, hai tên đã ám sát ông Tư Trương và một số viên chức xã ấp năm nào . Theo cung từ của tên còn sống sót, đúng có hai tên Bầu và Sang, chúng đi điều nghiên đồn Nghĩa quân - Quả như sự phán đoán của Quận, hai tên này, giờ đã thuộc thành phần lãnh đạo, chúng chỉ xuất hiện trong những trường hợp đặc biệt, hạ được chúng phải kể là rất may mắn....

Ba Đức đang ngồi nói chuyện với mẹ, bà Tư hôm nay trong ánh mắt đã ánh lên niềm vui - Ước vọng của bà đã thành sự thực, những kẻ giết chồng bà và các người lương thiện, nay đã đền tội, và đặc biệt là đền tội dưới tay con bà - Hôm nghe tin Ba Đức đã hạ được mấy tên này, Bà và con Hiếu vội vàng bỏ cả công việc, hai mẹ con dắt nhau chạy lên trụ sở Xã, vì những xác chết được đem về đó để bà con nhận diện - Những người có mặt tại chỗ ngày hôm đó thật cảm động khi chứng kiến hành động của bà - Bà nhìn sững hai xác chết tên Bầu Cá và Hai Sang, tay run run chỉ vào mặt chúng, miệng lắp bắp: "Đúng, đúng chúng nó" - Hai hàng nước mắt bà rơi ròng ròng. Đột nhiên bà ôm chặt Ba Đức và Tư Hiếu cười như điên dại, giọng cười thật thỏa mãn, trong khi đôi dòng lệ vẫn tuôn trào như suối . Nhớ lại quang cảnh ngày hôm đó, bà vẫn còn thấy nao nao trong dạ - Khi biết chắc mối thù của mình đã được thằng con trai cưng trang trải, bà an tâm, đưa mắt quan sát chung quanh, nhiều người sau khi nhận diện những tên sát nhân, biết chắc chúng là những tên đã giết người thân của mình, nay thật sự đã đền tội, ai nấy đều có cảm tình với những người thay họ mà trả thù - họ đến bắt tay Ba Đức và mấy người cùng đi với anh đêm ấy, các bà thì kéo tay, ôm vai, một vài bà còn mếu máo nói với người đã khuất, nhưng để gián tiếp cám ơn Ba Đức và mọi người: "Ông ơi ! vậy là ông ngậm cười chín suối nghe! thù của ông có người trả dùm rồi !". Chợt nhớ lại chuyện gì đó, Ba Đức quay sang nói với mẹ, giọng rất thật tình:
- Không phải tụi con hay ho gì đâu má, làm như có sự run rủi của ba nhà mình với mấy người bị chúng nó giết, nên tụi nó tự tìm đến chỗ chúng con gài mìn đấy chứ - chỗ đó tụi con chỉ gài cầu may thôi chứ có tính toán gì như mọi khi đâu.

Bà Tư nhìn con trìu mến, gật gù ra vẻ đồng ý, nhưng miệng bà mỉm cười, thầm mắng yêu thằng con:
- Thằng thiệt dễ thương, không bao giờ nhận riêng cho mình một công trạng nào cả.

Cũng vì vậy mà Bà Tư đã vui vẻ hạ một con heo tạ, trước là để cúng chồng, con, sau để Bà và các con tạ ơn Trời đất cùng những người đã tạo cơ hội, góp công sức trong việc trả thù chung này.

Bỗng có tiếng xe gắn máy tới gần, rồi ngừng trước ngõ, một bà già xăng xái bước vào, theo sau là người thiếu nữ, tuổi ngoài 20 , dắt chiếc Honda Dame . Bà già chân bước, miệng nói liến thoắng:
- Chị Tư ơi! có nhà không, ghé thăm chị chút nè!

Bà Tư và Ba Đức nghe vậy, cùng đứng dậy bước ra - Hai Bà dường như có quen nhau từ trước, chào hỏi tíu tít - Sau khi cúi đầu chào bà khách, Ba Đức đưa mắt sang nhìn người thiếu nữ, chàng ta chợt sững sờ vì vẻ đẹp của cô nàng - Khó nói quá - Vừa đơn sơ, vừa quyến rũ - vừa nghiêm trang, vừa mời gọi - Không biết diễn tả thế nào, nhưng đúng như tình trạng của Ba Đức gặp bây giờ, người ta gọi là "tiếng sét ái tình" thì phải - Phần cô gái cũng không khá gì hơn, sau khi cúi chào mẹ con Bà Tư, thấy cung cách Ba Đức nhìn mình, cô bỗng thấy mất tự nhiên, tim cô không còn đập bình thường nữa, nó rộn ràng, gấp rút hẳn lên, rồi một luồng hơi nóng từ ngực bốc thẳng lên mặt, làm mặt cô vụt bừng đỏ - Cô luống cuống, loay hoay dựng chiếc xe mãi mà không được, Ba Đức thấy vậy chạy lại giúp, khiến mặt cô đã đỏ càng đỏ thêm - Bà Tư lên tiếng giới thiệu vói con trai:
- Con à! Bà đây là bà Sáu Phúc, ổng làm Xã Trưởng ở xã trên, ổng cũng bị nạn hồi đó, cũng do mấy tên đã ám sát ba con giết hại, sau ba con ít tuần thôi.

Bà Sáu vui vẻ tiếp lời:
- Thiệt tình chỉ vì chuyện gặp nạn của mấy ổng, chị em mình mới quen biết nhau há chị Tư - Bây giờ có lẽ còn thân thiết hơn, vì gia đình tôi mang ơn cháu Ba nó ở đây nhiều lắm.
- Có gì đâu mà chị Sáu coi trọng như vậy - Bất quá cũng chỉ là nhiệm vụ của cháu thôi mà.

- Chị nói vậy đâu được, không có anh em tụi nó, biết đến bao giờ mấy ổng mới xong được cái oán này - Chị Tư còn hy vọng vì có con trai, chớ gia đình tôi thì đành chịu - Bốn đứa con gái cả - Rồi như muốn nhân dịp này giới thiệu cô gái, bà day qua cô ta:
- Nhỏ này là út đây, cháu tên Dung, đang học trên Sàigòn, nhưng năm nay tôi bắt nghỉ, về nhà mẹ con hủ hỉ với nhau, mấy con chị nó có chồng hết rồi, nhà vắng hoe... à !!

Sau choáng váng vì bất ngờ gặp gỡ, Ba Đức đã bình tĩnh trở lại, nghe bà già nói chuyện, chàng ta nghĩ bụng: " Bà già thiệt hay, chỉ vài câu nói đã giới thiệu tạm đủ về con gái của bà - Hình như bà muốn đem con khoe với mình và để "cho" mình thì phải" - Ý nghĩ chợt đến làm Ba Đức khoái chí, mỉm miệng cười, đưa mắt nhìn sang cô gái. Cô Dung tuy vẫn còn hồi hộp lắm, nhưng sắc diện đã tạm trở lại bình thường, khi Ba Đức đảo mắt sang nhìn cô, cô cũng đang nhìn trộm hắn, hai mắt gặp nhau, mặt cô lại đỏ bừng lên... Cô cảm thấy vui vui... Sáng nay, khi mẹ cô bảo cô chở sang để cám ơn và mời ông Trung đội trưởng Nghĩa quân cùng các anh em đã hạ được những tên trước kia ám sát ba cô, sang dự buổi giỗ ba cô, cô không có hình tượng gì về người Trung đội trưởng này cả, vì thông thường, những người trung đội trưởng mà cô đã gặp, trung bình cũng khoảng tuổi ba mươi mấy, bốn mươi - Đâu ngờ anh chàng này chỉ ngoài hai mươi, trông thật thư sinh vì dáng người cao, mảnh khảnh, nước da trắng xanh, có lẽ nhiệm vụ đòi hỏi phải thức đêm nhiều - Nhưng mà con mắt chàng ta nhìn cô thật ... kỳ, làm lòng cô xao xuyến, có lẽ trong chỗ riêng tư, chàng đã có cảm tình với cô, riêng cô, không hiểu sao nhìn ánh mắt, nụ cười ấy, cô cũng đã cảm thấy có phần rung động - Vì thế, nếu muốn nói cho chính xác, thì phải nói thế này: - Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, hai người đã có cảm tình với nhau!

Sau đám giỗ ông Sáu Phúc, Ba Đức thường xuyên vắng nhà, bình thường sau những giờ hoạt động đêm, bao giờ anh ta cũng cần một giấc ngủ ngày thật dài, để lấy sức cho ban đêm hoạt động lại, từ ngày quen biết cô Dung, giấc ngủ ngày của Đức thất thường, khi có, khi không, khi dài, khi ngắn, bà Tư cũng lo ngại, nhắc nhở con, nhưng lần nào chàng cũng gạt đi, nói rằng mình không cảm thấy mệt - Mà quả thật vậy, mặt hắn lúc nào cũng tươi roi rói, gặp ai cũng cười đùa vui vẻ, thỉnh thoảng lại còn hát nghêu ngao mấy câu vọng cổ của trai gái tỏ tình - Đúng! tình yêu chẳng dấu được ai, và Ba Đức cũng chẳng cần dấu diếm tình cảm của mình - Bà Tư thấy đôi trẻ như vậy cũng vui, bà hối thúc Ba Đức mau mau tiến tới để bà có cháu bồng.

Rồi đám cưới hai người diễn ra ngon lành, xuông xẻ, hai bà thông gia đều là goá phụ của những viên chức xã ấp đã bị VC sát hại, nên họ hạp nhau và thông cảm với nhau hơn ai hết - Về dự đám cưới có cả Hai Tài, bây giờ anh ta đã là Trung úy làm Đại Đội Trưởng một Đại Đội Biệt Động Quân ở Liên Đoàn 2BĐQ

Gặp anh Hai lần này, Ba Đức học hỏi thêm được một số kiến thức về quân sự và các loại vũ khí - Tình cờ Hai Tài gặp một người bạn cùng khóa, trước kia phục vụ tại Nha Kỹ Thuật, nay bị thương, xuất ngành, thuyên chuyển sang Tiểu khu, hiện làm Đại Đội Trưởng Đại Đội Địa Phương Quân, đi hành quân qua.

Trong bữa nhậu tại nhà bà Tư, có cô dâu mới lo tiếp đãi, thấy Ba Đức cứ chăm chú nhìn vào hai trái lựu đạn "mini" mà người bạn mình đang đeo ở giây ba chạc, ánh mắt thèm thuồng, Hai Tài biết thằng em mình "kết" hai trái lựu đạn đó lắm, anh dự tính trong bụng, sẽ chờ dịp hỏi xin cho thằng em - Không ngờ anh bạn quá sành điệu, anh ta nhìn chai Martell cổ lùn gật gù, anh nghĩ đến tình cảm của bạn và em bạn thết đãi mình quá trịnh trọng, rồi nhìn qua Hai Tài nói:
- Tao thấy thằng em mày có vẻ khoái hai trái đồ chơi này lắm, hôm nay cũng may, tình cờ gặp anh em mày, lại còn nhậu nhẹt với nhau, thôi thì nếu nó thích, tao tặng nó, cho nó vui.

Miệng nói tay gỡ hai trái "mini" trao cho Ba Đức đem cất - Ba Đức thích muốn nhảy lên, nhưng vẫn đẩy đưa:
- Cho em rồi anh lấy gì xài?
- Ôi! hơi đâu mà lo chuyện đó em, M.67 thiếu gì - Vả lại, "cái này" ít khi dùng tới, hồi tụi anh đi toán, thường mang thủ thân, để dành khi cần đến thì ?cưa đôi? thôi mà ! Khi nào có dịp ghé qua Sở gặp bạn bè, chắc anh sẽ xin tụi nó mấy trái khác, lúc đó chưa chừng chú mày có thêm à!

Nghe vậy, Ba Đức hí hởn đem cất ngay, kể từ ngày hôm sau, trong hành trang dùng để "trang trí" của Ba Đức có thêm hai trái lựu đạn "mini".

Quán Bà Ba dần dần thưa khách, giờ này mọi người đều về nhà để ăn bữa chiều - Ba Đức và toán Nghĩa quân cũng giải tán, anh em người nào lo việc đó, riêng Ba Đức cũng tạt qua về nhà, ăn cơm với mẹ và vợ con, rồi cũng vào đồn ngủ như mọi khi - Tình hình an ninh bây giờ không được tốt lắm, dù hết lòng bảo vệ thôn xóm, nhưng nhiều khi "cái khó bó cái khôn", những phương tiện mà Trung đội của Ba Đức cần dùng để phục kích, diệt giặc không còn nữa - lợi dụng hiệp định ngưng bắn, địch hoạt động, xâm nhập, phá hoại nhiều hơn, trong khi bên ta lại tuân thủ, hay nói đúng hơn bị bắt buộc tuân thủ và ngồi yên nhìn địch vi phạm. Tiếp liệu đã bị thiếu thốn đủ thứ, viện trợ của Đồng Minh đang từ 10 sụt xuống còn 1, vũ khí đạn dược hết sức hạn chế, đôi khi đụng trận, xin yểm trợ vài trái đạn pháo binh cũng trần ai, lai khổ mà không được như ý, vì thế khả năng hoạt động của Trung đội Ba Đức cũng không còn hữu hiệu nhiều như mọi năm nữa, giờ đây hoàn toàn trông vào sức mình, với số vũ khí cá nhân, cộng thêm sự gan dạ, thỉnh thoảng mới có được chút kết quả gọi là yên ủi mà thôi - Buồn thật!

Nhìn nét mặt dàu dàu của con, bà Tư không hiểu chuyện gì, gặng hỏi mãi, Ba Đức mới trả lời lấp lửng:
- Hết trơn mọi thứ, không còn gì mà xài.

Bà muốn an ủi con một tiếng, nhưng không biết nói gì, vì chẳng hiểu rõ ý con nên cũng làm thinh luôn.

Ba Đức cũng cảm thấy việc ông Quận không chấp thuận đề nghị của chàng là điều bắt buộc, vì với trang bị như vậy, yểm trợ như vậy, các đơn vị chính quy còn không đủ dùng, nói chi đến Nghĩa quân, làm ra chỉ thấy hại nhiều hơn lợi, chi bằng cố gắng tỉnh thức phòng thủ, còn có thể bảo tồn lực lượng được, để chờ khi thuận lợi - Mà biết đến bao giờ mới thuận lợi, cơ hội có đến hay không.

Lùa vội vài chén cơm cho xong bữa, Ba Đức chơi với hai đứa nhỏ một lát rồi từ giã gia đình đi vào đồn - Hai thằng con trai í éo đòi theo, nhưng bà ẵm đứa lớn, mẹ ẵm đứa nhỏ, hai đứa đành lặng thinh nhìn bố chạy xe thẳng ra cổng.

Cuối năm 1974, hoạt động phá hoại của VC nổi lên khắp nơi và quy mô gấp bội, kế hoạch lấn chiếm của chúng rất có bài bản - Đánh thăm dò vài nơi, thấy đồng minh của ta không phản ứng gì, chúng lập tức gia tăng cường độ - Đầu năm 1975, tình hình miền Nam bi đát thấy rõ, bọn VC đã chiếm được một vài tỉnh của ta - Chính quyền miền Nam hoàn toàn bị động - Lệnh rút bỏ cao nguyên, rút bỏ vùng 1, như khuyến khích bọn giặc cộng tăng thêm áp lực - Quân chính quy Bắc Việt xâm nhập công khai, không cần dấu diếm như mọi khi nữa, chúng chuyển quân bằng xe, chúng kéo cả xe tăng, đại pháo rầm rập chạy vào để sớm dứt điểm miền Nam, trong khi đó thì đồng minh Mỹ im hơi lặng tiếng, quốc hội Mỹ lại "cẩn thận" hơn nữa, khi đưa ra đạo luật không cho phép Tổng Thống đem quân đội hay không quân can thiệp vào các trận chiến ở nước ngoài - Viện trợ quân sự cho VNCH bị cắt gần hết -Trong khi đó thì những thành phần chính trị gia xôi thịt, những chính khách sa lông, phe này, phái nọ, ráo riết vận động cho một cuộc đầu hàng trá hình bằng cách tuyên bố thẳng sẽ nói chuyện với "người anh em phía bên kia" - Cuộc rút quân gọi là "di tản chiến thuật", "tái phối trí", hoàn toàn thất bại - Không phải là rút lui nữa mà là tháo chạy, tổn thất của cả quân lẫn dân làm cả nước bàng hoàng - Đến giai đoạn các ông ấy bàn giao chính quyền là ...hết thuốc chữa.

Đầu óc Ba Đức không còn tỉnh táo nữa, lúc nào cũng "bưng bưng" như có ai cầm búa gõ trong đầu - Nhìn mẹ già, vợ dại, con thơ, nếu có chuyện gì xảy ra, làm sao có thể cáng đáng được - Tình hình bất lợi lắm rồi - Thương mẹ, thương vợ, thương con, mà đầu óc không làm sao tỉnh táo để đối phó cho kịp với hoàn cảnh - Ba Đức lẩn thẩn tự trách mình - Sao hồi đó ham cưới vợ làm chi, để bây giờ khổ cho tất cả mọi người.

Tình hình đã biến đổi không ai có thể ứng phó kịp, kể cả những ông vẫn được tiếng là tài giỏi, tiên đoán mọi việc như thần
- Địch quân càng ngày càng lợi thế và chuyện gì phải đến đã đến
- Miền Nam đã hoàn toàn bị cưỡng chiếm.
- Không nói đến những ông chính trị gia xôi thịt, chạy đôn, chạy đáo, tìm đường rút.
- Đừng nhắc đến Tướng Tá chẳng một chút tiết tháo, chí khí nhà binh, cũng xa chạy, cao bay.

Chúng ta hãy nhớ đến những người đã oai hùng tuẫn tiết, các vị Tướng, Tá, Úy, Hạ sĩ Quan, Binh sĩ, Cảnh Sát Quốc Gia v...v... trong đó có cả anh Trung đội Trưởng Nghĩa Quân thân thương của chúng ta nữa............. .

Mọi chuyện diễn tiến quá bất lợi, hầu như ai ai cũng biết và có thể đoán trước kết quả, nhưng khi nghe đích thân ông Tổng Thống lên đài phát thanh ra lệnh buông súng đầu hàng thì mọi người đều hỡi ôi !!!

Toàn thân như tê cứng, đầu óc quay cuồng, Ba Đức hét lên một tiếng, đưa tay cầm chiếc radio transistor đập mạnh xuống đất, vỡ tan - Việc làm vô ích, không thay đổi gì được cuộc diện, cũng chẳng vơi được niềm đau, chỉ đơn giản đem lại khoảnh khắc im lặng trong gian hầm chỉ huy trong đồn.

Tiếng rè rè trong chiếc máy truyền tin đột nhiên cũng im và giọng nói chậm rãi của ông Quận Trưởng cất lên:
- Tôi thông báo cho các đơn vị trực thuộc biết, từ giờ phút này, tôi không còn là người chỉ huy của anh em nữa, xin anh em tự lo liệu.

Mấy lời ngắn, gọn rồi im lặng, Ba Đức bốc máy, tính nói chuyện với ông Quận, nhưng gọi hoài không được, chàng chán nản buông máy, đôi mắt thất thần nhìn các anh em - Không ai lên tiếng, họ vẫn sẵn sàng chờ quyết định của người chỉ huy trẻ tuổi của họ mà họ hằng quý mến .

Ngồi im lặng cả tiếng đồng hồ, Ba Đức mới lên tiếng nói với anh em:
- Trên đã nói vậy, tôi cũng nói với mấy ông như vậy, tuỳ ý các ông, tôi cũng không còn là Trung đội trưởng của mấy ông nữa . Rồi như dứt khoát, Ba Đức đứng dậy, lấy giây ba chạc súng đạn mang vào người, bỏ đi.

Mọi người ngơ ngác, nhưng kết cuộc ắt phải xảy ra, làm sao có thể xoay chuyển được - Cả một guồng máy chính quyền, quân đội, như vậy mà còn phải chịu, huống chi một trung đội Nghĩa quân - Buồn thì buồn lắm, nhưng họ phải nhìn vào sự thật phũ phàng, họ cũng im lặng ngó nhau, bỏ lại súng đạn , người trước, kẻ sau, rời đồn về với gia đình.

Ba Đức chạy thẳng về nhà vợ chồng người em gái - Mấy hôm trước, thấy tình hình lộn xộn, để giữ an toàn cho mẹ và vợ con, cũng như sự an tâm cho chính mình, anh đã đưa cả nhà về ở nhờ người em rể, vì ở đây, có căn hầm trú ẩn rất rộng rãi, chắc chắn.

Không khí trong gia đình thật ảm đạm, giống như nhà có đám tang - mà nếu nói là gia đình có tang, trên phương diện nào đó cũng đúng thật . Suốt ngày 30-4, Ba Đức nằm dí trên giường, không ăn uống, hỏi không nói, gọi không thưa, nằm vắt tay lên trán, thỉnh thoảng thở dài nghe muốn đứt ruột - Hai đứa con rất mến bố, nhưng thấy bố như vậy cũng không dám lại gần - Mẹ, vợ, em gái, em rể, ái ngại nhìn, không biết nói gì để an ủi, vì họ hiểu sự mất mát này quá lớn lao, nỗi đau này là nỗi đau chết người, họ cũng buồn lắm, biết nói gì đây!

Nhìn ra ngoài trời, mây kéo về xám xịt, bầu trời cũng âm u, như chia sẻ niềm đau, nỗi hận, với nhân dân miền Nam . Chòm xóm ai cũng ngơ ngơ, ngác ngác, trước cuộc thay đổi nghiệt ngã này - Họ bị hối thúc treo cờ, mít tinh v...v... để gọi là "chào mừng giải phóng", nhưng ai cũng chỉ à ới cho qua chuyện thôi.

Chập tối, chú em thân tín nhất trong Trung đội, thường theo sát Ba Đức ghé thăm, hai anh em thì thầm với nhau một lát, những điều chú nói cho Ba Đức tóm tắt như sau:
- Anh Sáu Bộ (một Trung đội trưởng Nghĩa quân trong quận) bị tụi nó giết ngay tại đồn.
- Chú Tám Én, Trung đội Trưởng Cầu Võng, bị tụi nó vô nhà vây bắt, rồi đem ra ngoài xử bắn luôn.

- Anh Ba tìm đường thoát đi, chắc chắn tụi nó đang kiếm anh, tụi VC vào đồn mình, chỉ thấy súng đạn để lại, không gặp một ai, chúng không nắm vững tình hình ở vùng mình, nên chưa kiếm ra anh đấy thôi.

Ba Đức suy nghĩ lung lắm, trước sau gì cũng phải đối diện thực tại - Anh đã có quyết định riêng cho mình, nhưng không muốn ảnh hưởng đến những người thân yêu, nhất là đang ở nhà em rể - Qua một đêm hồi hộp đợi chờ , Ba Đức càng quyết tâm hơn nữa - Mờ sáng 1-5-75, Ba Đức nai nịt gọn gàng, giọng bình tĩnh nói với mẹ:
- Con về nhà trước thắp nhang lễ Ba, má với vợ con về sau nha! Hôm nay kể như tạm yên, mình về nhà được rồi.

Hướng về hai người em anh nói:
- Má với anh chị cám ơn cô, dượng nhiều nghe

Quay sang vợ, Đức dặn dò:
- Chờ mấy đứa nhỏ ngủ dậy rồi em với má đưa con về. Anh về trước.

Hai nhà cách nhau không xa lắm, không muốn nổ máy xe ồn ào, Đức để xe lại, lủi thủi đi bộ về nhà.

Sau khi mở cửa vào, anh đóng cửa lại cẩn thận, thắp ba nén nhang, đứng trước bàn thờ bố, miệng lầm thầm khấn vái - cắm xong mấy nén nhang, anh ta thay bộ đồ cũ đã mặc mấy hôm nay bằng một bộ đồ ủi hồ mới tinh - Ngắm mình trong tấm kiếng, với một giọng hết sức tỉnh táo, kèm đôi chút hãnh diện, anh nói nhỏ riêng mình nghe: Nghĩa Quân là phải "ngon"!

Vừa xỏ xong hai ống quần, Ba Đức nghe tiếng ồn ào ngoài ngõ, rồi giọng nói của má chàng vọng vào:
- Tui đã nói với mấy ông là con tôi ở nhà chứ có trốn tránh gì đâu

Bà lớn tiếng gọi:
- Ba à! Đang làm gì đó con?

Ô, vậy là chương trình không đúng như dự tính, chắc phải ồn ào hơn chút đỉnh rồi - Nhưng không sao, cũng "vui" thôi - Nghĩ vậy, Ba Đức lên tiếng trả lời mẹ:
- Con đang thay đồ.

Nhìn qua khe cửa, anh thấy mẹ đi trước, theo sau bà cả chục tên du kích VC, súng ống đầy đủ, lố nhố tiến vào trong sân - Phía sau là Dung và hai đứa con nhỏ, rồi đến hai vợ chồng cô em và đứa con, một số bà con trong xóm cũng ngấp nghé ngoài cổng, không hiểu vì tò mò hay bị lùa đến để chứng kiến cuộc vây bắt.

Vừa nghe Ba Đức lên tiếng trong nhà, tên chỉ huy toán du kích trở mặt liền với bà Tư - Hắn quát lớn:
- Thôi bà kia đứng lại, lui ra phía sau.

Hắn ra lệnh cho đồng bọn:
- Tổ 1 triển khai bố trí sau nhà, khẩn trương - Các đồng chí còn lại vây phía đằng trước.

Hướng vào phía trong nhà hắn la lớn:
- Ba Đức ra hàng ngay, nếu không lực lượng du kích sẽ tấn công vào nhà.

Hắn lại ra lệnh cho thuộc hạ:
- Các đồng chí, chuẩn bị thủ pháo - Miệng nói, tay hắn vẫy vẫy cho ba tên tiến gần cửa, trong tầm ném.

Ba Đức đứng trong nhà nghe không sót một câu, từ lúc nó đuổi bà mẹ ra, cho đến khi nó ra lệnh cho mấy đứa tiến vào, gia đình Ba Đức và bà con thấy vậy cũng lùi ra xa

Ba Đức từ trong nhà lên tiếng:
- Tôi chuẩn bị ra đây!
- Dơ hai tay lên khỏi đầu, mở cửa bước ra!

Cánh cửa từ từ mở rộng, người ta thấy hai bàn tay khum khum dơ cao đưa ra, rồi một bóng người xuất hiện trong khung cửa, bộ quần áo trận màu đen thẳng nếp, cổ quấn một lá cờ vàng ba sọc đỏ, hai tay vẫn dơ cao khỏi đầu, từ từ bước ra khỏi nhà, cặp mắt quét nhanh một nửa vòng tròn nhận định vị trí - Tên VC chỉ huy quát lớn:
- Nằm sát xuống đất, hai tay dang ra!

Ba Đức hơi khựng lại, rồi đột nhiên anh ta vụt chạy thật nhanh đến chỗ tên chỉ huy và ba tên du kích đang đứng gần nhau, tay trái buông thõng xuống, tay mặt vung mạnh về phía đầu hồi, nơi có mấy tên khác đang quỳ lom khom bố trí hướng súng vào trong nhà - Đồng thời có tiếng hét bật ra từ lồng ngực: "Việt Nam Cộng Hoà muôn năm - Đả đảo cộng sản" - Trước sau hai tiếng nổ chát chúa vang lên - khói, bụi, cát, đất, lẫn vào nhau tung lên mù mịt - Dân chúng hoảng hốt kéo nhau chạy dạt ra - Bọn du kích không tên nào kịp phản ứng - Ba Đức và tên chỉ huy du kích chết banh xác tại chỗ, hai tên khác đang dẫy dụa trong vũng máu, tên thứ ba cũng nằm gục xuống, không rõ còn sống hay đã chết - Phía đầu hồi, chỉ có một tên lãnh đủ vì trái lựu đạn trúng ngay chỗ, hai tên khác bị thương nhẹ - Thật khủng khiếp, lần ra tay cuối cùng của Trung đội Trưởng Ba Đức - Anh đã quyết lấy cái chết để đền nợ núi sông, đồng thời nói lên tinh thần chiến đấu đến hơi thở cuối cùng của người chiến sĩ Nghĩa Quân.

Lần đầu và cũng là lần cuối, Ba Đức dùng đến món quà mà đàn anh đã tặng: "Cặp lựu đạn Mini".

A20 Nguyễn Văn Học
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	e213534406f5e673030b12a49a117407_XL.jpg
Views:	0
Size:	247.6 KB
ID:	1492148
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 12-02-2019   #516
wonderful
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
Join Date: Jun 2011
Posts: 17,288
Thanks: 18,988
Thanked 64,869 Times in 16,419 Posts
Mentioned: 126 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 4457 Post(s)
Rep Power: 58
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11wonderful Reputation Uy Tín Level 11
Default

Những hình ảnh Hào Hùng của Binh Chủng Nhảy Dù - QLVNCH

Xin dành tặng những hình ảnh về Binh Chủng Nhảy Dù - Những "Thiên Thần Mũ Đỏ" của QLVNCH đến cho 1 người bạn theo yêu cầu và cho tất cả mọi người, những ai đã từng sống qua thời chinh chiến, và yêu mến NGƯỜI LÍNH VNCH.

Em biết tại sao lúc này Lính Dù lên điểm
Đi ra đường phố, nhiều cô nhìn nổ con ngươi
Cô thì khen là lính chịu chơi
Cô thì khen là lính hào hoa
Có cô mơ chồng, có cô mơ mộng lắm đêm nằm khóc.

Anh biết nhiều cô thích bồ thiên thần mũ đỏ
Bởi anh là lính đẹp trai mà khỏe hơn ai
Anh là thiên thần giữa trời mây
Anh làm quân thù khiếp sợ oai
Biết bao cô chờ biết bao cô đợi biết bao người mơ.

Anh như là mây nổi trôi giữa trời giông bao la
Ở đâu cũng là quê, là nhà
Yêu anh! khổ lắm em ơi!
Khi yêu là yêu dù cho cách trở đầy thương đau
Dù cho đói no hay giàu nghèo, dù đời khổ đến bao nhiêu.

Như thế thì mê lính dù như là điếu đổ
Em mong được sống cùng nhau làm tổ uyên ương
Em là vợ hiền chốn hậu phương
Anh làm trai hùng giữa trường xa
Ước mơ thanh bình góp tay ong tạo hóa thân tình ta



CHUẨN BỊ - KIỂM TRA LẠI DÙ LƯNG DÙ BỤNG


LÊN ĐƯỜNG


HUẤN LUYỆN VIÊN NHẢY DÙ TRÊN PHI CƠ


THIÊN THẦN VÀO VÙNG HÀNH QUÂN
wonderful_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz-1.jpg
Views:	0
Size:	126.5 KB
ID:	1493156 Click image for larger version

Name:	zzzzzzzzzzzzzzzzzzzz2.jpg
Views:	0
Size:	70.7 KB
ID:	1493157 Click image for larger version

Name:	zzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzzz-3.jpg
Views:	0
Size:	117.6 KB
ID:	1493158 Click image for larger version

Name:	zzzzzzzzzzzzzzzch-4.jpg
Views:	0
Size:	28.8 KB
ID:	1493164
The Following User Says Thank You to wonderful For This Useful Post:
phokhuya (12-14-2019)
Old 12-03-2019   #517
longhue
R6 Đệ Nhất Cao Thủ
 
Join Date: Dec 2007
Posts: 2,805
Thanks: 6,545
Thanked 3,911 Times in 1,337 Posts
Mentioned: 21 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 596 Post(s)
Rep Power: 24
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8longhue Reputation Uy Tín Level 8
Default

Mời ACE nghe chơi.

longhue_is_offline   Reply With Quote
The Following 2 Users Say Thank You to longhue For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019)
Old 12-12-2019   #518
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Một Thời Chinh Chiến Điêu Linh



Anh là một phóng viên chiến trường, ngoài phần lương khô và vật dụng cá nhân trong ba lô mang trên lưng như bao nhiêu người lính khác, anh còn phải đeo lủng lẳng cái máy quay phim và máy chụp hình trước ngực. Hành trang anh chỉ có thế, mũ sắt trên đầu, cuốn sổ tay trong chiếc túi áo có nắp gắn hai chữ “Báo Chí”, hai tấm thẻ bài, một bộ râu tua tủa vì đã mấy ngày anh theo đoàn quân tiến vào trận địa. Người lính ra chiến trường đã có cây súng làm bạn, riêng anh, người phóng viên chiến trường đi vào vùng lửa đạn, chỉ vỏn vẹn có chiếc máy quay phim, đã ghi lại biết bao nhiêu hình ảnh trung thực của người lính sống thời chiến chinh gian khổ, trên mọi nẻo đường đất nước.

Tiếng đạn bay líu chíu ngang đầu, anh thầm nghĩ: "Không biết sống chết lúc nào". Chiếc máy quay phim đã thu vào bao nhiêu thước phim giữa mặt trận khi nóng bỏng, lúc âm ỉ đến lạnh người. Ðoàn quân lầm lũi tiến vào rừng dừa trước mặt, phân tán mỏng theo lệnh viên sĩ quan chỉ huy. Những bóng người lầm lũi bước, đôi giày vải ướt sũng trên thửa ruộng xâm xấp nước, đói và mệt, chiếc ba lô trên vai anh như nặng trĩu xuống. Trong bóng chiều nhập nhoạng, thần chết như rập rình chiếc lưỡi hái trên thân phận người lính, cơn mưa chiều luồn những giọt tái tê vào lòng người chiến sĩ.

Anh nhớ lại trận đánh ở vùng Thới Lai, Cờ Ðỏ vào mùa mưa năm trước, trong một vùng dầy đặc cỏ lác và sông rạch. Không phải lần nào quân ta cũng thắng. Ðêm ấy, anh bị mất phương hướng, giữa bóng đêm chập chùng và ánh trăng khuya mờ ảo, anh lần mò ra được đường cái, ở đấy có một ngôi chùa nằm chơ vơ ven quốc lộ. Dưới ánh trăng mờ, ngôi chùa âm u không một ánh đèn, không một tiếng chuông tiếng mõ, chỉ có mùi dìu dịu của hoa sứ phảng phất giữa đêm khuya. Ðã mấy ngày mà trận đánh chưa kết thúc, sự yên tĩnh tạm thời để chờ một cuộc đụng độ tiếp theo, dân chúng hầu như đã tản cư ra quận lỵ, hoặc chạy theo phía bên kia vào những làng mạc xa hơn.

Ngôi chùa tương đối nằm ở khu khá yên tĩnh giữa hai lằn đạn, nhưng không có bóng dáng người dân nào ở đó. Trong bóng tối mờ mờ và yên lặng, anh lần mò men theo mấy bụi cây thấp trước cổng chùa, anh nhìn thấy nhiều thân người nằm la liệt trên sân, im lặng như một bãi tha ma. Họ đang ngủ, quá mệt mỏi cho nên anh chỉ kịp cởi ba lô vứt xuống đất, rồi cứ thế nằm vật xuống bên cạnh một người lính. Anh cần ngủ hơn tất cả mọi thứ trên đời, dù chưa ăn uống gì nhưng anh không cảm thấy đói, chỉ có giấc ngủ mới làm anh tạm quên đi tiếng đạn réo, tiếng bom rơi, tiếng đại bác rền rĩ trong những giờ phút căng thẳng của chiến trường. Anh thiếp đi thật mau, trong lúc ngủ mê hình như anh có đạp chân vào người lính kế bên nhưng không nghe tiếng chửi thề, hạnh phúc nhất của người lính có lẽ là những phút giây hiện tại, tạm quên đi nỗi nguy hiểm, cận kề với nỗi chết.

Chưa bao giờ anh có một giấc ngủ ngon lành đến thế. Không chiêm bao mộng mị, không giường, không chiếu, chỉ có một mặt đất ẩm lạnh và bầu trời nhấp nháy sao đêm. Gió đêm như được ướp mùi hương của những bông hoa sứ làm loãng đi mùi gì tanh tanh giống như mùi máu.

Sáng ra, ánh mặt trời rọi vào mặt anh khiến anh thức giấc, chim chóc hót líu lo chào một ngày vừa lên, sự sống của muôn loài vẫn diễn ra bình thường dù chiến tranh và sự chết đang hiện diện quanh quất, đó đây. Anh hoàn toàn tỉnh giấc, thèm một ly cà phê và điếu thuốc thơm buổi sáng, rồi lạ lùng ngó đám người nằm ngủ trên sân chùa, chợt một cảm giác lạnh toát chạy dài trên sống lưng người lính. Giờ thì anh đã hiểu, đêm qua anh đã ngủ một giấc ngủ tròn trịa và yên bình bên những người lính tử trận, xác họ ngày hôm nay sẽ được chở về nhà xác trên tỉnh lỵ, chờ thân nhân đến nhận.

"Không phải lúc nào ta cũng thắng", anh nghĩ như vậy khi nhìn những tử thi nằm lạnh lẽo suốt đêm trên sân chùa. Chiến tranh là vậy, thắng hay thua thì bên nào cũng có người nằm xuống, có những giọt nước mắt của mẹ già, vợ dại, con thơ, chỉ có điều thật buồn khi tất cả đều là người Việt Nam. Anh nghe có tiếng bước chân nhẹ nhàng của một tà áo đà lướt bên hiên chùa, và mùi nhang thoảng bay trong gió. Một vị sư già có lẽ là người duy nhất còn lại nơi đây, đang cầm một nắm nhang ra cắm xuống trước những thây người nằm la liệt dưới sân chùa, miệng lầm rầm niệm Phật. Ðôi mắt nhà sư thoáng một vẻ ngơ ngác và sợ hãi, khi nhìn thấy một người sống đang ngồi thu lu giữa đám người chết, cả hai cùng im lặng không nói được lời nào.

Năm 1969, anh theo cuộc hành quân miền biên giới giữa Campuchia và Việt Nam, Cộng quân đang cố thủ trong vùng núi Cô Tô, Châu Ðốc. Người phóng viên chiến trường hơn ba mươi tuổi, đang độ chín muồi của nghề nghiệp, hăng say lao vào vùng lửa đạn khi Cộng quân dùng Campuchia làm bàn đạp thôn tính miền Nam.

Gia đình anh gốc gác miền Bắc, cả một thời ấu thơ và thanh niên anh gắn bó với quê nhà, may mà năm 1954 anh nhanh chân chạy thoát. Bố anh chết ngay năm đó, tất cả gia tài, sự nghiệp bỗng dưng mất hết trong một ngày khiến người cha phẫn chí mà chết. Mẹ anh dẫn ba đứa em dại, đầu quấn khăn tang lếch thếch lên chuyến tàu há mồm xuôi Nam. Một cuộn phim của dĩ vãng vừa hiện về trong trí anh, căn nhà gạch hai gian bề thế phố Cửa Tiền, rặng bàng trước cửa, hoa gạo đỏ mùa hè, giếng nước Tiền Hùng, cái ao sau nhà xanh um khóm chuối ngự, cả một tuổi thơ đầm ấm và mối tình đầu tuổi thanh xuân nằm lại sau lưng cho một tất tả bỏ chạy.

Từ trên máy bay trực thăng anh nhảy xuống theo gót chân người sĩ quan chỉ huy, máy quay phim chạy rè rè thâu vào hình ảnh núi non chất ngất, những người lính chạy lúp xúp nép vào những bờ đá cao tiến tới. Ðịch bắn ra như mưa, viên đạn đi ngọt như cắt từ một hốc núi bay thẳng tới ngực anh, anh chưa thấy đau vì tầm đạn đi nhanh quá khiến anh ê ẩm như bị một viên gạch ném tới đột ngột. Cho đến khi anh thấy ấm ấm và rát bỏng trên ngực áo, máu đã ướt thẫm hai chữ Báo Chí trên chiếc áo nhà binh. Anh loạng choạng ngã xuống với thước phim đang quay dở, chỉ kịp nhìn thấy loà nhoà hình ảnh người lính cứu thương bế anh lên chiếc trực thăng tải thương, đang phần phật đôi cánh quạt trên một vùng cỏ xanh.

Lần ấy viên đạn đi cách tim anh khoảng hai cm, nếu không giải phẫu kịp, máu ứ đầy phổi có lẽ anh đã nằm xuống ngay tuổi ngoài ba mươi. Anh thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, phải nằm trong Quân y viện mấy tháng trời, để được nhìn thấy sự hy sinh và đau đớn tận cùng của người lính trong thời chiến. Những hình ảnh ấy vương vấn trong hồn anh, mãi mãi về sau, tim anh vẫn thắt lại khi bất chợt hôm nào nhìn thấy trên vỉa hè, người thương binh lê đôi nạng gỗ, khập khễnh bước khi đôi mắt chất chứa nỗi bất hạnh cho cả một tương lai

Năm 1972, mặt trận lại sôi động ở vùng biển Long Toàn, Trà Vinh. Bom đạn rền rền át cả tiếng sóng biển rì rào, người dân Khờ Me sống ở những làng mạc hiền hoà với chùa chiền cổ kính, lại vội vã bỏ vùng quê đi lánh bom đạn. Nhà cửa đổ nát, vườn tược tan hoang, anh ứa lệ nhìn hai đứa bé lạc mẹ, mặt mày nhem nhếch nước mắt, nước mũi giữa cảnh khói lửa tơi bời. Giữa vùng giao tranh, chỉ có lằn đạn líu chíu trên đầu người thường dân vô tội, quê hương mình sao khốn khổ đến thế.

Anh nhớ lại một ngày năm 54, năm ấy anh mới mười tám tuổi và đứa em út mới lên sáu, mẹ anh trắng hai bàn tay làm lại cuộc đời trên miền Nam tự do. Những buổi chiều gió mưa, mẹ con ngậm ngùi nhớ về quê nhà. Khu phố êm ả có rặng bàng trở màu khi mùa thu đến, những buổi chợ phiên người trong các làng quê kĩu kịt gánh hàng ra chợ Nghệ.

Người phóng viên chiến trường đâu phải lúc nào cũng ngồi trên máy bay, đâu phải lúc nào cũng theo đuôi Tư lệnh để quay cảnh chiến thắng, gắn huy chương lên ngực áo người chiến sĩ. Anh đã phải ngắm nhìn chiến tranh như phải xem một bức tranh vẽ bằng máu, thâu vào hình ảnh và sự chiến đấu cam go của người lính nơi vùng lửa đạn. Trong khi ấy, chiến tranh quả là khó hiểu, những bàn tay giấu mặt như mụ phù thuỷ đang vẽ vời những lời nguyền rủa sấm sét xuống quê hương anh. Chiến trường này tiếp nối đến chiến trường khác, những cuộc hành quân liên miên từ tháng này qua tháng nọ, nghĩ đến đời sống gian khổ của người lính trong vùng đóng quân đầy những rủi ro bất trắc, anh chỉ ao ước một ngày nào chiến tranh chấm dứt. Một ngày nào đó những thước phim của anh chỉ là hình ảnh nụ cười dễ thương của trẻ thơ, là nét mặt vui tươi của người lính giữa khung cảnh ấm cúng của gia đình, là đôi mắt hấp háy của mẹ già không ứa lệ, khi đêm đêm vẫn thì thầm cầu nguyện sự an bình cho những đứa con.

Anh phóng viên chiến trường giơ ống kính lên, thâu bằng cận ảnh hai khuôn mặt ngây thơ, bốn con mắt ngơ ngác giữa khói lửa mịt mù của hai đứa trẻ thơ mà anh bắt gặp, khi cuộc chiến không bao giờ tính toán được sự bi thảm của nó. Những đôi mắt trẻ thơ sợ hãi, ngác ngơ khi địch quân dùng khu vực nhà dân làm bàn đạp để tiến quân, hai đứa bé còn lại khi cha mẹ chúng có thể đã ngã xuống bởi những lằn đạn vô tình.

Tình cảm giữa người và người bắt anh phải quên đi những thước phim, những tấm hình giá trị khi lọt vào tay bọn thông tấn nước ngoài. Hai tay bế hai đứa bé anh băng ra khỏi khu nhà đang rần rật cháy, giờ phút ấy anh chỉ có một ý nghĩ phải mang hai đứa bé ra khỏi vùng giao tranh, dù có thể lãnh một viên đạn của đối phương.

Suốt một đời làm lính và xông pha nơi những chiến trường nóng bỏng, anh phóng viên chiến trường đã bao phen đối mặt với tử thần. Anh còn bị thương một lần nữa trước khi chiến tranh kết thúc, chiếc máy bay trực thăng bị hỏa tiễn tầm nhiệt bắn trúng đằng sau đuôi, như một khối sắt khổng lồ rớt xuống cánh đồng ngập nước vùng Ðồng Tháp Mười. May là Thượng đế đã che chở anh, đã cho anh trở về với một xác thân lành lặn.

Ngày chiến tranh kết thúc, một kết thúc bi thảm khiến anh hụt hẫng. Người lính bại trận trở về miền quê với những vết đau âm ỉ mỗi lần nhớ đến bạn đồng đội cũ. Trong những chiều gió mưa, lòng anh bùi ngùi khi hồi tưởng đến một khoảnh khắc nào đó, bóng dáng những người lính năm xưa giờ như những bóng ma buồn bã trong dĩ vãng, và anh lặng lẽ nghe những giọt nước mắt buồn tủi chảy ngược vào tim buốt lạnh.

Từ đây cuộc đời bắt đầu là những chia xa, bạn bè anh tan tác mỗi người mỗi nơi mỗi ngả. Có những người nằm xuống trong giờ thứ 25 của cuộc chiến, đã bị quên lãng với mồ hoang mả lạc. Có những người ra đi làm cánh chim cô đơn, gậm nhấm nỗi sầu vong quốc. Có những người đi vào chốn lao tù với đói khát triền miên, khi trở về chỉ là những chiếc bóng ngác ngơ, sợ hãi cả tiếng bước chân của chính mình.

Sau ba mươi năm ngày chiến tranh kết thúc, người phóng viên chiến trường năm xưa nay đã già, ngồi bán cá kiểng, cá đá cho trẻ con trước khuôn viên một trường tiểu học, cạnh ngôi giáo đường cổ kính. Mỗi lần nghe tiếng chuông ngân ban chiều, anh lại thì thầm đọc mấy câu kinh cho những linh hồn đã khuất.

Gia tài của anh chỉ có một hồ cá bằng thủy tinh với những con cá đủ màu bơi lội nhởn nhơ. Cả một xã hội cá quây quần bên nhau lượn lờ tranh sống, những cọng rong xanh, vài con lăng quăng sót lại từ bữa ăn chiều. Anh chép miệng, bầy cá đã no rồi, chứ lúc đói chúng nó cũng tranh nhau đớp mồi như đám người khốn khổ chen nhau chờ phát chẩn. Lúc này anh đâm lẩn thẩn như thế, chuyện cá chuyện người cứ lẫn lộn trong con mắt người phóng viên đã hết thời

Lúc ấy trời đã về chiều, hai đứa bé đánh giày độ trên mười tuổi vào hàng, ngắm nghía mấy con cá lia thia được rọng riêng trong những chiếc keo thủy tinh trên bệ gỗ, giữa mỗi cái keo đều có một tấm giấy cứng để che cho chúng khỏi nhìn thấy mặt nhau. Mỗi đứa chọn một con, chúng thò tay vào túi lôi ra những đồng tiền nhàu nát, đưa cho người bán cá. Hai thằng nhỏ bày ra cuộc đá cá ngay cửa hàng của người bán cá, tự nhiên anh cũng cảm thấy hào hứng muốn theo dõi trận đá cá của hai đứa trẻ con. Không biết ở đâu lố nhố mấy đứa trẻ nữa quần áo bẩn thỉu, chân đi đất, xúm vào bu xung quanh hai thằng nhỏ đánh giày, khiến anh tự nhiên hồi hộp như ngày xưa mỗi lần theo đoàn quân vào vùng lửa đạn.

Hai con cá trong một cái keo, không biết thù nhau tự kiếp nào xông vào nhau, hai cái thân cá mình xanh vây đỏ lúc ấy phồng lên những chiếc vảy óng ánh, mình chúng như to ra qua thành thuỷ tinh, xoắn lấy nhau đẩy ra những cú húc tơi tả. Lũ trẻ vây xung quanh nín thở, hai con cá lia thia mê mải tấn công nhau, thỉnh thoảng chiếc mỏ cá lại va vào thành keo đau điếng. Sau một lúc quần nhau dữ dội, một con như ngộp thở ngoi lên mặt nước hớp không khí, cái mình cá vẩy óng ánh màu xanh nay đã nhợt nhạt như màu miếng vỏ dưa cố chạy thoát thân, lũ trẻ đứng bên ngoài vỗ tay hét rộ lên những tràng cười khoái chí.

Tan cuộc, hai thằng nhỏ đánh giày bỏ hai con cá cho người bán cá, bưng hộp đồ nghề đi về ngả thành phố, chỗ “hotel” và mấy quán rượu có đông người ngoại quốc và đám Việt kiều về thăm quê. Trời giăng giăng những đám mây đen khiến phố xá chừng như tối xầm lại, bất giác anh chợt nhớ đến cơn mưa đầu mùa của tháng tư năm nào làm lòng quặn lên một nỗi buồn. Tự nhiên, người phóng viên chiến trường năm xưa cảm thấy ngùi ngùi, tưởng mình như con cá bại trận manh giáp tả tơi, bị vứt lại bên lề đường một cách thảm thương

Tội nghiệp anh, những cuộn phim của dĩ vãng như run rẩy theo làn khói thuốc, anh bập hoài điếu thuốc đen trên môi, những móng tay cáu vàng ám khói. Cơn mưa chiều đột ngột đổ xuống rơi lộp độp trên tấm poncho nhà binh che trên vỉa hè, gõ những nhịp trống vào đầu khiến anh nghĩ đến những cơn mưa nơi vùng hành quân năm xưa, khi anh còn là một người lính. Anh tưởng tượng lát nữa đây khi về nhà, với âm thanh hùng hồn của một ngày nào rất xa, anh sẽ tường thuật cho đứa cháu ngoại nghe trận đá cá chiều hôm nay trước cửa trường học. Hai con cá cùng một loại đá nhau chí tử, một con thắng nhưng cũng ê ẩm, lòng vòng trong chiếc keo thuỷ tinh chật hẹp, không hy vọng đá nổi một trận nữa, một con bại anh quăng ra mặt đường, đã nát mình dưới những vòng xe lăn.

Phố đã lên đèn, anh thu dọn cửa hàng để về nhà mà lòng nặng trĩu một nỗi buồn không tên tuổi. Anh phóng viên chiến trường năm xưa thì thầm nói với mình, "Hơn ba mươi năm rồi, chẳng biết còn ai nhớ đến mình không nhỉ?"

Nguyên Nhung
Viết cho anh tôi, người phóng viên chiến trường.
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Anh-Hoa-NN.jpg
Views:	0
Size:	50.9 KB
ID:	1498336
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 12-13-2019   #519
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Bút ký: Một cái Tết khó quên

Trung Úy Minh đã lên phiên Sĩ Quan trực nhật được mấy tiếng đồng hồ. Trời tối đen như mực. Trước cổng trại, đoạn đường Trưng Nữ Vương ngoài ven thành phố Đà Nẵng, thật im vắng. Lâu lâu mới có 1 chiếc quân xa vụt qua, rồi tất cả chỉ còn lại những bóng đèn đường vàng vọt xa xa…

Tiếng điện thoại dã chiến reo vang trong phòng trực. Minh nói với ông Thượng Sĩ già, “Thượng Sĩ nghe coi có chuyện chi vào lúc này ! “Ông Thượng Sĩ nói vọng ra phía Minh, “Có điện thoại từ Bộ Chỉ Huy Quân Trấn, muốn gặp Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng hay Sĩ Quan trực.


Người Lính VN Cộng Hòa trong Tết Mậu Thân 1968 –



Minh bắt điện thoại, “Trung Úy Phan Đức Minh, Sĩ Quan trực Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I, tôi nghe đây!” Có tiếng nói ở đầu dây bên kia… Minh quả quyết “Chúng tôi đã thi hành đúng đắn lệnh của Quân Đoàn và Bộ Chỉ Huy Quân Trấn. Xin Đại Tá yên tâm ! Cấm trại và ứng chiến 100 phần trăm. Các toán ứng chiến đã đi nhận nhiệm vụ.Toán đóng quân ở chốt Hòa Cường do 1 Thiếu Úy chỉ huy, tinh thần rất tốt. Đại tá yên tâm đi ! Vâng, xin kính chào Đại Tá ! ”Ông Thượng Sĩ già lo lắng hỏi “Có chi quan trọng không Trung Úy ?” “Bình thường thôi! Đại Tá Tham Mưu Trưởng Bộ Chỉ Huy Quân Trấn nhắc nhở anh em mình. Tính ông cẩn thận lắm.”

Minh vớ khẩu Colt-45 trên bàn rồi xách đèn pin đi kiểm soát canh phòng. Đêm nay điểm canh gác nào cũng gác đôi. Một binh sĩ chặn Minh lại từ xa, hỏi mật khẩu “Quyết Tâm!” Minh đáp lại “ Xây Dựng !” Hai binh sĩ cùng nói “Chào Trung Úy !” Minh dặn dò “Anh em cẩn thận tối đa nghe không ! Nhất là phía bên kia đường rầy xe lửa.”

Qua khu vực bãi đậu quân xa, Minh thấy anh em canh gác cẩn thận, nghiêm chỉnh. Đã định quay đi, Minh lại gọi cậu lính trẻ tới dặn “Anh em cẩn thận coi chừng phia bên kia hàng rào kẽm gai, cánh đồng hướng ra đài khí tượng và trại gia đình binh sĩ ! “ Nói xong, theo thói quen, Minh vỗ vai cậu binh sĩ rồi đi về phía đồn canh.

Minh xuất thân là binh nhì, không theo học Trường Sĩ Quan nào cả nhưng vì tinh thần và khả năng làm việc, trình độ học vấn, anh lên cấp rất mau, bỏ băng nhiều cấp bậc so với những trường hợp bình thường. Ngày xưa đi kháng chiến chống Pháp hơn 6 năm, bị Tây bắt, giam lên giam xuống. Lần sau chót, khi được tha khỏi trại giam Nhà máy Rượu Nam Định, anh quyết định ở lại thành phố dù rằng ở lại thành phố lúc ấy chưa chắc đã là con đường tốt nhất. Tuy nhiên, giữa hai cái xấu, mình phải chọn cái nào ít xấu hơn.

Được động viên gọi đi học khoá Sĩ Quan trừ bị Thủ Đức, vì nhiều lý do, nhất là sức khỏe lúc đó, anh không đi, nhưng tình nguyện nhập ngũ với tư cách binh nhì, vào Đại Đội 3 Truyền Tin Việt Nam, lúc đó còn do Sĩ Quan người Pháp chỉ huy và đang chuyển dần sang cho Sĩ Quan Việt Nam. Mới ba tháng sau, Đại Úy Miraucourt, Đại Đội Trưởng, gắn lon Hạ Sĩ ( Caporal ) cho anh tại sân cờ đơn vị. Rồi 16 ngày sau nữa, cũng tại sân cờ này, trước hàng quân, Đại Úy Miraucourt long trọng đọc quyết định thăng cấp đặc biệt của Tướng Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu, có hiệu lực hồi tố ( retroactive effect ) và gắn lon Trung Sĩ ( Sergent ) cho anh. Cả đơn vị, anh em ai nấy đều ngạc nhiên vì từ ngày thành lập, đây là lần đầu tiên trong đơn vị chuyên môn, không tác chiến, một binh sĩ dược thăng cấp quá mau, mang lon Hạ Sĩ rồi Trung Sĩ chỉ trong vòng hơn 4 tháng nhập ngũ và có hiệu lực cùng 1 ngày, bỏ băng hàng Binh Nhất, Hạ Sĩ, Hạ Sĩ Nhất. Theo lệ thông thường thì hàng Binh sĩ, Hạ sĩ quan ở đơn vị chuyên môn, không tác chiến thời đó, cần có 1 hay 2 năm công vụ mới lên được 1 bậc, 1 cấp…Sau này anh còn bỏ băng thêm cấp bậc khác nữa, như là từ Thượng sĩ lên thẳng Chuẩn Úy hiện dịch, bỏ qua cấp Thượng sĩ nhất… Đại Úy Miraucourt cần Minh ngồi vào cái chỗ thay thế Sergent-Chef Cordier sắp sửa hồi hương trở về Pháp, cho nên ông đã bằng mọi cách và thẩm quyền của ông lúc đó, đang chỉ huy một đơn vị 600 quân, phụ trách truyền tin cho toàn lãnh thổ Quân Khu 3, trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Ông muốn Minh ngồi vào chỗ đó,điều khiển cái văn phòng khá đồ sộ của đơn vị, gồm cả chục nhân viên, điều hành, quản trị mọi mặt cho đơn vị, với rất nhiều toán nhân viên làm việc tại thành phố Nam Định, cả cho quân đội quốc gia Việt Nam, lẫn vài cơ sở quân đội Pháp, lại còn nhiều toán nhân viên biệt phái ( détachements ) đi khắp các nơi trên lãnh thổ Bắc Việt… Anh luôn được giao phó chức vụ cao hơn cấp bậc thực sự của mình cho nên khi anh đã lên Thiếu Tá, giữ chức vụ Phó Uỷ Viên Chính Phủ Tòa Án Quân Sự Mặt Trận Quân Khu I thì bạn bè cùng nhập ngũ 1 ngày với anh, gặp lại nhau thật tưng bừng vui vẻ, có điều họ vẫn còn ở cấp Thượng Sĩ hay cao lắm là Chuẩn Uý. .. Minh còn có dịp đặc biệt . được mời về đơn vị cũ là Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn 1- Đà nẵng - tham dự buổi Lễ gắn lon Thiếu Úy cho anh bạn Nguyễn Văn Dương, cùng lên Thượng sĩ với Minh 1 ngày, hồi tháng 8, năm 1956. Theo lời yêu cầu của Thiếu úy Dương, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, gốc ca sĩ đài phát thanh Huế, vốn là Trung Úy Đại Đội Trưởng của Thượng sĩ trẻ Phan Đức Minh ngày trước đồng ý, điện thoại cho Minh về đơn vị cũ, dự Lễ gắn lon cho anh bạn ngày xưa, tên Nguyễn văn Dương.

Đâu xe trước Bộ Chỉ Huy, Minh bước vào phòng họp Tiểu Đoàn giữa tiếng vỗ tay chào đón của các Sĩ Quan bạn cũ cũng như mới mẻ sau này. Những cái bắt tay thân thiết khi anh em gặp lại nhau… Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nói vài lời rồi yêu cầu Minh gắn lon cho tân Thiếu úy Nguyễn Văn Dương…

Những tràng vỗ tay vang phòng họp… Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng mời tất cả xuống Câu Lạc Bộ dự buổi họp mặt mừng Sĩ Quan tân thăng. Dọc lối đi, Minh cứ phải xin phép dừng lại bắt tay, chào hỏi những anh em Hạ sĩ Quan, Binh sĩ đón chào với những lời chúc mừng: Trời đất ! Thiếu Tá ở đây từ hồi còn là Thượng sĩ. Mấy năm trước, rời đơn vị chuyển sang tòa án, là Trung Úy, nay về thăm đơn vị cũ, cũng là Thiếu Tá như Tiểu Đoàn Trưởng…. Nhiều anh em đứng từ xa, cũng giơ tay chào và la to như để chúc mừng…

*

Minh luôn luôn sống gần gũi và thương mến anh em. Có lẽ đã từng là binh sĩ cho nên anh hiểu họ nhiều hơn và họ cũng thương mến anh hơn…

Bước vào đồn canh, Minh giơ tay chào lại anh em khi Trung Sĩ Nhất đồn trưởng hô “Phắc!” để tất cả anh em đứng lên, chào vị Sĩ Quan chỉ huy của mình. Sau khi xem xét, Minh dặn Hạ Sĩ Quan đồn trưởng “ Không một ai được phép ra khỏi cổng trại đêm nay, dù là đêm 30 Tết, nếu không có Sự Vụ Lệnh do Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng hay tôi ký. Nếu gặp khó khăn ( ý Minh muốn nói: nếu có các Sĩ Quan khác tự ý lái xe Jeep ra khỏi cổng ), cứ gọi điện thoại cho tôi giải quyết !” Giống hệt Thiếu Tá Nguyễn Hữu Viên, Tiểu Đoàn Trưởng, xuất thân Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, Minh thích làm việc là làm việc hết mình, khi chơi là chơi xả láng, thứ nào ra thứ đó, không có lộn xộn…

Chỉ còn nửa tiếng đồng hồ nữa là sang năm mới. Đúng 12 giờ đêm 30 Tết, đón chào năm mới Mậu Thân 1968… Pháo nổ tưng bừng. Chiêng trống vang lên khắp nơi. Lính tráng đâu đó đem súng ra bắn chơi cho vui. Riêng đơn vị anh, không một quân nhân nào được phép làm như vậy. Pháo nổ hoài mà súng cũng nổ hoài. Thế là cái gì ? Minh chạy như bay vào phòng trực, đích thân nhấn còi điện báo động. Tất cả mọi quân nhân trong trại ào ra các hố cá nhân, giao thông hào chung quanh trại trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Các Sĩ Quan đi kiểm soát khu vực trách nhiệm của mình. Những ánh đèn pin xanh lè, loáng thoáng đó đây…



- Chiến trận Tết Mậu Thân diễn ra ở nhiều nơi –



Tin từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn I và đài phát thanh cho hay: Việt Cộng đang từ ngả Đò Xu đánh vào doanh trại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Một cánh quân khác đang tấn công vào Bộ Chỉ Huy Quân Trấn…



Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng điện thoại cho Minh, dặn dò rồi cho biết: Việt Cộng đang mở cuộc tổng tấn công vào thủ đô Sài Gòn cũng như hầu hết các thành phố quan trọng trên lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa. Việt Cộng đã chiếm và kiểm soát một khu vực thành phố Huế. Tại Đà Nẵng, Việt Cộng từ hướng Đò Xu đánh vào Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, nhưng không gây được áp lực mạnh mẽ. Phía Bộ Chỉ Huy Quân Trấn, Việt Cộng từ phía Ty Ngân Khố, đánh sang, do lực lượng đặc công chủ động. Các mũi tấn công từ ngoại vi thành phố đã bị lực lượng Thiết Giáp và Biệt Động Quân của ta chặn đánh. Tin từ Trung Tâm Hành Quân Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn cho hay: Lực lượng tấn công của địch đã bị quân ta chặn đánh ngay từ vòng đai bên ngoài cho nên số quân lọt được vào doanh trại Bộ Tư Lệnh rất yếu ớt và bị đánh bật ra ngay…

Minh cùng đơn vị đã thức suốt đêm. Đơn vị anh rất kỷ luật, quân số cấm trại ứng chiến luôn luôn đủ 100 phần trăm. Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng rất thông cảm với binh sĩ cho nên những lúc cấm trại, ông luôn sống sát với anh em, chia sẻ vui buồn với mọi người. Ngày nghỉ, ban ngày bình yên, ông cho phép anh em thay phiên 50 % quân số về thăm gia đình. Tối đến, giờ điểm danh bắt buộc đông đủ 100 %. Ông lo lắng đến đời sống tinh thần, vật chất, giải trí cho mọi quân nhân trong đơn vị, giúp đỡ gia đình binh sĩ trong những hoàn cảnh khó khăn. Vấn đề thưởng phạt công minh. Hầu hết mọi người trong đơn vị đều thương mến và dành cho ông một lòng kính phục. Tháng 6 - 1968, sau vụ Tết Mậu Thân ít lâu, Thiếu Tá Viên từ trần tại Tổng Y Viện Duy Tân, Đà Nẵng vì bệnh tai biến mạch máu não trầm trọng. Khi tiễn đưa ông đến nơi an nghỉ cuối cùng, nhiều anh em đã khóc thật sự, trong đó có Trung Úy Phan Đức Minh, người từng mang ơn Quân Đội, mang ơn Thiếu Tá Viên là người đã cho anh những bài học quý giá, những gương sáng về nghệ thuật chỉ huy. Lúc hạ huyệt, Minh cầm một hòn đất thả xuống nắp quan tài, xong đứng thẳng , chào Thiếu Tá Viên một lần cuối , rồi bỗng nhiên hai tay ôm lấy mặt … Anh bước vội ra chiếc xe Jeep đậu gần đó. Cậu Hạ Sĩ tài xế thấy thế cũng hai tay ôm lấy mặt, gục đầu xuống, hai vai rung lên trong sự nghẹn ngào… Tình thương yêu Huynh Đệ Chi Binh trong Quân Đội ta là thế đấy!

Sáng Mồng Một Tết Mậu Thân, Minh nhận được tin quân sự chính thức: Lực lượng vũ trang cộng sản đánh vào thành phố Đà Nẵng đã hoàn toàn bị đẩy lui. Việt Cộng coi như hoàn toàn thất bại, phải tháo chạy trở lại phía Đò Xu, rút về ngả Vĩnh Điện, Hội An. Một phần lực lượng địa phương của Tỉnh Đội Quảng Nam – Đà Nẵng bị kẹt, phải chạy qua ngả Hòa Cường. Ở đây, chúng đụng phải một đơn vị bộ binh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa và Tiểu đội ứng chiến của Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I. Minh nhận được báo cáo vô tuyến của Thiếu Uý Thạch, Sĩ Quan chỉ huy toán ứng chiến: Có 1 binh sĩ bị thương nặng, cần đưọc di tản ngay vào Tổng Y Viện Duy Tân. Với tư cách Sĩ Quan trực nhật, Minh cho toán cấp cứu nhẩy ngay lên xe Dodge 4 x 4 đi liền, sau khi ra lệnh “ Tất cả: lên đạn ! Trừ tài xế, còn tất cả súng cầm tay, sẵn sàng phản ứng ngay tức khắc! ”

Một lúc sau, toán cấp cứu trở về. Toán trưởng báo cáo: “Thưa Trung Úy! Binh nhất Thắng bị đạn AK thủng bụng, đã đưa vào Tổng Y Viện Duy Tân, phòng cấp cứu ! “ Thì ra: Một toán Việt Cộng bị đánh bật ra khỏi khu vực Quân Đoàn, chạy ngược về hướng Đò Xu, bị đụng Biệt Động Quân. Thế là tụi nó chạy dạt sang phía Hòa Cường, phía có toán ứng chiến của Thiếu Uý Thạch. Vì không phải là đơn vị tác chiến thật sự nên Thiếu Uý Thạch cho quân nằm tại chỗ, chỉ nổ súng khi địch lọt vào khu vực trách nhiệm, không tấn công hay truy kích địch trong khu vực trách nhiệm của các đơn vị bạn. Từ xa, Binh Nhất Thắng thấy thằng Việt Cộng chạy sau cùng bị thương ở chân, chạy không kịp đồng bọn. Thắng thấy thèm khẩu AK của nó quá nên dầu là lính truyền tin, nó cũng xách khẩu Carbin M-2 nhẩy lên khỏi hố cá nhân, rượt theo tên Việt Cộng bị thương. Thiếu Uý Thạch quát lên, nhưng nó không còn nghe thấy gì nữa, nó phóng theo, ria 1 băng. Thằng Việt Cộng té nhào. Đồng bọn của nó thấy chỉ có 1 người đuổi theo cho nên 1 thằng khác cố quay lại đáp lễ cho Thắng 1 băng AK. Thắng qụy xuống, nhưng vẫn còn trông rõ bọn chúng quay lại xốc thằng bị thương đem đi, lượm luôn khẩu AK dưới đất và biến sau lùm cây kế đó…



Tối Mồng Một Tết, cả Tiểu Đoàn tập họp tại Hội Trường đơn vị để Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng nói chuyện trước khi Ban 5 chiếu phim. Thiếu Tá Viên ngồi ở chiếc bàn phía trước. Cả Tiểu Đoàn, từ Sĩ Quan đến Hạ Sĩ Quan, Binh Sĩ ngồi đối diện với ông trên những hàng ghế chật ních Hội Trường. Thiếu tá Viên cất tiếng hỏi, “Anh em có biết tôi tập họp Tiểu Đoàn như thế này để nói chuyện chi không?”. Mọi người yên lặng . Có tiếng xì xào bàn tán. Thiếu Tá Viên tiếp theo, “ Đơn vị chúng ta có chuyện đáng buồn. Đáng lẽ nó không xẩy ra mới phải. Đó là Binh Nhất Thắng, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Úy Thạch, đóng chốt ở Hoà Cường, đã vô kỷ luật, không tuân lệnh cấp chỉ huy, tự ý đuổi theo địch để đến nỗi bị bắn thủng bụng. May mà không thiệt mạng. Quân Đội là phải có chỉ huy, không phải ai muốn làm chi thì làm…” Ông nói hăng say như muốn lôi đầu Binh Nhất Thắng ở bệnh viện về đây mà trị tội cho nó biết thế nào là kỷ luật. Sau cùng Thiếu Tá Viên tiếp, “ Đó, sự việc vô kỷ luật là như thế đó! Đến đây có anh em nào muốn nói chi không, nhất là các Sĩ Quan? ” Mọi người yên lặng trong không khí trang nghiêm, căng thẳng. Vừa lúc ấy thì Trung Úy Minh đứng dậy: “Thưa Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, qúy vị Sĩ Quan cùng tất cả anh em! Tôi hoàn toàn công nhận những điều Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng vừa chỉ bảo, khuyên nhủ anh em chúng tôi là đúng với cương vị của một cấp chỉ huy có trách nhiệm. Tuy nhiên, thưa Thiếu Tá ! Trường hợp vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng có những điều làm cho chúng ta suy nghĩ mà không thể đem nhốt Binh Nhất Thắng vào nhà giam chung với những quân nhân vô kỷ luật khác như: vi phạm những điều nghiêm cấm trong quân kỷ, cờ bạc, rượu chè, trai gái, đánh lộn, chống lại nhân viên công lực, trộm cướp, hiếp dâm, đào ngũ chạy theo địch vv… Hành động vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng xuất phát từ tinh thần chiến đấu, hi sinh, dũng cảm, danh dự, trách nhiệm của 1 quân nhân trước kẻ thù. Thưa Thiếu tá ! Nếu Binh Nhất Thắng bắn hạ được tên Việt Cộng, lấy được khẩu AK của nó, đem về tặng cho Thiếu Tá, và danh tiếng của Tiểu Đoàn Truyền Tin Quân Đoàn I, dưới quyền chỉ huy của Thiếu Tá, tuy là đơn vị hoàn toàn chuyên môn, được loan truyền trên đài phát thanh Quân Đội cũng như Quốc Gia là có những quân nhân anh hùng, dũng cảm, nêu cao tinh thần chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, thì liệu lúc đó Thiếu Tá có thấy hành động vô kỷ luật của Binh Nhất Thắng là đáng đem nhốt vào nhà giam kỷ luật giống như những quân nhân vô kỷ luật khác hay không? Nhân danh Sĩ Quan trực trong thời gian đó, tôi xin Thiếu Tá tha tội vô kỷ luật cho Binh Nhất Thắng. Nếu Thiếu Tá phạt nó thì xin Thiếu Tá phạt luôn cả tôi vì tôi cũng có phần nào trách nhiệm về hành động của nó…” Cả Hội Trường vỗ tay ào ào không dứt. Anh em binh sĩ đứng hết cả lên: “ Hoan hô Trung Úy Phan Đức Minh ! Hoan hô Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng ! Hoan hô Binh Nhất Thắng!” Thiếu Tá Viên trầm ngâm suy nghĩ rồi nói, “ Tôi có làm chi đâu mà anh em hoan hô tôi? Điều đó nên dành cho Trung Úy Minh vì ông ấy nói như vậy thì còn ai cãi được nữa? Cái nghề của ông ấy là nghề Luật Sư, Thầy Cãi chớ không phải Sĩ Quan truyền tin. Mai mốt ông ấy có đổi sang ngành Quân Pháp để phục vụ tại các Tòa Án Quân Sự thì cũng đúng thôi ! Tôi chấp thuận lời xin của ông ấy ! Anh em nghĩ sao?” Cả Hội Trường lại vỗ tay vang như sấm dậy liên hồi…

Ngày Mồng 2 Tết Mậu Thân… Việt Cộng chiếm đóng và kiểm soát phần quan trọng của thành phố Huế. Một số Sĩ Quan cùng bị bắt với nhân viên chính quyền khi có mặt tại gia đình trong đêm 30 Tết, trong đó có vài người bạn thân của Minh. Anh chép miệng, “ Nếu chúng nó cứ nằm trong đơn vị với anh em thì đâu đến nỗi ! Ngày Tết ai chẳng muốn về đón Giao Thừa với gia đình, nhưng quân đội cần mình làm gương cho binh sĩ, tại sao mình không làm ?”

Minh đã hết nhiệm vụ Sĩ Quan Trực từ chiều Mồng Một Tết. Sĩ Quan Trực ngày Mồng 2 là Sĩ Quan Trung Đội Trưởng vô tuyến. Vì nhu cầu hành quân của Quân Đoàn, Sĩ Quan này phải dẫn 1 toán chuyên viên với máy móc lên xe đi ngay. Khi trình ký Sự Vụ Lệnh, Thiếu Tá Viên hỏi Minh, “ Trung Úy Phúc đang là sĩ quan trực, đã có ai thay nó chưa?” Ngày Tết mà dính mấy cái vụ này thật là kẹt ! Muốn lẹt xẹt đây đó trong hay ngoài đơn vị một tí, dù là ban ngày, cũng chịu chết! Thiếu Tá Viên đùa dai với Minh, “Cậu làm Sĩ Quan Trực ngày Mồng Một rồi, nay làm luôn ngày Mồng 2 được không ? ” Minh đáp, “Nếu Thiếu Tá và đơn vị cần thì tôi làm liền !” Thiếu tá Viên vui vẻ, “Ờ thôi, Cậu làm luôn đi! Mai mốt rảnh rang, muốn nghỉ ngơi, Moa cho Cậu thoải mái! ” Thế là Minh lại lên Phòng Trực nhận bàn giao. Minh vừa nhấc điện thoại kiểm soát các điểm canh phòng thì Hạ Sĩ Quan trực báo cáo “ Thưa Trung úy, có báo cáo vô tuyến từ toán ứng chiến Hòa Cường!” Minh nghe vô tuyến rồi ra lệnh “Giữ chúng nó cẩn thận, sẽ có người tới đem về Tiểu Đoàn ! ” Thì ra toán Việt Cộng bị rượt đuổi hôm qua, chui rúc đâu đó, sang Mồng 2, bị Quân Đội ta lục soát kỹ quá nên đành chạy qua ngả Hòa Cường, nhào vào khu vực của Tiểu Đội truyền tin đóng chốt. Chúng nó vừa chạy vừa bắn xối xả vào các mục tiêu nghi ngờ phía trước. Tiểu đội truyền tin nổ súng. Một tên té nhào. Toán Việt Cộng xả đạn như mưa vào Tiểu Đội truyền tin rồi chạy dạt sang phía khác. Chúng nó cần súng đạn hơn là cần người của nó nên chúng bắn phủ lên Toán truyền tin rồi nhào vô lượm khẩu AK chạy đi, bỏ thằng bị thương nằm lại. Thằng Việt Cộng cầm 2 khẩu AK lúng túng nên tụt lại phía sau. Nó lãnh luôn 1 băng Carbin M-2, chạy được vài buớc thí qụy xuống, nhưng nó vẫn cố quăng 2 khẩu AK cho đồng bọn mang đi rồi mới chịu nằm yên tại chỗ. Toán truyền tin bắt được 2 tù binh nhưng tiếc là không lấy được khẩu AK nào. Tụi Việt Cộng trở về đơn vị mà mất súng thì chỉ có nước nó chôn sống hay bắn bỏ. Chúng nó cần súng đạn chớ đâu có cần sinh mạng con người, dù là con người của chúng nó.

Chiếc xe Dodge 4 x 4 đậu trước cửa Phòng Trực. Minh ra lệnh “ Dẫn 2 anh đó vào trong này ! Gọi y tá chăm sóc cho họ. Họ bị bắt rồi. Mình phải đối xử tử tế ! ” Hai tên Việt Cộng nhìn Minh với vẻ sợ sệt. Minh cởi dây nịt, đưa khẩu súng Colt-45 cho 1 binh sĩ phía sau cầm để chúng nó đỡ sợ. Hai tên Việt Cộng còn trẻ măng, nói tiếng Quảng Nam. Minh hỏi họ “Các anh có phải là bộ đội chủ lực của Tỉnh không ? ” Chúng gật đầu. Minh bảo họ, “Các anh cứ yên tâm. Các anh bị bắt rồi. Chúng tôi không làm gì các anh cả. Lát nữa sẽ có người đưa các anh tới cơ quan có trách nhiệm. À, mà các anh có đói không ? ” Hai tên Việt Cộng mắt sáng lên. Minh bảo Hạ Sĩ Quan trực xuống Câu Lạc Bộ nói đem lên đây 2 tô bún bò và 2 ổ bánh mì. Trông 2 tên Việt Cộng ăn uống ngon lành, Minh nói với họ, “Cách đây nhiều năm, tôi cũng đã từng chiến đấu như các anh. Các anh còn trẻ quá ! Một ngày nào đó, các anh cũng sẽ nhận ra bộ mặt thật của cuộc chiến đấu này, giống như tôi cách đây nhiều năm về trước.” Cả hai ngước mắt nhìn anh chậm chạp rồi cúi gầm mặt xuống. Ăn xong, hai tên Việt Cộng tỉnh táo hẳn lên, chứng tỏ rằng họ đã bị đói có thể từ hôm trước. Minh hỏi cậu binh sĩ đứng bên cạnh, “ Có bật lửa không ? Lấy bao thuốc lá trên bàn kia, đưa cho các anh ấy hút một điếu đỡ lạnh. Trời đất ngày Tết lạnh hơi nhiều ! ” Bất chợt, Minh nhìn xuống bộ quân phục của mình: một cái áo “Field Jacket ” cổ bọc lông thú nhân tạo, hai bông mai vàng gắn trên cái nền bằng nhung mầu hạt dẻ, cài trên ngực áo, giầy cao cổ, đầu đội mũ, đeo bao tay da mà còn thấy lạnh, vậy mà hai thanh niên kia còn quá trẻ, đói khát cả ngày, bị thương, mỗi người 1 cái quần đùi và cái áo vải đen mỏng dính, sát vào người, lại bị rách vài ba chỗ hở cả da, cả thịt… Ai cũng là người cả, dù họ là 2 tên Việt Cộng bị bắt làm tù binh… Đất nước, dân tộc mình đau khổ là thế. Không biết đến bao giờ ?

Chiếc xe Dodge lăn bánh, chở toán lính vũ trang, đem 2 tên tù binh Việt Cộng giao cho Đặc Khu Đà Nẵng. Minh nhìn theo, buông 1 tiếng thở dài…

Tin tức quân sự cho hay: cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trên khắp lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa đã bị đánh bại hoàn toàn. Địch chỉ còn chiếm giữ và kiểm soát khu vực Thành Nội của Cố Đô Huế. Một lúc nào đó, bọn Việt Cộng rồi cũng phải bỏ chạy khỏi nơi này. Số phận của các quân nhân, nhất là Sĩ Quan, nhân viên chính quyền, Đảng phái chính trị, nhân dân bị chúng coi là phản động đang trong gọng kìm kiểm soát của chúng nó rồi sẽ ra sao?

Khi lực lượng Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân, rảnh tay ở các chiến trường đã thanh toán xong, cùng đổ về đây thì bọn Việt Cộng chịu chi cho nổi. Chúng nó trên đường tháo chạy, đã lùa theo hàng ngàn người thuộc loại kể trên, trói lại từng xâu rồi cho lệnh bắn hàng loạt. Tiếc đạn quá, chúng nó cho lệnh giết bằng mã tấu, lưỡi lê, dao găm. Cứ thế mà chém ngang cần cổ, cứ lụi vào lưng. Không chết cũng đạp xuống những cái hố chôn tập thể đã được dân quân, du kích và dân công địa phương đào sẵn khi chúng thấy tình hình giữ Huế không còn nổi nữa. Phát xít Đức tàn sát người Do Thái, giết các quân nhân Ba Lan bằng phòng hơi ngạt, bằng lò thiêu tập thể, hồi Thế Chiến thứ 2 đâu có ghê gớm, kinh khủng bằng lối giết người của Việt Cộng ở Huế trong dịp Tết Mậu Thân !



Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa đã chiến thắng oanh liệt trên khắp 4 Vùng chiến thuật, cũng như tại thủ đô Sài Gòn…Tất cả Tiểu Đoàn tập họp tại Hội Trường. Thiếu Tá Viên muốn dành quyền cho các quân nhân trong đơn vị đề cử những Binh sĩ đã phục vụ xuất sắc, thuộc mọi lãnh vực công tác, trong chiến dịch Tết Mậu Thân, vào danh sách thăng thưởng gửi lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn duyệt xét. Các Sĩ Quan Đại Đội Trưởng, Trung Đội Trưởng đưa ra những binh sĩ xuất sắc thuộc quyền chỉ huy của mình, như các chyên viên điện thoại dã chiến, chuyên viên vô tuyến điện, viễn ấn tự, siêu tần số, chuyên viên sưả chữa quân xa vv… đã tích cực phục vụ khi đi theo các cuộc hành quân trong vùng hay ngay tại đơn vị bất kể ngày đêm. Danh sách gồm những binh sĩ thật là xứng đáng được cấp trên khen thưởng, cho thăng cấp. Đến lượt Trung Úy Phan Đức Minh đứng lên. Anh nói,“Thưa Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng! Thưa quý vị Sĩ Quan cùng toàn thể anh em! Những binh sĩ xuất sắc của đơn vị ta đã được đề nghị ghi vào danh sách thăng thưởng, thật là xứng đáng! Tuy nhiên, chúng ta đã quên, đã bỏ sót một binh sĩ, theo tôi rất xứng đáng được ghi tên vào danh sách này. Đó là binh sĩ mà cách đây vài hôm tôi đã xin Thiếu Tá tha cho tội “Vô kỷ luật, bất tuân thượng lệnh”. Binh sĩ đó đang nằm bệnh viện với vết thương nơi bụng. Thiếu Tá đã chấp thuận. Hôm nay, một lần nữa tôi xin Thiếu Tá, quý vị Sĩ Quan cùng anh em hãy nghĩ đến Binh nhất Thắng đang nằm bệnh viện. Nếu Thắng nó cũng bình thường như mọi người bình thường khác thì giờ này nó cũng đang vui xuân với đơn vị, với anh em, với gia đình, bạn bè của nó. Tôi dùng tiếng “Nó” ở đây vì chúng tôi coi nhau như anh em ruột thịt trong một gia đình, như bạn bè thân thiết. Ngày gần đây, tại sân cờ đơn vị, chúng ta sẽ có nhiều binh sĩ được thăng cấp vì công lao khó nhọc, gian khổ. Tại sao chúng ta không cho Binh Nhất Thắng được chia sẻ niềm vinh dự đó? Trong phạm vi chuyên môn, kỹ thuật, Binh Nhất Thắng là một binh sĩ giỏi, luôn luôn xung phong trong mọi công tác khi cần. Điều này chắc Đại Úy Đại Đội Trưởng của Thắng cũng đồng ý với tôi! Ngoài ra, Binh nhất Thắng, dù là một binh sĩ truyền tin, không thuộc đơn vị tác chiến, nhưng có một tinh thần chiến đấu, hi sinh, dũng cảm, sẵn sàng vì Quân Đội, mà xả thân, lăn vào nguy hiểm, dám quên sinh mạng của chính mình. Trong cuộc chiến tranh không trận tuyến này, có thể một ngày nào đó, biết đâu đơn vị chúng ta lại chẳng có khi bị địch tấn công, tràn vào như ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, Bộ Chỉ Huy Quân Trấn. Lúc đó, chúng ta không những chỉ cần có các chuyên viên kỹ thuật tài giỏi, phục vụ hăng say như quý vị Sĩ Quan và anh em đã đề nghị ghi vào danh sách. Lúc đó chúng ta nhất định cần phải có những quân nhân dũng cảm như Binh Nhất Thắng để chúng ta không bị tiêu diệt, không bị bắt làm tù binh, để chúng ta chiến thắng.…”. Cả Hội trường lại chìm ngập trong tiếng vỗ tay, lẫn những tiếng hoan hô… Yên lặng một lát, Thiếu tá Viên hỏi, “Các Sĩ Quan nghĩ sao về điều này?” Tất cả đều đồng thanh “Binh nhất Thắng xứng đáng được thăng thưởng như lời Trung Úy Minh!” Thiếu tá Viên nửa đùa nửa thật, “Quân đội không có chơi cái màn lấy đa số mà áp đảo như vậy nghe! Quân Đội mà như thế thì tôi, Tiểu Đoàn Trưởng cũng chịu thua anh em là cái chắc! Nói vui vậy thôi, tôi chấp thuận lời đề nghị của Trung Úy Minh.” Anh em lại vỗ tay ào ào một lần nữa. Ở phía sau có tiếng ồn ào, “Ghê thật! Trung Uy Minh đã xin tha tội vô kỷ luật cho thằng Thắng, nay lại còn xin thăng cấp đặc cách cho nó nữa. Thật chịu ông ấy luôn!” Có tiếng anh em khác, “Mà không chịu ông ấy làm sao được? Sĩ Quan xuất thân Trường Luật chớ bộ! Có lý quá đi chớ !Quân Đội là phải thưởng phạt công minh, rõ ràng.”.

Ít ngày sau, tại sân cờ đơn vị, một sáng đẹp trời, dưới bóng cờ bay phất phới, Thiếu Tá Viên cùng một số Sĩ Quan Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đi duyệt hàng quân thật nghiêm trang, long trọng. Quân nhân từng Đại đội, đều như máy, nhất loạt bồng súng chào, sau tiếng hô của Sĩ Quan trực nhật. Thế rồi buổi họp mặt “khao lon” tuy đơn giản nhưng vô cùng vui vẻ rộn ràng trong tiếng đàn, giọng hát của Ban Văn Nghệ Tiểu Đoàn, đã nhiều phen đoạt giải xuất sắc của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn .

Trung Úy Minh xin phép Thiếu Tá Viên, dẫn một “Phái Đoàn” sang Tổng Y Viện Duy Tân, gắn lon Hạ Sĩ cho Binh nhất Thắng, người quân nhân anh hùng của đơn vị. Vì là bạn thân văn chương, báo chí với Bác sĩ Thiếu tá Chỉ Huy Phó bệnh viện, và thường có mặt trong các buổi sinh hoạt vui vẻ của đơn vị Quân Y này cho nên khi Trung Úy Minh dẫn phái đoàn sang tới nơi thì đã có một số nhân viên bệnh viện túc trực tại đây. Sau khi đọc quyết định thăng cấp đặc cách của Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I kiêm Tư Lệnh Vùng I chiến thuật, Trung Úy Minh tươi cười, nói với Thắng, “Cậu đang nằm trên giường bệnh, không mặc quân phục nên tôi xin phép thượng cấp, gắn cấp hiệu Hạ Sĩ lên ngực áo bệnh nhân cho cậu như thế này.” Anh em và đám nhân viên bệnh viện vui vẻ vỗ tay chúc mừng Hạ Sĩ Thắng, người quân nhân dũng cảm của Tiểu Đoàn truyền tin Quân Đoàn I, quên cả là mọi người đang ở bệnh viện. Hạ Sĩ Thắng xúc động, hai mắt long lanh, “Bạn bè thân thiết đã kể cho em biết hết về câu chuyện này. Xin vô cùng cảm ơn Trung Úy !”

Minh xiết tay Hạ Sĩ Thắng cùng toán anh chị em nhân viên bệnh viện với tình Huynh đệ chi binh dâng ngập trong lòng, tất cả thân thương như anh em một nhà…Trung Úy Minh và phái đoàn đã ra xe đậu gần đó mà Hạ Sĩ Thắng và anh chị em nhân viên bệnh viện vẫn còn vẫy tay chào từ biệt. Ngoài trời, nắng ấm đã lên tràn ngập khung trời bệnh viện Duy Tân…


San Diego, California

Phan Đức Minh
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	637117757528530242zz22.png
Views:	0
Size:	215.6 KB
ID:	1498595 Click image for larger version

Name:	637117758068220948zz33.png
Views:	0
Size:	142.6 KB
ID:	1498596 Click image for larger version

Name:	637117758472442603zz44.png
Views:	0
Size:	207.7 KB
ID:	1498597 Click image for larger version

Name:	637117759159478378zz55.png
Views:	0
Size:	102.9 KB
ID:	1498598
The Following 4 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (12-14-2019), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Old 12-20-2019   #520
hoanglan22
R8 Võ Lâm Chí Tôn
 
hoanglan22's Avatar
 
Join Date: Apr 2011
Posts: 16,390
Thanks: 21,683
Thanked 38,142 Times in 12,873 Posts
Mentioned: 635 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 7244 Post(s)
Rep Power: 69
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11hoanglan22 Reputation Uy Tín Level 11
Default Nỗi Uất Hận Của Vị Tướng Mất Nước



Buổi sớm mai bầu trời có nhiều sương mù giăng dầy đặc khắp cả một vùng toàn rừng và đồi núi xung quanh, có hai người đàn ông, một trung niên và một trẻ, kẻ trước người sau lầm lũi đi về hướng những căn nhà của các cán bộ trại tù cải tạo. Người trẻ đi sau đeo cây súng AK trên vai, đó là viên vệ binh oắt con mặt lúc nào cũng vênh váo và thái độ thì rất lấc cấc xấc xược. Viên vệ binh này nổi tiếng xấc xược với tất cả những người được gọi là cải tạo viên, dù người đó lớn tuổi đáng cha đáng chú của anh ta. Người đi trước lớn tuổi hơn và đó chính là vị Tướng bị mất nước và bị phỉnh gạt để phải có mặt ở chốn rừng thiêng nước độc này từ nhiều tháng qua. Theo cách làm việc của những người được gọi là “cách-mạng”, thì, luôn luôn bất ngờ và bí mật. Dù không được báo trước là sẽ đi đến đâu và làm gì, nhưng ông Tướng đoán biết là ông sẽ lại phải chịu bị thẩm vấn về một điều gì đó mà “cách-mạng” mới biết – hay đã biết rõ – nhưng muốn thẩm tra lại. Bản tính nghi ngờ cố hữu của người cộng sản luôn luôn là vậy.

Viên vệ binh đưa ông Tướng vào trong một căn phòng và nói:

-Anh đứng chờ đấy. Cán bộ sẽ đến nàm việc với anh ngay bây giờ.

Nói xong viên vệ binh liền đi ra khỏi phòng. Còn một mình, ông Tướng nhìn quanh quan sát căn phòng. Căn phòng vuông vức và không lớn; chỉ có một cái bàn và hai cái ghế. Căn phòng chỉ có một cái cửa duy nhất mà ông Tướng vừa bước chân qua. Từ khi bị đưa về trại tù này, hôm nay là lần đầu tiên ông Tướng được đưa đến đây. Ông Tướng đã hiểu đúng là mình được đưa đến đây để làm gì. Ông Tướng quay mặt lại nhìn ra phía sau lưng. Ông thấy tên vệ binh đáng tuổi con cháu ông vừa đi chân vừa đá những viên sỏi trên đường. Ông nhếch môi mỉm nụ cười nhẹ. Một nụ cười thương hại cho những người trẻ miền Bắc đã bị nhồi vào sọ một thứ chủ thuyết chỉ biết hận thù và xảo trá, nên họ mới có thái độ và những lời nói vô cùng xấc xược với những người bị thất thế mà phải vào đây; dù người đó đáng tuổi cha ông của họ. Đối với những người vệ binh có nhiệm vụ trong các trại tù mà ông đã ở qua, ông không hề oán trách hay giận họ khi họ có những thái độ và lời nói có tính miệt thị và hỗn xược với ông. Mà, nếu có trách oán thì ông chỉ trách oán những người từ một đất nước xa lạ đã đến trên quê hương ông gọi là giúp đỡ mọi phương tiện phòng thủ để chống lại bọn cộng phỉ phương Bắc đang âm mưu thôn tính các nước trong vùng. Từ đó, kẻ thù cùng màu da và tiếng nói với ông đã có lý do để tạo ra cuộc chiến tranh tương tàn. Khi quân đội miền Nam đang chiến thắng trên hầu hết các mặt trận thì những người xa lạ kia liền rời bỏ quê hương ông ra đi sau khi đã cúp hết mọi viện trợ, để lại bao đau thương tang tóc uất hận cho đồng bào ông và, buộc quân đội hùng mạnh mà ông đang phục vụ phải buông súng đầu hàng trong tức tưởi. Quân đội miền Nam thật sự hùng mạnh và lừng danh với các sư đoàn thiện chiến,với các quân nhân gan dạ không hề sợ chết, quyết đem thân mình ra chống trả lại sự xâm lăng để bảo toàn cuộc sống hạnh phúc ấm no cho đồng bào. Quân đội anh dũng đó đã và đang bị những đòn thù tàn độc mà kẻ thù cố ý giáng xuống bất cứ ở đâu và bất cứ nơi nào trên thân thể của những người được gọi với mỹ từ cao đẹp là, cải tạo viên.

“Buồn não nề và hận tận xương tủy.” Đây là câu mà ông Tướng thường thốt ra mỗi khi ông nhớ lại những tháng ngày tung hoành trên khắp bốn quân khu, và, với hiện tại. Ông buồn và hận vì đại đơn vị do ông chỉ huy chưa được đánh một trận nào ra hồn mà đã phải bị bắt buộc đầu hàng… dẫn đến việc ông phải đi trình diện để vào tù. Ông Tướng lại nhớ đến vị Tướng Tư-Lệnh Quân Đoàn. Một vị Tướng tài giỏi và đức độ nhưng cô đơn.Trong trận Điện Biên Phủ ông ấyđã từng bắt nhịp bài Quốc ca Pháp La Marseillaise cho lính Quốc gia Việt Nam vừa hát vừa xông lên phản kích ở đồi C1 và được các sĩ quan Pháp nể phục. Ông Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn đã tự tìm đến cái chết để minh oan với toàn quân và toàn dân về việc thượng cấp đã đổ hết mọi tội lỗi cho ông trong cuộc lui quân khỏi vùng cao nguyên.

Cái còn lại trong cuộc đời mỗi con người là ân nghĩa. Ân nghĩa như dòng suối mát tưới trên một đời người, một kiếp người. Vị Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn đã sống trọn vẹn ân nghĩa… cho đến ngày ông không còn trên cõi đời này nữa. Ông Tướng tin rằng, với một người như vị Tư Lệnh Quân Đoàn sẽ luôn mỉm cười nơi chín suối. Nếu ông Tướng là người không có đạo Công Giáo thì ông đã gặp lại vị Tư Lệnh tài ba và đức độ của ông từ lâu rồi. Một phát súng vào đầu, đó là việc mà ông đã từng muốn thực hiện trước khi Saigon thất thủ.

Ông Tướng không hề ân hận khi quyết định ở lại với quê hương đất nước mà ông đã quyết dâng hiến cả cuộc đời để bảo vệ đến cùng. Ông là một trong những vị Tướng lãnh vào những ngày thủ đô Saigon hấp hối vẫn còn phương tiện, còn trực thăng để bay ra hạm đội 7. Ông ở lại và hãnh diện vì đã làm tròn bổn phận: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm. Ông Tướng không lúc nào là không nhớ đến vợ con. Ông thương người vợ hiền và chung thủy đã quyết định ở lại quê hương cùng ông và chấp nhận mọi sự nghiệt ngã sẽ giáng xuống gia đình, nên đã từ chối lời mời của viên Đại Tá Chỉ huy phó cơ quan DAO muốn giúp đưa đi di tản.

Ông Tướng vẫn đứng yên trước cái bàn và hai cái ghế. Hai mươi phút đã trôi qua mà vẫn chưa có người nào đến để gọi là làm việc với ông. Có lẽ kẻ thù muốn làm nhục ông bằng cách bắt ông phải đứng chờ dù trong bao lâu mà không được ngồi, nếu chưa được phép. Một sự lăng nhục có chủ ý và điều đó đã làm cho kẻ thù của ông lấy làm sung sướng. Họ sung sướng được hành hạ, được lăng nhục tất cả những vị sĩ quan của miền Nam, đặc biệt là những người mang cấp Tướng; là những người đã từng đánh cho họ tan tác và chạy trối chết đến phải trốn chui trốn nhủi tận trong rừng sâu. Nhưng, nếu như họ hả hê sung sướng một, thì ông Tướng lại hả hê sung sướng gấp bội phần. Cho đến nay và mãi mãi kẻ thù sẽ không bao giờ khuất phục được ông. Kẻ thù đã áp dụng mọi cực hình tinh vi và tàn độc nhất… Ông và các vị Tướng thất thế luôn giữ thái độ của ngườiTướng lãnh từng chỉ huy các đại đơn vị, nên, dù trong tình thế nào thì kẻ thù cũng không bao giờ dám khinh thường.

Ông Tướng buồn bã nhìn lên tấm hình treo trên cao sau cái ghế. Cái ghế mà lát nữa đây sẽ có người cán bộ ngồi vào đó.Và, người đó dù với cấp bậc nào thì cũng có quyền bắt ông Tướng phải nói ra những điều mà người đó muốn.Tấm hình lớn treo trên cao chụp gương mặt người đàn ông già với râu tóc bạc phơ mà đồng bào miền Bắc xem như là ông thánh.Trái lại, đối với ông Tướng và đồng bào miền Nam thì lại xem ông là tên tội phạm đã đem một chủ nghĩa man rợ vô nhân tính vào quê hương để gieo rắc đau thương, hận thù, chia ly và tang tóc đến với mọi người.

Ông Tướng vẫn yên lặng đứng thẳng người trước cái ghế mà lát nữa đây ông sẽ ngồi vào đó. Ông sẽ ngồi vào cái ghế mà kẻ thù đã ví đó là ghế của bị cáo. Cũng như ở những nơi khác, cái ghế này đặt cách xa cái bàn khoảng nửa thước ngầm cho người ngồi vào ghế đó biết mình là tội phạm.Tội không chịu buông súng sớm hơn để… được giải phóng sớm hơn. Ông Tướng miên man nghĩ, nếu như cuộc chiến chấm dứt mà phần thắng nghiêng về những người miền Nam thì kẻ thù chắc chắn sẽ được đối xử đúng phẩm cách, đúng đạo lý và đúng với bản tính của con người Việt-Nam là, nhân đạo.

Cánh cửa sịch mở, một vị sĩ quan đeo cấp hàm đại úy xuất hiện.Viên đại úy đi thẳng đến cái ghế đặt sau cái bàn và rồi anh ta cố ý làm như là bận rộn tìm chỗ để đặt cái “xắc cốt” nên không nhìn đến ông. Ông Tướng quan sát viên sĩ quan. Anh ta là hiện thân của giai cấp bần cố nông vì cái mặt nhìn thật ngu đần và gian ác, với mái tóc như rễ tre trên cái mặt đen xạm và tai tái của người bị bệnh sốt rét quanh năm. Cái hàm răng của viên sĩ quan làm cho ông Tướng nhớ đến những năm tháng ông phục vụ ở vùng đồng bằng sông Cửu-Long. Trong một đơn vị kia có một người lính gan lì và sát cộng nổi tiếng đến độ Việt cộng tìm mọi cách để trừ khử mà không được. Đó là theo lời khai của các cán binh Việt cộng khi bị bắt. Một hôm ông ghé thăm đơn vị này, các đồng đội của anh lính nổi tiếng sát cộng trong một lúc vui đùa đã chỉ vào người lính có hàm răng trên nhô ra như mái hiên nhà và nói với ông: “Trung Tá ơi, thằng này ngoài tài sát cộng, nó còn có tài nạo dừa mà chỉ trong tích tắc là hết một trái mà không cần đến bàn nạo.” Nghĩ đến những trái dừa làm cho ông Tướng nhớ đến một vùng quê hương nổi danh với món kẹo dừa thơm ngon và béo ngậy. Những viên kẹo dừa thơm phức và ngọt lịm làm cho ông Tướng phải nuốt vội nước miếng. Một trong những phương pháp trả thù của kẻ thù là không bao giờ cho những “cải tạo viên” được ăn no nhưng lại bắt phải làm việc thật nhiều và thật nặng. Nhìn cái tướng bần cố nông của viên Đại úy, ông Tướng đoán trình độ học vấn của anh ta chắc chắn chỉ i tờ… đã làm cho ông, một lần nữa phải thốt ra câu: “Buồn não nề và hận tận xương tủy.”

Sau khi viên sĩ quan đặt được cái ‘xắc cốt” lên bàn và kéo ghế ngồi, hắn chỉ tay vào cái ghế trước mặt:

-Anh… ngồi xuống đấy đi.

Ông Tướng từ từ ngồi xuống với hai tay đặt trên đùi. Ông Tướng hơi ngẩng đầu nhìn lên cao nhưng lại vội vàng cúi xuống nhìn ngay mặt viên sĩ quan; tuy có ngu đần nhưng cũng đỡ hơn nhìn hình tên tội phạm.

Viên sĩ quan rót nước trà vào hai cái ly, hắn đặt ly nước trà trước mặt ông Tướng và mời:

-Mời anh dùng cốc lước chè cho ấm. Giời hôm lay hơi nạnh đấy.

Ông Tướng mỉm nụ cười nhưng vẫn ngồi yên và mắt vẫn nhìn ngay mặt viên sĩ quan chờ đợi.Từ khi phải đi tù, ông Tướng đã tiếp xúc với những người sĩ quan đối nghịch từ cấp nhỏ cho đến cấp Tướng. Nhiều người trong họ nói ngọng N ra L và ngược lại. Mặc dù là người đang có quyền nhưng rõ ràng viên sĩ quan đã tỏ ra lúng túng khi thấy thái độ của ông Tướng nhìn mình và cười mỉm. Anh ta cố giữ cho bình tĩnh khi cầm bao thuốc lá Sông Hương, một loại thuốc thơm cao cấp rút ra một điếu gắn lên đôi môi thâm đen sì và đốt hút. Hút xong một hơi dài, anh ta đưa bao thuốc về phía ông Tướng và mời:

– Mời anh.

– Cám ơn cán bộ, tôi không hút.

– Anh không hút thuốc à?

– Có… nhưng hiện tại tôi không thấy thèm.

Viên sĩ quan để bao thuốc lá bên cạnh, bên tay trái của anh ta rồi từ từ lấy trong cái “xắc cốt”ra một tập hồ sơ. Viên sĩ quan nhìn vào tập hồ sơ và nói chứ không nhìn ông Tướng:

-Hôm lay tôi được trên giao nhiệm vụ đến gặp anh để hỏi anh một vài vấn đề… cho được sáng tỏ hơn. Anh cũng hiểu nà chúng tôi đã biết hết mọi chuyện rồi nhưng chúng tôi vẫn muốn tự anh viết ra để trên có cơ sở đánh giá xem anh có thành thực và đã nĩnh hội được như thế lào về cách mạng. Trong bản tự khai của anh có hai vấn đề mà anh cố tình giấu giếm không viết ra. Buổi lói chuyện hôm lay nà cơ hội để cho anh lói ra hết những gì còn nấn cấn trong nòng anh. Chúng tôi muốn biết nà… giai đoạn… từ núc anh về chỉ huy một đại đơn vị thuộc Quân khu II cho đến khi anh nên Tướng, cụ thể anh đã giết bao nhiêu người chiến sĩ cách mạng của chúng tôi mà trong tờ khai không thấy anh viết ra?

-Tôi vào…

Trong một phút sơ hở vì phải chú ý lắng nghe xem viên sĩ quan muốn nói gì, hỏi gì với giọng ngọng nghệu và đặc sệt của người dân Nghệ Tĩnh, nên, ông Tướng đã để cho viên sĩ quan chỉ tay vô mặt ông và nói như quát:

-Trước khi trả nời tôi hay anh muốn lói với tôi điều gì anh phải… thưa gởi cho đúng phép nhé. Chúng tôi nà cán bộ được đảng giao trách nhiệm giáo dục các anh để trở thành người có ích cho xã hội. Chúng tôi sẽ nghiêm trị bất cứ người lào vẫn ngoan cố không chịu tiếp thu những gì chúng tôi đã truyền dạy.

Sau câu nói, viên sĩ quan thay đổi nét mặt và nhìn ông Tướng vẻ dịu dàng hơn:

– Bây giờ anh lói tiếp đi.

Ông Tướng nuốt nhanh nước miếng như nuốt nỗi uất nghẹn vào tận đáy lòng. Quân đội mà ông từng phục vụ luôn tôn trọng phẩm cách con người, dù người đó là người dân bình thường hay là kẻ thù bị lính của ông bắt được. Ông Tướng từng cảm thấy phiền lòng khi biết được những người an ninh thuộc quyền ông đã có hành vi tra tấn hay lời nói mạt sát với những người cán binh Việt cộng trong lúc bị thẩm cung; ngoại trừ những người ngoan cố. Nhưng, hôm nay vị thế của ông Tướng đã khác rồi. Được làm vua, thua làm… tù binh. Mà, tù binh của cộng sản thì phải chịu đủ mọi thứ hành hạ. Ông nói nho nhỏ trong miệng câu mà ông vẫn thường nói: “Buồn não nề và hận tận xương tủy.”

-Thưa cán bộ, tôi về Quân khu II năm 1972 và chỉ huy một trong những binh chủng thiện chiến nhất của miền Nam.Tôi đã chỉ huy nhiều chiến dịch và những trận đánh… Chẳng hạn như trận Pleime năm 1965 và 1974. Đặc biệt là năm 1974 khi Sư đoàn 320… của cách mạng sau ba mươi ba ngày đêm với hai mươi hai lần tấn công biển người vào căn cứ… chỉ có năm Đại đội phòng thủ, nhưng, đã không chiếm được căn cứ. Nếu cán bộ muốn biết chúng tôi đã giết bao nhiều người của cách mạng thì tôi xin xác nhận là… rất nhiều.Tôi chỉ có thể phỏng chừng là… nhiều chục ngàn…

Viên sĩ quan ngắt ngang lời ông Tướng và hỏi:

-Anh có thấy đó nà tội ác chống nại nhân dân chống nại cách mạng với vũ khí của bọn Mỹ không?

-Thưa cán bộ, đã là người lính, mà lại là người lính trong suốt hai mươi hai năm trời ngoài mặt trận để chống lại sự xâm lăng…

Viên sĩ quan đổi sắc mặt giận dữ và đập mạnh tay lên bàn. Đôi con mắt của anh ta long lên như tóe lửa nhìn ngay mặt ông Tướng thất thế và quát lên thật lớn đến văng cả nước miếng ra bàn:

-Anh phải nhận định cho rõ ai nà người xâm năng mới được. Có phải đó nà bọn Mỹ ác ôn không? Bọn Mỹ đã đem vũ khí súng đạn tàu bay tàu thủy vô xâm chiếm lước ta và còn được bọn ngụy các anh tiếp tay lên đảng của chúng tôi mới phát động cuộc chiến tranh giải phóng và đã đưa đến thắng nợi hoàn toàn vào lăm một chín bảy nhăm. Đảng của chúng tôi đã nãnh đạo công cuộc giải phóng miền lam khỏi bọn xâm nược Mỹ, và đánh cho bọn ngụy ác ôn các anh phải đầu hàng vô điều kiện để đưa đến thắng nợi nà vì đảng của chúng tôi, quân đội anh hùng của chúng tôi được toàn dân ủng hộ. Anh nà Tướng anh phải thấy rõ điều lày hơn ai hết để mà ăn lăn hối cải qua việc học tập và nao động để trở thành người có ích cho xã hội sau lày. Lếu các anh cải tạo tốt thì rồi đây trên cũng sẽ xem xét mà dùng nại các anh tùy theo khả lăng và trình độ nhận thức của mỗi người.

Viên sĩ quan ngưng nói và cầm ly nước trà lên uống. Viên sĩ quan thấy ông Tướng ngồi im như lắng nghe nên anh ta cố tỏ ra nhã nhặn với ông Tướng và hỏi với giọng nhẹ nhàng hơn:

-Một điều quan trọng lữa cũng không thấy anh viết ra đó nà: Anh nà người được nên Tướng sau cùng của miền lam để lắm quyền Tổng chỉ huy cuộc tháo chạy khỏi cao nguyên. Chúng tôi muốn anh lói ra đây rõ ràng và chính xác về cái kế hoạch rút quân khỏi cao nguyên của anh như thế lào mà để rồi bị chúng tôi đánh đến không còn một manh giáp lào cả, nà sao?

-Thưa cán bộ, cán bộ cũng là quân nhân và cũng có cấp bậc cao thì cán bộ cũng hiểu là, ngoài tôi là vị Tướng mới được vinh thăng thì Quân đoàn còn có vị Tư lệnh và Phó Tư lệnh. Quân đoàn có nhiều đơn vị, có nhiều cơ quan, tôi đâu biết là những đơn vị nào, đồn trú ở đâu, ai chỉ huy…Vậy làm sao tôi thảo kế hoạch và điều động được để gọi là Tổng chỉ huy?

-Thế… đài phát thanh Saigon và đài quân đội… Chẳng nẽ họ lói sai?

-Thưa cán bộ, tôi không biết vì đâu và do ai mà đài phát thanh đã gọi tôi là Tổng chỉ huy trong khi hai vị Tư lệnh và Tư lệnh phó Quân đoàn còn đó… thì làm sao tôi là Tổng chỉ huy cho được… Do đó tôi đã không viết ra trong bản tự khai.

Viên sĩ quan bây giờ không còn nhìn ông Tướng với ánh mắt hằn học nữa. Anh ta nhìn vào tập hồ sơ trước mặt và hút thuốc liên tục, chứng tỏ anh ta đang bị bối rối và suy nghĩ nhiều. Có lẽ viên sĩ quan thấy điều cần muốn biết đã được ông Tướng giải đáp thỏa đáng nên một lúc lâu sau, viên sĩ quan kết luận:

-Thôi, hôm lay nàm việc với anh như thế nà tạm đủ. Hy vọng những nần tới anh sẽ… tiến bộ hơn và sẽ cho chúng tôi biết nhiều việc hơn. Anh về và viết nại bản tự khai khác rồi sẽ có người đến nhận.Thôi, anh về nghỉ… cho khỏe.

Viên vệ binh có cái mặt lấc cấc đã đứng chờ ngoài cửa khi ông Tướng bước ra. Ông Tướng bước từng bước chầm chậm đi trước tên vệ binh về hướng lán trại, nơi ông đang phải bị giam giữ chẳng khác gì Chúa Sơn Lâm bị giam trong lồng sắt. Ông Tướng cũng chính là Chúa Sơn Lâm, là con cọp đầu đàn của một đại đơn vị thiện chiến thuộc vùng rừng núi. Nhìn khung cảnh chung quanh trại tù, ông Tướng bùi ngùi nhớ lại những địa danh, những khu rừng, những chiến binh cảm tử đủ mọi cấp bậc đã cùng ông Tướng xông pha chiến trận ngày nào; không biết bây giờ họ ra sao. Ông Tướng cũng nhớ đến vị sĩ quan Thiếu Tá Tiểu đoàn trưởng anh hùng trong trận Pleime 1974 đã làm cho cả một Sư đoàn Việt cộng phải ôm hận. Ông ấy là người sĩ quan giỏi, đã dẫn đơn vị nguyên vẹn băng rừng từ Quãng Đức về đến Long Khánh, còn nhập vào Sư Đoàn 18 Bộ Binh đánh một trận để đời nữa. Đó là một trong những cấp chỉ huy ưu tú mà ông Tướng có được. Rất tiếc thời cuộc không cho phép ông Tướng thực hiện những gì ông ấp ủ.

Nhìn về nơi lán trại vẫn còn chìm trong màn sương trắng, ông Tướng như thấy người vợ hiền và những đứa con thân yêu đang đứng đó… đưa những cánh tay gầy guộc về phía ông làm cho trái tim ông Tướng nhói đau như bị mũi dao ghim vào. Ông Tướng cúi đầu nhìn xuống bước chân ông đang bước những bước nặng nề và nói khe khẽ:

-Buồn não nề và hận tận xương tủy!./.

ToPa (Hòa-Lan)
__________________
LOÀI KHỈ TRỞ THÀNH LOÀI NGƯỜI MẤT TRIỆU NĂM
LOÀI NGƯỜI MUỐN TRỞ THÀNH LOÀI KHỈ TRƯỜNG SƠN HÃY GIA NHẬP ĐẢNG CS VN

HÃy CÓ Ý THỨC HỆ TỰ HỎI " TÔI ĐÃ LÀM GÌ CHO TỔ QUỐC , ĐỪNG HỎI TỔ QUỐC ĐÃ LÀM GÌ CHO TÔI
hoanglan22_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	15.jpg
Views:	0
Size:	11.7 KB
ID:	1501983
The Following 5 Users Say Thank You to hoanglan22 For This Useful Post:
hoathienly19 (09-16-2020), luyenchuong3000 (08-16-2020), phokhuya (01-18-2020), SlyGuy (08-18-2020), trungthu (08-21-2020)
Reply

User Tag List


Phim Bộ Videos PC2

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 01:31.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.19041 seconds with 14 queries
Loading...