24/10/2019,
NepalDu khách uống nước trong một khách sạn năm sao ở thủ đô Kathmandu mà không hề biết chiếc cốc màu xanh lá trên tay họ làm từ rác.
Trong những ngôi nhà trên khắp thủ đô Nepal, những sản phẩm tái chế như chiếc chậu cho đến đèn đều có thể làm từ rác thải thu gom trên đỉnh Everest. Việc này ngày một phổ biến khi các nhà chức trách và doanh nghiệp loay hoay t́m cách khắc phục thiệt hại môi trường do việc thương mại hóa hoạt động leo núi gây ra.
Những thùng rác trên Everest chứa đầy vỏ lon, b́nh gas, chai nhựa và dụng cụ leo núi bị vứt lại. Everest cũng v́ thế được mệnh danh là "băi rác cao nhất thế giới".
"Rác thải không nên bị lăng phí", Nabin Bikash Maharjan, thành viên một tổ chức tái chế Blue Waste to Value (BW2V) nói. "Chúng tôi nhận được nhiều vật liệu từ Everest như nhôm, thủy tinh, nhựa, sắt, phần lớn có thể tái chế được. Chúng tôi cần phải tăng ṿng đời và giá trị cho chúng".
Sau những chỉ trích nặng nề về t́nh trạng ô nhiễm rác thải ở một trong những di sản thiên nhiên lớn nhất đất nước, chính phủ và các nhóm leo núi của Nepal năm nay tổ chức một cuộc dọn dẹp kéo dài 6 tuần ở Everest, đoạn qua nước này.
Cuộc dọn dẹp được triển khai ở phạm vi 8.000 mét, từ trạm nghỉ ở chân núi cho tới trạm nghỉ gần đỉnh nhất. 14 nhóm t́nh nguyện đă thu hồi hơn 10 tấn rác, rồi vận chuyển về các trung tâm tái chế ở Kathmandu. Các công nhân sau đó phân loại vật liệu để tái chế, sắt gửi đến các công ty sản xuất thanh sắt, lon nhôm vụn và chai lọ nhựa gửi cho các cơ sở sản xuất đồ dùng.
Du khách dùng cốc tái chế từ rác trên đỉnh Everest trong một khách sạn ở Nepal. Ảnh: AFP.
"Lăng phí là điều cấm kị trong xă hội chúng ta, bị coi như bụi bẩn", Ujen Wangmo Lepcha, một nhân viên tái chế các thiết bị chiếu sáng và kính, vừa đưa vật liệu vào hệ thống, vừa nói. "Khi họ nh́n thấy những sản phẩm như thế này, họ sẽ 'ồ' lên, th́ ra những thứ này có thể làm như vậy".
Các sản phẩm tái chế như cơ sở của Lepcha đang làm được sử dụng trong các khách sạn cao cấp, các nhà hàng và các gia đ́nh ở thủ đô Nepal. Lepcha cho hay ngày càng nhiều người tiêu dùng quan tâm các mặt hàng được làm từ phế liệu trên đỉnh Everst.
Aanchal Malla, nhân viên tại khách sạn 5 sao Yak & Yeti sang trọng ở Kathmandu cho biết, lựa chọn dùng đồ tái chế phù hợp với tiêu chí hướng tới các sản phẩm bền vững và thân thiện với môi trường của khách sạn này. "Nó không chỉ tốt hơn cho chúng ta và môi trường, mà c̣n hơn thế nữa, đó là sự khích lệ mọi người đi đúng hướng nhằm biến địa cầu thành một nơi đáng sống, giảm thiểu mọi chất thải", Malla nói.
Cơ sở xử lư rác có tên là Sagarmatha Next, tên gọi Everest trong tiếng "Nepal" đang được hoàn thiện ở độ cao gần 3.800 mét. Đây sẽ là cơ sở xử lư rác được hợp tác với các nghệ sĩ, các nhà sáng tạo để cho ra đời các sản phẩm chất lượng có nguồn gốc từ rác Everest.
Tuy nhiên, những t́nh nguyện viên cho hay việc dọn dẹp rác mà Nepal thực hiện năm nay chỉ giúp thu gom một phần rác thải của Everest, bởi trên những trạm nghỉ cao hơn và khó tiếp cận, vẫn c̣n nhiều rác bị vùi lấp. Khi các sông băng tan chảy cùng với sự nóng lên toàn cầu, rác thải mới lộ ra như một thách thức đối với môi trường
Công nhân phân loại rác được gom về từ Everest. Ảnh: AFP
11 nhà leo núi bỏ mạng ở Everest năm nay, trong khi có không ít chỉ trích việc Nepal cấp 381 giấy phép leo núi là nhiều kỷ lục, dẫn đến mật độ người leo núi quá cao và gây tắc nghẽn trên đỉnh. Không phải tất cả số thi thể những người người leo núi thiệt mạng đều được đưa xuống.
Nguồn nước ở hạ lưu của dăy Himalaya cao 8848 mét đă bị ô nhiễm bởi nhiều nguyên do, trong đó có cả phân người và vỏ b́nh gas. Người dân địa phương cho hay đă chi ít nhất 30.000 USD nhằm thuyết phục các nhà leo núi nước ngoài giữ ǵn môi trường đỉnh Everest, nhưng không mấy hiệu quả. 6 năm trước, Nepal treo thưởng 4.000 USD cho mỗi đoàn leo núi nếu mỗi người mang xuống ít nhất 8 kg rác thải, nhưng chỉ một nửa trong số họ thực hiện cam kết. Tháng 8 năm nay, đô thị vùng Everest tuyên bố sẽ cấm một số loại nhựa và các chai nhựa dùng một lần ở khu vực này từ đầu năm 2020.
Tổ chức phi chính phủ kiểm soát ô nhiễm phi Sagarmatha cùng với BW2V và các tổ chức khác, gần đây phát động chiến dịch vận chuyển chất thải đến các trung tâm tái chế, đồng thời đưa hướng dẫn viên tới khu vực đỉnh Everest mỗi năm. Mỗi người được yêu cầu mang một kg rác đă qua xử lư đến Lukla, cửa ngơ vào khu vực Everest hoặc thủ đô Kathmandu để tái chế.
"Chúng tôi phải làm việc từ năm này đến năm khác nhằm tạo ra động lực thực sự", Ang Dorje Sherpa , thành viên của hoạt động trên cho hay. Nhưng Sherpa cảnh báo về lâu dài, tái chế không phải là giải pháp duy nhất. "Về lâu dài, chúng ta cần giảm thiểu rác và bắt những người gây ô nhiễm môi trường phải chịu trách nhiệm dọn dẹp".