Các nhà khảo cổ học ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vừa t́m thấy một viên ngọc trai cổ được xác định là 8.000 năm tuổi.
Phát hiện trên được truyền thông quốc tế đăng tải hôm 20-10.
Hăng tin DW cho biết các chuyên gia của UAE tin rằng ngọc trai được buôn bán ở vùng Lưỡng Hà cổ đại và có thể được dùng như một thứ trang sức. Theo Cơ quan Văn hóa và Du lịch Abu Dhabi, đây là viên ngọc trai tự nhiên lâu đời nhất từng được t́m thấy. Nó là kết quả của chuyến khai quật ở ḥn đảo Marawah, ngoài khơi UAE.
Viên ngọc trai nằm giữa những tàn tích của một khu định cư thời đại Đồ đá. Việc phát hiện ra viên ngọc trai này có thể cung cấp thêm kiến thức về lịch sử thương mại.
Người đứng đầu nhóm khảo cổ học Abdulla Khalfan Al-Kaabi cho biết viên ngọc trai 8.000 năm tuổi là bằng chứng cho thấy hoạt động buôn bán ngọc trai đă tồn tại từ ít nhất là thời kỳ đồ đá mới.
Các nhà khảo cổ học ở Các Tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) t́m thấy một viên ngọc trai 8.000 năm tuổi tại khu định cư Stone Age. Ảnh: DW
Chuyến khai quật trên đảo Marawah cũng t́m thấy cả đồ gốm và đầu mũi tên. Các nhà nghiên cứu UAE cho rằng ngọc trai được dùng để đổi lấy đồ gốm và các hàng hóa khác dưới thời nền văn minh cổ đại Lưỡng Hà, ngày nay là lănh thổ của những nước như Syria, Iraq, Iran... Bánh xe, nông nghiệp, viết và toán học được phát minh dưới thời nền văn minh này.
Vào thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, buôn bán ngọc trai là yếu tố chính của nền kinh tế trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ khi nghề nuôi cấy trai lấy ngọc ở Nhật Bản ra đời hồi cuối những năm 1920, giá ngọc trai bị sụt giảm đáng kể. Các quốc gia vùng Vịnh sau đó chuyển sang ngành công nghiệp dầu mỏ vốn thống trị nền kinh tế của họ cho đến ngày nay.
Viên ngọc trai 8.000 năm tuổi nói trên dự kiến được trưng bày tại một cuộc triển lăm sắp tới tại Louvre Abu Dhabi.
VietBF © sưu tầm