Thêm mặt hàng Mỹ phụ thuộc,. V́ vây sẽ không trừng phạt Nga. Tạm thời họ sẽ không đánh vào nhập khẩu uranium.
Trong bối cảnh quan hệ Nga- Mỹ xuống dốc kể từ những tháng cuối cầm quyền của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, nước Mỹ đă tung rất nhiều đ̣n trừng phạt nhằm vào nước Nga. Đó không chỉ là các biện pháp trừng phạt ngoại giao mà c̣n là lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp.
Mỹ đang xem xét tự sản xuất uranium mà không phải mua của Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây giao nhiệm vụ cho một Nhóm công tác về nhiên liệu hạt nhân (NFWG) để t́m cách phục hồi sản xuất nhiên liệu hạt nhân trong nước và khai thác uranium.
Tổng thống Trump đă căn cứ theo Mục 232 của Đạo luật mở rộng thương mại và kết luận rằng, các rào cản thương mại đối với nhập khẩu uranium không được đảm bảo. Hoạt động của NFWG sẽ nhằm kiểm tra toàn bộ chuỗi cung ứng nhiên liệu và tiến hành phân tích đầy đủ hơn về các vấn đề an ninh quốc gia trong đó.
Có hai vấn đề chính mà Nhóm này cần giải quyết là bảo vệ và lập kế hoạch cho nhu cầu cơ sở hạ tầng quốc pḥng; cung cấp một số giải pháp để hỗ trợ tự cung cấp uranium.
20% năng lượng của Mỹ đến từ các nhà máy hạt nhân nhưng Mỹ gần như không sản xuất uranium. Ngoài việc sản xuất điện, quân đội Mỹ cần phụ thuộc vào nguồn cung uranium từ nước ngoài để cung cấp nhiên liệu cho các tàu chiến Mỹ chạy bằng nhiên liệu hạt nhân.
Từ những năm 1990, Mỹ đă nhập khẩu uranium từ các quốc gia khác như Canada, Úc và Nga. Mỹ mua nhiên liệu hạt nhân từ Nga vào những năm 1987 và vẫn tiếp tục mua uranium sau khi Mỹ trừng phạt Nga vào năm 2014. Trong khi cả Canada và Úc là những đồng minh kinh tế thân thiết th́ nhà cung cấp Nga đă trở thành "cái gai trong mắt" những con diều hâu ở Washington.
Giờ đây, Tổng thống Trump đang lo ngại bất cứ mối đe dọa nào đến từ Nga có thể tác động đến nguồn cung uranium của Mỹ. Gia tăng trừng phạt các nước trên thế giới, Mỹ có thể sẽ phải nhận lại sự đáp trả ngược lại mà họ không thể lường trước.
Hơn nữa, mối quan hệ kinh tế thân thiết giữa Nga và Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang xây dựng nhiều ḷ phản ứng hạt nhân để giảm ô nhiễm từ các nhà máy điện than, có thể sẽ khiến những lô hàng uranium của Nga chuyển hướng từ Mỹ sang Trung Quốc.
Tờ Investor Intel đánh giá, việc Nga tập trung bán hàng cho Trung Quốc để bỏ qua đối tác Mỹ có thể c̣n được kích hoạt sớm hơn sau khi Mỹ phát động cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh.
Ngoài ra, Ấn Độ cũng đang là một quốc gia hạt nhân lên kế hoạch lấy nguồn uranium từ Nga. Moscow đă kư một kế hoạch hành động để mở rộng quan hệ đối tác hạt nhân dân sự với Ấn Độ. Nga sẽ tham gia xây dựng ḷ phản ứng hạt nhân thứ hai của Nga ở Ấn Độ. Điều này cũng có thể khiến Mỹ không c̣n là khách hàng ưu tiên của Moscow trong nhiều trường hợp.
Theo thông tin từ Sputnik, nhóm NFWG có thể sẽ công bố báo cáo trong tháng 10. Một kết quả tích cực sẽ là điều cần thiết để giúp tái lập chuỗi cung ứng uranium nội địa của Mỹ.
Tuy nhiên, một kết quả không tích cực sẽ khiến Mỹ phải tiếp tục nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân - điều sẽ có thể gây đe dọa đến an ninh quốc gia. Hiện tại 93% nhu cầu nhiên liệu của đất nước được đảm bảo bởi nhập khẩu.
Việc Mỹ t́m cách tự cung tự cấp uranium và đưa vấn đề nhập khẩu nhiên liệu hạt nhân là vấn đề gây hại tới an ninh quốc gia được cho là một cảnh báo sớm về khả năng nước này ngừng nhập khẩu mặt hàng này từ Nga trong tương lai.
Mỹ buộc mua RD-180 của Nga dù liên tiếp trừng phạt.
Cho đến nay, Mỹ đă tuyên bố trừng phạt Nga nhiều lần với rất nhiều lư do, bao gồm cả việc can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 và cuộc bỏ phiếu giữa kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, Mỹ không trừng phạt bằng việc áp lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm mà nước này buộc phải mua của Nga như động cơ tên lửa RD-180 hay khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).
Với việc tiếp tục sử dụng lệnh trừng phạt với các lư do tác động tới an ninh quốc gia Mỹ, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ tiếp tục cân nhắc lệnh trừng phạt liên quan đến uranium với Nga. Tuy nhiên, điều này sẽ tiếp tục phụ thuộc vào hiệu quả và báo cáo của nhóm NFWG.
VietBF@ sưu tầm.