Các quan chức Trung Quốc liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công sẽ bị từ chối nhập cảnh vào Đài Loan. Tuyên bố mới nhất của Đài Loan vào đúng thời điểm Trung Quốc đang bị lên án về quyền con người.
Giới chức di trú của Đài Loan cho biết các quan chức Trung Quốc liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công sẽ bị từ chối nhập cảnh vào quốc đảo này. Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng nhiều lời kêu gọi các nước trừng phạt những kẻ ngược đăi quyền con người ở Trung Quốc.
Trong phiên điều trần của Ủy ban Lập pháp vào ngày 2 tháng 10, một quan chức cấp cao của Cục Di trú Đài Loan, Cát Quảng Vi (Ge Guangwei), cho biết các luật di trú của Đài Loan cấm nhập cảnh các quan chức Trung Quốc “đă từng đàn áp Pháp Luân Công hoặc vi phạm các luật lệ ở Đài Loan”.
Tuyên bố của ông Cát đáp lại câu hỏi của nhà lập pháp Vương Định Vũ của Đảng Dân chủ Tiến bộ cầm quyền Đài Loan rằng “Trong t́nh huống nào, Cục Di trú Quốc gia sẽ không cho phép những người có liên hệ với chính phủ cộng sản Trung Quốc hay quân đội Trung Quốc nhập cảnh vào Đài Loan?”.
Ông Cát cho biết những lệnh hạn chế nhập cảnh tương tự cũng áp dụng đối với sinh viên hoặc khách du lịch Trung Quốc nào phá hoại Bức tường Lennon (gồm những h́nh ảnh thể hiện các thông điệp ủng hộ biểu t́nh ở Hồng Kông), hoặc những ai đánh đập, sỉ nhục những người ủng hộ phong trào Hồng Kông.
“Những người đó đă vi phạm các quy tắc và luật pháp Đài Loan”, Cục trưởng Khâu Phong Quang (Chiu Feng-kuang) của Cục Di Trú Đài Loan nói.
Theo luật pháp Đài Loan, bất kỳ người Trung Quốc đại lục nào phạm tội nghiêm trọng hoặc có tiền án tiền sự ở nước ngoài sẽ bị từ chối hoặc bị thu hồi giấy phép nhập cảnh.
Hạn chế này cũng áp dụng đối với người Trung Quốc đại lục nào tham gia vào các hoạt động bạo lực hoặc hành động chống lại các giá trị đạo đức tốt lành.
Đài Loan đă trục xuất một du khách Trung Quốc đại lục vào ngày 8/10 sau khi anh ta cố t́nh xé những thông điệp ủng hộ các cuộc biểu t́nh ở Hồng Kông đang diễn ra vào buổi sáng trước đó. Cảnh sát Đài Loan Đài Loan đă buộc tội người này gây thiệt hại tài sản.
Bảo vệ những giá trị dân chủ
Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times ấn bản tiếng Hoa, ông Vương Định Vũ nói rằng động thái này của Cục Di trú là “một thông báo quan trọng”, đánh dấu lần đầu tiên chính phủ Đài Loan công khai xác nhận một chính sách cấm nhập cảnh như vậy.
“Chúng tôi [Đài Loan] là một khu vực chào đón tất cả các quốc gia trên thế giới, nhưng chúng tôi sẽ không cho phép Đảng Cộng sản Trung Quốc lợi dụng nền dân chủ của Đài Loan để áp bức những người đă bị đàn áp ở Trung Quốc”, ông Vương nói.
“Là một quốc gia dân chủ rất quan trọng ở châu Á, chúng ta nên làm hết sức ḿnh để ǵn giữ trách nhiệm bảo vệ người dân, dân chủ và tự do”, ông nói tiếp.
Trong khi đó, các học viên Pháp Luân Công tại Đài Loan hoan nghênh động thái này, nói rằng nó đă gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới những người xâm phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Trung Quốc, rằng hành động của họ sẽ bị trừng phạt.
Pháp Luân Công, một môn khí công cổ truyền bao gồm các bài công pháp ôn ḥa và các bài giảng đạo đức chú trọng nguyên lư Chân Thiện Nhẫn, đă trở nên phổ biến tại Trung Quốc đại lục vào những năm 90.
Vào cuối thập niên 90, theo con số ước tính chính thức th́ có khoảng 70 – 100 triệu người Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công vào thời điểm đó. Cho rằng sự phổ biến của Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với sự kiểm soát độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chế độ Trung Cộng đă phát động cuộc đàn áp lên những người học Pháp Luân Công nhằm xóa sổ môn tập này. Kể từ đó, chiến dịch càn quét đă dẫn đến làn sóng các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ, tẩy năo, tra tấn và thậm chí bị giết hại chỉ v́ niềm tin của họ đến ngày nay.
Luật sư nhân quyền Chu Uyển Kỳ (Theresa Chu) hoan nghênh thông báo của chính phủ Đài Loan. Bà nói thêm rằng vào tháng 6 vừa qua, bà đă đệ tŕnh lên Hội đồng Sự vụ Đại lục của Đài Loan một danh sách gồm hơn 100.000 quan chức Trung Quốc có liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công.
Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công (WOIPFG) có trụ sở tại Mỹ đă thu thập danh sách trên và đệ tŕnh lên Bộ Ngoại giao Mỹ vào tháng 7, theo đó thúc giục quan chức Mỹ tăng cường kiểm soát các đơn xin visa của quan chức Trung Quốc nào dính líu đến lạm dụng, ngược đăi nghiêm trọng quyền con người.
Các quan chức Trung Quốc có tên trong danh sách đến từ nhiều cơ quan nhà nước khác nhau của Trung Quốc, như bộ phận tuyên truyền, Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC), Pḥng 610, các bác sĩ liên quan đến hoạt động mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, các thẩm phán, nhân viên canh giữ trại cưỡng bức lao động và nhà tù.
Mỹ gần đây đă có hành động cứng rắn đối với các cá nhân Trung Quốc vi phạm nhân quyền bằng động thái hạn chế visa đối với các quan chức Trung Quốc dính líu đến cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Bà Chu nói rằng tác động của cuộc đàn áp Pháp Luân Công đă mở rộng ra khỏi phạm vi Đại lục đến các nước có lănh sự quán Trung Quốc. Bà dẫn ví dụ các phương tiện truyền thông thân Bắc Kinh ở nước ngoài đă truyền bá các tuyên truyền bôi nhọ Pháp Luân Công.
Đồng thời, bà cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc đă sử dụng lănh sự quán Trung Quốc để thu thập thông tin về đời tư và hoạt động của các học viên Pháp Luân Công và thân nhân, bạn bè của họ; mua chuộc côn đồ ở hải ngoại để tấn công các học viên Pháp Luân Công và phá hoại các hoạt động ôn ḥa phản đối cuộc đàn áp Pháp Luân Công của họ. Bà dẫn chứng đă có các báo cáo về các cuộc tấn công có tổ chức nhằm vào các học viên Pháp Luân Công trong các cuộc diễu hành hoặc ở các địa điểm nơi các học viên nói rơ sự thật về cuộc đàn áp đến khách du lịch từ Trung Quốc đại lục.
Bà Chu bày tỏ hy vọng rằng chính phủ Đài Loan có thể cấm mọi cá nhân trong danh sách trên và từ đó có thể chứng minh rằng “Đài Loan dân chủ không hoan nghênh các hành động vi phạm nhân quyền”.
“Bảo vệ quyền con người của các học viên Pháp Luân Công là một ḥn đá thử vàng của một quốc gia có dân chủ và pháp quyền”, bà Chu nói.
Theo ông Lại Kiến B́nh (Lai Jianping), Thạc sĩ luật quốc tế từ Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, lập trường của Cục Di trú Đài Loan là rất kịp thời. Ông nói rằng “Mọi người phải tôn trọng tự do và các quyền con người cơ bản của người khác, kể cả tự do đức tin. Nếu bất cứ ai đàn áp tự do đức tin đều bị chính quyền Đài Loan cấm nhập cảnh, tôi nghĩ điều này phù hợp với xu hướng hiện nay của các chính phủ trên thế giới. Do đó, tôi nghĩ rằng đây là một hành động lập pháp rất kịp thời và xuất sắc”.