11/10/2019
Người Hàn Quốc xem TV chiếu một đoạn tin tức về việc bắn thử tên lửa của Triều Tiên, được cho là từ một tàu ngầm, ở Seould, Hàn Quốc hôm 2/10. Triều Tiên nói đă "hết kiên nhẫn" với Mỹ sau sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán hạt nhân.
Người Hàn Quốc xem TV chiếu một đoạn tin tức về việc bắn thử tên lửa của Triều Tiên, được cho là từ một tàu ngầm, ở Seould, Hàn Quốc hôm 2/10. Triều Tiên nói đă "hết kiên nhẫn" với Mỹ sau sự đổ vỡ của các cuộc đàm phán hạt nhân.
Triều Tiên hôm 10/10 cảnh báo đă “hết kiên nhẫn” và đe dọa tăng cường hoạt động quân sự sau khi các cuộc thương thảo về hạt nhân với Mỹ bị đổ vỡ.
Cảnh báo này là bằng chứng mới nhất cho thấy Triều Tiên đang quay trở lại với tư thế đối đầu nhiều hơn sau khi rời khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân thực chất đầu tiên trong nhiều tháng qua.
Một tuyên bố của Thông tấn xă Trung ương Triều Tiên (KCNA) đă cáo buộc Mỹ thao túng cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tuần này, trong đó lên án vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên.
Tuyên bố của KCNA, được cho là do người phát ngôn của Bộ Ngoại giao đưa ra, gọi cuộc họp của LHQ là một "sự khiêu khích nghiêm trọng". Tuyên bố cũng lên án vụ thử nghiệm gần đây của Mỹ về một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.
"Sự kiên nhẫn của chúng tôi đă hết, và không có ǵ đảm bảo rằng sự kiềm chế của chúng tôi sẽ kéo dài vô tận", tuyên bố nói.
Triều Tiên đă bực tức rời bỏ các cuộc đàm phán hạt nhân ở cấp công tác vào tuần trước, và cáo buộc Mỹ không đưa ra bất kỳ ư tưởng mới nào để giúp phá vỡ bế tắc kéo dài hàng tháng.
Đầu tuần này, các thành viên châu Âu của Hội đồng Bảo an kêu gọi Triều Tiên tham gia "với thiện chí trong các cuộc đàm phán có ư nghĩa với Hoa Kỳ".
Các đại sứ Châu Âu tại LHQ cũng lên án vụ thử tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an.
Kể từ đầu tháng 5, Triều Tiên đă tiến hành 11 đợt thử tên lửa, hầu hết trong số đó liên quan đến công nghệ tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên bị cấm sở hữu.
Lần phóng gần đây nhất của Triều Tiên là ngày 2/10, liên quan đến một tên lửa đạn đạo tầm trung mà B́nh Nhưỡng nói là được phóng từ một tàu ngầm.
Vài giờ sau, Không quân Mỹ đă thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III không vũ trang. Không quân cho biết các cuộc thử nghiệm như vậy "không phải là để đáp trả hay phản ứng đối với các sự kiện thế giới hay căng thẳng khu vực".
Triều Tiên không đồng ư với giải thích đó.
"Việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Mỹ rơ ràng là nhằm gây áp lực cho chúng tôi", Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên cho biết hôm 10/10. Bộ này nói thêm rằng Triều Tiên có thể đáp trả, nhưng cho biết "chúng tôi tin rằng c̣n quá sớm và không cần thiết phải làm như vậy".
Nhà lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vào tháng 4/2018 tuyên bố ông đang dừng các cuộc thử nhiệm tên lửa xuyên lục địa ICBM và các vụ thử hạt nhân. Thông báo được đưa ra trong bối cảnh ngoại giữa Mỹ và Hàn Quốc được nối lại sau một thời gian gián đoạn.
Tuy nhiên, kể từ đó, các quan chức Triều Tiên đă đe dọa sẽ tiếp tục các cuộc thử nghiệm nhiều lần, trong bối cảnh các cuộc đàm phán bị đổ vỡ.
"Có vẻ như Triều Tiên đang sử dụng Mỹ như một cái cớ để leo thang hành động quân sự, nếu các cuộc đàm phán không diễn ra", theo nhà phân tích Rachel Minyoung Lee tại Seoul News, một ấn phẩm chuyên các vấn đề của Triều Tiên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă hạ giảm tầm quan trọng của các vụ thử tên lửa của Triều Tiên, và nói rằng chúng không phải là tầm xa và không thể đe dọa Hoa Kỳ.
Mỹ cũng đă cố gắng đưa ra một sự quay ṿng tích cực trong các cuộc đàm phán.
Sau hành động rời bỏ của Triều Tiên vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lại mô tả các cuộc thảo luận là "tốt" và cho biết các nhà đàm phán Hoa Kỳ đă chấp nhận lời mời của Thụy Điển để quay lại đàm phán trong hai tuần nữa.
Triều Tiên nói rằng một cuộc họp tiếp theo như vậy là không thể