Vừa qua Mỹ đă liệt Sở Công an Tân Cương, Pḥng an ninh của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương và 8 công ty công nghệ Trung Quốc vào danh sách đen. Khi chính quyền Tổng thống Trump bất ngờ quan tâm đến nhân quyền ở Trung Quốc. Bắc Kinh đă có phản ứng chính thức về vụ việc này.
Trong buổi họp báo của Bộ ngoại giao Trung Quốc vào chiều qua 8.10, phóng viên đặt câu hỏi: “Bộ Thương mại Mỹ đă ban hành một tuyên bố vào ngày 7.10 với việc liệt Sở Công an Khu tự trị Tân Cương, Pḥng an ninh của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, 18 cơ quan trực thuộc và 8 công ty Trung Quốc gồm cả HikVision, vào danh sách thực thể của Mỹ. Phía Trung Quốc b́nh luận ǵ về điều này?"
Ông Cảnh Sảng – phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc trả lời: “Lấy nhân quyền làm lư do, Mỹ đă liệt Sở Công an Khu tự trị Tân Cương, Pḥng an ninh của Binh đoàn sản xuất và xây dựng Tân Cương, 18 cơ quan trực thuộc và 8 công ty Trung Quốc vào Danh sách thực thể của Mỹ và áp dụng các biện pháp trừng phạt với họ. Chuyện này vi phạm nghiêm trọng các chuẩn mực cơ bản điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế, can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc vô cùng bất măn và kiên quyết phản đối điều đó.
Chúng tôi kêu gọi Mỹ sửa chữa sai lầm của ḿnh ngay lập tức, rút lại quyết định này và ngừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của chúng tôi".
Sau đó, phóng viên có một câu hỏi khác liên quan đến chuyện trên: “Quanh câu hỏi về sự trừng phạt của Mỹ đối với các công ty Trung Quốc, nhiều trong số đó là những công ty lớn sử dụng nhiều ngh́n người, ông nghĩ những biện pháp trừng phạt này sẽ có tác động ǵ và Trung Quốc sẽ phản ứng thế nào?”
Cảnh Sảng trả lời: “Trước đó, tôi đă nói về quan điểm và thái độ của Trung Quốc về vấn đề này. Tôi muốn nhấn mạnh rằng bằng cách thực hiện động thái này, Mỹ đă vi phạm các quy tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ quốc tế, can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc và làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc, điều mà chúng tôi phản đối và kiên quyết phản đối. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ để bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển của chúng tôi”.
Một phóng viên khác tiếp tục đặt câu hỏi trực diện hơn nữa: “Như chúng ta đă biết, có rất nhiều công nghệ và thiết bị giám sát trong các "trại cải tạo" và cả ngoài xă hội Tân Cương. Câu hỏi của tôi là, liệu Trung Quốc có hiểu tại sao thế giới đang có một mối quan ngại rằng công nghệ đang được sử dụng để đàn áp các quyền lợi của người thiểu số Hồi giáo ở khu vực này?"
Lần này, ông Cảnh Sảng không chỉ trả lời mà sẵn dịp giảng giải lại cho các phóng viên. Ông Sảng nói: “Anh đă không ở trong cuộc họp báo của chúng tôi một thời gian, phải không? Tôi sợ tôi phải sửa lại lời anh. Anh đă làm việc ở Trung Quốc trong một thời gian dài và đă nghe những b́nh luận liên quan đến Tân Cương của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhiều lần. Tại sao anh vẫn sử dụng cụm từ "trại cải tạo" (nguyên văn là: Tái giáo dục doanh)? Anh nên biết tên chính xác của nó. Và nếu, anh thậm chí không thể gọi đúng tên, làm thế nào anh có thể lập báo cáo khách quan và trung lập?"
Trên thực tế, hồi tháng 7, có 22 quốc gia gồm Nhật, Canada, Úc, New Zealand và 18 nước châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ… (không có Mỹ) đă liên danh trong một lá thư gửi Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc đ̣i hỏi Trung Quốc cần tuân thủ luật pháp và nghĩa vụ của họ với quốc tế và ngăn chặn việc giam giữ tùy tiện người Duy Ngô Nhĩ cũng như người thuộc cộng đồng Hồi giáo, dân tộc thiểu số khác và tạo điều kiện tự do tôn giáo. Sau đó, có khoảng 50 nước viết thư ca ngợi thành tựu chống khủng bố của Trung Quốc tại Tân Cương.
Gần đây, Mỹ bắt đầu tham gia lại chủ đề Tân Cương với việc Thượng viện Mỹ hôm 11.9 đă thông qua một dự luật về các vấn đề nhân quyền tại Tân Cương (Trung Quốc). Dự luật có tên là “Đạo luật Chính sách nhân quyền Duy Ngô Nhĩ 2019”, yêu cầu chính phủ Mỹ tích cực gây áp lực lên Liên Hợp Quốc và các ṭa án quốc tế khác phải hành động về vấn đề nhân quyền tại Tân Cương, và kêu gọi Bộ Thương mại Mỹ xem xét trừng phạt các quan chức chính quyền và các cá nhân chịu trách nhiệm thành lập và duy tŕ các “trung tâm đào tạo” ở vùng lănh thổ cực tây của Trung Quốc. Từ lời kêu gọi đó, Bộ Thương mại Mỹ đă trừng phạt các đối tượng Trung Quốc.
Được biết, ngoài 2 cơ quan công an ở Tân Cương bị liệt vào danh sách đen, c̣n có 8 công ty rơi vào hoàn cảnh tương tự, trong đó có hai công ty cung cấp thiết bị camera giám sát - Công ty Công nghệ kỹ thuật số Hàng Châu Hikvision và Công ty Công nghệ Chiết Giang Dahua. Đây là hai cái tên chiếm một phần ba thị trường toàn cầu về hệ thống camera giám sát.
Bên cạnh Hikvision và Dahua, các công ty bị liệt vào danh sách đen gồm 4 công ty về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo iFlytek, Megvii Technology, Sense Time, Yitu Technologies. Hai công ty c̣n lại là công ty Thông tin Hạ Môn Meiya Pico (công ty tự giới thiệu là chuyên gia về pháp y kỹ thuật số và an ninh mạng ở Trung Quốc) và công ty Yixin Science and Technology có trụ sở tại Thượng Hải, nhà cung cấp thiết bị điện tử siêu nhỏ.
Bộ Thương mại Mỹ trong một thông báo được công bố vào hôm 7.10 đă cho biết những thực thể trên có liên quan đến hoạt động vi phạm nhân quyền tại Tân Cương, khi cung cấp các thiết bị giám sát công nghệ cao phục vụ việc giam giữ người Duy Ngô Nhĩ. Các thực thể trong danh sách đen sẽ không được cấp giấy phép của chính phủ Mỹ và bị cấm làm ăn với các công ty Mỹ.