Biển Đông hiện nay cũng là một điểm nóng. Nếu cuộc chiến xảy ra th́ là cuộc chiến của Mỹ và Trung Quốc. Hiện quân đội Mỹ hiện diện đến đâu?
Mỹ liên tục gia tăng sự hiện diện quân đội tại Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương và một trong những mục tiêu quan trọng là cách hành xử hung hăng của Trung Quốc ở biển Đông.
Từ tháng 7 đến nay, biển Đông liên tục leo thang khi Trung Quốc (TQ) cử đội tàu Địa chất hải dương 8 xâm phạm vùng biển Việt Nam, bất chấp gặp phải phản ứng quyết liệt từ Việt Nam và sự chỉ trích từ cộng đồng quốc tế. Không những thế, Bắc Kinh c̣n cử các đội tàu, bao gồm cả tàu chiến, tiếp cận và đe dọa an ninh tại một số thực thể do Philippines, Malaysia kiểm soát.
Trong bối cảnh đó, các bên thứ ba bao gồm Mỹ liên tục bày tỏ quan ngại và tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực. Một mặt Mỹ và các nước muốn chứng minh TQ không thể loại bỏ họ ra khỏi vùng biển nhộn nhịp bậc nhất thế giới. Bên cạnh đó, Mỹ muốn trấn an đồng minh và đối tác tại khu vực về một Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương “mở” và “tự do” như chính quyền Trump luôn cam kết.
Hải quân Mỹ tham gia diễn tập ở biển Đông
Hôm 6-10, Hạm đội 7 của Mỹ thông báo: Nhóm tàu sân bay Ronald Reagan và nhóm tàu chiến Boxer sẽ tham gia cuộc tập trận tác chiến cấp cao ở biển Đông. Tuyên bố của Hạm đội Thái B́nh Dương dẫn lời Chỉ huy trưởng Đơn vị tác chiến số 70 - Chuẩn đô đốc George Wikoff khẳng định: “Hoạt động của chúng tôi ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương tập trung vào việc duy tŕ ổn định và an ninh trong khu vực”.
“Sự hiện diện của chúng tôi thể hiện cam kết đối với các giá trị mà chúng tôi chia sẻ với nhiều đối tác và đồng minh trong khu vực. đồng thời chúng tôi luôn sẵn sàng ngăn chặn bất kỳ ai thách thức những giá trị chung này” - Chuẩn đô đốc Wikoff nói. Vị này cũng đề cập đến việc tập trung các nhóm tàu sân bay và nhóm tàu chiến để áp đảo đối thủ.
Nhóm tàu sân bay USS Ronald Reagon bao gồm tàu sân bay Air Wing 5, tàu tuần dương trang bị tên lửa có dẫn đường lớp Ticoderoga và tàu khu vực trang bị tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke từ Đội khu trục hạm số 15. Nhóm tàu chiến Boxer bao gồm tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio, tàu đổ bộ lớp Harpers Ferry và Đơn vị viễn chinh hàng hải số 11.
Trực thăng đa nhiệm MH-60S Sea Hawk hạ cánh trên tàu sân bay USS Ronald Reagan. Ảnh: US NAVY
Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ tập trận chung
Tàu ngầm USS Oklahoma City thuộc lớp Los Angeles đă tham gia cùng lực lượng tàu chiến, máy bay và sĩ quan Mỹ trong cuộc diễn tập chung với Nhật Bản và Ấn Độ hôm 26-9. Cuộc tập trận Malabar 2019 do Nhật Bản tổ chức tập hợp các đối thủ chính của TQ trong khu vực, khiến Bắc Kinh dễ dàng coi đó là một nỗ lực nhằm ḱm hăm việc mở rộng ảnh hưởng và khẳng định các yêu sách chủ quyền của nước này.
Cuộc tập trận này được tổ chức thường niên từ năm 1992 và Nhật Bản đă trở thành thành viên thường xuyên của cuộc diễn tập từ năm 2015. Cuộc diễn tập năm nay bắt đầu từ cuối tháng trước, nhằm cải thiện khả năng tương tác giữa lực lượng hải quân các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ và tạo cơ hội để thực hiện cam kết hợp tác của Mỹ với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương- Thái B́nh Dương, tuyên bố của Hạm đội 7 cho biết.
Tàu ngầm Oklahoma City tham gia hoạt động diễn tập trên biển bao gồm các cuộc tập trận chống tàu ngầm, diễn tập thông tin liên lạc, diễn tập điều khiển quy mô lớn, làm quen với tàu ngầm, diễn tập theo dơi và chụp ảnh giám sát. Cùng với đó, tàu ngầm tấn công nhanh USS Key West, cùng thuộc lớp Los Angeles, cũng tham gia diễn tập song phương Pacific Griffin với Singapore từ ngày 24-9 đến 10-10 ở gần đảo Guam.
Tôi tin Mỹ có thể giúp Việt Nam và sẵn sàng giúp Việt Nam. C̣n chuyện quyết định hợp tác như thế nào th́ điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào (chọn lựa) của các bạn.
Cựu phó trợ lư bộ trưởng quốc pḥng về phát triển chiến lược và lực lượng Mỹ ELBRIDGE COLBY nói về chính sách Mỹ
tại Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương
Cần thêm các giải pháp phi quân sự
Giới quan sát nhận định việc Bắc Kinh gia tăng cải tạo các thực thể, không ngại các va chạm nhỏ với tàu đánh cá, hay dọa nạt các hoạt động khai thác kinh tế... rơi vào thời điểm: (i) Kinh tế TQ phát triển mạnh, quân đội và dân quân biển được tăng cường; hoặc (ii) TQ đang chuyển những khủng hoảng của nội tại ra bên ngoài; hay (iii) Khi vai tṛ của Mỹ tại khu vực suy yếu và thiếu vắng thể chế pháp lư giữa TQ - ASEAN tại biển Đông.
Chuyên gia Gregory Poling, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI), cho rằng “cả chính quyền Tổng thống Donald Trump và người tiền nhiệm Barack Obama đều không có giải pháp đối phó chiến lược lấn biển của TQ một cách hiệu quả”. Cả hai tổng thống Mỹ đă phụ thuộc quá nhiều vào Bộ Quốc pḥng. Trong khi đó, vấn đề cốt lơi tại biển Đông vốn không chỉ là vấn đề quân sự và không thể giải quyết bằng quân đội, khí tài. Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao đang thiếu những nỗ lực cấp cao, đó mới chính là giải pháp cần thiết cho biển Đông.
Chuyên gia Elbridge Colby, cựu phó trợ lư bộ trưởng quốc pḥng về phát triển chiến lược và lực lượng Mỹ, hiện là một chuyên gia về an ninh quốc pḥng, nhận định trước đây quân đội TQ không được đánh giá cao. Tuy nhiên, hiện tại quan điểm của giới lănh đạo Washington đánh giá quân đội TQ là một mối đe dọa lớn cần sự tập trung. Đây là lư do Mỹ phải gia tăng quân sự tại khu vực trọng yếu trong chính sách đối ngoại của Washington.
Dù vậy, ông Colby vẫn nhấn mạnh mặt trận kinh tế giữa Mỹ và TQ đang có nhiều diễn biến đáng chú ư. Ngoài ra, trong tương lai Washington có thể cân nhắc gia tăng áp lực kinh tế trước khi TQ sử dụng lợi thế này để gây sức ép với các nước Đông Nam Á.
VietBF@ sưu tầm.