Những nhóm cử tri này đă phải bội Obama v́ ông Trump. Misty Kendall dừng bên khu vực của đảng Dân chủ tại hội chợ ở quận Monroe, bang Michigan để thông báo rằng bà sẽ không ủng hộ họ nữa.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc vận động ở thành phố Cincinnati, bang Ohio hôm 1/8. Ảnh: Reuters.
Kendall, chủ một công ty xây dựng, từng hai lần bỏ phiếu cho cựu tổng thống Mỹ Barack Obama. "Ông ấy không hoàn hảo, nhưng lúc đó tôi thích chính sách chăm sóc sức khỏe của ông ấy. Điều này vô cùng quan trọng với tôi và tôi từng nghĩ rằng nó sẽ hiệu quả", bà cho biết.
Tuy nhiên, Kendall cảm thấy thất vọng sâu sắc với những cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe của Obama và cho rằng chính quyền của ông phải chịu trách nhiệm về việc phí bảo hiểm của bà tăng lên. Mặc dù vậy, Kendall vẫn bỏ phiếu cho Obama thêm một lần nữa khi ông tái tranh cử.
"Tôi thích các chính sách đối ngoại của ông ấy, như cách ông ấy đối phó với al-Qaeda. Tôi nghĩ ông ấy đang làm thực sự tốt trong cuộc chiến chống khủng bố và giữ an toàn cho đất nước", bà nói.
Tới năm 2016, Kendall bỏ phiếu cho Tổng thống Donald Trump với lư do không ủng hộ ứng viên của đảng Dân chủ Hillary Clinton, người mà bà coi là không trung thực. Giờ đây, Kendall trở thành "fan hâm mộ" của ông chủ Nhà Trắng và quả quyết lá phiếu của ḿnh trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 sẽ dành cho Trump.
"Mọi người nói rằng Trump thật kinh khủng. Ông ấy có lẽ là người tồi tệ. Nhưng bây giờ tôi chỉ quan tâm đến kinh tế, bởi nó giúp nuôi sống tôi và gia đ́nh. Tôi sẽ tiếp tục bỏ phiếu cho Trump", bà nêu lư do với những nhà hoạt động của đảng Dân chủ tại hội chợ.
Lá phiếu của bà Kendall góp phần vào "làn sóng xoay chiều" rộng răi từ đảng Dân chủ sang Cộng ḥa tại quận Monroe. Cựu tổng thống Obama từng hai lần giành chiến thắng ở quận này, dù với khoảng cách mong manh hồi năm 2012. 4 năm sau, Trump đánh bại bà Clinton tại đây nhờ 58% phiếu bầu, tỷ lệ lớn nhất kể từ sau chiến thắng của cố tổng thống Ronald Reagan vào năm 1984. Trump sau đó giành chiến thắng sít sao tại Michigan với 10.704 phiếu bầu, tạo ra cách biệt nhỏ nhất trong lịch sử bầu cử tổng thống tại bang này.
Việc các quận ở vùng Trung Tây quay lưng với Obama và ủng hộ Trump trở thành "vũ khí" đắc lực mang tới chiến thắng cuối cùng cho ông chủ Nhà Trắng hồi năm 2016. Ở phía bên kia Hồ Michigan, sự xoay chiều này cũng có ư nghĩa quyết định với thắng lợi của Trump tại bang Wisconsin, đảo ngược lợi thế của Obama ở bang này 4 năm trước đó. T́nh huống tương tự cũng xảy ra tại bang Iowa và Ohio.
Chiến thắng với khoảng cách hẹp của Trump tại các bang chủ chốt trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 khiến đảng Dân chủ tin rằng họ có thể giành lại phiếu bầu từ một Tổng thống thường xuyên sa lầy trong những cuộc tranh căi trên mạng xă hội. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng đảng Dân chủ không nên đặt hy vọng vào quận Monroe, nơi gần như luôn bỏ phiếu cho người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống gần nhất. Các nhà vận động tại địa phương cũng nhận thức được điều này.
"'Đợt thủy triều' mang tên Trump kéo đến và vẫn chưa rút đi. Chúng tôi không biết một số người là cử tri trung thành với đảng Cộng ḥa hay chỉ là tạm thời", Bill LaVoy, cựu nghị sĩ Dân chủ đại diện cho quận Monroe tại hạ viện bang Michigan, cho biết.
Không chỉ riêng quận Monroe, phe Dân chủ phải đối mặt với t́nh thế khó xử tương tự trên toàn quốc. Họ phân vân rằng liệu có nên cố gắng giành lại lá phiếu từ những cử tri "xoay chiều" bằng cách chọn một ứng viên "an toàn" như cựu phó tổng thống Joe Biden, hay cần t́m kiếm một lộ tŕnh mới, như vận động những cử tri đứng bên lề cuộc chạy đua hồi năm 2016 bỏ phiếu cho một ứng viên có chính sách cấp tiến hơn.
"Một số người nghĩ rằng đảng Dân chủ cần thiên về cánh tả hơn nữa. Tôi không chắc điều này có phát huy tác dụng tại quận Monroe hay không. Tôi có quan điểm ôn ḥa và là thành viên đảng Dân chủ gần đây nhất ở quận này giành ghế tại hạ viện bang. Tôi đồng ư với phương án ủng hộ Joe Biden hơn", LeVoy cho biết.
Tuy nhiên, Christopher Slat, một nhà vận động khác của đảng Dân chủ, ngắt lời. "Chúng ta đang cố không nghiêng về cực tả nhưng điều đó không có tác dụng. V́ vậy, tại sao chúng ta không thử điều ǵ đó khác đi?", Slat nói. Anh thậm chí cho rằng các cử tri của Trump sẽ nhất quyết không "phản bội" Tổng thống bất kể ứng viên của đảng Dân chủ là ai.
Trump đang bị cuốn vào "ṿng xoáy" điều tra luận tội do Hạ viện Mỹ, nơi đảng Dân chủ chiếm đa số, khởi xướng. Ông bị cáo buộc gây sức ép với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc điện đàm hôm 25/7 để mở cuộc điều tra Joe Biden và con trai Hunter, người từng làm ăn tại Ukraine.
Cuộc điều tra luận tội Trump được ví như "cơn địa chấn" chính trị ở Washington, trở thành chủ đề phân tích và b́nh luận trên khắp các kênh tin tức. Tuy nhiên, nó vẫn chưa gây ra tác động lớn tại vùng trung tâm nước Mỹ. Hầu hết cử tri trung thành của Trump hiện chỉ coi đây là một "cuộc săn phù thủy" khác.
Slat cũng cho rằng cuộc điều tra luận tội sẽ không giúp thay đổi quan điểm của cử tri, đặc biệt là những "fan cứng" của Trump. "Mọi người sẽ lo lắng những ứng viên tổng thống sẽ làm được ǵ cho ḿnh thay v́ suy nghĩ về các tranh căi. Tôi nghĩ ngay cả những người cấp tiến cũng cho rằng mọi tổng thống đều vậy", anh giải thích.
Quận Monroe từng có nghiệp đoàn vững mạnh. Tuy nhiên, việc nhà máy ôtô Ford đóng cửa hồi năm 2008, ngay khi cuộc suy thoái kinh tế xảy ra, đă khiến 3.200 người mất việc, trong đó hầu hết là cư dân địa phương. Số nhà bị tịch thu sau đó tăng vọt. Các doanh nghiệp làm ăn thất bát khiến cuộc sống của người dân chật vật.
Một số công nhân tiếp tục làm việc tại một nhà máy điện hạt nhân. Tuy nhiên, những người buộc phải chuyển việc thường bị cắt giảm lương do chuyển sang những ngành nghề không thuộc nghiệp đoàn như chăm sóc sức khỏe.
Với cuộc suy thoái kinh tế toàn quốc cùng tác động của việc đóng cửa nhà máy Ford, quận Monroe, nơi người da trắng chiếm đa số, bắt đầu quay lưng với đảng Dân chủ bằng cách bầu thành viên đảng Cộng ḥa vào các cơ quan ở địa phương và bang Michigan, dù nhiều cử tri vẫn ủng hộ Obama.
Michael Keck, người từng làm việc trong nhà máy Ford ở quận Monroe, cho rằng hành động này phần nào thể hiện nỗi tuyệt vọng của những người từng tin rằng Obama sẽ tạo ra những thay đổi bước ngoặt như cam kết của ông khi tranh cử. Với một số người, Obama dường như quan tâm đến việc chăm sóc các ngân hàng hơn là những người lao động thất nghiệp đang phải vật lộn để trả các khoản thế chấp. Bà Clinton cũng mang lại ấn tượng tương tự khi tranh cử hồi năm 2016. Trong khi đó, Trump khiến người dân Monroe cảm thấy được lắng nghe.
Những người ủng hộ Trump tại cuộc vận động ở thành phố Grand Rapids, bang Michigan, Mỹ hôm 28/3. Ảnh: Reuters.
Điều đó khiến bà Kendall, người bỏ phiếu cho Trump chỉ v́ không tin tưởng bà Clinton, giờ đây một ḷng trung thành với Tổng thống, giúp củng cố lực lượng cử tri ủng hộ ông. Một số người c̣n bảo vệ những ḍng tweet của Trump, thậm chí coi những động thái "bôi nhọ" chính quyền của Tổng thống là bằng chứng cho thấy ông đang chống lại giới thượng lưu.
Bà Kendall thừa nhận cách sử dụng ngôn từ của Trump không đúng mực. Tuy nhiên, bà coi hầu hết chỉ trích nhắm tới Tổng thống, như việc giam người di cư hay chính sách về khí hậu, là những chuyện bịa đặt nhằm tấn công ông.
"Mọi người đều khó chịu với những người ủng hộ Trump. Tôi ước họ suy nghĩ cởi mở hơn về t́nh h́nh hiện nay. Tôi nghĩ ông ấy là một tổng thống vĩ đại, là tổng thống của tôi. Nếu một ứng viên đảng Dân chủ đắc cử, đó vẫn sẽ là tổng thống của tôi. Tôi có thể không ưa người đó nhưng phải tuân theo, bởi tôi là công dân Mỹ", bà nói.
Thách thức với đảng Dân chủ ở những địa phương như quận Monroe là t́m ra các vấn đề giúp thu hút một số cử tri của Trump trở lại và thúc đẩy những người trung lập đi bỏ phiếu, như cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe.
"Người dân ở đây không hài ḷng với chương tŕnh Obamacare bởi nó làm tăng phí bảo hiểm, trong khi khu vực này không khá giả. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe vẫn cần được cải thiện. Đó là điều Trump mang ra để vận động nhưng chưa thực hiện. Đây là một cơ hội", LaVoy giải thích.
V́ vậy, nhiệm vụ của đảng Dân chủ là hướng các cuộc tranh luận chính trị tập trung vào những chính sách như chăm sóc sức khỏe, trong lúc Trump t́m cách khiến người dân chú ư vào vấn đề khác, đặc biệt là nhập cư.
LaVoy cảm thấy lo lắng trước những cuộc tranh luận sơ bộ của đảng Dân chủ, khi các ứng viên đặt ra đề xuất nhằm làm suy yếu kiểm soát biên giới hoặc giảm bớt hạn chế với việc đăng kư tị nạn. Ông cho rằng đây là "vũng lầy" khiến cả đảng Dân chủ có nguy cơ bị sa xuống.
"90% dân số quận Monroe là người da trắng. Vấn đề nhập cư không tác động nhiều tới nơi đây. Đảng Dân chủ nên cẩn thận bởi nếu Trump thắng tại bang Michigan, ông ấy sẽ thắng cử, v́ điều này đồng nghĩa với việc vùng Trung Tây không có nhiều biến động", LaVoy cảnh báo.
Yvonne Morrison, một người vận động cho phe Dân chủ, quả quyết rằng chính sách nhập cư của Trump đang mang lại lợi ích cho ông. "Lần trước chúng tôi đă cười nhạo Trump. Nhưng giờ đây chúng tôi cảm thấy sợ. Tôi nghĩ ông ấy sẽ tái đắc cử, bởi sự ủng hộ dành cho ông ấy không lay chuyển dù chỉ một chút", Morrison nói.