V́ sao giới siêu giàu đổ xô mua hộ chiếu nước ngoài? Tiền được những người giàu có sử dụng để mua những thứ họ muốn. Đó có thể là cả khu nghỉ dưỡng, căn hộ hạng sang hay thậm chí cả hộ chiếu nước ngoài.
Theo CNN, người Anh đang đổ xô đăng kư hộ chiếu Ireland, trong bối cảnh thời hạn chót để Anh rời EU là vào ngày 31.10 tới.
Những người giàu có ở các quốc gia trên thế giới không hề muốn phải chờ xin visa, hay xếp hàng ở sân bay, thay vào đó, họ tham gia vào chương tŕnh đầu tư quyền công dân (CIP).
Ngày 4.10, một trong những quốc gia mới nhất thông báo tiếp nhận ứng viên theo dạng CIP là Montenegro. Để đăng kư tham gia, người đầu tư phải nộp ít nhất 274.000 USD vào các dự án phát triển. Họ cũng phải trả phí bổ sung 100.000 euro. Số tiền này được dùng để đầu tư vào các khu vực chưa phát triển.
“Nh́n chung, CIP thu hút những người giàu có ở các quốc gia bị hạn chế đi lại như Trung Quốc, Nga, Trung Đông”, Nuri Katz, người sáng lập công ty tư vấn tài chính Apex Capital Partners, nói trên CNN.
“Đa số những cá nhân này đều là những doanh nhân giàu có với tài sản từ 2-15 triệu USD), Katz nói.
Xin hộ chiếu thứ hai khó hay dễ?
Henley & Partners mới đây công bố danh sách các quốc gia sở hữu hộ chiếu quyền lực nhất thế giới, với Nhật Bản và Singapore xếp hàng đầu, khi được miễn visa tới 190 quốc gia và vùng lănh thổ.
Đối với những người khác, CIP cung cấp một lựa chọn sở hữu thêm visa để tiện di chuyển. Mô h́nh này xuất hiện từ năm 1984 và nở rộ vào năm 2009.
Áo, Antigua và Barbuda, Malta, Đảo Síp, Dominica là những quốc gia đang thu hút một lượng lớn nhà đầu tư dạng CIP để lấy hộ chiếu.
Katz ước tính có khoảng 5.000 người mỗi năm được cấp hộ chiếu quốc gia khác thông qua CIP. Bản thân Katz là công dân Mỹ, sở hữu cả hộ chiếu Canada, Israel và Antigua, nơi anh ta đang sống cùng gia đ́nh.
“Tôi nhận ra sở hữu hộ chiếu của quốc gia khác là quyết định khôn ngoan hơn việc xin giấy phép cư trú và phải gia hạn trong một thời gian nhất định”, Katz nói.
Nghe th́ có vẻ dễ, nhưng các đơn xin cấp hộ chiếu của người nước ngoài có thể bị các nước sở tại xem xét hàng năm trời. Cơ quan sở tại cần đánh giá nhân thân người xin cấp hộ chiếu, t́nh trạng tài chính, có đang phạm pháp hay không và số tiền đầu tư có phải tiền “sạch” hay không.
Theo CNN, mức phí 100.000 USD để xin cấp hộ chiếu Cộng ḥa Dominica là rẻ nhất cho tới đắt nhất là Đảo Síp với mức giá 2,15 triệu USD.
“Đảo Síp đắt đỏ nhất v́ đó là quốc gia cho quyền đi lại không giới hạn ở châu Âu”, Katz giải thích. “Đầu tư bất động sản ở Đảo Síp cũng đem lại nguồn lợi lớn”.
Mục đích cần có nhiều hơn một hộ chiếu
Có nhiều lợi ích của việc sở hữu nhiều hơn một hộ chiếu, đặc biệt là với những doanh nhân, v́ họ cần di chuyển liên tục và không muốn phải chờ hàng tuần, hàng tháng để xin visa.
Họ chỉ cần đầu tư 600.000 USD ở Bulgaria để có hộ chiếu đi lại tự do tới 170 quốc gia và vùng lănh thổ.
Ngoài ra, công dân Mỹ cũng muốn sở hữu hộ chiếu thứ 2 để đến một quốc gia bị Mỹ liệt vào danh sách hạn chế đi lại, hoặc khi muốn làm việc tự do ở châu Âu. “Sở hữu thêm một hộ chiếu cũng là cách để người Mỹ né thuế”, Katz nói.
Đối với những người giàu có, đầu tư vào hộ chiếu thứ hai cũng có thể là phương án dự pḥng, trong trường hợp có bất ổn ở nơi ḿnh sinh sống.
Đối với một số người, sưu tập hộ chiếu giống như biểu tượng quyền lực. “Nó chứng minh họ đạt đến một mức độ tài chính nào đó, giống như mua nhà hay xe sang”, Katz nói.
Các chuyên gia cảnh báo mô h́nh CIP tạo ra nhiều hệ lụy về mặt kinh tế và chính trị. “Những người giàu có dễ dàng có được hộ chiếu của nước khác trong khi họ không hề muốn đến đó sinh sống hay làm việc. Những người muốn thực sự t́m kiếm cơ hội kinh doanh, đầu tư lại gặp nhiều trở ngại. Điều này càng khiến t́nh trạng bất b́nh đẳng leo thang”, George DeMartino, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Denver, Mỹ, nói.