Chiến tranh hạt nhân Ấn Độ - Pakistan sẽ khiến hàng trăm triệu người chết. Hậu quả của nó không chỉ có vậy, nó tạo ra nạn đói trên toàn cầu và đẩy Trái Đất trở lại Kỷ băng hà.
Năm 2025, các chiến binh tấn công vào Quốc hội Ấn Độ, giết chết phần lớn các nhà lănh đạo ở đó. New Delhi trả đũa bằng cách triển khai xe tăng vào khu vực Kashmir do Pakistan kiểm soát.
Lo sợ thất bại, Islamabad tấn công lực lượng xâm lược bằng vũ khí hạt nhân, dẫn đến cuộc leo thang hạt nhân và trở thành cuộc xung đột nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc đáp trả nhau bằng vũ khí hạt nhân thải ra hàng trăm triệu tấn khói đen dày đặc vào bầu khí quyển.
Thảm họa toàn cầu
Kịch bản này được các nhà nghiên cứu mô h́nh hóa trong báo cáo mới công bố hôm 2/10. Họ ước tính hơn 100 triệu người chết ngay lập tức, kéo theo đó là nạn đói trên toàn cầu, khi Trái Đất bước vào giai đoạn nhiệt độ thấp chưa từng có, kể từ Kỷ băng hà cuối cùng, AFP cho biết.
Nó được đưa ra trong thời điểm căng thẳng mới giữa hai đối thủ truyền kiếp ở Nam Á vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. New Delhi và Islamabad đă chiến đấu chống lại nhau trong nhiều cuộc chiến trên khu vực tranh chấp ở Kashmir, với đa số người Hồi giáo.
Hai nước đă và đang nhanh chóng xây dựng kho vũ khí hạt nhân. Ấn Độ và Pakistan có khoảng 150 đầu đạn hạt nhân. Con số này dự kiến tăng lên 200 vào năm 2025.
“Thật không may, đúng lúc này Ấn Độ và Pakistan vẫn xảy ra xung đột ở Kashmir. Hàng tháng bạn có thể đọc được rất nhiều báo cáo về những người chết dọc theo biên giới”, Alan Robock, giáo sư khoa học môi trường tại Đại học Rutgers ở New Jersey, Mỹ, đồng tác giả bài báo trên tạp chí Science Advances nói với AFP.
Dựa trên tính toán của các nhà khoa học, các trung tâm đô thị của Ấn Độ và Pakistan sẽ là mục tiêu tấn công hạt nhân. Các nhà nghiên cứu ước tính, 125 triệu người sẽ chết, nếu vũ khí hạt nhân có đương lượng nổ 100 kT được sử dụng, mạnh gấp 6 lần bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Trong khi đó, 75-80 triệu người chết trong Thế chiến II.
Nhưng con số 125 triệu người chết mới chỉ là khởi đầu. Nghiên cứu cho thấy các vụ tấn công hạt nhân có thể giải phóng 16-30 triệu tấn khói bụi chứa các hạt carbon đen vào khí quyển và lan rộng trên toàn thế giới trong vài tuần.
Các muội than sẽ hấp thụ bức xạ Mặt Trời, làm nóng không khí và tăng lượng khói. Lượng khói bụi dày đặc sẽ làm giảm cường độ ánh sáng Mặt Trời đến bề mặt Trái Đất từ 20-30%. Nhiệt độ Trái Đất sẽ giảm từ 2-5 độ C, lượng mưa giảm 15-30%.
T́nh trạng thiếu lương thực trên toàn thế giới sẽ xảy ra với những ảnh hưởng kéo dài hơn 10 năm.
“Tôi hy vọng rằng những ǵ chúng tôi làm sẽ khiến mọi người nhận ra rằng bạn không thể sử dụng vũ khí hạt nhân, chúng là vũ khí hủy diệt hàng loạt”, ông Robock nói.
Ông cho biết thêm, báo cáo là bằng chứng để ủng hộ Hiệp ước Cấm vũ khí hạt nhân năm 2017. “Hai quốc gia có số lượng vũ khí hạt nhân ít hơn rất nhiều so với phần c̣n lại của thế giới vẫn đe dọa hành tinh này, v́ vậy đó là điều chúng ta không thể bỏ qua”, ông Robock nói.
Thiệt hại nặng thuộc về Ấn Độ
Đầu tháng 8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă thu hồi quyền tự trị một phần ở khu vực Kashmir do New Delhi kiểm soát. Đáp lại, đầu tuần trước, Thủ tướng Pakistan Imran Khan cảnh báo tranh chấp lănh thổ có thể leo thang thành chiến tranh hạt nhân.
Một máy bay của Ấn Độ bị Pakistan bắn rơi trong cuộc xung đột vào tháng 2. Ảnh: AP.
Ấn Độ và Pakistan đă chiến đấu trong cuộc xung đột ngắn ở biên giới vào tháng 2, nhưng đă rút quân sau khi Pakistan trao trả phi công bị bắn rơi cho Ấn Độ.
New Delhi áp dụng chính sách “không tấn công trước”, nhưng có quyền thực hiện phản ứng đáp trả hạt nhân trước bất kỳ cuộc tấn công nào bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Trong khi đó, Pakistan tuyên bố sẽ chỉ sử dụng vũ khí hạt nhân nếu không thể ngăn chặn một cuộc xâm lược bằng vũ trang thông thường, hoặc bị tấn công trước bằng vũ khí hạt nhân.
Các tác giả viết rằng dù kịch bản của họ, Pakistan tấn công hạt nhân trước, nhưng đó chỉ là một khả năng và không đồng nghĩa với việc Islamabad sẽ làm như thế.
Dựa trên nghiên cứu của họ, Ấn Độ sẽ chịu thiệt hại và thương vong gấp 2 đến 3 lần so với Pakistan, v́ Islamabad sử dụng nhiều vũ khí hơn và New Delhi có dân số đông hơn.
Johann Chacko, nhà thống kê tại Quartz India, cho biết báo cáo của các nhà nghiên cứu giúp cộng đồng toàn cầu đánh giá tổn thất trong chiến tranh hạt nhân, không chỉ giúp các quốc gia đang có xung đột, đặc biệt là tác động của nó đối với khí hậu.
Tuy vậy, ông Chacko cho rằng Ấn Độ và Pakistan có lịch sử xung đột biên giới kéo dài, nhưng có rất ít động lực để hai bên leo thang xung đột đến mức hủy diệt lẫn nhau.
VietBF@ sưu tầm.