HƯỚNG DẪN SƠ CỨU (FIRST AID)
KHI BỊ CÔN TRÙNG, ĐỘNG VẬT VÀ NGƯỜI CẮN TRONG LÚC SINH HOẠT NGOÀI TRỜI Lynn Ly phỏng dịch theo "The Everything First Aid"
Những hoạt động ngoài trời như làm việc, vui chơi, giải trí, du ngoạn ở trong một số hoàn cảnh , khí hậu , và thời tiết . Khí hậu nóng và lạnh đều có thể gây ra những hệ quả đối lập (adverse consequences), và những sinh vật (critters) sống bên ngoài thỉnh thoảng gây dị ứng (ngứa ngáy khó chịu) hoặc tổn thương . Cơ thể bị thiếu nước hoặc ở cao độ (thí dụ lên đỉnh núi) và ở trong một số điều kiện ngoài trời khác cũng có thể làm bạn cảm thấy suy yếu đi .
Cho dù không có vấn đề gì khi bạn hoạt động ngoài trời, nhưng thật quan trọng bạn biết làm gì để chăm sóc hoặc trợ giúp những người bị chấn thương, bị bệnh tật bất ngờ .
I) BỊ CÔN TRÙNG, LOÀI VẬT VÀ NGƯỜI CẮN
Nhiều loại côn trùng và các sinh vật khác, bao gồm cả con người, gây ra các vết cắn và vết châm chích có thể cho cảm giác không thoải mái hoặc đe dọa tính mạng từ nhẹ nhẹ đến trung bình. Điều quan trọng là biết làm gì, làm thế nào để trị liệu, và khi nào thì cần tìm kiếm đến trợ giúp từ chuyên gia y tế để trị liệu bất kỳ thương tổn tàng ẩn bên trong.
1) BÒ CẠP CẮN (SCORPION BITES)
Bò cạp là loại côn trùng nhiều chân có hình dạng giống tôm hùm (lobster-like arthoropods) nằm trong xếp loại côn trùng có nọc độc (arcahnid class, cùng loài nhền nhện = spider class), có một ngòi / kim xoăn ở phần cuối nơi đuôi, và chúng thường được tìm thấy ở vùng sa mạc phía Tây Nam của Mexico (nước Mễ Tây Cơ). Những vết chích / đốt của bọ cạp dường như không có khả năng gây tử vong và dễ dàng điều trị, nhưng lại nguy hiểm cho trẻ nhỏ và người già hơn . Những triệu chứng bao gồm đau nhức ngay lập tức (immediate pain), nóng rát (burning), sưng tấy chút chút (minor swelling) và cảm giác tê (numb) hoặc ngứa ran (tingling sensation).
Những buớc sau đây cần nên thực hiện để trị liệu vết bò cạp cắn:
1. Rửa vùng bị bò cạp cắn bằng xà phòng / xà bông và nước
2. Dùng túi trườm lạnh đặt lên vùng bị bò cạp cắn trong vòng 10 phút , nếu cần thiết thì lập đi lập lại việc trườm lạnh vùng bị cắn với khoảng cách giữa các lần trườm lạnh là 10 phút .
3. Gọi điện thoại đến trung tâm kiểm soát chất độc (the Poison Control Center), hay đi bệnh viện khi có bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng gì
2) BỌ VE CẮN (TICK BITES)
Những người sống vùng rừng cây hay đồng cỏ, hay những người dành thời gian vui chơi giải trí ở những khu vực này thì dễ bị bọ ve cắn . Loài côn trùng nho nhỏ này sống bằng cách hút máu các loài động vật có vú (mammals) thí dụ như hươu nai (deer), loài gậm nhấm (rodents), thỏ (rabbits) và có thể truyền bệnh từ động vật sang người .
Việc sơ cứu (first aid) những vết bọ ve cắn bao gồm loại bỏ con bọ ve đang bu bám ngay lập tức để tránh những phản ứng từ vết cắn và giảm thiểu tối đa các loại bệnh nhiễm trùng do bọ ve gây ra thí dụ bệnh Lyme, bệnh nóng sốt Colorado bọ ve (Colorado tick fever), bệnh nóng sốt được phát hiện ở núi đá (Rocky Mountain Spotted fever)
Để tháo bỏ con bọ ve bu bám trên người , hãy làm như sau:
1. Dùng cây nhíp (tweezers) hay cây kẹp nhỏ nhỏ cong cong hay thẳng thẳng (small curl or flat forcepts) kẹp lấy đầu con bọ ve và càng cận sát nơi da đang bị con bọ ve cắn càng tốt, rồi nhẹ nhàng kéo ra, đừng bóp nát hay xoay vặn con bọ ve
2. Rửa vùng bị bọ ve cắn bằng xà phòng / xà bông và nước.
3. Bôi thuốc Antihistamine hoặc loại 1% hydrocortisone cream (loại kem chứa 1% chất hydrocortisone)
Cần phải có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp , nếu con bọ ve cắn quá sâu và bạn không thể tháo gỡ nó ra được, hoặc bạn đang ở trong khu vực được thông báo là có nhiều nguy cơ bị bệnh lyme, hoặc bạn có triệu chứng nóng sốt hay triệu chứng cảm cúm , hoặc bạn có trải nghiệm bắp thịt trở lên suy nhược, tê liệt (paralysis) , hoặc nổi vết tròn đỏ trên da gọi là "phát ban mắt bò" (the bull's eye rash) là đặc chưng của bệnh Lyme .
CẢNH BÁO !!!
Đừng bao giờ bôi petroleum jelly (vaseline), rượu cồn ( alcohol ) ahy ammonia lên con bọ ve - chúng sẽ cắn chặt sâu vào da hơn. Nếu bạn đang ở trong vùng cảnh báo có nhiều nguy cơ bệnh Lyme mà bị bọ ve cắn, bạn nhất định phải phone báo bác sĩ để được tư vấn và ngay lập tức được chăm sóc và điều tri bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh
Bác sĩ khám bệnh đóng vai trò rất quan trọng giúp bạn chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị hiệu quả. Vậy bạn nên dựa trên những tiêu chuẩn nào để chọn được bác sĩ khám bệnh tốt nhất cho mình?
Bác sĩ khám bệnh ngoài có chuyên môn cao còn cần nhiều yếu tố khác để giúp bạn đối phó với bệnh hiệu quả. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý tìm hiểu trước khi quyết định lựa chọn bác sĩ khám bệnh cho mình hay người thân.
Tiêu chuẩn chọn bác sĩ khám bệnh
bác sĩ khám bệnh
Khi nhận thấy một triệu chứng bất ổn cho thấy bạn có thể đang gặp vấn đề về sức khỏe thì bạn cần tìm bác sĩ khám bệnh để kiểm tra sức khỏe. Nếu bạn mới chuyển tới một nơi ở mới thì nên hỏi thêm thông tin từ đồng nghiệp, bạn bè, hàng xóm… Nếu muốn khám bệnh theo diện được bảo hiểm chi trả thì bạn cần đọc kỹ về các quyền lợi của loại bảo hiểm được chi trả.
Một số loại bảo hiểm chỉ hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh nếu bạn làm đúng quy trình thủ tục, đúng tuyến và đúng bệnh viện.
Bạn có thể lựa chọn bác sĩ khám bệnh theo một số bước sau đây:
1. Chọn bác sĩ chuyên khoa phù hợp
Tùy vào mục đích khám chữa bệnh của bạn mà sẽ có các lựa chọn bác sĩ tương ứng như:
• Bác sĩ đa khoa: Nếu bạn muốn khám sức khỏe tổng quát để phòng bệnh hoặc tìm ra nguyên nhân của một vấn đề sức khỏe do triệu chứng chung chung thì bạn có thể khám bác sĩ đa khoa.
• Bác sĩ nhi khoa: Bác sĩ nhi khoa sẽ thường chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho trẻ em từ sơ sinh đến 16 tuổi.
• Bác sĩ chuyên khoa: Nếu bạn có vấn đề sức khỏe cần khám và điều trị ngay thì có thể khám bác sĩ chuyên khoa như bác sĩ sản khoa, phụ khoa, tim mạch, xương khớp, ung bướu…
2. Lựa chọn hình thức khám bệnh
Khám bệnh theo Bảo hiểm Y tế khá phổ biến nhưng vẫn còn nhiều hình thức khám khác như khám theo yêu cầu, khám dịch vụ…
• Bảo hiểm Y tế: Nếu bạn khám bệnh theo diện Bảo hiểm Y tế thì thường không được chủ động chọn bác sĩ khám bệnh mà sẽ được chỉ định.
• Khám theo yêu cầu: Nếu bạn muốn khám theo yêu cầu, khám dịch vụ, khám chất lượng cao tại bệnh viện (tự trả phí) thì có thể đăng ký và chọn bác sĩ khám bệnh.
Nếu không chọn bác sĩ tại phòng khám ở bệnh viện, bạn có thể tìm đến nhiều bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn làm việc tại các bệnh viện tư ngoài giờ.
3. Chọn tên bác sĩ khám bệnh cụ thể
Bạn có thể tham khảo ý kiến đồng nghiệp, bạn bè, người thân hoặc những người mắc bệnh như mình để biết tên các bác sĩ uy tín và có chuyên môn vững. Sau đó, bạn nên xem lịch khám của bác sĩ để lên lịch đi khám phù hợp với điều kiện của bạn. Nhiều bệnh viện có cập nhật lịch khám cùng tên bác sĩ ngay trên website nên bạn có thể chủ động theo dõi.
4. Đặt lịch hẹn bác sĩ khám bệnh
Tùy từng trường hợp cụ thể, bạn có thể có những lựa chọn bác sĩ khám bệnh khác nhau. Sau khi lựa chọn bác sĩ khám bệnh, bạn hãy tìm cách liên hệ bác sĩ và đặt lịch khám. Nhiều bác sĩ giỏi và nổi tiếng có lịch khám bệnh dày đặc nên rất khó hẹn lịch khám, thậm chí phải chờ đến vài tháng.
Bạn có thể lấy giấy hẹn khám bằng cách gọi điện, đặt qua mạng Internet hoặc đến trực tiếp bệnh viện, phòng khám.
Khi đến cơ sở khám chữa bệnh, bạn nên tuân thủ hướng dẫn khám bệnh và đến theo đúng lịch hẹn đã định trước. Nếu chưa hiểu rõ về quy trình khám chữa bệnh, bạn hãy lên website nơi khám để tìm hiểu hoặc chủ động liên hệ bằng điện thoại để được hướng dẫn cụ thể.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 7 lý do tại sao bạn không nên bắt bệnh theo “bác sĩ Google”.
Tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khác
bác sĩ khám bệnh
Trong nhiều trường hợp, việc chẩn đoán bệnh không thể được thực hiện chỉ dựa trên ý kiến của một bác sĩ duy nhất. Việc tổng hợp nhiều ý kiến có thể sẽ đưa ra chẩn đoán tối ưu cho bạn.
Tầm quan trọng của việc tham khảo thêm ý kiến bác sĩ
Một số trường hợp như bệnh hiếm gặp, khó chẩn đoán chính xác hoặc có nhiều lựa chọn điều trị thì việc đưa ra quyết định điều trị là điều hết sức khó khăn. Vì vậy, bệnh nhân cần tham khảo thêm ý kiến của một hoặc một số bác sĩ chuyên môn khác. Điều này có thể là do bệnh nhân có nguyện vọng hoặc do chính bác sĩ đề xuất nhằm mục tiêu:
•Tăng tính khách quan và chính xác khi chẩn đoán bệnh
•Tăng cơ hội điều trị và hiệu quả điều trị
Khi nào bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ khác?
bác sĩ khám bệnh
Bất kỳ ai cũng có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khác để có nhiều hơn thông tin về việc chẩn đoán và điều trị. Trong một số trường hợp, bệnh nhân nên tham khảo thêm ý kiến của một hoặc nhiều bác sĩ khác trước khi đưa ra quyết định điều trị.
Nếu hai bác sĩ chuyên môn có nhiều quan điểm khác biệt, thậm chí là trái ngược nhau thì có thể cần tham khảo ý kiến bác sĩ thứ ba. Ý kiến bác sĩ thứ hai, thứ ba không phải lúc nào cũng đúng nhưng sẽ giúp bệnh nhân có cái nhìn khách quan về tình trạng bệnh của mình và từ đó đưa ra quyết định điều trị phù hợp.
Bạn cần tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ khác trong các trường hợp sau đây:
1. Bệnh tình không thuyên giảm
Bệnh nhân là người hiểu rõ về cơ thể mình và các triệu chứng bệnh hơn ai hết. Nếu bạn nhận thấy không có biến chuyển sau một thời gian dài điều trị thì nên khám và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn khác.
Nhiều bệnh nhân cho rằng mình sẽ phải chung sống với căn bệnh đang mắc phải suốt đời nhưng sự thật là vẫn có những cách hiệu quả hơn giúp đẩy lùi bệnh.
Liệu pháp điều trị chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất nếu chẩn đoán bệnh chính xác. Vì vậy, để loại trừ khả năng chẩn đoán có thể chưa đúng bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ khác
Hiện nay có nhiều căn bệnh hiếm gặp nhưng lại rất ít thông tin về bệnh cũng như cách điều trị được tìm thấy. Mỗi năm có gần 7.000 bệnh hoặc hội chứng hiếm gặp được tìm ra. Vì ít thông tin về bệnh nên việc chẩn đoán bệnh gặp nhiều khó khăn và nguy cơ chẩn đoán sai cao hơn so với các bệnh thường gặp.
Nếu không may rơi vào trường hợp bệnh hiếm gặp, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khác để tăng cơ hội chữa trị và tìm được liệu pháp điều trị phù hợp nhất.
3. Phác đồ điều trị rủi ro cao
Trước khi quyết định một phác đồ điều trị rủi ro cao, liên quan đến phẫu thuật hoặc có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe suốt đời, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khác để tìm kiếm giải pháp tối ưu hơn.
Phác đồ điều trị rủi ro cao có thể là cách duy nhất nhưng cũng có trường hợp bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phương pháp an toàn hơn mà vẫn hiệu quả.
4. Chẩn đoán mắc ung thư
Ung thư là căn bệnh vô cùng phức tạp và khó chẩn đoán cũng như đánh giá tình trạng bệnh theo từng giai đoạn cụ thể. Có nhiều phác đồ điều trị ung thư khác nhau nên rất khó đưa ra lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp nhất. Các phương pháp điều trị mới sẽ được cập nhật liên tục hàng ngày, hàng tháng.
Để đảm bảo chẩn đoán chính xác và lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ khác nhau. Các bác sĩ cũng thường tiến hành hội chẩn để đưa ra đề xuất về cách điều trị tối ưu cho bệnh nhân.
5. Cảm giác chưa yên tâm
Nếu bạn chưa hoàn toàn đồng tình với chẩn đoán và điều trị của bác sĩ, còn thắc mắc hoặc chưa tin tưởng bác sĩ thì cần tìm kiếm thêm thông tin. Điều này sẽ giúp bạn yên tâm điều trị và hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh của mình.
Nếu bác sĩ không giải thích rõ bệnh tình và chỉ đưa ra một lựa chọn điều trị duy nhất thì bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ khác.
Khi nào bạn nên đổi bác sĩ điều trị?
bác sĩ khám bệnh
Mặc dù có thể bạn theo một bác sĩ điều trị nào đó đã lâu hoặc chỉ mới đổi sang bác sĩ mới thì vẫn nên cân nhắc đổi bác sĩ trong một số trường hợp.
1. Bác sĩ muốn hạn chế thông tin
Các bác sĩ thường học hỏi và trao đổi cùng với đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn và trau dồi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức. Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, ví dụ như khi đang cấp cứu thì cần đưa ra quyết định nhanh chóng, quyết đoán còn các trường hợp khác bác sĩ thường không nề hà việc hỏi ý kiến bác sĩ khác.
Nếu bác sĩ tỏ ra khó chịu và không muốn bệnh nhân hỏi ý kiến bác sĩ khác thì bệnh nhân nên xem xét đổi bác sĩ điều trị.
2. Bạn gặp khó khăn khi trao đổi với bác sĩ
Nếu bác sĩ không giải thích rõ về bệnh tình cũng như lý do tại sao bạn nên điều trị bệnh theo cách mà bác sĩ đề xuất cũng như những lưu ý trong khi điều trị, trường hợp bác sĩ khám bệnh mà trông luôn vội vàng và không có thời gian cho bất kỳ thắc mắc hay những lo lắng nào của bạn thì bạn nên cân nhắc đổi bác sĩ khám bệnh.
Bạn đã lựa chọn một bác sĩ có chuyên môn cao nhưng khi nào đến khám thì cũng đông nghịt người bệnh và việc đặt lịch khám cũng rất khó khăn. Khi ấy, bạn cũng nên lựa chọn thay thế bác sĩ khác để được quan tâm hơn.
Thời gian là yếu tố quan trọng đối với khám và điều trị bệnh. Bạn cần nhận được sự quan tâm kịp thời và đầy đủ từ bác sĩ.
Tình trạng chẩn đoán nhầm bệnh thật ra phổ biến hơn bạn nghĩ rất nhiều. Một thống kê từ 3 nghiên cứu tại trường Đại học Texas cho thấy trung bình cứ 20 bệnh nhân thì có một người bị chẩn đoán sai. Chẩn đoán sai sẽ dẫn tới điều trị không hiệu quả.
Đối với một số bệnh, việc chẩn đoán chính xác là rất khó khăn nên bác sĩ khám bệnh có thể chẩn đoán sai bệnh của bạn. Điều quan trọng ở đây chính là cách bác sĩ đối diện với sai lầm của mình. Nếu bác sĩ nghiêm túc nhìn nhận vấn đề và báo với bạn ngay khi phát hiện ra sai sót thì vẫn có thể tin tưởng họ. Tuy nhiên, nếu bác sĩ không nhận ra sai lầm mà thậm chí còn cố gắng che giấu thì bạn cần đổi bác sĩ điều trị khác.
Nhiều trường hợp bạn có thể may mắn gặp được một bác sĩ tốt, tận tụy và hết lòng vì bệnh nhân nhưng dù bạn đã tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nhưng bệnh vẫn không có chiều hướng tốt lên, bạn có thể cần đổi bác sĩ khám bệnh để có thể theo một lựa chọn điều trị khác đạt hiệu quả cao hơn.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: 15 căn bệnh bác sĩ thường chẩn đoán sai bạn nên cẩn thận.
Chất lượng bệnh viện, dịch vụ tốt sẽ không thể phát huy tác dụng nếu bạn chưa lựa chọn bác sĩ khám bệnh phù hợp nhất. Khi đã quyết định theo một bác sĩ điều trị nhất định, bạn cần tuân theo các hướng dẫn điều trị nhưng cũng đừng quên quan tâm lưu ý đến bệnh tình để xem bác sĩ có thật sự giúp bạn nhanh hồi phục không nhé
4 ảnh hưởng của trăng rằm có thể khiến bạn ngạc nhiên
Tác giả: Như Vũ
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
.
4 ảnh hưởng của trăng rằm có thể khiến bạn ngạc nhiên
Bạn có biết những ảnh hưởng của trăng rằm tác động lên sức khỏe một cách thầm lặng? Trăng rằm tuy rất thơ mộng và lãng mạn nhưng cũng có thể khiến bạn khó ngủ hay mệt mỏi về tinh thần.
Những ảnh hưởng của trăng rằm sau đây tuy âm thầm nhưng cũng có thể rất lớn nếu bạn không có cách bảo vệ sức khỏe.
1. Trăng rằm khiến bạn khó ngủ
Nếu bạn thấy khó ngủ mỗi khi tới ngày rằm thì đây không phải trùng hợp và cũng có rất nhiều người gặp tình trạng giống bạn. Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ công bố trên tờ Sinh học Hiện tại (Current Biology) cho thấy mọi người thường ngủ ít hơn, ngủ không ngon và khó đi vào giấc ngủ hơn khi trăng tròn. Bên cạnh đó, mức độ hormone điều hòa giấc ngủ melatonin cũng giảm trong thời gian này.
Một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên trang Y học về Giấc ngủ (Sleep Medicine) cũng cho thấy chất lượng giấc ngủ của các bệnh nhân mắc các bệnh về giấc ngủ bị giảm sút vào ngày rằm.
Để ngủ ngon hơn vào những ngày rằm, bạn nên giảm ánh sáng và nhiệt độ trong phòng cũng như tránh caffeine cùng các thiết bị điện tử trước khi ngủ.
Bạn có thể tìm hiểu thêm: Thử 6 mẹo sau nếu bạn đang cần giấc ngủ ngon.
2. Trăng rằm khiến bệnh tâm lý thêm nặng
ảnh hưởng của trăng rằm
Từ “lunacy” trong tiếng Anh có nghĩa là mất trí có gốc là từ “luna”, nghĩa là mặt trăng. Thực tế, trăng tròn có thể kích hoạt các cơn hưng cảm ở những người bị rối loạn lưỡng cực và ảnh hưởng đến tâm lý của những người mắc chứng thiếu ngủ. Theo một bài báo của UCLA trên Tạp chí Rối loạn cảm xúc, trăng tròn khiến bầu trời ban đêm quá sáng nên có thể gây mất ngủ, từ đó ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Tuy nhiên, những ngày không có trăng cũng có một số ảnh hưởng tới tâm trạng. Một nghiên cứu tại Pháp cho thấy tỷ lệ tự tử lại ít hơn vào những ngày trăng tròn và cao hơn vào những ngày có trăng non.
Nếu bạn thấy sức khỏe tâm lý của mình không tốt, hãy chăm sóc cơ thể bằng cách vận động nhẹ nhàng và ăn uống lành mạnh. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ thể thực hiện các liệu pháp tâm lý nếu cần thiết.
3. Trăng rằm ảnh hưởng đến tuần hoàn máu
ảnh hưởng của trăng rằm
Lực hấp dẫn của mặt trăng rất mạnh mẽ và có thể tác dụng lên lượng nước trong biển và đại dương để gây ra hiện tượng thủy triều. Vậy nên, việc cho rằng mặt trăng ảnh hưởng đến các chất lỏng trong cơ thể như máu, chất nhầy và hóa chất trong não cũng khá hợp lý.
Một nghiên cứu năm 2004 trên Tạp chí Điều dưỡng Thực hành Quốc tế (International Journal of Nursing Practice) cho thấy số người nhập viện do xuất huyết tiêu hóa tăng đáng kể trong thời gian trăng tròn.
Nghiên cứu năm 2013 được công bố trên trang Interactive Cardiovascular and Thoracic Surgery đã xem xét 210 bệnh nhân phải phẫu thuật do tổn thương động mạch chủ. Kết quả cho thấy những bệnh nhân phẫu thuật trong thời gian trăng tròn có khả năng tử vong thấp hơn 79% so với những người phẫu thuật trong những ngày trăng non. Hơn nữa, những bệnh nhân phẫu thuật trong giai đoạn trăng rằm cũng nằm viện ít hơn.
Nhiều nghiên cứu đã tìm hiểu ảnh hưởng của trăng tròn lên chứng co giật do động kinh. Một nghiên cứu tại Brazil công bố trên tờ Epilepsy & Behavior đã phân tích tỷ lệ tử vong đột ngột do động kinh trong hơn 8 năm. Kết quả chỉ ra rằng 70% số ca tử vong xảy ra trong giai đoạn trăng rằm. Một nghiên cứu khác cũng công bố trong tạp chí trên cho biết trăng rằm cũng có thể làm tăng số lượng những cơn cơ giật không do động kinh.
Một số nghiên cứu cho thấy có thể độ sáng của mặt trăng chính là nguyên nhân gây kích thích thần kinh và gây co giật.
Để giảm ảnh hưởng của trăng rằm, bạn hãy tránh những tác nhân có thể kích thích thần kinh như game, chất gây nghiện hay ánh sáng từ đèn pin.
Ảnh hưởng của trăng rằm có thể gây hại cho sức khỏe nhưng nếu bạn biết cách điều chỉnh lối sống thì sẽ giảm thiểu nguy cơ. Nhờ đó, bạn có thể tận hưởng những ngày trăng tròn thơ mộng mà không bị mất ngủ hay căng thẳng.
Hiệu ứng Diderot: Tại sao bạn mua thứ mình không hề cần?
Tác giả: Minh Thư
Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh
.
Hiệu ứng Diderot: Tại sao bạn mua thứ mình không hề cần?
Bạn vừa mua một chiếc váy đẹp nên phải bỏ tiền mua thêm đôi giày hợp với chiếc váy. Khi đã có váy và giày, bạn lại mua thêm cái túi để phối màu đồng bộ… Đây chính là những dấu hiệu nhận biết bạn đang mắc hiệu ứng Diderot khi mua sắm!
Bất kỳ ai trong chúng ta cũng từng rơi vào trường hợp mua một món đồ mới và lập tức tìm mua những món đồ khác hợp để đi kèm. Chẳng hạn như mua một chiếc túi xách và đôi giày hợp với chiếc váy mới hay mua tấm thảm, đèn bàn mới cho chiếc sô pha mới mua. Đây là một trạng thái tâm lý rất phổ biến gọi là hiệu ứng Diderot. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về hiệu ứng thú vị này và những cách ngăn ngừa hiệu quả nhé!
Hiệu ứng Diderot là gì?
Diderot là tên của một hiệu ứng mua sắm liên tục không dừng được, có một nguồn gốc khá xưa nhưng tới ngày nay bạn vẫn có thể gặp hiệu ứng này trong nhiều tình huống quen thuộc hàng ngày.
hiệu ứng diderot
1. Nguồn gốc hiệu ứng Diderot
Hiệu ứng Diderot được ghi nhận bởi một nhà triết học người Pháp tên Denis Diderot ở thế kỷ XVIII, bắt nguồn từ việc Diderot đã mua một chiếc áo choàng mới màu đỏ tươi. Chiếc áo choàng mới của Diderot quá đẹp, đẹp đến nỗi lạc lõng giữa những vật dụng tầm thường trong nhà. Ông cảm thấy chiếc áo choàng và những đồ vật còn lại không hề hòa hợp và tương xứng với nhau nên đã mua những đồ dùng mới để cho phù hợp với chiếc áo đẹp đẽ của mình.
Ông thay thế tấm thảm cũ bằng một tấm thảm cao cấp hơn, trang trí nhà của mình với những bức tượng và chiếc bàn ăn tốt hơn. Ông còn mua một chiếc gương mới và mua ghế da để thay cho chiếc ghế rơm cũ. Từ đó về sau, hành vi mua sắm quá đà này được biết đến với tên gọi hiệu ứng Diderot.
2. Dấu hiệu nhận biết hiệu ứng Diderot
Hiệu ứng Diderot là việc sở hữu một món đồ mới thường tạo ra tâm lý mua sắm nhiều hơn và dẫn đến “vòng xoáy mua sắm” khiến chúng ta tiêu tiền vào những thứ mình không thật sự cần và khó tiết kiệm được nhiều tiền. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hiệu ứng Diderot trong những tình huống như:
– Bạn mua một chiếc váy mới và chợt nhận ra cần có đôi giày và chiếc áo phù hợp hơn.
– Bạn mua cho con mình một con búp bê và tiếp tục mua thêm cho con búp bê đó nhiều phụ kiện mà bạn chưa từng biết đến sự tồn tại trước đây.
– Bạn mua bộ sô pha mới và chợt nhận ra bạn không hề thích bài trí của căn phòng sau khi có chiếc sô pha đó nên phải thay đổi mọi thứ.
– …
Trong nhiều tình huống mua sắm, bạn vẫn có thể dùng những món đồ mình đã có sẵn chứ không cần mua đồ mới. Tuy nhiên, món đồ mới lại kích thích bạn vào một vòng xoáy mua sắm liên tục.
Dưới đây là một số cách hữu ích nhất giúp bạn ngăn ngừa hiệu ứng Diderot, tránh bị cuốn vào chứng nghiện mua sắm và mang về nhà những thứ không cần thiết:
1. Hãy cảnh giác trước khi hiệu ứng Diderot bắt đầu: Bạn hãy cẩn thận khi mua bất kỳ món gì trước khi bị cuốn vào chuỗi mua sắm không dừng được.
2. Tính toán tổng khoản tiền bạn sẽ tiêu: Một cửa hàng có thể bán giảm giá một bộ đồ nhưng nếu mua bộ đồ đó làm bạn phải mua thêm đôi giày mới hay túi xách để đi kèm thì rõ ràng bạn không hề được lợi. Vậy nên, trước khi đi mua sắm, bạn hãy đặt ra hạn mức cho mình để biết khi nào nên dừng lại.
3. Tránh những khoản chi tiêu không cần thiết: Sẽ có những lúc bạn tìm ra lý do để thay một chiếc bàn mới hay mua một bộ đồ mới dù không thật sự cần. Tuy nhiên, bạn không nên chiều bản thân ngay mà hãy suy nghĩ nếu không mua món đồ mới đó thì cuộc sống của bạn có bị ảnh hưởng gì không. Nếu câu trả lời là không thì bạn không cần chi tiền đâu.
4. Tự nhắc nhở mình rằng tài sản không nói lên con người: Tài sản không đem lại cho bạn sự thành công hay ngưỡng mộ như quảng cáo vẫn thường nói. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định mua một món đồ xa xỉ chỉ để chứng tỏ khả năng của bản thân thì hãy suy nghĩ lại nhé.
5. Tập trung vào công dụng của món đồ thay vì vẻ bề ngoài: Cái bạn cần là gây ấn tượng với người khác bằng cuộc sống của chính bạn, chứ không phải những thứ bạn sở hữu. Vậy nên, bạn chỉ cần bỏ tiền cho những thứ thật sự giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Nhiều người sẽ cho rằng hiệu ứng Diderot không phải là điều gì quá to tát có thể ảnh hưởng đến cuộc sống đến mức bạn phải chú ý và kìm hãm nó. Tuy nhiên, ảnh hưởng rõ ràng nhất là ví tiền sẽ hao hụt đáng kể và đồ đạc trong nhà sẽ ngày càng nhiều hơn. Những món đồ này có thể sẽ chiếm thời gian chăm sóc và bảo quản chứ chưa chắc đã mang lợi ích cho chính bạn!
Dưới đây là một số cách hữu ích nhất giúp bạn ngăn ngừa hiệu ứng Diderot, tránh bị cuốn vào chứng nghiện mua sắm và mang về nhà những thứ không cần thiết:
1. Hãy cảnh giác trước khi hiệu ứng Diderot bắt đầu: Bạn hãy cẩn thận khi mua bất kỳ món gì trước khi bị cuốn vào chuỗi mua sắm không dừng được.
2. Tính toán tổng khoản tiền bạn sẽ tiêu: Một cửa hàng có thể bán giảm giá một bộ đồ nhưng nếu mua bộ đồ đó làm bạn phải mua thêm đôi giày mới hay túi xách để đi kèm thì rõ ràng bạn không hề được lợi. Vậy nên, trước khi đi mua sắm, bạn hãy đặt ra hạn mức cho mình để biết khi nào nên dừng lại.
3. Tránh những khoản chi tiêu không cần thiết: Sẽ có những lúc bạn tìm ra lý do để thay một chiếc bàn mới hay mua một bộ đồ mới dù không thật sự cần. Tuy nhiên, bạn không nên chiều bản thân ngay mà hãy suy nghĩ nếu không mua món đồ mới đó thì cuộc sống của bạn có bị ảnh hưởng gì không. Nếu câu trả lời là không thì bạn không cần chi tiền đâu.
4. Tự nhắc nhở mình rằng tài sản không nói lên con người: Tài sản không đem lại cho bạn sự thành công hay ngưỡng mộ như quảng cáo vẫn thường nói. Vậy nên, nếu bạn đang có ý định mua một món đồ xa xỉ chỉ để chứng tỏ khả năng của bản thân thì hãy suy nghĩ lại nhé.
5. Tập trung vào công dụng của món đồ thay vì vẻ bề ngoài: Cái bạn cần là gây ấn tượng với người khác bằng cuộc sống của chính bạn, chứ không phải những thứ bạn sở hữu. Vậy nên, bạn chỉ cần bỏ tiền cho những thứ thật sự giúp cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Nhiều người sẽ cho rằng hiệu ứng Diderot không phải là điều gì quá to tát có thể ảnh hưởng đến cuộc sống đến mức bạn phải chú ý và kìm hãm nó. Tuy nhiên, ảnh hưởng rõ ràng nhất là ví tiền sẽ hao hụt đáng kể và đồ đạc trong nhà sẽ ngày càng nhiều hơn. Những món đồ này có thể sẽ chiếm thời gian chăm sóc và bảo quản chứ chưa chắc đã mang lợi ích cho chính bạn!
Giữa bộn bề cuộc sống, bạn ao ước mình đừng bận tâm đến những điều phiền muộn để có những phút giây thư giãn. Bạn nên buông bỏ điều gì để có thể tận hưởng niềm vui mỗi ngày như những đóa hoa hướng dương luôn rạng rỡ đón ánh nắng mặt trời?
Bạn cảm thấy mình ngày càng giống một siêu anh hùng ba đầu sáu tay luôn muốn kiểm soát mọi thứ của cuộc sống diễn ra tốt đẹp. Đến một ngày bước chân quá mỏi mệt, bạn chỉ muốn mình cứ mãi vô tư và thảnh thơi như cái thời còn bé thơ “cởi truồng tắm mưa” … Thời thơ bé ấy, bạn đã từng tự do làm điều mình thích mà chẳng hề ngượng ngùng và rất dễ dàng bật cười với thế giới xung quanh.
Tuy nhiên, tiếng cười trong trẻo ngày nào bây giờ lại thay thế bằng những nụ cười gượng gạo khi bạn trưởng thành và phải đối mặt với nhiều áp lực của cuộc sống. Thật ra, bạn vẫn có cách tìm thấy những giây phút đáng yêu trong thế giới đầy lo âu của người trưởng thành nếu đừng bận tâm đến những điều dưới đây.
1.Thất bại trong công việc
Phần lớn mọi người đều cảm thấy rất sợ khi phải đối mặt với thất bại, thậm chí phủ nhận điều đó. Thực tế, thất bại không đáng sợ như bạn nghĩ. Thay vào nỗi ám ảnh tiêu cực vốn có, thất bại phụ thuộc vào thái độ của bạn mỗi khi gặp trở ngại.
Nếu bạn xem thất bại là kẻ thù, bạn sẽ mãi mãi không học được gì từ chúng. Ngược lại, nếu bạn xem thất bại là một quá trình thử nghiệm và hơn hết xem nó như một người bạn, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều bài học quý giá cho những lần sau nữa. Đúng như cựu CEO Jack Ma (Trung Quốc) từng khẳng định: “Thất bại càng nhiều càng chứng tỏ bạn còn cách thành công không xa nữa đâu.”
Để có thái độ sống tích cực giúp bạn dễ dàng vượt qua những khó khăn, bạn cần kết hợp thất bại với kinh nghiệm của mình để không mắc phải những lỗi đó trong lần tới. Bạn gặp khó khăn và đổ vỡ nhưng không cố gắng đúc kết những kinh nghiệm quý báu từ thất bại, bạn sẽ không bao giờ vươn đến thành công như bản thân mong muốn.
Bạn có thể học cách đừng bận tâm đến thất bại trong công việc nếu xem đây như là một trải nghiệm để bạn có thể thành công trong tương lai.
2. Lời từ chối tình cảm
đừng bận tâm
Thực tế, hầu hết mọi người đều rất sợ bị từ chối đến nỗi không dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Đặc biệt là khi bị từ chối tình cảm, bạn lo sợ mình sẽ bị tổn thương. Tuy nhiên, bạn càng cố gắng tránh né nỗi sợ hãi bao nhiêu, nỗi sợ hãi đó sẽ càng lớn bấy nhiêu.
Nếu chẳng may kết quả tình cảm không như mong đợi, bạn sẽ sớm nhận ra rằng nó không tệ như bạn nghĩ và bạn có thể đối phó tốt với lời từ chối mà thôi. Điều quan trọng là bạn cần lắng nghe tiếng lòng mình và học cách vượt qua cảm giác bất an khi yêu.
Bạn đừng bận tâm khi bị từ chối tình cảm từ ai đó mà hãy mạnh mẽ đối mặt. Quan trọng hơn, bạn nên dứt khoác lựa chọn bước qua nỗi đau thay vì cố gắng tìm ra nguyên nhân.
3. Suy nghĩ của người khác
Đa số ai trong chúng ta cũng có xu hướng sợ những nhận xét tiêu cực từ người khác.Thế nhưng, bạn hãy nhớ cuộc sống này là của bạn và bạn có quyền tự quyết định cuộc đời mà không quan tâm người khác nghĩ gì về mình. Bạn hãy luôn nhớ rằng bạn sẽ là phiên bản hoản hào nhất của bản thân khi là chính mình.
Bạn có thể tìm đến sự tư vấn và ý kiến từ những người thân yêu để đừng bận tâm đến suy nghĩ của người khác. Bạn hãy khôn khéo tham khảo quan điểm và lời khuyên của họ để đưa ra những cách đối phó hợp lý.
4. Sai lầm trong quá khứ
đừng bận tâm
Ai trong chúng ta rồi cũng không tránh khỏi những sai lầm trong cuộc sống. Bạn có thể mắc sai lầm khi thiếu kỹ năng hay kinh nghiệm trong việc giải quyết công việc. Chẳng hạn như bạn gặp sai lầm trong cách nuôi dạy con cái, sai lầm về quản lý tiền bạc, sai lầm khi ký một hợp đồng hàng đống tiền nhưng không quan tâm đến những rủi ro bạn gặp phải…Điều quan trọng là bạn cần nhìn nhận ra vấn đề và học cách rút ra những kinh nghiệm từ chính sai lầm đó để hoàn thiện mình hơn.
Nếu quá khứ qua đi bạn không thể thay đổi chúng thì đừng bận tâm đến nó mà hãy học cách tiếp tục hiện tại. Với những sai lầm trong quá khứ, bạn nên buông bỏ để cảm nhận được hạnh phúc nhẹ nhàng trong chính tâm hồn mình.
Ông Horie Takafumi (giám đốc doanh nghiệp có tiếng ở Nhật Bản) đã khích lệ người trẻ hãy sống với hiện tại khi chia sẻ: “Tương lai phụ thuộc vào trái tim của các bạn. Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại”. Bản thân mỗi người luôn lo lắng quá mức về những gì có khả năng xảy ra trong tương lai. Thế nhưng, bạn không thể dự đoán được tương lai nên không có lý do gì để tự hành hạ bản thân về những tiên đoán đó. Nếu có thể, bạn chỉ nên quan tâm ở mức độ vừa phải chứ đừng để tương lai chi phối quá nhiều vào cuộc sống của chính bạn.
Việc lo lắng về tương lai ở phía trước chỉ làm lãng phí thời gian và làm bạn mất tập trung. Hãy cố gắng trân quý từng phút giây được sống ở hiện tại và sống hết mình với sự lựa chọn của bản thân để không phải hối tiếc cho tương lai về sau.
6. Những gì bạn không có
đừng bận tâm
Nếu chỉ chú ý đến những gì mình không có trong cuộc sống, bạn sẽ không cảm thấy hài lòng với những gì bản thân đang có. Chẳng hạn, bạn so sánh cái bạn không có được với những gì người khác đạt được trong hầu hết cuộc trò chuyện. Suy nghĩ này chỉ làm bạn càng thêm đau khổ thậm chí ghét bản thân và mãi không thôi dằn vặt chính bản thân mình.
Cách tốt nhất để tránh việc so sánh theo kiểu này là bạn nên trân trọng những gì mình đang có. Bạn nên hài lòng với những gì mình đạt được trong sự cố gắng của chính mình. Có như vậy, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc thật sự trong chính quan điểm và suy nghĩ của mình.
7. Bản thân không hoàn hảo
Khi bôn ba giữa cuộc đời này, mỗi người đều có những lỗi sai của riêng mình nên không ai là hoàn hảo cả. Tác giả Seth Godin (Mỹ) đã đúng khi khẳng định rằng: “Chờ đợi sự hoàn hảo chẳng bao giờ thông minh bằng việc có được sự tiến bộ.” Sự hoàn hảo là mục tiêu quan trọng bạn đặt ra cho mình để trở nên thành thạo hơn trong công việc. Tuy nhiên vào một thời điểm nào đó, người theo chủ nghĩa hoàn hảo cũng sẽ gặp phải điều không như mong muốn và dễ có nguy cơ bị stress. Thay vào đó, bạn hãy nỗ lực hết mình khắc phục lỗi sai đó để mỗi ngày trở nên hoàn thiện hơn.
Hạnh phúc không có nghĩa là mọi việc đều hoàn hảo. Hạnh phúc có nghĩa là bạn đã quyết định nhìn xa hơn những khiếm khuyết. Nếu không phạm lỗi, bạn sẽ chẳng bao giờ học được những bài học quý giá từ những lỗi lầm mà bạn đã mắc phải.
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta có quá nhiều thứ phải lo lắng và bận tâm. Quyết định từ bỏ những điều không đáng bận tâm sẽ là chìa khóa mở đầu đưa bạn đến với con đường thành công và hạnh phúc thực sự. Bạn hãy sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn và đừng mong cầu quá nhiều sự hoàn hảo để cảm nhận từng giây phút hạnh phúc mỗi ngày. Chỉ cần bạn biết buông bỏ được những điều phiền muộn xung quanh mình, mọi khó khăn hay thử thách cũng sẽ không thể ngăn cản bạn tận hưởng niềm vui!
Cảm giác mình bị ghét bỏ có thể khiến bạn khó chịu khi thấy mọi người cùng nhau cười đùa một chuyện bí mật hay ai đó trả lời tin nhắn trễ. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khiến cuộc sống của bạn ngày càng trở nên tiêu cực và nặng nề.
Bạn có bao giờ cảm thấy như mọi người đều đang bàn tán, nói xấu hay có ác ý với mình dù họ chỉ đang thì thầm những câu đùa vô hại? Bạn thường xuyên cảm thấy bất an khi mình bị “bỏ rơi” trong những cuộc vui của bạn bè? Cảm giác dường như mình “bị ghét bỏ” này sẽ khiến bạn luôn suy nghĩ tiêu cực và mất niềm tin vào giá trị của bản thân.
Vì sao bạn cảm thấy mình bị ghét bỏ?
bị ghét
Cảm giác mình luôn bị ghét bỏ khiến bạn cảm thấy bị cô lập và sợ tham gia vào những hoạt động tập thể. Bạn cũng có thể lo lắng quá nhiều về hành động và lời nói của người khác vì nghĩ mọi người đều có ý ghét bỏ mình. Điều này có thể khiến bạn khó xây dựng được những mối quan hệ vững chắc cũng như phát triển trong công việc.
Có nhiều lý do có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy mình bị ghét bỏ như sau:
• Thiếu tự tin: Bạn có thể cho rằng mình không có gì đáng yêu hay thậm chí là ghét bản thân nếu không tự tin vào những giá trị và ưu điểm của mình.
• Mắc chứng lo âu, trầm cảm: Khi mắc chứng lo âu hay trầm cảm, bạn sẽ hay lo lắng và có cách suy nghĩ tiêu cực về mọi chuyện.
• Thường xuyên bị bắt nạt: Nếu bị đối xử không tốt, bạn có thể cho rằng mình đáng ghét và xứng đáng bị đối xử như vậy.
• Mắc chứng rối loạn lưỡng cực: Chứng rối loạn lưỡng cực sẽ khiến bạn có những đợt trầm cảm, thiếu tự tin và cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt.
• Bị lạm dụng trong một mối quan hệ: Bạn có thể dần mất tự tin và bi quan nếu bị người mình yêu quý lạm dụng.
• Mắc một số vấn đề về sức khỏe tâm lý khác: Đôi khi cảm giác mình bị ghét là do một số vấn đề tâm lý tiềm ẩn như trầm cảm, rối loạn nhân cách…
Cách vượt qua cảm giác bị ghét bỏ
bị ghét
Bạn rất khó để kiểm soát cảm giác mọi người xung quanh đều ghét bỏ và có ý xấu với mình. Thế nhưng, bạn có thể thay đổi dần cách suy nghĩ của mình để có cuộc sống tích cực hơn.
1. Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc
Khi nghĩ rằng mọi người đều ghét bỏ mình, bạn cũng sẽ tin rằng tất cả hành động và lời nói của người khác đều có một hàm ý sâu xa nào đó. Bạn có thể nghĩ người khác có ác ý khi họ không bấm Like (Thích) những bức ảnh bạn đăng trên mạng xã hội, không chào hỏi khi gặp hay không trả lời tin nhắn nhanh.
Bạn hãy thử thay đổi cách nhìn nhận mọi việc của mình để tránh hiểu nhầm người khác mà còn làm bản thân thêm khó chịu. Có thể người kia không bấm Like hình của bạn trên mạng xã hội vì họ chưa thấy bức hình đó. Tin nhắn của bạn cũng có thể tới đúng lúc người khác đang bận nên họ chưa trả lời ngay.
2. Đánh giá mọi chuyện khách quan hơn
Khi để cảm xúc chi phối, bạn dễ có cái nhìn không thật sự khách quan về một chuyện nào đó. Khi thấy nhóm bạn của mình đi chơi riêng với nhau, bạn dễ có những suy nghĩ tiêu cực như mình bị bạn bè ghét bỏ. Chứng rối loạn lo âu có thể góp phần khiến bạn có những suy nghĩ không khách quan và luôn cảm thấy mình bị ghét bỏ.
Thế nhưng, những cảm giác tiêu cực khi bạn gặp chuyện không vừa ý có thể không hợp lý. Bạn cần bình tĩnh suy nghĩ để thấy được những nguyên nhân khách quan hơn. Có thể nhóm bạn kia chỉ vô tình gặp nhau hoặc họ biết bạn đang bận nên không rủ.
Khi nói chuyện với người khác, bạn có thường suy đoán xem họ đang suy nghĩ gì và có nghĩ xấu hay có đang đánh giá tiêu cực về mình? Những lo lắng này là khá bình thường nếu bạn biết cách kiểm soát. Thế nhưng nếu quá ám ảnh với việc đoán biết suy nghĩ của người khác, bạn sẽ khó cân bằng cuộc sống riêng và sức khỏe tâm lý cũng bị ảnh hưởng.
Bạn có thể tập cách tin tưởng những cảm xúc và suy nghĩ mà người khác thể hiện thay vì tự suy đoán. Ví dụ như nếu người khác từ chối lời mời ăn tối vì đã ăn trước rồi, bạn không nên suy diễn rằng họ không thích bạn nên từ chối. Ngoài ra, bạn cũng nên tập trung phát triển bản thân và học cách không quan tâm người khác nghĩ gì về mình để tâm lý nhẹ nhàng hơn.
4. Cố gắng đối xử tốt với người khác
Một cách hữu ích để vượt qua cảm giác bị ghét là cởi mở hơn với người khác. Bạn có thể chủ động rủ mọi người đi chơi thay vì chờ đợi lời mời từ người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở lời chào hỏi khi gặp người quen. Sau một thời gian, bạn cũng sẽ thấy người khác vui vẻ và cởi mở hơn với mình hơn.
5. Không quan tâm những người tiêu cực
bị ghét
Không ít người luôn có cái nhìn tiêu cực về người khác và không đối xử tốt với bất kỳ ai. Họ có thể nói xấu mọi người, không giúp đỡ ai hay thậm chí hãm hại người khác. Tuy nhiên, bạn không nên dựa vào cách hành xử của họ mà đánh giá rằng mọi người đều không thích mình. Chính những người tiêu cực kia mới cần tìm cách thay đổi.
6. Tập luyện thể chất nhiều hơn
Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và cách bạn cảm nhận mọi thứ. Bạn có thể thử đi dạo, chơi thể thao hay đi bơi. Khi dành thời gian rèn luyện thể chất và tiếp xúc với tự nhiên, bạn có thể cải thiện tâm trạng, giảm stress và bớt mệt mỏi về mặt tinh thần.
Cảm giác bị ghét bỏ thông thường sẽ qua nhanh chóng nếu bạn cố gắng thay đổi góc nhìn và cách cảm nhận mọi chuyện. Nếu cảm giác này kéo dài, bạn cần tìm đến các bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán và chữa trị các bệnh tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hay rối loạn nhân cách.
Để bước ra khỏi mặc cảm mình bị ghét bỏ, bạn cần kiên nhẫn thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận mọi vấn đề của mình. Khi hòa đồng với mọi người, bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng tích cực và có cuộc sống vui vẻ hơn rất nhiều
Khi ghét bản thân, bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội tìm thấy niềm vui và gặt hái thành công. Bạn có biết ghét bản thân cũng là một “cái tội” lớn khi không yêu thương và trân trọng giá trị của chính mình?
Tâm lý ghét bản thân khiến bạn không dám nhận lời yêu ai đó, mất một cơ hội việc làm thú vị hay trầm trọng hơn là làm đau chính mình. Tuy nhiên, bạn có thể học cách yêu bản thân để chấp nhận nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống hơn.
Một chuyện tình hạnh phúc và một sự nghiệp thành công không quá xa vời nếu bạn đủ yêu thương bản thân và cho phép những điều tốt đẹp đến với mình. Để làm được điều này, bạn cần tìm ra lý do mình ghét bản thân để giải quyết vấn đề này.
Vì sao bạn ghét bản thân?
Cảm giác không hài lòng với bản thân không phải tâm lý hiếm gặp mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải những suy nghĩ tiêu cực này bởi các nguyên nhân phổ biến sau đây:
• Thất bại trong quá khứ: Bạn có thể tự ghét bản thân vì một số trải nghiệm không vui. Có thể bạn sẽ thấy mình không đủ tốt khi bị một người mình thầm thương trộm nhớ từ chối tình cảm. Bạn cũng có thể cảm thấy mình chẳng có gì đáng yêu nếu từng bị người yêu phản bội. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cho rằng mình không tài năng nếu từng thi rớt hoặc bị sa thải.
• Những người tiêu cực: Một lý do của tâm lý ghét bản thân là do bạn ở gần những người mang đến những cảm xúc bất an và tiêu cực. Nếu thường xuyên bị bạn bè hay người thân chọc ghẹo, bạn có thể trở nên nghi ngờ giá trị của chính bản thân mình. Bạn sẽ tự hỏi mình có gì không ổn mà ngay cả những người thân thiết nhất như bạn bè hay người thân cũng đối xử với mình không tốt như vậy.
• Không chịu hòa nhập: Bạn có thể ghét chính mình vì cảm thấy cô đơn và bị cô lập. Bạn cảm thấy mình không thể hòa nhập với mọi người xung quanh và không thể kết bạn với bất kỳ ai. Đây là tâm lý thường gặp ở những người có tính cách hướng nội vì không muốn giao tiếp với nhiều người xung quanh. Càng thu mình trong vỏ ốc của người cô đơn, bạn lại càng có xu hướng ghét bản thân nhiều hơn.
• Suy nghĩ quá nhiều: Tính cách hay suy nghĩ cũng có thể khiến bạn ghét bản thân mình. Những người suy nghĩ quá nhiều thường khó chịu với bản thân vì những vấn đề không quá lớn như vô tình nổi nóng khi phục vụ mang đồ ăn ra trễ hay đi làm muộn hơn bình thường. Họ luôn tự tìm kiếm những lý do nhỏ nhất để dằn vặt bản thân.
Nhiều người vẫn nghĩ tâm lý ghét bản thân chỉ là một phần của nét tính cách tự ti. Thật ra, đây cũng là một vấn đề rất lớn khi bạn có tội với chính mình vì khiến bản thân thiệt thòi.
Ghét bản thân khiến bạn thiệt thòi hơn
ghét bản thân
Khi ghét chính mình, bạn sẽ chấp nhận những thứ thấp hơn tiêu chuẩn của bản thân. Ví dụ như bạn có thể chấp nhận một mối quan hệ không lành mạnh vì nghĩ rằng mình sẽ không tìm được tình yêu nào khác. Bạn có thể làm một công việc không hề vui vẻ vì nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ thành công. Bạn cũng có nguy cơ bỏ bê bản thân và sa vào những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hoặc thậm chí là tự làm tổn thương bản thân.
Không chỉ bạn mà những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý không yêu thương chính mình. Điều này là vì khi không vui vẻ với chính mình, bạn sẽ không thể cởi mở và hòa đồng với người khác. Bạn cũng sẽ thấy khó khăn trong việc chấp nhận tình yêu và lời khen của mọi người. Những cử chỉ và lời nói tốt đẹp từ người khác đều trở nên đáng ngờ vì bạn luôn cho rằng mình không xứng đáng với những điều đó.
Để thoát ra tâm lý ghét bản thân, bạn cần nhận ra hậu quả của điều này đối với chính mình và người thân. Bạn không thể yêu thương ai một cách chân thành và hết lòng nếu ghét bản thân
Bạn có thể áp dụng các lời khuyên sau đây để chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực và yêu thương bản thân hơn.
• Suy nghĩ tích cực hơn: Bạn hãy trò chuyện với bản thân một cách vui vẻ hơn. Ví dụ như khi bị từ chối tình cảm, bạn hãy nghĩ rằng người ấy không hề biết bạn tuyệt vời thế nào nên đã bỏ lỡ một cơ hội. Bạn cũng có thể ghi ra những ký ức hạnh phúc và những điểm tích cực của bản thân từ ngoại hình tới tính cách để luôn ghi nhớ giá trị của mình.
• Không so sánh: Thói quen xấu bạn cần bỏ để yêu bản thân hơn là so sánh mình với mọi người xung quanh, đặc biệt là những người có vẻ thành công hay tài giỏi hơn bạn. Mọi người đều không hoàn hảo và đều có những bất an riêng. Những người có hình ảnh hào nhoáng có thể cũng có nhiều mảng tối bạn chưa biết đấy.
• Ở bên cạnh những người tích cực: Một cách đơn giản để cảm thấy tích cực hơn là ở quanh những người mang đến sự vui vẻ. Bạn không cần quan tâm tới những người thường chỉ trích, chọc ghẹo hay cản đường bạn mà hãy kết nối với những ai có thể giúp bạn phát triển bản thân.
• Thử trải nghiệm mới mẻ: Bạn cần thử những việc mới mẻ và táo bạo hơn như gặp nhiều bạn bè hơn, chấp nhận tình cảm của người khác và nắm bắt cơ hội cho mình. Bạn hãy nộp đơn vào một công ty thú vị, hẹn hò với một đối tượng tiềm năng hay học thêm một kỹ năng nào đó. Dù bạn có thể sẽ không có được thứ mình muốn ngay lập tức nhưng bạn vẫn sẽ học được cách yêu bản thân khi thử những trải nghiệm mới.
• Tìm đến bác sĩ tâm lý: Nếu tâm lý tiêu cực kéo dài và những cách bạn thử không hiệu quả, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý. Việc này thể hiện bạn rất quan tâm tới bản thân và đủ mạnh mẽ để tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
Tâm lý ghét bản thân mình không hề hiếm gặp và bạn có thể cải thiện tình trạng này nếu chịu cố gắng thay đổi. Bạn nên mở lòng nhiều hơn để yêu thương bản thân và không mắc phải tội ngược đãi chính mình nhé!
Ông Horie Takafumi (giám đốc doanh nghiệp có tiếng ở Nhật Bản) đã khích lệ người trẻ hãy sống với hiện tại khi chia sẻ: “Tương lai phụ thuộc vào trái tim của các bạn. Đừng sợ tương lai, đừng câu nệ quá khứ, hãy sống với hiện tại”. Bản thân mỗi người luôn lo lắng quá mức về những gì có khả năng xảy ra trong tương lai. Thế nhưng, bạn không thể dự đoán được tương lai nên không có lý do gì để tự hành hạ bản thân về những tiên đoán đó. Nếu có thể, bạn chỉ nên quan tâm ở mức độ vừa phải chứ đừng để tương lai chi phối quá nhiều vào cuộc sống của chính bạn.
Việc lo lắng về tương lai ở phía trước chỉ làm lãng phí thời gian và làm bạn mất tập trung. Hãy cố gắng trân quý từng phút giây được sống ở hiện tại và sống hết mình với sự lựa chọn của bản thân để không phải hối tiếc cho tương lai về sau.
6. Những gì bạn không có
đừng bận tâm
Nếu chỉ chú ý đến những gì mình không có trong cuộc sống, bạn sẽ không cảm thấy hài lòng với những gì bản thân đang có. Chẳng hạn, bạn so sánh cái bạn không có được với những gì người khác đạt được trong hầu hết cuộc trò chuyện. Suy nghĩ này chỉ làm bạn càng thêm đau khổ thậm chí ghét bản thân và mãi không thôi dằn vặt chính bản thân mình.
Cách tốt nhất để tránh việc so sánh theo kiểu này là bạn nên trân trọng những gì mình đang có. Bạn nên hài lòng với những gì mình đạt được trong sự cố gắng của chính mình. Có như vậy, bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc thật sự trong chính quan điểm và suy nghĩ của mình.
7. Bản thân không hoàn hảo
Khi bôn ba giữa cuộc đời này, mỗi người đều có những lỗi sai của riêng mình nên không ai là hoàn hảo cả. Tác giả Seth Godin (Mỹ) đã đúng khi khẳng định rằng: “Chờ đợi sự hoàn hảo chẳng bao giờ thông minh bằng việc có được sự tiến bộ.” Sự hoàn hảo là mục tiêu quan trọng bạn đặt ra cho mình để trở nên thành thạo hơn trong công việc. Tuy nhiên vào một thời điểm nào đó, người theo chủ nghĩa hoàn hảo cũng sẽ gặp phải điều không như mong muốn và dễ có nguy cơ bị stress. Thay vào đó, bạn hãy nỗ lực hết mình khắc phục lỗi sai đó để mỗi ngày trở nên hoàn thiện hơn.
Hạnh phúc không có nghĩa là mọi việc đều hoàn hảo. Hạnh phúc có nghĩa là bạn đã quyết định nhìn xa hơn những khiếm khuyết. Nếu không phạm lỗi, bạn sẽ chẳng bao giờ học được những bài học quý giá từ những lỗi lầm mà bạn đã mắc phải.
Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta có quá nhiều thứ phải lo lắng và bận tâm. Quyết định từ bỏ những điều không đáng bận tâm sẽ là chìa khóa mở đầu đưa bạn đến với con đường thành công và hạnh phúc thực sự. Bạn hãy sống chậm lại, yêu thương nhiều hơn và đừng mong cầu quá nhiều sự hoàn hảo để cảm nhận từng giây phút hạnh phúc mỗi ngày. Chỉ cần bạn biết buông bỏ được những điều phiền muộn xung quanh mình, mọi khó khăn hay thử thách cũng sẽ không thể ngăn cản bạn tận hưởng niềm vui!
Cảm giác mình bị ghét bỏ có thể khiến bạn khó chịu khi thấy mọi người cùng nhau cười đùa một chuyện bí mật hay ai đó trả lời tin nhắn trễ. Nếu tình trạng này kéo dài thì sẽ khiến cuộc sống của bạn ngày càng trở nên tiêu cực và nặng nề.
Bạn có bao giờ cảm thấy như mọi người đều đang bàn tán, nói xấu hay có ác ý với mình dù họ chỉ đang thì thầm những câu đùa vô hại? Bạn thường xuyên cảm thấy bất an khi mình bị “bỏ rơi” trong những cuộc vui của bạn bè? Cảm giác dường như mình “bị ghét bỏ” này sẽ khiến bạn luôn suy nghĩ tiêu cực và mất niềm tin vào giá trị của bản thân.
Vì sao bạn cảm thấy mình bị ghét bỏ?
bị ghét
Cảm giác mình luôn bị ghét bỏ khiến bạn cảm thấy bị cô lập và sợ tham gia vào những hoạt động tập thể. Bạn cũng có thể lo lắng quá nhiều về hành động và lời nói của người khác vì nghĩ mọi người đều có ý ghét bỏ mình. Điều này có thể khiến bạn khó xây dựng được những mối quan hệ vững chắc cũng như phát triển trong công việc.
Có nhiều lý do có thể khiến bạn thường xuyên cảm thấy mình bị ghét bỏ như sau:
• Thiếu tự tin: Bạn có thể cho rằng mình không có gì đáng yêu hay thậm chí là ghét bản thân nếu không tự tin vào những giá trị và ưu điểm của mình.
• Mắc chứng lo âu, trầm cảm: Khi mắc chứng lo âu hay trầm cảm, bạn sẽ hay lo lắng và có cách suy nghĩ tiêu cực về mọi chuyện.
• Thường xuyên bị bắt nạt: Nếu bị đối xử không tốt, bạn có thể cho rằng mình đáng ghét và xứng đáng bị đối xử như vậy.
• Mắc chứng rối loạn lưỡng cực: Chứng rối loạn lưỡng cực sẽ khiến bạn có những đợt trầm cảm, thiếu tự tin và cảm thấy cuộc sống tẻ nhạt.
• Bị lạm dụng trong một mối quan hệ: Bạn có thể dần mất tự tin và bi quan nếu bị người mình yêu quý lạm dụng.
• Mắc một số vấn đề về sức khỏe tâm lý khác: Đôi khi cảm giác mình bị ghét là do một số vấn đề tâm lý tiềm ẩn như trầm cảm, rối loạn nhân cách…
Bạn rất khó để kiểm soát cảm giác mọi người xung quanh đều ghét bỏ và có ý xấu với mình. Thế nhưng, bạn có thể thay đổi dần cách suy nghĩ của mình để có cuộc sống tích cực hơn.
1. Thay đổi cách nhìn nhận mọi việc
Khi nghĩ rằng mọi người đều ghét bỏ mình, bạn cũng sẽ tin rằng tất cả hành động và lời nói của người khác đều có một hàm ý sâu xa nào đó. Bạn có thể nghĩ người khác có ác ý khi họ không bấm Like (Thích) những bức ảnh bạn đăng trên mạng xã hội, không chào hỏi khi gặp hay không trả lời tin nhắn nhanh.
Bạn hãy thử thay đổi cách nhìn nhận mọi việc của mình để tránh hiểu nhầm người khác mà còn làm bản thân thêm khó chịu. Có thể người kia không bấm Like hình của bạn trên mạng xã hội vì họ chưa thấy bức hình đó. Tin nhắn của bạn cũng có thể tới đúng lúc người khác đang bận nên họ chưa trả lời ngay.
2. Đánh giá mọi chuyện khách quan hơn
Khi để cảm xúc chi phối, bạn dễ có cái nhìn không thật sự khách quan về một chuyện nào đó. Khi thấy nhóm bạn của mình đi chơi riêng với nhau, bạn dễ có những suy nghĩ tiêu cực như mình bị bạn bè ghét bỏ. Chứng rối loạn lo âu có thể góp phần khiến bạn có những suy nghĩ không khách quan và luôn cảm thấy mình bị ghét bỏ.
Thế nhưng, những cảm giác tiêu cực khi bạn gặp chuyện không vừa ý có thể không hợp lý. Bạn cần bình tĩnh suy nghĩ để thấy được những nguyên nhân khách quan hơn. Có thể nhóm bạn kia chỉ vô tình gặp nhau hoặc họ biết bạn đang bận nên không rủ.
3. Không cố đoán suy nghĩ của người khác
bị ghét
Khi nói chuyện với người khác, bạn có thường suy đoán xem họ đang suy nghĩ gì và có nghĩ xấu hay có đang đánh giá tiêu cực về mình? Những lo lắng này là khá bình thường nếu bạn biết cách kiểm soát. Thế nhưng nếu quá ám ảnh với việc đoán biết suy nghĩ của người khác, bạn sẽ khó cân bằng cuộc sống riêng và sức khỏe tâm lý cũng bị ảnh hưởng.
Bạn có thể tập cách tin tưởng những cảm xúc và suy nghĩ mà người khác thể hiện thay vì tự suy đoán. Ví dụ như nếu người khác từ chối lời mời ăn tối vì đã ăn trước rồi, bạn không nên suy diễn rằng họ không thích bạn nên từ chối. Ngoài ra, bạn cũng nên tập trung phát triển bản thân và học cách không quan tâm người khác nghĩ gì về mình để tâm lý nhẹ nhàng hơn.
4. Cố gắng đối xử tốt với người khác
Một cách hữu ích để vượt qua cảm giác bị ghét là cởi mở hơn với người khác. Bạn có thể chủ động rủ mọi người đi chơi thay vì chờ đợi lời mời từ người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở lời chào hỏi khi gặp người quen. Sau một thời gian, bạn cũng sẽ thấy người khác vui vẻ và cởi mở hơn với mình hơn.
5. Không quan tâm những người tiêu cực
bị ghét
Không ít người luôn có cái nhìn tiêu cực về người khác và không đối xử tốt với bất kỳ ai. Họ có thể nói xấu mọi người, không giúp đỡ ai hay thậm chí hãm hại người khác. Tuy nhiên, bạn không nên dựa vào cách hành xử của họ mà đánh giá rằng mọi người đều không thích mình. Chính những người tiêu cực kia mới cần tìm cách thay đổi.
6. Tập luyện thể chất nhiều hơn
Thói quen tập thể dục có thể giúp bạn cải thiện tâm trạng và cách bạn cảm nhận mọi thứ. Bạn có thể thử đi dạo, chơi thể thao hay đi bơi. Khi dành thời gian rèn luyện thể chất và tiếp xúc với tự nhiên, bạn có thể cải thiện tâm trạng, giảm stress và bớt mệt mỏi về mặt tinh thần.
Cảm giác bị ghét bỏ thông thường sẽ qua nhanh chóng nếu bạn cố gắng thay đổi góc nhìn và cách cảm nhận mọi chuyện. Nếu cảm giác này kéo dài, bạn cần tìm đến các bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Bác sĩ có thể giúp bạn chẩn đoán và chữa trị các bệnh tâm lý tiềm ẩn như rối loạn lưỡng cực, trầm cảm hay rối loạn nhân cách.
Để bước ra khỏi mặc cảm mình bị ghét bỏ, bạn cần kiên nhẫn thay đổi cách suy nghĩ và nhìn nhận mọi vấn đề của mình. Khi hòa đồng với mọi người, bạn sẽ luôn tràn đầy năng lượng tích cực và có cuộc sống vui vẻ hơn rất nhiều
Khi ghét bản thân, bạn sẽ đánh mất nhiều cơ hội tìm thấy niềm vui và gặt hái thành công. Bạn có biết ghét bản thân cũng là một “cái tội” lớn khi không yêu thương và trân trọng giá trị của chính mình?
Tâm lý ghét bản thân khiến bạn không dám nhận lời yêu ai đó, mất một cơ hội việc làm thú vị hay trầm trọng hơn là làm đau chính mình. Tuy nhiên, bạn có thể học cách yêu bản thân để chấp nhận nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống hơn.
Một chuyện tình hạnh phúc và một sự nghiệp thành công không quá xa vời nếu bạn đủ yêu thương bản thân và cho phép những điều tốt đẹp đến với mình. Để làm được điều này, bạn cần tìm ra lý do mình ghét bản thân để giải quyết vấn đề này.
Vì sao bạn ghét bản thân?
Cảm giác không hài lòng với bản thân không phải tâm lý hiếm gặp mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải những suy nghĩ tiêu cực này bởi các nguyên nhân phổ biến sau đây:
• Thất bại trong quá khứ: Bạn có thể tự ghét bản thân vì một số trải nghiệm không vui. Có thể bạn sẽ thấy mình không đủ tốt khi bị một người mình thầm thương trộm nhớ từ chối tình cảm. Bạn cũng có thể cảm thấy mình chẳng có gì đáng yêu nếu từng bị người yêu phản bội. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể cho rằng mình không tài năng nếu từng thi rớt hoặc bị sa thải.
• Những người tiêu cực: Một lý do của tâm lý ghét bản thân là do bạn ở gần những người mang đến những cảm xúc bất an và tiêu cực. Nếu thường xuyên bị bạn bè hay người thân chọc ghẹo, bạn có thể trở nên nghi ngờ giá trị của chính bản thân mình. Bạn sẽ tự hỏi mình có gì không ổn mà ngay cả những người thân thiết nhất như bạn bè hay người thân cũng đối xử với mình không tốt như vậy.
• Không chịu hòa nhập: Bạn có thể ghét chính mình vì cảm thấy cô đơn và bị cô lập. Bạn cảm thấy mình không thể hòa nhập với mọi người xung quanh và không thể kết bạn với bất kỳ ai. Đây là tâm lý thường gặp ở những người có tính cách hướng nội vì không muốn giao tiếp với nhiều người xung quanh. Càng thu mình trong vỏ ốc của người cô đơn, bạn lại càng có xu hướng ghét bản thân nhiều hơn.
• Suy nghĩ quá nhiều: Tính cách hay suy nghĩ cũng có thể khiến bạn ghét bản thân mình. Những người suy nghĩ quá nhiều thường khó chịu với bản thân vì những vấn đề không quá lớn như vô tình nổi nóng khi phục vụ mang đồ ăn ra trễ hay đi làm muộn hơn bình thường. Họ luôn tự tìm kiếm những lý do nhỏ nhất để dằn vặt bản thân.
Nhiều người vẫn nghĩ tâm lý ghét bản thân chỉ là một phần của nét tính cách tự ti. Thật ra, đây cũng là một vấn đề rất lớn khi bạn có tội với chính mình vì khiến bản thân thiệt thòi.
Khi ghét chính mình, bạn sẽ chấp nhận những thứ thấp hơn tiêu chuẩn của bản thân. Ví dụ như bạn có thể chấp nhận một mối quan hệ không lành mạnh vì nghĩ rằng mình sẽ không tìm được tình yêu nào khác. Bạn có thể làm một công việc không hề vui vẻ vì nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ thành công. Bạn cũng có nguy cơ bỏ bê bản thân và sa vào những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu hoặc thậm chí là tự làm tổn thương bản thân.
Không chỉ bạn mà những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi tâm lý không yêu thương chính mình. Điều này là vì khi không vui vẻ với chính mình, bạn sẽ không thể cởi mở và hòa đồng với người khác. Bạn cũng sẽ thấy khó khăn trong việc chấp nhận tình yêu và lời khen của mọi người. Những cử chỉ và lời nói tốt đẹp từ người khác đều trở nên đáng ngờ vì bạn luôn cho rằng mình không xứng đáng với những điều đó.
Để thoát ra tâm lý ghét bản thân, bạn cần nhận ra hậu quả của điều này đối với chính mình và người thân. Bạn không thể yêu thương ai một cách chân thành và hết lòng nếu ghét bản thân!
Cách thoát khỏi tâm lý ghét bản thân
Bạn có thể áp dụng các lời khuyên sau đây để chuyển suy nghĩ tiêu cực thành tích cực và yêu thương bản thân hơn.
• Suy nghĩ tích cực hơn: Bạn hãy trò chuyện với bản thân một cách vui vẻ hơn. Ví dụ như khi bị từ chối tình cảm, bạn hãy nghĩ rằng người ấy không hề biết bạn tuyệt vời thế nào nên đã bỏ lỡ một cơ hội. Bạn cũng có thể ghi ra những ký ức hạnh phúc và những điểm tích cực của bản thân từ ngoại hình tới tính cách để luôn ghi nhớ giá trị của mình.
• Không so sánh: Thói quen xấu bạn cần bỏ để yêu bản thân hơn là so sánh mình với mọi người xung quanh, đặc biệt là những người có vẻ thành công hay tài giỏi hơn bạn. Mọi người đều không hoàn hảo và đều có những bất an riêng. Những người có hình ảnh hào nhoáng có thể cũng có nhiều mảng tối bạn chưa biết đấy.
• Ở bên cạnh những người tích cực: Một cách đơn giản để cảm thấy tích cực hơn là ở quanh những người mang đến sự vui vẻ. Bạn không cần quan tâm tới những người thường chỉ trích, chọc ghẹo hay cản đường bạn mà hãy kết nối với những ai có thể giúp bạn phát triển bản thân.
• Thử trải nghiệm mới mẻ: Bạn cần thử những việc mới mẻ và táo bạo hơn như gặp nhiều bạn bè hơn, chấp nhận tình cảm của người khác và nắm bắt cơ hội cho mình. Bạn hãy nộp đơn vào một công ty thú vị, hẹn hò với một đối tượng tiềm năng hay học thêm một kỹ năng nào đó. Dù bạn có thể sẽ không có được thứ mình muốn ngay lập tức nhưng bạn vẫn sẽ học được cách yêu bản thân khi thử những trải nghiệm mới.
• Tìm đến bác sĩ tâm lý: Nếu tâm lý tiêu cực kéo dài và những cách bạn thử không hiệu quả, hãy tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý. Việc này thể hiện bạn rất quan tâm tới bản thân và đủ mạnh mẽ để tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia.
Tâm lý ghét bản thân mình không hề hiếm gặp và bạn có thể cải thiện tình trạng này nếu chịu cố gắng thay đổi. Bạn nên mở lòng nhiều hơn để yêu thương bản thân và không mắc phải tội ngược đãi chính mình nhé
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.