Tổng thống Mỹ Donald Trump rất thích dùng ngôn từ gay gắt khi đề cập đến Iran. Vậy mà khi tính đến biện pháp quân sự, nhiều yếu tố khiến ông lưỡng lự. Rào cản nào khiến ông lưỡng lụ?
Khi Tổng thống Trump xem xét quyết định có nên tấn công Iran hay không sau khi nghi ngờ họ đứng sau vụ tấn công hai nhà máy dầu ở Arab Saudi và cảnh báo Mỹ đă sẵn sàng "khóa mục tiêu và lên ṇng", những lần can thiệp quân sự trước đây của Mỹ ở Trung Đông phủ bóng lên những lựa chọn mà ông đang cân nhắc.
Trump do dự với biện pháp quân sự ở Trung Đông v́ ông muốn giữ lời hứa trong chiến dịch tranh cử là giảm can thiệp của Mỹ ở nước ngoài, theo những người thường xuyên nói chuyện với ông. Ông cũng lo lắng về tác động tiêu cực về kinh tế và chính trị khi Mỹ lâm vào cuộc chiến với Iran.
Sự phân vân của Trump được thể hiện rất rơ trong những tuyên bố gần đây của ông. "Tôi muốn chiến tranh không ư? Tôi chẳng muốn gây chiến với ai cả. Tôi không phải là người ưa chiến tranh", ông nói hôm 16/9. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, Tổng thống Mỹ lại tuyên bố "Chúng tôi sẵn sàng cho chiến tranh hơn bất cứ ai khác".
Trump đă tham khảo ư kiến của nhiều người khi cân nhắc đối sách với Iran. Trong 10 ngày qua, ông lắng nghe ư kiến của khoảng 10 người, trong đó có Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, người cố gắng làm trung gian giữa Mỹ và Tehran; Đại sứ Mỹ tại Đức Ric Grenell; thượng nghị sĩ Rand Paul và nghị sĩ Mark Meadows.
Đa phần những người này đều thúc giục Trump kiềm chế. Một số khuyến nghị rằng Mỹ có thể kết hợp với Arab Saudi để đưa ra phản ứng đa phương với Iran sau vụ tấn công vào hai nhà máy lọc dầu.
Mặc dù Trump ngần ngại tấn công Iran, ông đang chịu áp lực phải đưa ra biện pháp đối phó đủ sức nặng để răn đe quốc gia này. Trump từng chỉ trích cố vấn an ninh quốc gia John Bolton, người hay thúc giục Tổng thống cứng rắn với Iran. Bolton "muốn đẩy chúng ta vào một cuộc chiến với Iran, v́ vậy tôi nghĩ rằng Trump cảm thấy ông đang ngăn chặn nguy cơ đó" và Trump muốn "một con đường hướng tới ḥa b́nh", nguồn tin giấu tên thân cận với Nhà Trắng nói.
Nhưng Trump vẫn có một Hội đồng An ninh Quốc gia gồm những quan chức diều hâu có quan điểm gay gắt đến mức cực đoan với Iran, cựu quan chức Mỹ nói. Họ từng phàn nàn rằng cựu bộ trưởng quốc pḥng Jim Mattis đă quá mềm mỏng với Iran, trong khi bản thân Mattis đă là quan chức "diều hâu" hơn nhiều người.
Trump đang đưa ra những ngôn từ cứng rắn với Iran nhưng không đưa ra cam kết nào về hành động đối phó cụ thể. "Ông ấy thích nói 'đao to búa lớn' và thích nhắc đến những chính sách có vẻ cứng rắn, nhưng ông ấy miễn cưỡng đưa những chính sách đó vào thực tế", cựu quan chức Mỹ nói.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo sẽ tới Arab Saudi và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong tuần này để thảo luận về cách thức đối phó với Iran. Một phương án Mỹ có thể chọn là thu thập bằng chứng chứng minh Iran liên quan đến vụ tấn công. Mỹ hoặc Arab Saudi có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn để tŕnh bày bằng chứng và tố cáo Iran.
Mỹ cũng có thể tung ra thêm biện pháp trừng phạt kinh tế hay tiến hành các cuộc tấn công mạng, giống những biện pháp Trump từng cho phép tiến hành sau khi cáo buộc Iran phá hoại tàu dầu vài tháng trước.
Hồi tháng 6, Trump ra lệnh không kích Iran để trả đũa việc họ bắn hạ máy bay không người lái Mỹ, nhưng hủy kế hoạch vào phút chót. Ông đă "rất vui" và thường khoe về sự thận trọng, kiềm chế của ḿnh.
Vào thời điểm đó, lập trường nội bộ của chính quyền Trump là chỉ trả đũa quân sự nhắm vào Iran khi nào có người Mỹ thương vong. Nhưng Iran giờ đă táo bạo hơn, thực hiện nhiều bước hơn để khởi động lại chương tŕnh hạt nhân.
"Trump lo ngại rằng Iran sẽ leo thang tấn công vào các lợi ích khác trong khu vực. Tổng thống đă thể hiện sự kiềm chế tuyệt vời, nhưng các cố vấn đang thúc giục ông hành động nhiều hơn".
Các nhà ngoại giao nước ngoài nhận xét rằng họ thấy sự thận trọng trong cách Trump xử lư vấn đề Iran, đặc biệt là v́ chiến dịch tranh cử năm 2020. "Ông ấy muốn thể hiện sức mạnh của Mỹ nhưng cuộc bầu cử đang đến gần và điều ông ấy không muốn nhất là kéo Mỹ vào cuộc xung đột kéo dài", một nhà ngoại giao châu Âu nói.
Lập trường hay thay đổi của Trump có thể làm suy yếu không chỉ uy tín của ông mà c̣n của các quan chức cấp cao trong chính quyền, Heather Hurlburt, nhà phân tích của New America, cảnh báo. Ngoại trưởng Mike Pompeo đă nhanh chóng đổ lỗi cho Tehran sau vụ tấn công, trong khi Trump vẫn chưa dứt khoát làm điều đó.
Nhưng nếu các nhà điều tra xác định Tehran là thủ phạm, Trump có thể cần phải hành động hoặc ít nhất là giúp Arab Saudi làm vậy. "Tôi lo ngại rằng Trump sẽ 'bật đèn xanh' để Arab Saudi trả đũa", Mark Dubowitz, người đứng đầu Tổ chức Quốc pḥng Dân chủ, nhóm chuyên gia ủng hộ đường lối cứng rắn chống lại Iran, nói.
"Sau khi nghiên cứu hàng thập kỷ cách phản ứng của Iran với Mỹ, tôi thấy rằng nếu Mỹ sử dụng sức mạnh quân sự, Iran sẽ nhượng bộ và không leo thang căng thẳng. Nhưng nếu Arab Saudi sử dụng sức mạnh quân sự th́ Iran sẽ đáp trả mạnh mẽ", Dubowitz nói.
VietBF@ sưu tầm.