Sau đợt mất bạn mới đây nhất hiện tại Đài Loan chỉ c̣n 15 đồng minh thân thiết. Được biết trước đây Đài Loan cũng đă từng có rất nhiều nước quan hệ xong do bất ḥa với TQ nên các mối quan hệ này v́ thế mà ít dần đi. Dưới đây là những thông tin chi tiết.Hiệu ứng domino về việc chấm dứt quan hệ ngoại giao của Đài Loan dường như ngày càng trở nên rơ ràng hơn.
70 năm - 5 làn sóng chấm dứt ngoại giao
Theo giới quan sát, kể từ năm 1949, hai bờ eo biển Đài Loan đă rơi vào t́nh trạng chia rẽ và trong 70 năm qua, "cuộc chiến giành bạn" giữa hai bên chưa bao giờ dừng lại. Trải qua năm đợt chấm dứt quan hệ ngoại giao, Đài Loan hiện chỉ c̣n 15 đồng minh.
Đợt "chia tay" đầu tiên xảy ra sau khi nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa thành lập vào năm 1949. Liên Xô và các nước Đông Âu chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan khiến số lượng các quốc gia có quan hệ với Đài Loan giảm xuống c̣n 47 nước trong ṿng một năm. Năm 1950, 9 quốc gia như Afghanistan, Na Uy và Thụy Điển tiếp tục "dứt t́nh" với Đài Loan khiến vùng lănh thổ này chỉ c̣n 38 "bạn".
Vào những năm 1960, một số lượng lớn các quốc gia mới ra đời do phong trào độc lập dân tộc. Đài Loan đă thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong gia đoạn này. Năm 1969, Đài Loan đạt đến đỉnh cao trong quan hệ ngoại giao với 70 quốc gia, vùng lănh thổ thiết lập quan hệ ngoại giao. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, Anh và Pháp đă lần lượt cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và gây ra tác động rất lớn đến đảo này.
Đến năm 1971, Đài Loan tự rút khỏi Liên Hợp Quốc và làn sóng cắt đứt quan hệ ngoại giao thứ hai xuất hiện. Trong năm đó, 12 quốc gia như Chile, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đă chấm dứt quan hệ với Đài Loan. Năm 1972, 13 quốc gia bao gồm Luxembourg, Úc và Argentina đă cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Từ năm 1973 đến 1975, Đài Loan mất 16 mối quan hệ ngoại giao nên chỉ c̣n lại 27 mối quan hệ ngoại giao.
Sau những năm 1980, tổng số mối quan hệ ngoại giao của Đài Loan được duy tŕ trong khoảng thời gian dài từ 25 đến 30 quốc gia, vùng lănh thổ. Điều này được cho bắt nguồn từ những hỗ trợ kinh tế của Đài Loan.Kể từ những năm 1990, Đài Loan đă trải qua một làn sóng chấm dứt quan hệ thứ ba với những đối tác quan trọng như Ả Rập Saudi, Singapore, Hàn Quốc và Nam Phi. Sau khi chấm dứt quan hệ với Hàn Quốc vào năm 1992, Đài Loan không có mối quan hệ ngoại giao với bất cứ quốc gia nào ở châu Á và trong khối các quốc gia khu vực phát triển, Đài Loan chỉ duy tŕ quan hệ ngoại giao chính thức với Vatican.
Trong thế kỷ 21, với sức mạnh ngày càng lớn mạnh của Bắc Kinh th́ sức hấp dẫn của Đài Loan không c̣n tốt như trước. Ông Âu Hồng Luyện - từng đứng đầu cơ quan ngoại giao Đài Loan cho rằng: "Mọi đồng minh của Đài Loan dường như đều muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Đại lục. Đài Loan không năng lực trong cuộc đối đầu ngoại giao với Bắc Kinh".
Năm 2000, khi nhậm chức lănh đạo Đài Loan, ông Trần Thủy Biển đă tích cực đến thăm nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, ông không ngờ rằng điều này không giúp mở rộng quan hệ ngoại giao, mà Đài Loan c̣n mất chín đồng minh khác như Bắc Macedonia, Liberia, Grenada, chỉ c̣n 23 quốc gia đồng minh, có thể được coi là làn sóng chấm dứt quan hệ thứ tư.
Trong thời kỳ ông Mă Anh Cửu nhậm chức - tám năm - đó là thời kỳ ổn định nhất của ngoại giao Đài Loan. Mối quan hệ ngoại giao của Đài Loan vẫn ổn định ở số 23 nhưng năm 2013 Gambia đă bất ngờ chấm dứt quan hệ với đảo này. Tại thời điểm đó, Đài Loan chỉ có 22 đồng minh. Sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền, làn sóng chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan lần thứ năm đă xảy ra.
Từ tháng 12/2016 đến nay, chính quyền Đài Loan đă đánh mất 7 quốc gia đồng minh trong ṿng chưa đầy ba năm, gồm Săo Tomé và Príncipe, Panama, Dominica, Burkina Faso, El Salvador, Quần đảo Solomon và Kiribati.
Tính đến thời điểm hiện tại, Đài Loan chỉ c̣n 15 đồng minh. Đó là Quần đảo Marshall, Nauru, Palau, Tuvalu ở Châu Đại Dương, Belize, Guatemala, Haiti, Honduras, Nicaragua, Paraguay, Saint Kitts và Nevis, Saint Lucia, Saint Vincent và the Grenadines ở Mỹ Latinh và Caribbean. Grenadines, Eswatini ở Châu Phi, Vatican ở Châu Âu.
Nguy cơ về hiệu ứng domino
Theo sau Quần đảo Solomon, vào ngày 20/9, Kiribati - đảo quốc ở Nam Thái B́nh Dương, đă quyết định cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và quay sang Trung Quốc đại lục.
Trước đó, Thủ tướng quần đảo Solomon Manasseh Sogavare từng tuyên bố, Đài Loan không có giá trị về kinh tế và chính trị nên các đồng minh của Đài Loan ở Nam Thái B́nh Dương dường như đang xuất hiện "hiệu ứng domino" về chấm dứt ngoại giao.Đối với vấn đề này, Viện phó Học viện Quan hệ Quốc tế, thuộc Đại học Chính trị Đài Loan Hoàng Khuê Bác cho biết, Quần đảo Solomon không phải là lănh đạo khu vực và tất cả các nước đều có quyền tự chủ ngoại giao nên dù Solomon có giúp Bắc Kinh "lôi kéo" các nước khác th́ hiệu quả cũng sẽ không lớn.
Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia Đài Loan, những đồng minh này đă nh́n thấy hành động của Solomon, điều này khiến họ suy nghĩ và cho rằng "nếu ḿnh làm th́ cũng sẽ đạt kết quả như người ta nên bản thân cũng thử xem sao".
Được biết, sau khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền từ năm 2016 và phản đối Đồng thuận 1992 nên một số ư kiến dự đoán rằng làn sóng chấm dứt quan hệ ngoại giao sẽ lại xuất hiện. Cho đến nay, trong chưa đầy ba năm rưỡi bà Thái nắm quyền nhưng số quốc gia chấm dứt quan hệ với Đài Loan đă gần vượt qua con số kỷ lục thời kỳ ông Trần Thủy Biển. Hiện tại, Đài Loan chỉ c̣n 15 đồng minh.
Trên thực tế, trong những năm gần đây, thái độ của Kiribati đối với hai bờ eo biển đă bị dao động. Khi bà Thái Anh Văn tổ chức thăm viếng các quốc gia đồng minh vào tháng 3 năm nay, Kiribati được đưa vào lịch tŕnh dự kiến nhưng sau đó lại bị hủy bỏ. Đáng chú ư, Tổng thống Kiribati đă tham dự hoạt động công khai của các doanh nghiệp Trung Quốc Đại lục trong thời gian đó.
Ông Hoàng Khuê Bác nhận định, việc chia tay các nước như Kiribati, trước hết, có thể là đ̣n trả đũa ngoại giao của Bắc Kinh khi chính quyền bà Thái phản đối Đồng thuận 1992, thứ hai là nhắm vào giao dịch mua bán vũ khí gần đây của Mỹ cho Đài Loan, để chứng minh với Mỹ rằng, Bắc Kinh không phải là "con hổ giấy".
Mặt khác, theo ông Hoàng, điều này có thể xuất phát từ tâm lư của các quốc đảo này. Họ biết mối quan hệ hai bờ eo biển hiện đang ở trạng thái đối đầu và họ có chuyển dịch quan hệ giữa hai bên. Đồng thời, cũng có thể thấy rằng ảnh hưởng của các quốc gia như Mỹ và Úc không lớn đối với hầu hết quốc đảo Nam Thái B́nh Dương. Do các yếu tố lịch sử, Mỹ có một số ảnh hưởng ở Palau và Marshall, nhưng ảnh hưởng của hai ông lớn này đối với các quốc đảo khác có thể không được như mong đợi. Điều này cũng mang lại cho đại lục không gian để "hoạt động".
Về việc liệu làn sóng chấm dứt quan hệ xảy ra trước cuộc bầu cử ở Đài Loan có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử của bà Thái Anh Văn hay không, ông Hoàng Khuê Bác cho hay, điều này có cả tác động tích cực và tiêu cực đến Bắc Kinh."Sự tích cực sẽ nằm trong giới trí thức ở Đài Loan và những người quan tâm đến các vấn đề quốc tế, khiến họ phải suy nghĩ lại về chính sách đối ngoại xuyên eo biển của bà Thái", chuyên gia Đài Loan nói.
Ông này nhận định, phần bất lợi đối với đại lục sẽ nằm ở một số người "phản đối Trung Quốc" ở Đài Loan, khi họ cho rằng, trước sự "chèn ép" của Bắc Kinh, dù họ có ủng hộ hay không ủng hộ bà Thái th́ họ cũng sẽ bỏ phiếu cho bà. Do đó, rất khó đánh giá về lợi ích và bất lợi của Bắc Kinh trước cuộc bầu cử địa phương Đài Loan.
Bên cạnh đó, ông Đường Vĩnh Hồng, Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Đài Loan, Đại học Hạ Môn cho rằng, việc chính quyền bà Thái Anh Văn không công nhận Đồng thuận 1992 khiến Đài Loan mất "không quan quốc tế", quyết định chấm dứt quan hệ sẽ trở nên b́nh thường hơn và không có ǵ đáng ngạc nhiên nếu đồng minh của Đài Loan trở về con số không.
|
|