Trước viễn cảnh F-35 Mỹ mang bom hạt nhân B61-12, chuyên gia Nga cảnh báo "lạnh gáy". Chuyên gia quân sự lại không nghĩ việc chưa được trang bị tên lửa hành tŕnh tầm xa sẽ khiến cho tiêm kích F-35 Lightning II trở nên vô hại và sẽ bị bắn hạ từ rất xa nếu có ư định xâm nhập không phận nước Nga.
Hiện nay, tiêm kích tàng h́nh thế hệ 5 F-35 Lightning II của Tập đoàn Lockheed Martin đă đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu và bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt để trang bị cho Mỹ và các quốc gia đồng minh.
Mặc dù vậy, thực chất F-35 mới chỉ hoàn thiện năng lực tác chiến không đối không, trên lĩnh vực không đối đất th́ nó c̣n khá nhiều thiếu sót cần khắc phục.
Vấn đề rơ ràng nhất hiện nay đó là để oanh tạc tầm xa, F-35 chỉ có thể dựa vào bom lượn đường kính nhỏ GBU-39 hoặc GBU-53 do chưa được trang bị tên lửa hành tŕnh vừa với khoang vũ khí. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ tiêm kích F-35 bị bắn hạ một cách dễ dàng nếu dám xâm nhập vào vùng bảo vệ của các tổ hợp tên lửa pḥng không tầm xa như S-300/400.
Chuyên gia quân sự Nga, Đại tá, Giáo sư - Tiến sĩ Victor Ensin. Ảnh: TASS.
Nhưng chuyên gia quân sự Đại tá, Giáo sư - Tiến sĩ Victor Ensin, Phó Chủ tịch thứ nhất - Học viện An ninh, Quốc pḥng và Luật đồng thời là cựu Tham mưu trưởng - Phó Tư lệnh đầu tiên của Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga lại không nghĩ vậy.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Armeyskiy Standart mới đây, ông Ensin đă nhắc tới khả năng tiêm kích tàng h́nh F-35 Lightning II sau khi tích hợp bom hạt nhân B61-12 có thể tiếp cận các khu công nghiệp trung tâm, các thành phố lớn, thậm chí cả thủ đô Moskva để tung đ̣n hủy diệt.
Hiện nay Không quân Mỹ đang đẩy nhanh chương tŕnh nâng cấp bom hạt nhân B61-12 để trang bị nó cho chiến đấu cơ thế hệ 5, dự kiến bộ đôi này sẽ chính thức phục vụ từ năm 2020. B́nh luận về viễn cảnh trên, chuyên gia quân sự Victor Ensin cho rằng khi đó Mỹ sẽ triển khai phương tiện tấn công này tại các căn cứ quân sự của NATO nằm trên đất Lithuania hoặc Latvia.
Trong trường hợp nổ ra chiến tranh tổng lực, tiêm kích F-35 nhờ khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn sẽ được dàn trải trên diện rộng và xuất kích từ các sân bay nhỏ để tung đ̣n trả đũa hạt nhân vào nước Nga.
So sánh với các phương tiện mang bom hạt nhân B61-12 khác, tiêm kích tàng h́nh F-35 có khả năng tấn công cũng như chống trả các biện pháp tác chiến mạnh của đối phương. Điều này khiến nó trở nên cực kỳ nguy hiểm, khi đó cặp đôi bom hạt nhân B61-12 cùng tiêm kích F-35 Lightning II sẽ từ vị thế vũ khí chiến thuật trở thành chiến lược.
Bom hạt nhân chiến thuật B61-12. Ảnh: National Interest.
Việc chuyên gia Ensin lo ngại viễn cảnh F-35 bay vào sâu trong lănh thổ nước Nga, thậm chí tới tận thủ đô Moskva hay các trung tâm công nghiệp lớn để đánh bom phải chăng đang gián tiếp thừa nhận rằng rất khó ngăn cản chúng?
Với bom hạt nhân B61-12, tiêm kích F-35 sẽ phải tiếp cận sát vị trí cần oanh kích, thậm chí phải thực hiện đường bay cao và gần hơn rất nhiều so với khi ném bom GBU-39 SDB II.
Trong khi đó về lư thuyết, các tổ hợp tên lửa pḥng không S-300/400 giăng dày đặc từ biên giới nước Nga sẽ phải nhận biết và tiêu diệt F-35 từ rất xa, không cho nó có cơ hội vào sâu nội địa.
Chính v́ vậy, phải chăng việc chuyên gia quân sự Ensin lo ngại F-35 thực hiện được một cuộc tấn công hạt nhân vào tận Moskva cũng đồng nghĩa gián tiếp thừa nhận rằng S-300/400 khó ḷng phát hiện để đánh chặn nó từ ngoài biên giới?
Câu trả lời rơ ràng hơn có thể sẽ đến trong tương lai ngắn hạn, khi cuộc đối đầu giữa tiêm kích tàng h́nh F-35I Adir của Không quân Israel với tổ hợp tên lửa pḥng không S-300PM (đă nâng cấp lên chuẩn S-300PMU-2) trong tay Quân đội chính phủ Syria nổ ra.
VietBF@ sưu tầm.