Mới đây, Mỹ đă có những động thái về mặt quân sự khá rộng răi khắp châu Á. Đây được coi là động thái nhằm ḱm hăm sụ phát triển của Trung Quốc. Không chỉ sở hữu nhiều công nghệ tối tân, Trung Quốc c̣n có 1 lực lượng quân sự cùng những trang thiết bị khá đáng gườm
Vào thứ Sáu tuần trước, một tàu chiến Mỹ đă tiếp cận quần đảo Hoàng Sa tại Biển Đông để khẳng định quyền "tự do hàng hải" quốc tế trong khu vực.
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer đă di chuyển gần các ḥn đảo của Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam – nơi Trung Quốc cũng đang yêu sách chủ quyền.
Hoạt động tuần trước là nhiệm vụ tuần tra "tự do hàng hải" thứ sáu trong năm nay, một sự gia tăng rơ ràng về tốc độ.
Có tổng cộng tám hoạt động như vậy trong năm 2017 và 2018, và chỉ có sáu lần tuần tra trong toàn bộ nhiệm ḱ của cựu Tổng thống Obama.
Quân đội Mỹ ngày càng có nhiều hoạt động tại châu Á. Ảnh: MSN News/ AFP.
Hôm thứ Tư tuần trước, Thủy quân Lục chiến Mỹ cũng cho biết họ đă tiến hành tập trận trên đảo Tori Shima của Nhật Bản, hàng trăm dặm về phía nam Tokyo, để diễn tập đổ bộ lên bờ "đối thủ" và chiếm giữ đường băng.
Cuộc tập trận được xây dựng để rèn luyện khả năng của quân đội Mỹ trong việc kiểm soát một ḥn đảo đang tranh chấp và thiết lập một căn cứ tiếp tế cho các hoạt động trên không.
"Cuộc đột kích như vậy mang lại cho các chỉ huy ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương khả năng hoạch định sức mạnh và thực hiện các hoạt động viễn chinh trong một môi trường duyên hải có nguy cơ gây tranh căi", một trong những sĩ quan phụ trách, Chỉ huy Anthony Cesaro, cho biết trong một tuyên bố.
Một mô tả thẳng thắn như vậy, đến từ Lầu Năm Góc phản ánh những tín hiệu mới từ Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper về việc thực hiện chính sách "cạnh tranh chiến lược" của Mỹ với Trung Quốc và Nga.
Ông Esper, người đă chọn châu Á cho chuyến công du nước ngoài đầu tiên chỉ vài tuần sau khi tuyên thệ nhậm chức Bộ trưởng Quốc pḥng, đă nói rơ rằng Mỹ muốn nhanh chóng triển khai tên lửa mới ở châu Á - có thể trong vài tháng - để chống lại sức mạnh quân sự đang gia tăng của Trung Quốc.
Hôm thứ Năm, quyền Bộ trưởng lục quân Mỹ Ryan McCarthy, phát biểu trong một phiên điều trần của Thượng viện, đă lên tiếng bảo vệ khả năng triển khai các tên lửa mới như vậy.
Ông nói rằng các tên lửa thông thường tầm trung mới mà Washington muốn phát triển –khi Mỹ không c̣n bị ràng buộc bởi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) - sẽ "thay đổi các khối h́nh ở Đông Nam Á. "
Vào cuối tháng 8, Washington cũng đă chính thức thành lập Bộ chỉ huy không gian Spacecom – đơn vị có nhiệm vụ đảm bảo duy tŕ sự thống trị của Mỹ trong không gian, nơi Trung Quốc ngày càng có nhiều hoạt động.
VietBF Sưu Tầm