Đồng minh Mỹ trước sức ép tăng cường thương mại với Trung Quốc, họ sẽ làm sao đây? Washington không thể đồng t́nh trước một điều: Sự bành trướng của Trung Quốc trong nền kinh tế của quốc gia Trung Đông này dù liên tục ủng hộ chính phủ Israel trong nhiều lĩnh vực.
Trong khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ra sức cảnh báo thế giới rằng Trung Quốc (TQ) là đối thủ chứ không phải đối tác trong cạnh tranh thương mại, ông cũng áp quân bài thuế quan lên hàng hóa TQ và khuyến khích nhiều nước khác gây áp lực lên cường quốc châu Á này. Tuy nhiên, điều này không quá dễ dàng.
Dự án phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu Vành đai - Con đường của TQ đă thu hút gần 600 tỉ USD với hơn 130 quốc gia kư kết tham gia hoặc tỏ ra quan tâm. Một trong số đó là Israel, đồng minh thân cận nhất của Washington ở Trung Đông.
Năm 2015, Tập đoàn cảng quốc tế Thượng Hải của TQ đă kư được hợp đồng khai thác tại cảng Haifa (Israel), dự kiến bắt đầu hoạt động khai thác kinh doanh tại cảng này trong 25 năm kể từ năm 2021. Cảng biển Haifa là điểm neo đậu lâu nay của Hạm đội 6 của Mỹ và cũng là nơi diễn ra các cuộc tập trận chung Mỹ-Israel.
Trung Quốc: Đối tác thương mại lớn
Chiếm tới 11,5 tỉ USD giá trị giao dịch hằng năm của Israel, TQ hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của đất nước này sau Mỹ, theo số liệu của Bloomberg. Tại Israel, TQ không chỉ tung các gói đầu tư vào cảng biển mà c̣n nhắm vào cơ sở hạ tầng chiến lược của Israel. Từ vận chuyển đến ngành điện và giao thông công cộng, TQ mua lại hàng triệu USD cổ phần của những startup công nghệ tiên tiến.
Những năm gần đây, Israel và TQ đă nhiều lần đàm phán về một hiệp định thương mại tự do song phương. Sau ṿng đàm phán hồi tháng 1 tại Jerusalem, Bộ Thương mại TQ nhấn mạnh Israel là đối tác quan trọng của Bắc Kinh tại Trung Đông và khu vực triển khai sáng kiến Vành đai - Con đường, đài NPR cho biết.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ảnh: THE NATIONAL INTEREST
Mỹ: Đồng minh thân cận của Israel
Mỹ liên tục lên tiếng ủng hộ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, bất chấp sự phản đối từ các đồng minh khác. Trước đây ông Trump đă phá vỡ sự đồng thuận quốc tế trong nhiều thập niên khi công nhận chủ quyền của Israel đối với cao nguyên Golan. Hơn nữa, tháng 12-2017, ông Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ đến đó. Các động thái này đều khiến Israel vui mừng, lănh đạo Palestine và Ả Rập tức giận, c̣n hầu hết đồng minh của Mỹ đều phản đối.
Ông Netanyahu sau đó cho đặt tên khu định cư mới trên cao nguyên Golan theo tên của Tổng thống Donald Trump, đồng thời ca ngợi nhà lănh đạo Mỹ trong việc từ bỏ hiệp ước hạt nhân Iran. “Israel may mắn có nhiều người bạn là chủ nhân Nhà Trắng nhưng ông (Donald Trump) là người bạn tốt nhất mà chúng tôi từng có” - ông Netanyahu phát biểu hồi tháng 3.
Tuy nhiên, có một khía cạnh được xem là cơ hội đối với Israel nhưng Mỹ hoàn toàn phản đối: tăng cường thương mại với TQ.
“Đối với Mỹ, TQ mang đến những mối đe dọa an ninh quốc gia nghiêm trọng nhất từng phải đối mặt. TQ có tham vọng to lớn và ông Tập Cận B́nh muốn biến TQ thành cường quốc thế giới và dần thay thế Mỹ” - Thứ trưởng Quốc pḥng John Rood tuyên bố trong một hội nghị an ninh diễn ra ở Herzliya, Israel mùa hè này.
Nhiều quan chức Mỹ liên tục cảnh báo cộng đồng quốc tế về rủi ro của những khoản đầu tư từ TQ vào cơ sở hạ tầng của họ. Điều khiến Mỹ đặc biệt lo ngại về TQ ở Israel là nước này đang nắm giữ một số công nghệ tiên tiến nhất thế giới và có liên kết với Mỹ trong quốc pḥng và thông tin t́nh báo nhạy cảm.
Tôi biết TQ sẽ không đi đâu cả. Họ là một cường quốc và là cường quốc đang trỗi dậy. Israel không thể nào làm ngơ TQ và phải t́m cách để trở thành một phần của sự trỗi dậy đó.
SIMON WEINTRAUB, luật sư, người đại diện cho các công ty công nghệ Israel trong đàm phán với nhà đầu tư TQ
Chọn Mỹ hay Trung Quốc?
Israel hiện không hạn chế đầu tư từ TQ, các thỏa thuận lớn vẫn tiếp tục diễn ra nhưng một số doanh nghiệp ở Israel đă bắt đầu tránh xa các đề nghị hấp dẫn này v́ lo sợ Washington có thể ban lệnh cấm hoạt động kinh doanh ở Mỹ nếu có chút can thiệp của TQ. Mỹ thậm chí yêu cầu Israel hạn chế đầu tư của TQ vào cơ sở hạ tầng và công nghệ của nước này. Ông Trump c̣n đe dọa hồi tháng 3 sẽ gây ảnh hưởng lên quá tŕnh hợp tác t́nh báo, quốc pḥng giữa Mỹ và Israel nếu nước này không chấp thuận, hăng tin Axios cho hay.
Trước t́nh h́nh đó, các quan chức an ninh quốc gia Israel đang làm việc để thành lập một cơ quan giám sát - mô phỏng theo Ủy ban Đầu tư nước ngoài tại Mỹ - nhằm đánh giá những rủi ro của các thỏa thuận.
“Đối với chúng tôi, những khoản đầu tư nước ngoài tại Israel cũng như tại Mỹ nên được triển khai trong khuôn khổ pháp lư chặt chẽ để đảm bảo các công ty nước ngoài này làm việc có trách nhiệm phù hợp với luật pháp quốc tế. Đầu tư nước ngoài nên phục vụ lợi ích của người dân Israel, chứ không phải làm suy yếu an ninh quốc gia” - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus trả lời hăng tin NPR.
Tháng trước, Đại sứ TQ tại Israel Zhan Yongxin đă viết trên tờ Haaretz của Israel rằng TQ không có bất kỳ động cơ nào trong các gói đầu tư nước ngoài và chỉ trích những cáo buộc vô căn cứ liên quan đến t́nh báo và an ninh quốc gia.
Mối quan hệ kinh tế giữa Israel và Trung Quốc
Mối quan hệ kinh tế giữa Israel và TQ có từ năm 1979, trước khi TQ chính thức công nhận nhà nước Israel. Với sự giúp đỡ của tỉ phú người Israel Shaul Eisenberg, Israel đă thành công kư kết thỏa thuận vũ khí với TQ. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1992. Đầu những năm 2000, Mỹ gây áp lực buộc Israel hủy thỏa thuận bán cho TQ hệ thống radar Phalcon cũng như các bộ phận của máy bay không người lái. Tuy nhiên, mối quan hệ Israel-TQ được phục hồi sau đó. Trong vài năm qua, đầu tư TQ vào ngành công nghệ nước này đă tăng cao, đạt 1/4 tổng số tiền mà các công ty Israel huy động được vào quư III-2018.
VietBF@ sưu tầm.