Cui bono? (tiếng La tinh có nghĩa là Ai hưởng lợi?) Không một nền kinh tế nào có thể hưng vuợng măi và khi cuộc suy thóai kinh tế tại Mỹ xảy ra th́ thế lực chính trị nào sẽ được lợi? Tuy rằng câu hỏi này đặt ra có vẻ thẳng thừng, nhưng tầm quan trọng của nó khiến chúng ta không thể nào không hỏi.
Nhưng đó cũng là một câu hỏi rất khó trả lời. Để có thể thấy cái phức tạp trong quan hệ giữa kinh tế và chính trị, chúng ta hăy trở lại lần cuối cùng mà kinh tế Hoa Kỳ suy thoái. Một cuộc khủng hỏang tài chánh phát sinh từ khu vực tư và được cứu bởi nhà nước đáng lẽ phải là cơ hội lớn nhất cho cánh tả kể từ khi cuộc Đại Khủng Hoảng của những năm 1930 vốn đưa ông Franklin Roosevelt vào ghế tổng thống với chính sách New Deal. Dân chúng bầu ông Barack Obama, một người cấp tiến lên làm tổng thống và tư tuởng kinh tế của John Maynard Keynes được phục sinh.
Thế nhưng giây phút đó không kéo dài bao nhiêu. Chỉ hai năm sau đảng Cộng ḥa đă lấy lại đa số tại Hạ Viện và hậu quả lâu dài của cuộc khủng hoảng này là phong trào Tea Party và ông Donald Trump lên ngôi tổng thống.
Lần này đi vào cuộc khủng hoảng kinh tế sắp tới các lực chính trị chính sẽ là nhóm dân túy cánh hữu của Tổng thống Trump; nhóm dân túy cánh tả của các Thượng nghị sỹ Bernie Sanders và Elizabeth Warren và nhóm đứng giữa mà hiện đang dẫn trước một cách mong manh đại diện bởi cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
Cả ba phe đều có lư do để tin rằng một cuộc suy thoái kinh tế sẽ có lợi cho họ. Phe của ông Trump có thể kích thích một tinh thần “bị vây hăm” chỉ trích hệ thống Federal Reserve bị thao túng bởi giới “thượng lưu”, chống lại chính sách “ăn mày hàng xóm” của Trung Quốc. Cuộc suy thoái kinh tế cũng sẽ xảy ra vào lúc mà tỷ số những di dân lên đến mức kỷ lục; không một kẻ mỵ dân có một chút thông minh nào mà không biết lợi dụng sự kiện đó.
Niềm tin rằng ông Trump khó có thể tiếp tục ngồi ghế tổng thống nếu có cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra truớc tháng 11, 2020 có thể đúng, Nhưng vấn đề ở đây không phải là ai sẽ thắng trong một cuộc bầu cử dù là bầu cử tổng thống mà là tư tuởng chính trị nào sẽ chi phối trong thập niên hậu khủng hỏang. “Chủ ngĩa Trump” có thể tồn tại lâu dài sau khi người cho nó cái tên đi vào sọt rác của lịch sử.
Thách thức lớn nhất của phe Trump là làm sao chối bỏ trách nhiệm. Năm 2016, họ là những người ngọai vi không dính líu ǵ đến những cái bẩn thỉu của chính trị. Nhưng vào lúc cuộc khủng hỏang sắp tới xảy ra, họ đă cầm quyền ít nhất là bốn năm và có trách nhiệm trong việc tạo ra cuộc suy thóai. Chủ nghĩa dân túy bao giờ cũng hấp dẫn khi c̣n đối lập, áp lực giới cai trị vào những nhượng bộ mà không phải làm những dung nhượng cần thiết của kẻ nắm quyền. Điều tai hại nhất xảy ra cho một phong trào dân túy là khi họ nắm lấy quyền lực.
Tất cả những chuyện đó phải khích lệ cho những người ở khu trung tâm. Một cuộc suy thóai kinh tế - mà giải quyết và làm nhẹ các hậu quả đ̣i hỏi những chuyên gia – có thể làm cho cử tri cảm thấy nhu cầu phải dựa vào giới chuyên gia. Nhóm trung tâm cũng đáp ứng được một nhu cầu không nói ra: muốn có một cuộc sống b́nh đạm. Một bằng chứng về ước vọng này có thể thấy trong một chuyến vận động tranh cử của ứng cử viên ôn ḥa, thương nghị sỹ Dân Chủ Michael Bennet của bang Colorado “Nếu quư vị bầu tôi lên làm tổng thống, tôi hứa là sẽ không làm cho quư vị phải nghĩ đến tôi ít nhất là cách hai tuần”. Đó cũng chính là ước muốn thầm của cả triệu người, một cái ǵ trầm lặng sau những ồn ào của ông Trump. Mặc dù vậy, người ta có cảm giác là khó có thể có một sự trở lại của khối trung tâm sau những thất bại liên tiếp. Ông Biden rất có thể sẽ thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, nhưng nếu có thắng cũng chỉ là một tổng thống tạm thời, tổng thống một nhiệm kỳ trong lúc nước Mỹ lựa chọn chiều hướng cho tương lai.
Tiến tŕnh loại trừ như vậy có vẻ là để lại phe dân túy cánh tả như là kẻ chiến thắng trong cuộc suy thoái lần tới. Ngay từ bây giờ các cuộc thăm ḍ đă cho thấy một khuynh hướng của dân Mỹ đi về phía tả. Càng ngày càng ít người Mỹ coi thị trường như là một cái ǵ Chúa ban cho và phải tôn sùng. Đa số nay cũng thấy cơ may và gia đ́nh đóng vai tṛ chính trong việc quyết định người ta giầu hay nghèo. Một hệ thống bảo hiểm y tế kiểu Canada hay Anh cũng được nhiều người ủng hộ cũng như là một khỏan thuế đánh trên tài sản nhà giầu. Chỉ số Policy Mood, một chỉ số đo luờng thái độ của quần chúng đối với một loạt những vấn đề chính trị xă hội cho thấy xă hội Mỹ ở mức “cấp tiến” nhất vào năm 2018. Lần chót mà chỉ số này đạt đến mức cao như vậy là vào năm 1961, báo hiệu chính sách Great Society của Tổng thống Lyndon B. Johnson với một loạt những thay đổi như Medicare, luật về quyền Dân sự Civil Right Bills và Luât di trú mở rộng cửa cho những người không phải da trắng vào đất Mỹ.
Cánh tả cấp tiến cảm thấy họ bị lừa cướp mất cái đáng lẽ phải là thời của họ sau cuộc bầu cử năm 2008. Chắc chắn là họ sẽ t́m cách để không bị mất cơ hội lần nữa.