Nếu chiến tranh hạt nhân Nga-Mỹ xảy ra. Điều ǵ sẽ đến? Chuyên gia đă đưa ra kịch bản kinh hoàng.
Những kịch bản có khả năng nhất của cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Nga có thể là phản ứng trước một báo động sai hoặc leo thang xung đột cục bộ, Viện sĩ Alexei Arbatov, người đứng đầu Trung tâm An ninh Quốc tế tại Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế (IMEMO) thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết.
Trước đó, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nói rằng t́nh h́nh ổn định chiến lược vẫn đang tiếp tục xấu đi, và nguy cơ xảy ra chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra ngay cả khi các bên không có ư định tiến hành cuộc chiến đó.
Chuyên gia nhấn mạnh rằng xung đột hạt nhân, nếu xảy ra, sẽ là xung đột ngoài ư muốn, v́ cả hai bên đều không hy vọng chiến thắng khi kích động cuộc chiến này: cả hai đều biết rằng chiến thắng trong một cuộc chiến tranh hạt nhân là điều không thể có. "Một cuộc tấn công có chủ ư của Nga vào Mỹ hoặc Mỹ vào Nga là kịch bản rất khó xảy ra, cái gây ra lo lắng là nhiều thứ khác", ông Arbatov nói.
Lỗi kỹ thuật
Chuyên gia cho biết, kịch bản đầu tiên có thể làm bùng nổ chiến tranh hạt nhân, là sự cố kỹ thuật.
“Trước tiên, nó (cuộc xung đột hạt nhân) có thể phát sinh do sự cố kỹ thuật của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa. Chúng vẫn định kỳ đưa ra báo động sai, và nếu bên này hoặc bên kia phản ứng quá nhanh với báo động này trong cuộc khủng hoảng, th́ ngay sau đó, cuộc chiến tranh hạt nhân có thể xảy ra", - ông Arbatov giải thích.
Báo động sai có thể là do sự cố kỹ thuật hoặc sự khiêu khích của những kẻ khủng bố hạt nhân, ông nói thêm.
Leo thang xung đột
Kịch bản thứ hai – sự leo thang của xung đột cục bộ thành xung đột toàn cầu, viện sĩ cho biết.
"Một cuộc xung đột vũ trang có thể xảy ra ở bất cứ đâu: ở Biển Đen, ở Baltic, phía bắc, ở các nước Baltic, ở Ukraina - nơi lực lượng vũ trang của chúng ta sẽ đụng độ. Và phe thua cuộc có thể quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân hạn chế để ngăn chặn cuộc xung đột, nhằm thực hiện cái gọi là xuống thang. Nhưng để đáp lại điều này, phía bên kia cũng sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, và v́ vậy việc tấn công lẫn nhau sẽ tăng lên theo sự leo thang: đầu tiên là từ cấp chiến thuật, sau đó đến tầm trung và sau đó là cấp chiến lược", - ông Arbatov nói.
Theo chuyên gia này, giờ đây các rủi ro lại được củng cố bằng việc chấm dứt Hiệp ước INF và nguy cơ triển khai hệ thống tên lửa tầm trung. Như ông Arbatov giải thích, đối với Nga, hệ thống tên lửa tầm trung của Mỹ ở châu Âu và châu Á sẽ có bản chất chiến lược và để đối phó với điều đó, Moskva sẽ không chỉ đáp trả tương xứng, mà c̣n ở cấp chiến lược, từ đó sẽ kéo theo phản ứng của Mỹ cũng ở cấp chiến lược.
VietBF@ sưu tầm.