Theo thông báo mới nhất từ Cơ quan Quản lư thị trường ngoại hối Trung Quốc, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phiếu và trái phiếu tại thị trường Đại lục mà không cần phải xin phép cấp hạn mức như trước. Như vậy, rào chắn đối với ḍng vốn ngoại mà Trung Quốc đặt ra trong gần 20 năm qua đă được gỡ bỏ.
Kể từ năm 2000 tới nay, đây là lần đầu tiên Trung Quốc có động thái nới lỏng các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, mức trần giới hạn đầu tư 300 tỷ USD/năm bị xóa bỏ, nhà đầu tư ngoại không cần nhận được sự chấp thuận từ các cơ quan quản lư để rót vốn vào các thị trường cổ phiếu và trái phiếu.
Theo giới phân tích, việc gỡ bỏ các rào chắn đối với ḍng vốn ngoại không phản ánh rằng nền kinh tế và hệ thống tài chính Trung Quốc đă tự tin hơn khi mở cửa thị trường, mà chủ yếu thể hiện việc quốc gia này đang cần nguồn tiền mặt lớn.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới cần thu hút nhiều hơn nữa ḍng vốn ngoại để đảm bảo t́nh trạng cân bằng cán cân thanh toán và tránh việc vay nợ.
Trái ngược với các định kiến bấy lâu, Trung Quốc không c̣n là quốc gia xuất khẩu mọi thứ, trong khi chỉ mua về chút ít. Tầng lớp trung lưu ngày càng gia tăng tại đất nước này hiện đang du lịch và chi tiêu mạnh tay tại nhiều quốc gia trên toàn cầu.
Trong khi đó, hoạt động thương mại của Trung Quốc giảm mạnh, với xuất khẩu sang Mỹ giảm 16% trong tháng 8 so với cùng thời gian năm ngoái, trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ ngày càng leo thang.
Cơn khát ḍng vốn ngoại lư giải tại sao cách đây không lâu, Trung Quốc đă mở cửa ngành công nghiệp dịch vụ tài chính, cho phép các ngân hàng đầu tư toàn cầu nắm cổ phần chi phối tại các liên doanh ở Đại lục sau nhiều năm duy tŕ t́nh trạng ngăn cản. Nhờ vậy, UBS, JPMorgan Chase và Nomura đều đă được cấp phép, trong khi Goldman Sachs và DBS đang chờ phê duyệt.
Động thái mới nhất là gỡ trần giới hạn 300 tỷ USD/năm đối với ḍng vốn ngoại được xem là “thừa thăi”, bởi thực tế, ḍng vốn rót vào thị trường chứng khoán và trái phiếu trong những năm gần đây mới đạt 1/3 hạn mức này.
Đáng chú ư, chương tŕnh Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài đạt chuẩn (QFII) được áp dụng 17 năm qua từ lâu đă không c̣n được nhà đầu tư ngoại lựa chọn bởi chi phí liên quan đắt đỏ và các quy định thắt chặt ḍng tiền.
Hiện tại, đa số các nhà đầu tư nước ngoài mua và bán cổ phiếu Trung Quốc thông qua mối liên kết giữa sàn chứng khoán Thượng Hải, Thẩm Quyến với sàn chứng khoán Hồng Kông bởi không có quy định ràng buộc nào đi kèm và nhà đầu tư không cần có tài khoản giao dịch được đăng kư tại Đại lục.
Câu hỏi đặt ra hiện tại là liệu nhà đầu tư nước ngoài có sẵn sàng tham gia sâu hơn vào thị trường chứng khoán và trái phiếu Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, thị trường trái phiếu Trung Quốc có sức hấp dẫn lớn hơn so với cổ phiếu, bởi đà tăng của thị trường này c̣n chậm nhịp so với xu hướng leo dốc gần đây của thị trường trái phiếu Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, một yếu tố khiến nhà đầu tư c̣n ngần ngại là việc đồng Nhân dân tệ đang có nhiều biến động khó lường. Trong những năm gần đây, Trung Quốc trở thành điểm đến đầu tư được ưa chuộng một phần nhờ sự ổn định của đồng nội tệ, nhưng yếu tố này gần đây đă không c̣n.
Chưa kể, lăi suất trái phiếu Trung Quốc gắn với đồng Nhân dân tệ, thay v́ USD, bởi vậy không loại trừ khả năng việc Nhân dân tệ giảm giá sẽ ăn ṃn lợi nhuận của nhà đầu tư.
VietBF © sưu tầm