Thiên thạch này đă được NASA phát hiện và theo dơi. Cơ quan này khẳng định nó sẽ không lao vào Trái Đất. Tuy nhiên họ đă sai lầm.
Thiên thạch luôn tiềm ẩn nguy cơ hủy diệt Trái đất.
Theo Express, thiên thạch 2019 MO dài 3m, lao xuống Trái đất với tốc độ 14,9 km/giây, phát nổ trên vùng biển Caribe vào ngày 22.7.
Thông tin này nghe qua có vẻ b́nh thường, nhưng cái cách mà nó lao xuống Trái đất trong khi NASA không hề hay biết đă gióng lên hồi chuông cảnh báo.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), nói: “Ở lần phát hiện đầu tiên, 2019 MO cách Trái đất gần 500.000km, xa hơn khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trăng”.
Vài giờ trước khi nó lao xuống Trái đất, NASA c̣n thông báo là không có va chạm giữa Trái đất với 2019 MO. Davide Farnocchia, nhà khoa học tại NASA đổ lỗi cho việc phát hiện sai do “thiên thạch này có kích thước nhỏ, không tạo ra mối đe dọa đối với bề mặt Trái đất”.
NASA sau đó cũng thừa nhận rằng không có đủ thông tin để phán đoán quỹ đạo của 2019 MO. “Thiên thạch này chỉ được đánh giá 4 lần trong 30 phút, không đủ dữ liệu để xác định vật thể này đến từ đâu hay sẽ hướng đến đâu”.
Vài giờ sau tuyên bố “an toàn” của NASA, một quả cầu lửa xuất hiện trên bầu trời vùng biển Caribe. Thiên thạch nổ tung trong bầu khí quyển, phát tán các mảnh vụn khắp nơi.
May mắn là 2019 MO chỉ có đường kính 3m, chứ không phải 160m như những dự đoán đầu tiên.
Hồi tháng 7, cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) cũng không phát hiện được thiên thạch 2019 OK có đường kính 100m, khi nó áp sát Trái đất ở khoảng cách 65.000km, khoảng cách được coi là tiềm ẩn nguy hiểm.
VietBF © Sưu Tầm