Vụ khủng bố 11/9 là vết sẹo măi măi thay đổi nước Mỹ và cả thế giới. Trong tích tắc, gần 3.000 người cùng 19 kẻ khủng bố tàn ác thiệt mạng. Nay một bí ẩn mới được giải mă về vụ khủng bố này.
Một ṭa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York (Mỹ) đă không sụp đổ do hỏa hoạn trong vụ tấn công khủng bố 11/9, báo Anh Express dẫn tuyên bố gây sốc cho biết.
Ṭa tháp đôi bốc cháy trong vụ khủng bố 11/9 gây chấn động nước Mỹ.
Vào ngày 11/9/2001, 2.996 thường dân vô tội đă bị giết trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất trong lịch sử Mỹ. Vào 8h45 sáng hôm đó, chiếc máy bay chở khách Boeing 767 bị cướp của Mỹ đă đâm vào ṭa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới ở thành phố New York. Chiếc máy bay chứa 20.000 gallon nhiên liệu đă đâm vào vị trí gần tầng 80 của ṭa nhà chọc trời 110 tầng.
Chỉ 18 phút sau, một chiếc Boeing 767 thứ hai - Chuyến bay 175 của hăng hàng không United Airlines bay gần tầng 60 của ṭa tháp phía nam.
Hơn 1 tiếng sau khi ṭa tháp đầu tiên bị tấn công, lúc 9h59, ṭa tháp phía nam đă đổ sập trong ṿng chưa đầy 10 giây. 29 phút sau, ṭa tháp phía bắc đổ sập xuống đất - chỉ 102 phút sau khi bị đâm.
Tuy nhiên, bí ẩn xung quanh ṭa tháp thứ 3 được gọi là Tháp 7 (WTC7) đă dấy lên nhiều thuyết âm mưu v́ ṭa nhà chọc trời này đă đổ sập xuống đất mặc dù không bị máy bay đâm trúng.
Tháp 7 nằm nép ḿnh bên trái hai toà tháp đôi sừng sững, nhưng vẫn nổi bật trong khu tổ hợp cao ốc ở trung tâm New York với màu đỏ đặc trưng.
Ṭa tháp thứ 3 có 47 tầng, nằm cách 2 ṭa tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới 110 m, sụp đổ 7 giờ sau ṭa tháp đôi.
Các nhà nghiên cứu đă bác bỏ những tuyên bố của các quan chức chính phủ Mỹ trong năm 2008 rằng Tháp 7 đă sụp đổ do hỏa hoạn.
Sau một nghiên cứu kéo dài 4 năm tại Đại học Alaska, sử dụng 4 mô h́nh máy tính cực kỳ phức tạp, Tiến sĩ Leroy Hulsey, Tiến sĩ Zhili Quan và Giáo sư Feng Xiao đă phát hiện ra rằng, hỏa hoạn không phải là lư do khiến Tháp 7 sụp đổ.
Theo đó, nghiên cứu chỉ ra rằng, sự sụp đổ của WTC 7 là do các cột chống của ṭa nhà đều đổ sập gần như tại cùng một thời điểm.
Tương tư, Robert Korol, một nhà lư luận âm mưu hàng đầu kiêm giáo sư kỹ thuật dân dụng cũng cho rằng, các đám cháy thực sự không đủ mạnh để "hạ gục" ṭa nhà bê tông cốt thép kiên cố.
"Các đám cháy đều không thể gây ra sự sụp đổ hoàn toàn của một ṭa nhà cao tầng có khung thép. Do đó, hiện tượng duy nhất có khả năng làm sập một ṭa nhà như vậy hoàn toàn có thể bắt nguồn từ một thủ tục được gọi là phá hủy có kiểm soát, theo đó, chất nổ hoặc các thiết bị khác đă được con người sử dụng để hạ ṭa tháp 7.
VietBF@ sưu tầm.