Tổng thống Nga Putin tuyên bố chế tạo tên lửa đạn đạo mới để đáp trả Mỹ. Cuộc chạy đua vũ trang vũ khí hạt nhân đan bùng nổ không gì có thể kiềm chế nổi? Quá nguy hiểm cho tương lại thế giới.
Tổng thống Putin khẳng định sẽ sản xuất mới các tên lửa đạn đạo và tên lửa dẫn đường tầm trung từng bị cấm một thời theo hiệp ước kiểm soát vũ khí với Mỹ.
Phát biểu hôm 5/9 tại Diễn đàn Kinh tế phương Đông (EEF), Tổng thống Vladimir Putin khẳng định Nga sẽ sản xuất mới các loại tên lửa tầm ngắn và tầm trung phóng từ mặt đất, các loại vũ khí vốn bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), văn kiện mà Mỹ mới tuyên bố rút khỏi, theo Reuters.
"Dĩ nhiên chúng tôi sẽ sản xuất chúng (tên lửa), nhưng chúng tôi sẽ không triển khai tên lửa tại những khu vực mà không có hệ thống tên lửa mặt đất loại này của Mỹ", ông Putin tuyên bố.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik.
Trước thông tin Mỹ lên kế hoạch triển khai các hệ thống tên lửa tầm trung tại Nhật Bản và Hàn Quốc, ông Putin khẳng định đây sẽ là bước đi tạo ra những lo ngại cho nước Nga.
"Nếu họ triển khai tên lửa ở Hàn Quốc và Nhật Bản, chúng tôi hiểu động thái này được thực hiện hằm ngăn ngừa đe dọa từ Triều Tiên, nhưng nó cũng tạo ra những vấn đề lớn cho chúng tôi. Đây sẽ là vấn đề rất nghiêm trọng bởi tên lửa có thể bao trùm một phần rộng lớn lãnh thổ của Nga", ông Putin nói.
Thông điệp của ông Putin được đưa ra sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi Hiệp ước INF, vốn được ký bởi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev tháng 12/1987.
Tên lửa Tomahawk cải tiến do Mỹ phóng thử hồi tháng 8. Ảnh: AP.
Hiệp ước INF cấm Mỹ và Liên Xô, sau này là Nga, sản xuất và thử nghiệm tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500-5000km. Trước khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi INF, cả Washington và Moscow đều cáo buộc đối phương nhiều lần vi phạm Hiệp ước.
Hiệp ước INF được coi là chính thức bị khai tử khi Mỹ thử nghiệm một tên lửa Tomahawk được cải tiến, thuộc loại tên lửa bị cấm bởi INF, hồi tháng 8. Tổng thống Putin miêu tả việc Washington rút khỏi Hiệp ước INF là bước đi "phản tác dụng" và "phá hoại hệ thống kiểm soát vũ khí quốc tế".
VietBF@ sưu tầm.