Báo Úc đưa tin Trung Quốc có thể hủy diệt lực lượng quân đội Mỹ tại châu Á trong… vài giờ? Thật đúng là tin 'sét đánh ngang tai'. Vừa qua đại học Sydney cảnh báo rằng chiến lược pḥng thủ liên minh của Mỹ tại khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương có lỗ hổng nghiêm trọng.
Các căn cứ Mỹ có thể bị vô hiệu hóa trong vài giờ
Tờ Asia Times ngày 3/9 dẫn bản báo cáo mới cho biết, Quân đội Mỹ không c̣n là lực lượng chủ lực ở châu Á, các căn cứ của họ tại đây có thể bị áp đảo trong vài giờ nếu phải hứng chịu tên lửa từ một lực lượng quân đội với năng lực đang gia tăng nhanh chóng trong khu vực, đó chính là quân đội Trung Quốc.
Bản báo cáo của Trung tâm nghiên cứu Mỹ – Đại học Sydney, Úc đă cảnh báo rằng, chiến lược pḥng thủ của Mỹ tại Ấn Độ-Thái B́nh Dương “đang trong giai đoạn khủng hoảng chưa từng thấy” và có thể khiến Mỹ gặp nhiều trở ngại trong việc bảo vệ đồng minh trước mối đe dọa từ Trung Quốc.
Điều đó có nghĩa Úc, Nhật Bản và các đối tác khác của Mỹ cần xây dựng và tập trung lực lượng trong khu vực, đồng thời cân nhắc gia tăng hợp tác với Mỹ, nhằm đảm bảo an ninh cho quốc gia của họ.
Binh lính Mỹ tại một căn cứ ở Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap
Bản báo cáo nhấn mạnh những lĩnh vực mà quân đội Trung Quốc đang đạt được những bước tiến khổng lồ so với Mỹ và đồng minh/đối tác của Washington trong khu vực. Tiểu biểu trong số đó là tên lửa.
“Trung Quốc đă triển khai một loạt tên lửa chính xác và các hệ thống chống can thiệp khác để làm suy yếu ưu thế quân sự của Mỹ” – Bản báo cáo viết. Số lượng những tên lửa này lên tới con số hàng ngh́n.
Trong khi đó, hầu hết các cơ sở quân sự của Mỹ tại Tây Thái B́nh Dương, cũng như căn cứ các nước đồng minh/đối tác then chốt của Washington “có thể bị vô hiệu hóa bởi các cuộc tấn công chính xác ngay trong vài giờ mở màn cuộc xung đột (nếu nổ ra)“.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ vẫn chưa đọc bản báo cáo trên nhưng người phát ngôn của cơ quan này Geng Shuang nhấn mạnh rằng, chính sách quân sự của Trung Quốc “mang tính chất pḥng thủ”.
“Trung Quốc đang vững bước trên con đường phát triển ḥa b́nh và chính sách quốc pḥng quốc gia của chúng tôi mang tính chất pḥng thủ” – ông Geng cho hay.
QĐ Mỹ chưa được chuẩn bị đầy đủ để đối phó xung đột
Theo tờ Asia Times, có lẽ Lầu Năm Góc không mấy ngạc nhiên trước phần nhiều nội dung trong bản báo cáo.
Trước đó, bản báo cáo tháng 11/2018 do Ủy ban Chiến lược Quốc pḥng Quốc gia đệ tŕnh lên Quốc hội Mỹ đă cảnh báo rằng “Quân đội Mỹ có thể sẽ hứng chịu tổn thất cao tới mức không thể chấp nhận” và “có thể sẽ gặp khó khăn để giành chiến thắng, họ thậm chí có thể thất bại trong cuộc chiến tranh chống lại Trung Quốc hoặc Nga“.
Tên lửa hành tŕnh của Trung Quốc. Ảnh: Asia Times
Sáu tháng sau, báo cáo thường niên của Bộ Quốc pḥng Mỹ về quân đội Trung Quốc cho biết, Bắc Kinh đang có ư định phát triển lực lượng quân đội tầm cỡ thế giới và trở thành cường quốc ưu việt ở khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương.
Theo bản báo cáo của Lầu Năm Góc, trong kế hoạch đó có tới 2.000 tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.
Bản báo cáo của Úc tỏ ra nghi ngờ khả năng bắt kịp của Mỹ trong lĩnh vực này. Hiện hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân của Mỹ đang suy yếu trong khi trên thực tế họ cần nhiều tàu ngầm hơn nữa.
“Nói đơn giản, trong bối cảnh môi trường tác chiến phía trên mặt nước đang trở nên nguy hiểm hơn do Trung Quốc triển khai các loại tên lửa hành tŕnh, công nghệ siêu thanh và hệ thống pḥng không, th́ lợi thế lâu năm của Mỹ trong tác chiến ngầm dưới biển càng trở nên quan trọng đối với việc duy tŕ cán cân sức mạnh khu vực” – Bản báo cáo viết.
Tuy nhiên, hồi tháng 3 năm nay, Đô đốc Phil Davidson, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái B́nh Dương của Mỹ, phát biểu trước Quốc hội Mỹ rằng họ mới chỉ có một nửa số tàu ngầm cần thiết để duy tŕ hoạt động thường nhật ở Thái B́nh Dương.
Bản báo cáo của Úc cũng chỉ ra rằng, Canberra và các đối tác khác trong khu vực, như Nhật Bản, cần phải đẩy mạnh lực lượng để bù đắp khoảng trống mà Mỹ đang để ra.
“Washington sẽ cần có sự hỗ trợ đáng kể và liên tục từ phía các đồng minh và đối tác trong khu vực để ngăn chặn được chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc” – Bản báo cáo viết, đồng thời lưu ư rằng quân đội Úc đang gặp phải vấn đề tương tự như một số đồng minh của Mỹ trước đây, đó là dàn lực lượng quá mỏng.
Từ năm 2001-2008, Úc đă đầu tư cho các hoạt động ở Trung Đông gấp 3 lần các hoạt động ở Ấn Độ-Thái B́nh Dương.
Căng thẳng trong các cuộc xung đột ở Afghanistan, Iraq và Syria đă đè nặng lên nguồn ngân sách của Mỹ. Hiện Washington không được trang bị đầy đủ “cho cuộc cạnh tranh sức mạnh quy mô lớn ở Ấn Độ-Thái B́nh Dương“, bản báo cáo kết luận.
VietBF@ sưu tầm.