Mới đây Anh, Pháp, Đức đă chính thức có tuyên bố cảnh báo đối với TQ về việc phải tôn trọng UNCLOS và phán quyết năm 2016 của Ṭa trọng tài thường trực (PCA). Hiện TQ vẫn đang quyết thực hiện âm mưu bành trướng của ḿnh tại biển Đông khiến nhiều nước trên TG đều có phản ứng mănh liệt. Dưới đây là những thông tin cụ thể.
Trung Quốc phản ứng mạnh với E3
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Sáu (30/8), người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng tuyên bố t́nh h́nh ở biển Đông hiện nay vẫn được duy tŕ ổn định và đang được cải thiện theo chiều hướng tốt "nhờ nỗ lực chung của Trung Quốc và các nước ASEAN".
Ông Cảnh đồng thời phản bác tuyên bố được nhóm E3 - Đức, Pháp, Anh - đưa ra ngày 29. "Một số nước ngoài khu vực đưa ra những phát ngôn không được hoan nghênh, cố t́nh lan truyền căng thẳng bất chấp những nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm ǵn giữ ḥa b́nh, ổn định ở biển Đông. Trung Quốc phản đối điều đó," ông Cảnh nói.
"Chúng tôi thúc giục các nước này nh́n vào vấn đề biển Đông một cách khách quan, ngưng đưa ra b́nh luận tiêu cực, và tạo bầu không khí tốt đẹp để các nước khu vực xử lư ổn thỏa bất đồng, thúc đẩy hợp tác trên biển."
Đức, Pháp, Anh kêu gọi tôn trọng phán quyết vụ kiện biển Đông
Trong tuyên bố chung của ḿnh, Đức, Pháp và Anh bày tỏ quan ngại về t́nh h́nh biển Đông và khả năng diễn biến làm mất an ninh và ổn định trong khu vực. Nhóm E3 kêu gọi tất cả các quốc gia ven biển Đông "có hành động và giải pháp làm giảm căng thẳng và đóng góp vào duy tŕ và thúc đẩy ḥa b́nh, an ninh, ổn định, an toàn trong khu vực - bao gồm quyền của các nước ven biển trong vùng nước của ḿnh cũng như quyền tự do lưu thông hàng hải, hàng không trên biển Đông".
"Trong vai tṛ các nước thành viên của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS), Pháp, Đức và Vương quốc Anh nhấn mạnh lợi ích của ḿnh trong việc áp dụng phổ biến Công ước - đặt ra khuôn khổ pháp lư toàn diện mà theo đó, toàn bộ hoạt động trên đại dương và các vùng biển, bao gồm biển Đông, phải được thực thi; cũng như cung cấp nền tảng cho hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải. Trên phương diện này, ba nước nhắc lại phán quyết trọng tài căn cứ theo UNCLOS vào ngày 12/72016," thông cáo có đoạn.
Bên cạnh kêu gọi tôn trọng phán quyết này, E3 hoan nghênh các cuộc đối thoại giữa ASEAN và Trung Quốc để hướng tới hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Tuyên bố chung của E3 được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi hải quân Mỹ triển khai một tàu khu trục tên lửa thực hiện chiến dịch tự do hàng hải, áp sát phạm vi 12 hải lư quanh đá Chữ Thập và đá Vành Khăn - thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.
Vào ngày 28/8 (giờ địa phương), Liên minh châu Âu (EU) cũng ra thông cáo nêu quan điểm chỉ trích những hành động đơn phương thời gian qua tại biển Đông "làm căng thẳng leo thang và làm suy hại tới môi trường an ninh hàng hải, là mối đe dọa nghiêm trọng tới phát triển kinh tế ḥa b́nh tại khu vực".
Trong thời gian qua, Trung Quốc đă có hành vi xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa Việt Nam - đă được xác lập theo UNCLOS 1982.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 22/8, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định, những ngày qua, tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đă trở lại và tiếp tục hành vi xâm phạm nghiêm trọng EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
"Việt Nam đă nhiều lần giao thiệp với phía Trung Quốc về vấn đề này, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay vi phạm, rút toàn bộ tàu khỏi EEZ của Việt Nam, không có hành vi làm gia tăng căng thẳng, gây phức tạp t́nh h́nh, đe dọa đến ḥa b́nh, ổn định và an ninh ở Biển Đông cũng như khu vực.
Các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam tiếp tục thực thi và bảo vệ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam phù hợp với luật pháp quốc tế và của Việt Nam. Với quyết tâm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của ḿnh, Việt Nam luôn sẵn sàng giải quyết bằng các biện pháp ḥa b́nh, phù hợp hợp với luật pháp quốc tế," bà Hằng nhấn mạnh.
Bộ ngoại giao và Bộ quốc pḥng Mỹ tuần qua cũng lên án các hành động "cưỡng ép" của Trung Quốc trên biển Đông - bao gồm hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam và cản trở hoạt động khai thác dầu khí hợp pháp, lâu đời của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế.
Trong phán quyết tháng 7/2016 về vụ kiện biển Đông do Philippines làm nguyên đơn chống lại Trung Quốc, PCA đă bác bỏ hoàn toàn cơ sở pháp lư của "Đường chín đoạn" - mà Bắc Kinh đưa ra để áp đặt yêu sách chủ quyền phi lư trên biển Đông. Phán quyết cũng bác bỏ cái gọi là "chủ quyền lịch sử" mà Trung Quốc tuyên bố trên biển Đông.
Trong cuộc gặp tại Bắc Kinh hôm 29, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đă nêu thắng lợi pháp lư trên với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh. Ông tuyên bố phán quyết này là cuối cùng, có tính ràng buộc và không thể kháng cáo, bất chấp lănh đạo Trung Quốc cự tuyệt thừa nhận phán quyết.
|
|