Quân bài "bầu cử Mỹ" trong thương chiến Mỹ - Trung rất có thể là đây. Nhiều chuyên gia cho rằng cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đang tạm gác chiến tranh thương mại để tập trung vào quân bài "bầu cử Mỹ" với Tổng thống Donald Trump. Chưa chắc ông Trump đă thắng Tập Cận B́nh trong cuộc chiến tranh thương mại đang diễn ra.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: UPI/Yonhap/TTXVN
Sau khi dự thảo về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung bị đổ vỡ hồi đầu tháng 5/2019, đồng Nhân dân tệ (NDT) đă bước vào chu kỳ hạ giá để loại bỏ những ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp thuế quan của Mỹ, qua đó giúp Trung Quốc có thêm sức mạnh để "câu giờ" trong cuộc chiến thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Cùng với đó, việc Trung Quốc ra đ̣n trả đũa thuế quan nhằm vào nông sản Mỹ dường như thể hiện mong muốn Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thất bại trong tranh cử để liên nhiệm.
Trong khi đó, dường như Nhà Trắng đang tiến hành chiến tranh thương mại mà thiếu đi một sách lược tổng thể, lúc lên lúc xuống theo tâm trạng của ông Trump.
Theo tờ Tin tức Thế giới, Bắc Kinh dường như dần nhận ra mục tiêu tiến hành chiến tranh thương mại của ông Trump không phải nhằm t́m kiếm sự cân bằng về thương mại với Trung Quốc, mà muốn sử dụng "quân bài" Trung Quốc để giành thêm lá phiếu cử tri nhằm liên nhiệm thành công.
Chính v́ ông Trump bị hạn chế bởi vấn đề nhiệm kỳ trong khi ông Tập Cận B́nh th́ không, nên Trung Quốc đă chuyển sang chiến thuật đấu tranh lâu dài với Mỹ.
Gần đây, ông Trump rơ ràng đă rất sốt ruột, tâm trạng lên xuống rất thất thường. Fox Business cho biết, khi trở lại New Hampshire vận động tranh cử vào ngày 15/8 vừa qua, ông Trump nói rằng khi ông đắc cử, thị trường sẽ tăng thêm hàng ngàn điểm, nhưng nếu v́ lư do nào đó ông không thắng cử, những thị trường này sẽ sụp đổ.
Theo Tổng thống, điểm mấu chốt là người dân tại New Hampshire không có chọn lựa nào khác ngoài việc bỏ phiếu cho ông, nếu không quỹ hưu trí của họ và mọi thứ sẽ trôi xuống sông xuống biển.
Kiểu đe dọa như vậy, theo tờ Tin tức Thế giới, phản ánh tâm lư bi quan và cảm giác nguy cấp của ông Trump.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những lời nhận định rằng kinh tế Mỹ sẽ suy thoái và cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung không có lối thoát đă trở thành điểm yếu lớn của ông Trump, v́ thế cả ông Tập Cận B́nh và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jeromy Powell đều trở thành "lực cản" đối với ông Trump.
Trước đây, Mỹ đă cáo buộc Nga sử dụng Facebook, Twitter, Instagram và các dịch vụ truyền thông xă hội khác để phổ biến những thông điệp thất thiệt, nhằm chia rẽ người Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016.
Hiện nay, Mỹ đă khởi động chiến dịch tranh cử Tổng thống và để không xảy ra t́nh trạng tương tự, Washington đă ra đ̣n phủ đầu. Ngày 19/8, Facebook và Twitter cho biết, họ đă phát hiện và xóa bỏ nhiều tài khoản có nguồn gốc từ Trung Quốc Đại lục đưa thông tin sai lệch v́ không muốn các dịch vụ của ḿnh bị lợi dụng để thao túng mọi người.
Trung Quốc có 1,4 tỷ người, chiếm gần 1/5 dân số toàn cầu và đóng góp khoảng 30% tổng tiêu dùng toàn cầu. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu toàn cầu McKinsey, từ năm 2010-2017, Trung Quốc đều đứng thứ nhất thế giới về lượng tiêu thụ xe hơi, rượu các loại và điện thoại.
Bộ phận phân tích của The Economist (EIU) và hăng tư vấn Boston (BCG) dự đoán quy mô tiêu dùng của Trung Quốc đến năm 2021 sẽ đạt 6.100 tỷ USD, v́ thế việc yêu cầu doanh nghiệp Mỹ rời khỏi "miếng bánh" Trung Quốc đi ngược với nguyên tắc toàn cầu hóa thương mại và sẽ gây tổn hại tới lợi ích lâu dài của doanh nghiệp Mỹ. Do đó, điều này về căn bản là không thực hiện được.
Ngoài ra, các tập đoàn đa quốc gia của Mỹ đă "bám rễ" sâu vào Trung Quốc. Năm 2018, tạp chí Forbes thống kê trong năm 2017, chỉ riêng 5 tập đoàn của Mỹ là Apple, Walmart, Qualcomm, Intel và Boeing đă kiếm được 93,7 tỷ USD từ Trung Quốc.
Ngoài ngành chế tạo, ngành thời trang mỗi năm cũng kiếm được ít nhất 100 tỷ USD từ Trung Quốc. Như vậy, sẽ rất khó để v́ một lời nói của ông Trump mà những doanh nghiệp này rút khỏi một thị trường béo bở.
Ông Trump có vẻ như đă coi nhẹ đóng góp của ngành dịch vụ Mỹ trong cán cân thương mại với Trung Quốc và quan tâm nhiều hơn tới ngành chế tạo Mỹ để lấy ḷng tầng lớp công nhân. Dựa trên điểm này, Bắc Kinh đă đánh vào "thắt lưng" chính trị gia này.
Sau cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Osaka, Nhật Bản vào cuối tháng 6/2019, phía Trung Quốc cam kết mua 20 triệu tấn đậu tương Mỹ, nhưng tới nay chỉ mua gần 1.000 tấn.
Thông điệp mà Bắc Kinh muốn phát đi là phía Mỹ cần phải dỡ bỏ biện pháp thuế quan, dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với tập đoàn công nghệ Huawei th́ Trung Quốc mới đáp lễ. Tuy nhiên, ông Trump vẫn không đáp ứng, v́ thế phía Trung Quốc đă dừng mua đậu tương của Mỹ. Điều này đánh mạnh vào "kho phiếu" của cử tri Mỹ dành cho ông Trump./.
VietBF@ sưu tầm.