Đó là Ấn Độ-Pakistan. Hai nước này đang ch́m trong tṛ chơi hạt nhân nguy hiểm. Họ liên tiếp thử tên lửa hạt nhân
Pakistan thử tên lửa đạn đạo Ghaznavi có thể mang đầu đạn hạt nhân, trong khi Ấn Độ cũng thử nghiệm các vũ khí tương tự như như tên lửa Prithvi-II.
Vào đêm ngày 28/8, rạng sáng ngày 29/8, Pakistan đă phóng thử kiểm tra tên lửa đạn đạo tầm ngắn Ghaznavi, Thiếu tướng Asif Ghafur, người đứng đầu cơ quan báo chí của Cộng ḥa Hồi giáo Pakistan viết trên Twitter.
Ông Asif Ghafur cho biết thêm, sự phát triển loạt tên lửa Hatf, bao gồm Ghaznavi (c̣n được gọi là Hatf-3), đă được tiến hành từ giữa những năm 1980. Loại tên lửa tấn công mặt đất này có thể mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, có khả năng tiêu diệt mục tiêu cách xa tới 290 km.
Theo ông, Tổng thống và Thủ tướng Pakistan đă khen ngợi sự kiện này và gửi lời chúc mừng đến người dân trong nước, trong bối cảnh những leo thang căng thẳng đang tiếp diễn với người láng giềng Ấn Độ, đặc biệt là sau khi New Dehli bóng gió đe dọa về quyền sử dụng vũ khí hạt nhân.
Hôm 17/8 vừa qua, Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ Rajnath Singh tuyên bố, từ trước đến nay, chính quyền New Delhi luôn giữ cam kết “không sử dụng vũ khí hạt nhân trước”, nhưng với bối cảnh quốc tế căng thẳng như hiện nay, chính sách này sẽ thay đổi tùy theo t́nh h́nh.
Những tuyên bố của New Dehli được sự hậu thuẫn đầy sức nặng từ những hành động thực tế của nước này, khi mới hồi tháng 6 vừa qua, nước này đă phóng thử tên lửa đất đối đất Prithvi-II có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, nhằm răn đe các đối thủ Trung Quốc và Pakistan.
Tên lửa Prithvi-II đă được biên chế cho lực lượng tên lửa chiến lược của Ấn Độ từ năm 2003. Từ đó đến nay, nước này thường xuyên phóng kiểm tra để đánh giá khả năng chiến đấu của ḍng tên lửa đạn đạo chiến thuật này.
Kể từ cuộc xung đột ở Kashmir hồi tháng 2-tháng 3 đến nay, cả Ấn Độ và Pakistan đều phóng thử hàng loạt tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân như một động thái đáp trả lẫn nhau.
Vụ thử tên lửa Ghaznavi năm 2008 và vụ thử tên lửa Shaheen II hôm 23/5/2018
Vào tháng 5, Pakistan tuyên bố đă phóng thử nghiệm để kiểm tra khả năng của tên lửa đạn đạo tầm trung Shaheen II, có tầm bắn 1.500 – 2000 km và được mô tả là thứ vũ khí răn đe chết chóc với khả năng mang đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ rất lớn. C̣n Ấn Độ cũng thử nghiệm thành công tên lửa hành tŕnh Nirbhay có tầm phóng ít nhất là 1000km. Loại tên lửa này có thể mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân.
Cũng trong tháng 5, Ấn Độ liên tiếp thử nghiệm phóng thử tên lửa hành tŕnh BrahMos và bom dẫn đường 500kg trên máy bay Su-30MKI. Cả 2 loại vũ khí này đều có khả năng lắp các đầu chiến đấu hạt nhân chiến thuật.
Các vụ phóng thử vũ khí mang đầu đạn hạt nhân của Ấn Độ và Pakistan trong thời gian gần đây cho thấy rằng, ở Nam Á có mối nguy cơ rất lớn xảy ra cuộc xung đột quân sự quy mô lớn, bao gồm cả nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Nguy cơ tiềm ẩn giữa hai quốc gia hạt nhân
Ấn Độ tự xưng là có năng lực vũ khí hạt nhân sau khi nước này tiến hành các vụ thử nghiệm ngầm năm 1998. Ngay sau đó, “đối thủ truyền kiếp” Pakistan cũng đáp trả bằng các vụ thử tương tự. Kể từ đó, hai nước đă phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa có thể mang đầu đạn hạt nhân.
Vipin Narang, chuyên gia về các vấn đề hạt nhân tại Viện công nghệ Massachusetts (Mỹ) cho hay, cảnh báo của Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ Rajnath Singh là dấu hiệu cho thấy chính sách “không dùng vũ khí hạt nhân trước” có thể thay đổi trong tương lai, sau khi 2 nước nổ ra cuộc xung đột lần thứ tư về vùng lănh thổ Kashmir.
Ấn Độ và Pakistan đă 3 lần chiến tranh ở khu vực tranh chấp Kashmir kể từ khi độc lập khỏi Anh vào năm 1947. Cuộc xung đột mới nhất nổ ra sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 14 tháng 2 trên lănh thổ bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ kiểm soát. Đây là lần giao tranh khốc liệt nhất giữa hai hai cường quốc hạt nhân, kể từ sau cuộc xung đột Kargil năm 1999.
Từ tháng 5 đến nay, Ấn Độ đă thử nghiệm tên lửa đạn đạo Prithvi-II, tên lửa hành tŕnh Nirbhay, tên lửa hành tŕnh BrahMos và bom hạt nhân
Những đụng độ trong quá khứ không thể sánh được với các sự kiện hiện tại về quy mô và mức độ nguy hiểm, bởi cả Ấn Độ và Pakistan đều có tiềm lực quân sự hùng mạnh, với số lượng lớn và đa dạng các loại vũ khí thông thường đặc biệt là kho vũ khí hạt nhân của họ.
Theo Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm, trong khi Ấn Độ sở hữu khoảng 130-140 đầu đạn hạt nhân, th́ Pakistan cũng có tới 140-150 đầu đạn, nhưng Ấn Độ có ưu thế hơn về sự đa dạng các phương tiện phóng, cũng như tầm xa của vũ khí.
Nếu như Pakistan đang phát triển tên lửa hành tŕnh phóng từ biển và hiện sở hữu tên lửa hạt nhân tầm trung có thể vươn tới quần đảo Andaman của Ấn Độ, th́, Ấn Độ cũng có đầy đủ những phương tiện đó, thậm chí là c̣n có phạm vi tấn công xa hơn.
Ngoài ra, nước này c̣n có khả năng tấn công hạt nhân từ trên không, đồng thời đă đưa vào sử dụng tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo vào năm 2018, đồng nghĩa với việc nước này đă có đủ "bộ ba hạt nhân", có khả năng tiến hành tấn công từ mặt đất, trên không và trên biển.
Cuộc khủng hoảng biên giới Ấn Độ - Pakistan và sự biểu dương hàng loạt vũ khí hạt nhân của cả hai bên lần này cho thấy rằng, các cường quốc hạt nhân quá dễ dàng chạm tới ngưỡng cửa xung đột quân sự, và cuộc xung đột này leo thang rất nhanh.
Đây là một bài học quan trọng chỉ ra rằng, hy vọng về việc sở hữu vũ khí hạt nhân như một phương tiện để ngăn chặn các cuộc xung đột quân sự cũng có những hạn chế của nó, nhất là khi hai bên đều có ư định đe dọa đối phương về sử dụng vũ khí hạt nhân.
Những mâu thuẫn giữa Ấn Độ và Pakistan tích tụ từ lâu và khó có thể được giải quyết trong tương lai gần. Sẽ có thêm những vụ đụng độ gay gắt giữa hai bên và nhiệm vụ quan trọng nhất của giới lănh đạo hai nước và cộng đồng quốc tế là giữ cho những mâu thuẫn này luôn được đặt trong một cơ chế và khuôn khổ mang tính an toàn.
VietBF@ sưu tầm.