Uống cà phê giúp chúng ta tỉnh táo mỗi sáng. Nhưng nếu uống đúng cách thì sức khỏe của bạn còn được đảm bảo. 9 cách uống cà phê dưới đây sẽ giúp tăng cường sức khỏe của bạn.
Một tách cà phê "chống đạn" (Ảnh minh họa)
Hãy thử uống cà phê “chống đạn”
Cà phê Bulletproof (hay còn gọi là cà phê “chống đạn”) là một loại thức uống có chứa caffein, chiết xuất từ đậu và bơ, dầu MCT (một loại dầu thực vật). Khi mới nghe thấy loại cà phê này lần đầu tiên, nhiều người cho rằng đây là thức uống kỳ quặc. Song, có rất nhiều người đã thử uống và phải thốt lên “cũng ngon đấy chứ”.
Các nhà khoa học cho rằng, cà phê Bulletproof mang lại ích lợi cho sức khỏe, phù hợp với người không thích ăn sáng nhưng không thích uống một tách cà phê thực sự. Thức uống này cũng sẽ làm tăng cholesterol tốt trong khi giảm đi chất béo triglyceride.
Ngừng sử dụng đường kính
Một tách cà phê tốt là tách cà phê không đường, hoặc không thêm bất cứ chất ngọt nào khác Bởi vì sử dụng đường kính trắng không tốt cho sức khỏe. Song, ly cà phê đó lại quá đắng khiến nhiều người không thể uống được.
Lời khuyên của các chuyên gia là bạn hãy thay thế đường kính bằng những chất lành mạnh hơn như vani hoặc stevia trong tách cà phê. Nếu bạn vẫn cần thêm ngọt, hãy giảm lượng đường và tăng cường các chất tạo ngọt lành mạnh khác.
Đừng uống cà phê sau 14h chiều
Cà phê là một loại đồ uống có chất kích thích và phổ biến. Nhược điểm là nó có thể làm loạn chu kỳ giấc ngủ của bạn. Bạn có thể uống 2-3 tách cà phê vào buổi sáng, song, nên tránh uống cà phê sau 14h – 15h chiều. Trong trường hợp bạn vẫn cần một thức uống giúp tỉnh táo, hãy uống trà hoặc decaf – cà phê không chứa caffein.
Sử dụng thêm quế và ca cao
Ca cao sẽ giúp tăng cường chất chống oxy hóa trong cà phê, đồng thời giúp giảm lượng đường bạn phải sử dụng. Khi thêm ca cao, tách cà phê của bạn sẽ trở thành một ly mocha – loại cà phê có hương vị chocolate được rất nhiều người ưa chuộng.
Tương tự, quế cũng sẽ giúp chống oxy hóa mạnh, tăng thêm vị cay nồng cho tách cà phê. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng quá nhiều loại gia vị này vì chúng dễ gây khó chịu cho cơ thể.
Đừng uống cà phê thay bữa sáng
Uống cà phê khi bụng đói không phải là hành động được các chuyên gia y tế khuyến khích. Nếu bạn không ăn bất cứ thứ gì, cà phê (bao gồm cả decaf) có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày của bạn và gây ra các triệu chứng như ợ nóng và khó tiêu. Nó cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống thần kinh của bạn bằng cách tăng cường cảm giác lo âu. Nếu bạn không thể chuẩn bị một bữa sáng đầy đủ, hãy ăn nhẹ trước khi uống cà phê.
Chỉ sử dụng nước đã lọc
Nước đã lọc không chỉ giúp cho cà phê có vị ngon hơn, mà còn giúp loại bỏ các kim loại nặng không mong muốn tồn tại trong nước do quá trình vận chuyển qua các đường ống cũ hoặc do công đoạn khử trùng bằng clo.
Hãy thử sử dụng sữa từ hạt hạnh nhân
Nếu bạn thường xuyên uống nhiều hơn 1 cốc cà phê trong 1 ngày, hãy hạn chế sử dụng sữa đặc. Sữa có thể khiến đường tiêu hóa của bạn gặp rắc rối và còn gây tăng cân. Hãy tập uống cà phê không có sữa, hoặc sử dụng sữa từ các loại hạt để thay thế cho sữa bò.
Giảm dần lượng caffeine mỗi ngày
Đừng tin vào các loại kem ít béo
Các loại kem ít béo, kem nhân tạo và siro thường được quảng cáo là lựa chọn vừa lành mạnh, vừa giúp làm phong phú hương vị cà phê. Tuy nhiên, những loại sản phẩm này đều đã qua chế biến, chứa đầy các thành phần hóa học không mong muốn gây hại cho cơ thể. Vì vậy, nếu có thể, hãy uống một tách cà phê đen, không đường thay vì pha thêm kem và các chất khác.