Chi đến nay đă h́nh thành hai quan điểm đối lập ở Trung Quốc về chiến tranh thương mại. Trước đây khi quyết định đánh thuế hàng Trung Quốc, giới lănh đạo Mỹ tranh luận liệu có khôn ngoan khi kéo dài căng thẳng. Nay th́ Trung Quốc giờ đây cũng vậy.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Bắc Kinh năm 2015. Ảnh: AFP.
Các bộ phận trong chính phủ Trung Quốc đang đưa ra các cách tiếp cận khác nhau để giải quyết cuộc chiến thương mại với Mỹ. Một số người muốn hai bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận để cứu nền kinh tế Trung Quốc. Trong khi đó, một nhóm "quan chức diều hâu" lập luận rằng Trung Quốc nên tiếp tục đối đầu với Mỹ và tránh nhượng bộ bằng mọi giá.
Các nhà đàm phán Mỹ và Trung Quốc dự kiến bước vào ṿng đàm phán thương mại thứ 13 vào tháng 9. Hai bên đă đưa ra những dấu hiệu không rơ ràng về điều họ hy vọng đạt được. Hôm 26/8, hai chính phủ dường như đều t́m cách giảm căng thẳng. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Trung Quốc, nói: "Trung Quốc sẵn sàng giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ thông qua các cuộc đàm phán b́nh tĩnh và kiên quyết phản đối leo thang căng thẳng". Trump nói với các phóng viên sau hội nghị G7 ở Pháp rằng ông đồng ư với quan điểm này.
Trump hôm 1/8 phá vỡ thỏa thuận đ́nh chiến mà hai bên đạt được tại Hội nghị G20 ở Osaka, Nhật Bản hồi cuối tháng 6, bằng quyết định áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Một số mặt hàng sau đó được hoăn áp thuế cho đến ngày 15/12, tuy nhiên, nhiều người ở Trung Quốc coi quyết định đảo ngược này là "thất hứa".
Kể từ đó, quan hệ thương mại ngày càng xấu đi. Tuần trước, Trung Quốc áp thuế với 75 tỷ USD hàng Mỹ. Trump đáp trả bằng cách áp thuế 30% với 250 tỷ USD hàng Trung Quốc từ ngày 1/10 và thuế 15% với 300 tỷ USD hàng hóa c̣n lại từ ngày 1/9.
"Sau khi hai lănh đạo đă đạt được 'lệnh ngừng bắn' ở Osaka, t́nh trạng thuế quan lẽ ra nên được giữ nguyên để hai bên có thể bắt đầu đàm phán nhằm đưa ra giải pháp tốt", He Weiwen, từng làm tùy viên thương mại tại một số lănh sự quán Trung Quốc, nói. Các đ̣n thuế mới hiện giờ khiến ông thắc mắc liệu chính quyền Trump có muốn đàm phán nghiêm túc hay đơn giản là muốn câu giờ. "Có vẻ như Mỹ đang đóng lại cánh cửa đàm phán", ông nói. "Điều đó rất nguy hiểm".
Giới lănh đạo Trung Quốc đang rất thất vọng về t́nh h́nh này, ngay cả tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nơi đă tích cực kêu gọi Mỹ - Trung đạt được thỏa thuận thương mại.
Ruan Zongze, phó chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc, nhóm chuyên gia cố vấn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho biết các động thái leo thang của Mỹ đă khiến nhiều quan chức Trung Quốc nghi ngờ liệu Mỹ có tôn trọng điều khoản nếu hai bên đạt được thỏa thuận thương mại hay không. "Nhiều người ở Trung Quốc nói 'nếu chúng ta đạt được thỏa thuận th́ thỏa thuận rồi có thực sự hiệu quả hay không, nó sẽ duy tŕ được bao lâu?' Ḷng tin đang dần biến mất", Ruan cho biết.
Một nhóm "quan chức diều hâu" Trung Quốc, trong đó có nhiều người ở lĩnh vực quân sự, cho rằng thỏa thuận thương mại là điều không cần thiết, trái ngược với quan điểm của Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc.
"Trung Quốc đang có hai cuộc chiến trên một chiến trường với Mỹ - sự kết hợp giữa căng thẳng kinh tế và quân sự", đại tá không quân Trung Quốc Dai Xu viết hồi tháng 5. "Trump trước tiên sẽ lấy tiền của Trung Quốc rồi sau đó lấy mạng chúng ta".
Dai Xu và những người ủng hộ quan điểm của ông đang kêu gọi Trung Quốc thực hiện "chiến tranh tiêu hao", tức là cuộc chiến kéo dài dai dẳng khiến đối phương suy yếu tới mức sụp đổ. Phe sở hữu lượng tài nguyên lớn hơn sẽ là phe chiến thắng. Ư tưởng này hấp dẫn với những người tin rằng hệ thống độc đảng cùng sự kiểm soát của chính quyền với các đ̣n bẩy tài chính và tiền tệ quan trọng sẽ giúp họ đánh bại Mỹ trong cuộc chiến ăn miếng trả miếng.
"Kết quả chung cuộc của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không được xác định bằng cách tính xem hai nước có bao nhiêu lợi thế so với đối phương, mà bằng khả năng chịu đ̣n. Anh có thể có nhiều lợi thế hơn nhưng khả năng chịu đ̣n của anh thấp hơn", Shen Yi, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Phúc Đán ở Thượng Hải, viết.
Tuy nhiên, một số người cho rằng Trung Quốc đă đánh giá quá cao tiềm lực của ḿnh. "Giữa Trung Quốc và Mỹ, Mỹ vẫn là nước mạnh c̣n Trung Quốc là nước yếu. Do đó, Trung Quốc được hưởng lợi nhiều hơn nếu quan hệ Mỹ - Trung tốt đẹp", Jin Canrong, phó trưởng khoa nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh nói hồi tháng 7.
Jin dự đoán Mỹ - Trung sẽ đạt được thỏa thuận trước cuối tháng 11 v́ áp lực từ thuế quan ảnh hưởng đến triển vọng kinh tế của đất nước. "Nếu chiến tranh thương mại diễn ra trong thời gian dài, khiến chuỗi cung ứng trung cấp và cao cấp rời khỏi Trung Quốc th́ điều đó sẽ làm tổn hại lớn đến tiềm năng phát triển trong tương lai của Trung Quốc", ông nói.
Trung Quốc đă có những chỉ số kinh tế yếu trong mùa hè này. Các nhà kinh tế cảnh báo rằng căng thẳng thương mại sẽ khiến kinh tế toàn cầu chững lại v́ nhiều công ty "án binh bất động", dừng các kế hoạch mở rộng quy mô do không chắc chắn về tương lai.
Các nhà kinh tế ôn ḥa ở Trung Quốc hy vọng rằng cuộc chiến thương mại sẽ khiến các nhà hoạch định chính sách thông qua các cải cách thị trường, nhằm mở rộng quy tắc về đầu tư nước ngoài và mở cửa hệ thống tài chính của Trung Quốc với nước ngoài.
"Chính sách của đảng và quan điểm chung ở Trung Quốc là Bắc Kinh nên cởi mở hơn", Wang Huiyao, chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa, cơ quan tư vấn cho chính phủ có trụ sở tại Bắc Kinh, nói.
Wang nói rằng hai nước nên nhanh chóng đạt được thỏa thuận thương mại để Trung Quốc có thể tập trung vào các chính sách như thúc đẩy cải cách doanh nghiệp nhà nước. "Không thể cứ phải cố gắng đạt được một thỏa thuận hoàn hảo", Wang nói.
VetBF@ sưu tầm.