Chiếc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 của Trung Quốc đă mở rộng hoạt động đến một khu vực gần bờ biển Việt Nam hơn, ngay sau khi Úc và Mỹ lên tiếng tỏ ư quan ngại về các hoạt động của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Tàu thám hiểm "Hải Dương Địa Chất 8" của Cục Khảo sát Địa chất Trung Quốc (Ảnh: China Geological Survey)
Tàu khảo sát này lần đầu tiên vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào đầu tháng trước, nơi nó bắt đầu một cuộc khảo sát địa chấn kéo dài nhiều tuần, gây ra đối đầu căng thẳng giữa các tàu quân sự và tàu hải cảnh từ Việt Nam và Trung Quốc.
Con tàu Trung Quốc tiếp tục tiến hành khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào ngày thứ Bảy và được hộ tống bởi ít nhất bốn tàu ở vị trí cách đảo Phú Quư ở đông nam Việt Nam khoảng 102 km và cách các băi biển của thành phố Phan Thiết 185 km, Reuters đưa tin, dẫn ra dữ liệu từ Marine Traffic - một website chuyên theo dơi chuyển động của tàu biển.
Dữ liệu cho thấy nhóm tàu Trung Quốc được theo sát bởi ít nhất hai tàu hải quân Việt Nam, theo Reuters.
Hăng tin này cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời ngay lập tức yêu cầu b́nh luận về diễn biến này.
Trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm về việc tàu Hải Dương Địa Chất 8 quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người phát ngôn của bộ Lê Thị Thu Hằng gọi đó là “hành vi xâm phạm nghiêm trọng” và cho biết các lực lượng chức năng trên biển của Việt Nam “tiếp tục thực thi vào bảo vệ chủ quyền.”
Vùng đặc quyền kinh tế của một nước thường mở rộng lên đến 200 hải lí (370 km) từ bờ biển của nước đó, theo một hiệp ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc. Nước đó có quyền chủ quyền khai thác bất ḱ tài nguyên thiên nhiên nào trong khu vực đó, theo thỏa thuận này.
Việt Nam và Trung Quốc nhiều năm qua đă vướng vào tranh chấp chủ quyền đối với vùng biển có tiềm năng năng lượng và là một tuyến đường vận tải nhộn nhịp ở Biển Đông.
Trung Quốc đă đơn phương tuyên bố chủ quyền bằng một “đường chín đoạn” rộng lớn h́nh chữ U ở Biển Đông, chồng lên một phần lớn thềm lục địa Việt Nam nơi mà Việt Nam đă cấp phép khai thác dầu mỏ.
Hôm thứ Sáu, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Úc Scott Morrison đă bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Trước đó trong tuần này, Mỹ nói họ rất lo ngại về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí tại vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, và việc điều động các tàu này là “một sự leo thang của Bắc Kinh trong những nỗ lực hăm dọa các nước có tuyên bố chủ quyền ngừng phát triển tài nguyên ở Biển Nam Trung Hoa” (tên quốc tế của Biển Đông).
Đáp lại tuyên bố của Mỹ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Washington đang “gieo sự chia rẽ và có động cơ mờ ám.”
“Mục đích là để gây hỗn loạn cho t́nh h́nh ở Biển Đông và làm tổn hại ḥa b́nh và ổn định khu vực. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này,” ông Cảnh nói trong một cuộc họp báo hàng ngày hôm thứ Sáu.