Trump có vũ khí riêng để ép các công ty Mỹ phải rời bỏ Trung Quốc. Để thúc ép các công ty Mỹ t́m "phương án thay thế Trung Quốc", Trump không chỉ có công cụ duy nhất là tăng thuế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.
Vài giờ sau khi Trung Quốc hôm qua thông báo sẽ áp thuế 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ 1/9 và 15/12, Tổng thống Donald Trump yêu cầu các công ty Mỹ "t́m phương án thay thế Trung Quốc, trong đó có đưa công ty về quê hương và sản xuất tại Mỹ".
Quan ngại của Trump về lợi ích các công ty Mỹ mang lại cho Trung Quốc là có cơ sở. Theo thống kê của viện nghiên cứu Rhodium Group, các công ty Mỹ đầu tư tổng cộng 256 tỷ USD vào Trung Quốc từ năm 1990 đến 2017, gần gấp đôi so với tổng vốn đầu tư 140 tỷ USD của các công ty Trung Quốc vào Mỹ.
Tuy nhiên, Trump sẽ gặp nhiều khó khăn khi thuyết phục các công ty Mỹ chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc, bởi động thái này sẽ tốn rất nhiều thời gian. Bên cạnh đó, không ít công ty Mỹ, chẳng hạn các công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, dịch vụ và bán lẻ chắc chắn sẽ khước từ áp lực buộc họ rời khỏi một thị trường không những lớn mà c̣n đang phát triển nhanh chóng như Trung Quốc.
Để buộc các công ty Mỹ làm theo yêu cầu của ḿnh, Tổng thống Trump nắm trong tay một số công cụ hành pháp vốn không cần xin sự phê chuẩn từ quốc hội. Điều đầu tiên mà ông có thể làm là tiếp tục tăng thuế nhằm bóp nghẹt lợi nhuận của các công ty đến khi họ cảm thấy hoạt động ở Trung Quốc không c̣n giá trị.
Trump hôm 23/8 tuyên bố sẽ nâng thuế lên 30% với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/10, 300 tỷ USD hàng hóa c̣n lại, vốn được lên kế hoạch bị đánh thuế từ ngày 1/9 ở mức 10%, giờ sẽ bị đánh thuế ở mức 15%.
Hàng rào thuế quan ngày càng cao mà Trump dựng lên không chỉ khiến việc mua linh kiện từ các nhà cung cấp Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn, mà c̣n gây ảnh hưởng tới những công ty Mỹ sản xuất hàng hóa thông qua các liên doanh ở Trung Quốc.
Trump cũng có thể ra lệnh áp đặt các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc, tương tự các biện pháp đang áp dụng với Iran, nhưng ông trước hết phải bắt đầu từ việc ban bố t́nh trạng khẩn cấp quốc gia theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) 1977.
Khi t́nh trạng khẩn cấp được ban bố, luật trao cho Trump quyền hạn rộng hơn để ngăn chặn hoạt động của các công ty tư nhân, hay thậm chí cả một khu vực kinh tế của Trung Quốc, theo các cựu quan chức liên bang và chuyên gia pháp lư.
Ví dụ, bằng cách tuyên bố hành vi trộm cắp tài sản sở hữu trí tuệ từ các công ty Mỹ của Trung Quốc là t́nh huống khẩn cấp quốc gia, Trump có thể ra lệnh yêu cầu các công ty Mỹ tránh một số giao dịch nhất định như mua sản phẩm công nghệ Trung Quốc, Tim Meyer, chủ nhiệm Chương tŕnh Nghiên cứu Pháp lư Quốc tế tại Trường Luật Vanderbilt ở Nashville, Mỹ, cho hay.
Hồi đầu năm, Trump từng sử dụng chiến lược tương tự khi ông gọi t́nh trạng nhập cư bất hợp pháp ở biên giới phía nam là t́nh huống khẩn cấp quốc gia và đe dọa đánh thuế lên tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Mexico v́ nước này chưa có hành động đủ mạnh để giải quyết vấn đề trên. Trước sức ép của Trump, Mexico đă buộc phải tăng cường các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm ngăn chặn ḍng người vượt biên trái phép vào Mỹ.
Nhiều tổng thống Mỹ trước đây từng kích hoạt IEEPA để đóng băng tài khoản của các chính phủ nước ngoài. Tổng thống Mỹ Jimmy Carter năm 1979 chặn tài sản do chính phủ Iran sở hữu lưu thông qua hệ thống tài chính Mỹ.
Song sử dụng IEEPA tiềm ẩn nguy cơ tổn hại ngoài ư muốn đối với kinh tế Mỹ, Peter Harrell, cựu quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách về biện pháp trừng phạt, hiện cộng tác với Trung tâm An ninh Mỹ Mới, nhận định. Nhà chức trách cần cân nhắc tác động của những động thái trả đũa từ Trung Quốc và cách các công ty Mỹ bị ảnh hưởng.
Kích hoạt IEEPA c̣n có thể tạo ra những thách thức pháp lư tại ṭa án Mỹ, Mark Wu, giáo sư thương mại quốc tế tại Trường Luật Harvard, cho biết.
Một công cụ khác không yêu cầu quốc hội phê chuẩn là cấm các công ty Mỹ tham gia vào các hợp đồng với cơ quan chính phủ liên bang nếu họ có hoạt động ở Trung Quốc, theo Bill Reinsch, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS).
Biện pháp trên sẽ tác động tới một số công ty nhất định, tiêu biểu là Boeing, tập đoàn sản xuất vũ khí chính cho Lầu Năm Góc kiêm nhà xuất khẩu máy bay hàng đầu của Mỹ. Boeing mở nhà máy sản xuất máy bay 737 đầu tiên ở Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái trong nỗ lực vượt mặt đối thủ Airbus đến từ châu Âu.
Một biện pháp mạnh tay hơn nhưng khó xảy ra hơn là Trump kích hoạt Đạo luật Giao dịch với Kẻ thù, vốn được quốc hội thông qua từ Thế chiến I. Luật cho phép tổng thống Mỹ trừng phạt thương mại quốc gia mà Mỹ coi là kẻ thù đang có chiến tranh.
Dù Trump hôm qua lần đầu tiên ám chỉ Chủ tịch Trung Quốc là "kẻ thù", ông gần như rất khó có cơ hội kích hoạt đạo luật này bởi nó sẽ làm leo thang mạnh mẽ căng thẳng với Trung Quốc, giáo sư Wu nhận xét.
Theo Wu, muốn kích hoạt đạo luật này, Trump phải tuyên bố công khai rằng Trung Quốc là kẻ thù đang có chiến tranh với Mỹ. "Trong khi đó, chính quyền Trump có thể sử dụng IEEPA để có những hành động tương tự mà không gây ra tổn thất lớn về ngoại giao", ông nói.