Những vấn đề liên quan tới Trung Quốc sẽ “đốt nóng” chương tŕnh nghị sự của hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay khi các nhà lănh đạo của 7 nền kinh tế phát triển nhất thế giới tập trung tại Pháp.
Pháp đă sẵn sàng đăng cai hội nghị thượng đỉnh G7 năm 2019. (Ảnh: Reuters)
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, mặc dù Chủ tịch Tập Cận B́nh không tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp năm nay, song một loạt vấn đề liên quan tới Trung Quốc, từ chiến tranh thương mại với Mỹ cho tới các cuộc biểu t́nh đang diễn ra tại Hong Kong, đều có thể sẽ xuất hiện trong chương tŕnh nghị sự của G7.
“Trung Quốc sẽ xuất hiện theo một số cách trong các cuộc thảo luận về các chủ đề quan trọng nhất của G7, từ thương mại cho tới an ninh mạng và môi trường”, Tristen Naylor, nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế tại Trường Kinh tế London, nhận định.
"Cuộc chiến" Huawei
Các nhà lănh đạo châu Âu cũng cho thấy tâm lư bất an khi gặp mặt tại Pháp vào cuối tuần này, khi Tổng thống Trump có thể sẽ đề cập tới một loạt vấn đề từ quan hệ thương mại Mỹ - EU cho tới việc kêu gọi cấm cửa Huawei, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc. Ông Trump có thể sẽ ủng hộ lời cảnh báo của tân Thủ tướng Anh Boris Johnson về một tiến tŕnh Brexit (Anh rời khỏi EU) cứng rắn hơn, đồng thời vận động Anh cấm cửa Huawei v́ coi đây là mối đe dọa an ninh.
Đức, nước đang sử dụng các thiết bị của Huawei như một phần trong mạng lưới 4G, hiện cũng phải đối mặt với lời kêu gọi từ Mỹ về việc cấm Huawei tham gia vào mạng di động 5G thế hệ tiếp theo.
Biểu t́nh Hong Kong
Một vấn đề có thể châm ng̣i cho những tranh căi tại hội nghị G7 năm nay là Hong Kong.
Mặc dù đă phát đi nhiều tín hiệu về t́nh h́nh tại Hong Kong, song Tổng thống Trump hiện vẫn chưa sẵn sàng thúc đẩy một phản ứng chung từ Mỹ và các đồng minh về vấn đề này.
Giới phân tích tin rằng các thành viên c̣n lại của G7, gồm Anh, Pháp, Italy, Đức, Canada và Nhật Bản, có thể nhóm họp với nhau để phát đi một thông điệp mạnh mẽ hơn về cách thức Trung Quốc cần làm để giải quyết t́nh trạng bất ổn tại Hong Kong - nơi từng là thuộc địa của Anh.
“G7 được thành lập và phát triển với sứ mệnh cốt lơi là thúc đẩy nền dân chủ và nhân quyền trên phạm vi toàn cầu, do vậy các cuộc biểu t́nh tại Hong Kong và phản ứng của Trung Quốc đă đánh đúng vào trọng tâm của sứ mệnh này cũng như bản sắc (của G7)”, John Kirton, giám đốc Nhóm Nghiên cứu G7, cho biết.
Hiện vẫn phải chờ xem liệu Thủ tướng Đức Angela Merkel hay Thủ tướng Canada Justin Trudeau, hai nhà lănh đạo từng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền của người Hong Kong, có lặp lại lời kêu gọi của họ hay không.
Theo Jonathan Miller, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Nhật Bản, đối với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, sự cần thiết của việc tái thiết lập mối quan hệ với Trung Quốc đă làm dịu bớt tiếng nói của Tokyo tại các diễn đàn quốc tế.
Tuy vậy, ông Miller cũng lưu ư rằng, Thủ tướng Abe là “nhà lănh đạo duy nhất tại hội nghị thượng đỉnh G20 hồi tháng 6 đề cập tới mối quan ngại thực sự về t́nh h́nh Hong Kong với Chủ tịch Tập Cận B́nh”.
“Do thiếu đi sự lănh đạo của Mỹ trong vấn đề này, Nhật Bản sẽ cẩn trọng lấp vào chỗ trống khi phối hợp với các đối tác G7 khác tại châu Âu và Canada”, ông Miller nhận định.
Chiến tranh thương mại
Theo Giáo sư David Welch tại Trường các vấn đề quốc tế Balsille thuộc Đại học Waterloo ở Canada, G7 nên đẩy mạnh vai tṛ trong vấn đề an ninh Đông Á khi Trung Quốc đang góp phần tạo ra “mối đe dọa lớn nhất đối với ḥa b́nh và an ninh toàn cầu”.
Hội nghị thượng đỉnh G7 năm nay nhiều khả năng sẽ bị “phủ bóng” bởi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như những dấu hiệu đáng lo ngại về sự sụt giảm của tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giới phân tích cho rằng châu Âu có lẽ là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất từ căng thẳng thương mại toàn cầu, đặc biệt là những nền kinh tế lớn như Đức.
Ngay trước thềm hội nghị, Tổng thống Trump ngày 23/8 đă tuyên bố nâng mức áp thuế đối với 550 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Động thái của ông chủ Nhà Trắng nhằm đáp trả việc Trung Quốc áp thuế đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Tương tự hội nghị G7 năm ngoái, hội nghị năm nay có thể cũng cho thấy sự chia rẽ giữa Mỹ và các nước c̣n lại về cách thức vận hành của hệ thống thương mại toàn cầu. Năm ngoái, Tổng thống Donald Trump từ chối đặt bút kư vào tuyên bố chung sau khi G7 cam kết “đấu tranh chống chủ nghĩa bảo hộ”.
“Trong bối cảnh của G7, tôi nghĩ các nước châu Âu không nh́n nhận Trung Quốc theo cách tương tự Mỹ, và đây cũng là sự chia rẽ rất quan trọng giữa Mỹ và phần c̣n lại của phương Tây. Trung Quốc là cường quốc thế giới, và là thách thức đối với Mỹ”, Richard Griveson, phó giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Vienna, nhận định.
VietBF © sưu tầm