Tổng Thống Donald Trump trong thời gian qua đă đặt vấn đề với các phụ tá cũng như các quốc gia đồng minh về việc mua đảo Greenland của Đan Mạch cho nước Mỹ, nhưng Greenland lại bác bỏ ư tưởng bán lănh thổ này như tin tức của Tổng thống Mỹ Donald Trump đă thảo luận ở nơi riêng tư với các cố vấn của ông về chuyện mua lại ḥn đảo lớn nhất thế giới này.
Tư liệu - Quang cảnh Upernavik ở tây Greenland, Đan Mạch, ngày 11 tháng 7, 2015
“Chúng tôi mở cửa làm ăn kinh doanh, nhưng chúng tôi không bán đất,” Bộ trưởng ngoại giao của Greenland Ane Lone Bagger nói với Reuters.
Ông Trump dự kiến sẽ đến Copenhagen vào tháng 9 và Bắc Cực sẽ nằm trong chương tŕnh nghị sự trong các cuộc họp với thủ tướng của Đan Mạch và Greenland, một lănh thổ tự trị của Đan Mạch.
Báo The Wall Street Journal là cơ quan tin tức đầu tiên đưa tin về cuộc thảo luận mua Greenland. Reuters cho biết hai nguồn tin nắm rơ t́nh h́nh nói rằng ư tưởng này được một số cố vấn xem như lời nói đùa nhưng được những người khác trong Nhà Trắng xem là nghiêm túc.
Các chính trị gia Đan Mạch hôm thứ Sáu đồng loạt dè bỉu ư tưởng này.
“Đây chắc hẳn là tṛ đùa Cá Tháng Tư. Hoàn toàn không đúng thời điểm,” cựu thủ tướng Lars Lokke Rasmussen nói trên Twitter.
Greenland, một lănh thổ tự trị của Đan Mạch nằm giữa Bắc Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương, lệ thuộc vào hỗ trợ kinh tế của Đan Mạch. Ḥn đảo này lo liệu các vấn đề trong nước của riêng ḿnh trong khi Copenhagen lo liệu về chính sách quốc pḥng và đối ngoại.
Greenland đang thu hút sự chú ư từ các siêu cường quốc toàn cầu bao gồm Trung Quốc, Nga và Mỹ do vị trí chiến lược và tài nguyên khoáng sản.
Một hiệp ước quốc pḥng giữa Đan Mạch và Mỹ có từ năm 1951 trao cho quân đội Mỹ một số quyền đối với Căn cứ Không quân Thule ở bắc Greenland.
Đan Mạch đă từng bán lănh thổ của ḿnh cho Mỹ. Năm 1917, Đan Mạch bán hết các đảo Tây Ấn của ḿnh với giá 25 triệu đôla cho Mỹ. Mỹ sau đó đổi tên thành Quần đảo Virgin của Mỹ.