Nhớ 'một câu nhịn chín câu lành', người Việt sẽ không hung dữ
Hơn nhau không phải ở nắm đấm mà là ở khả năng học tập, làm việc, chia sẻ, thương yêu, tử tế với mình, với người trong mối quan hệ với cuộc sống xung quanh!
Hạ cẳng tay, thượng cẳng chân sau khi va chạm giao thông - Ảnh do bạn đọc cung cấp
Cách đây mấy bữa, trên đường đi làm về, tôi thấy một đám đông ở Hàng Xanh (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), nghĩ là có kẹt xe. Tới gần mới phát hiện là vừa có vụ va quẹt và hai tài xế đang cãi nhau, người đi đường ngang qua ai cũng lắc đầu.
Chuyện va quẹt trên phố đông như Sài Gòn giờ tan tầm là chuyện cơm bữa, nếu cảm thông và chia sẻ được thì có lẽ người ta sẽ nhẹ nhàng cho qua, tôi nghĩ vậy!
Môi trường nhiều mầm mống bạo lực
Thường người ta sẽ nổi nóng khi gặp một chuyện bất như ý nào đó, như vừa bị sếp la, ra cổng cơ quan bảo vệ đùa một câu, liền sân si. Nỗi buồn, sự bực bội là thứ năng lượng chi phối hành xử khiến người ta không thể kiềm chế được cơn tức dâng lên, lây sang người khác.
Vì vậy, có người dễ nổi nóng đã cảnh báo: "Thấy tôi ‘khó ở’ là tránh xa xa giùm, không ăn mắng ráng chịu". Theo đó, người nóng lâu ngày họ cũng biết tính khí của mình nên có "chống chỉ định" chuyện nói đùa, tiếp xúc lúc họ đang không vui, căng thẳng. Thực ra, khi quá mệt mỏi, phiền muộn trong lòng, ta không còn giữ được mình.
Có người bạn của tôi bình thường hiền queo, ai nói gì cũng cười. Bỗng một ngày, tôi hỏi "sao buồn dữ rứa?" lại bị bạn nạt cho một câu nghe chưng hửng. Trời, bạn mình đây sao? Mới đầu tôi phản ứng vậy, nhưng chợt dừng lại vì nhớ ra, đây không phải là bản chất của bạn. Có thể bạn đang có một nỗi niềm, áp lực từ cuộc sống, gia đình, tình yêu hoặc bản thân đang trải qua bệnh tật, sự cố…
Ai cũng có lúc nóng giận, nếu mình hiểu thì sẽ không khiến ngọn lửa trong họ cháy phừng. Tôi im lặng và không bỏ mặc, cuối cùng cũng nghe được thổ lộ từ bạn. Bạn bị nhiều áp lực trong công việc: sếp chèn ép, đồng nghiệp tìm cách chơi khăm, lương không cao, phải chật vật trang trải cuộc sống…
Tất nhiên, nhiều người khó khăn hơn nhưng họ không nổi nóng. Đó là tính cách và sức chịu đựng của từng người. Sự nóng tính là một thói quen được huấn tập hằng ngày theo nguyên lý:
"Thói quen tạo nên tính cách, tính cách tạo nên số phận".
Vì thế, các chuyên gia tâm lý khi chia sẻ với tôi về thói vũ phu của chồng vẫn thường lưu ý, có thể anh ấy từng bị bạo hành lúc nhỏ, từng sống gần những gia đình lớn tiếng, ồn ào đánh cãi nhau như cơm bữa.
Sự tác động của cuộc sống xung quanh lên tính cách con người theo hướng đó được ông bà xưa đúc kết rằng "gần mực thì đen". Cái đen đó cần có thời gian thanh lọc để dần trắng, nhưng nếu vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong môi trường đen hơn thì sẽ đen đậm hơn.
Ngày nay các văn hóa phẩm mang tính bạo lực vẫn đầy rẫy trên mạng và tồn tại trong cuộc sống, giải trí của nhiều người: từ game online đến phim ảnh. Thường ngày tiếp xúc với sự đánh đấm, máu me trong các "thức ăn tinh thần" đó khiến não quen với những "mùi vị" của bạo lực, từ đó hành xử theo.
Những kẻ "giang hồ mạng" được ngưỡng mộ và thu tiền trăm triệu cũng chính là một "hình tượng" khiến người ta thay đổi suy nghĩ: cần gì học hành, tử tế, chỉ cần có "số má" là có thể lên đời.
Môi trường bên ngoài đã vậy, trong nhà trường, gia đình cũng đầy mầm mống bạo lực, tránh sao người trẻ không hoang mang và hành xử theo cách tương tự. Đây mới là điều đáng lo, và người lớn muốn thay đổi không khí bạo lực lan tràn thì chính bản thân phải nỗ lực để ứng xử nhẹ nhàng với nhau trước.
Nhẫn để yêu thương
Không thể có kết cục tốt với những người nóng nảy. Nhân vật Trương Phi trong Tam Quốc Chí là hình mẫu của nóng tính dẫn đến hư sự và mang họa sát thân. Ai cũng nóng nảy trong hành xử thì chiến tranh sẽ nổ ra, thương vong là tất yếu.
Một câu nói đùa cũng thành chuyện lớn vì con người ta quá nóng, quá hung dữ; đi nhậu lo hát karaoke cũng bị đánh chết thì… ôi thôi, cuộc sống quá kinh khủng. Pháp luật cần nghiêm minh để trừng trị việc vô cớ đánh, giết người nhưng đó là xử lý phần ngọn, còn cái gốc vẫn là giáo dục.
Làm sao để con người có thể chậm lại để phân tích kỹ hơn từng câu nói, từng biểu hiện của người khác, trong đó có thân nhân, bạn bè mình để không chụp mũ rồi hành xử như người điên, người say?
Sống thiền hay bình tĩnh sống, sống chậm, sống có chánh niệm… là những cách sống theo tinh thần "nhẫn để yêu thương". Đầu tiên là thương mình. Một người chỉ được người khác tin tưởng, nể trọng và giao việc khi có sự chín chắn, điềm tĩnh trong xử lý. Như vậy, người sống có lý trí, điềm tĩnh chính là cách sống lợi lạc tự thân.
Còn cái lợi cho người xung quanh, nhất là người thân - thương thì cũng dễ dàng để thấy. Con cái sẽ học được nhiều điều hay ho từ bố mẹ có cách sống nhẹ nhàng, tình cảm. Đó mới là gia tài quý giá để lại cho con.
Hành xử nóng tính dẫn tới hư việc, hại người thì vòng lao lý chờ mình là chắc chắn. Một khi đã gây ra sự cố mới hối thì đâu còn kịp. Nhiều người bình luận thiếu niên 16 tuổi rút dao đâm chết người nhắc mình chuyện chạy xe chính là "anh hùng rơm", chứng tỏ với bạn gái nhưng rồi được gì sau lần ra tay đó? Tù tội và có thể mất luôn bạn gái.
Ai đợi và ai chấp nhận một người giết người làm người yêu, người chồng, người cha tương lai?
Thực ra, sân si - ai cũng có. Cái chính là cách quản lý năng lương tiêu cực đó để những năng lượng tích cực phát triển. Để làm được điều đó, phải xây dựng lối sống nhân văn từ chính mỗi gia đình, người lớn dạy trẻ nhẫn nhịn để an lành như ông bà mình nhắc "một câu nhịn chín câu lành".
1. Không nên lãng phí thời gian ở cạnh những người triệt tiêu đi hạnh phúc của bạn
Đời người ngắn ngủi, bạn không nên mang những năm tháng quý báu của mình lãng phí cùng những người áp bức niềm hạnh phúc của bạn. Người thật sự cần đến bạn, họ sẽ tự biết nhường ra cho bạn một chút không gian.
Có đôi khi, chúng ta không cần gắng gượng, buông bỏ cũng là một cách lựa chọn. Hơn nữa, cần ghi nhớ, người bạn chân chính luôn biết xuất hiện ở bên cạnh bạn đúng lúc bạn cần sự giúp đỡ nhất; những người bạn kết giao khi đang ở trên đinh cao thành đạt lại không nhất định là những người bạn chân chính.
2. Không nên trốn tránh vấn đề, đối mặt trực diện với khó khăn, vượt qua nó
Mỗi lần ở vào hoàn cảnh khó khăn, bức bối, trên thế giới này không mấy ai có thể làm tới được bản thân dịu dàng và hiền từ như đất. Ai cũng đã từng trải qua hết lần này đến lần khác cảm thấy khó chịu, thất vọng, tổn thương mới giải quyết xong được vấn đề.
Cho nên, chúng ta không cần sốt ruột mong cầu hoàn thành, cần phải từng bước từng bước giải quyết vấn đề. Bởi vì, đó mới là ý nghĩa của cuộc sống sở tại – đối mặt với những khó khăn, kiên nhẫn học hỏi, đồng thời thích ứng giải quyết vấn đề. Trải qua hết thảy những điều đó cuối cùng tạo nên chính bạn của hiện tại.
3. Không nên dối lừa chính mình
Bạn có thể lừa dối thế nhân, nhưng duy nhất một người bạn không cách nào lừa dối, đó chính là bản thân bạn.
Chúng ta nếu muốn cải thiện cuộc sống của mình, bước đầu tiên cần phải thành thật đối đãi với chính mình. Nếu chỉ biết lừa mình dối người thì rốt cuộc mọi chuyện sẽ trở thành công cốc hư không mà thôi.
4. Nhu cầu của riêng mình chớ đem đặt vào vị trí không quan trọng
Sự tình trở nên đau khổ chẳng qua là bạn quá ưu ái một người mà quên đi rằng bản thân mình cũng có những nhu cầu riêng cần được thỏa mãn. Giúp đỡ người khác là quan trọng, không hề sai chút nào, nhưng bạn đồng thời cũng cần phải giúp đỡ chính mình.
Nếu bạn từ trước tới nay chưa từng thuận theo tiếng gọi của con tim để đi thực hiện việc mình muốn làm, vậy thì hiện tại chính là thời khắc bạn phải bắt đầu cho những khát vọng của bạn rồi!
5. Không nên mong ước trở thành một người không phải là chính mình
Khiêu chiến lớn nhất trong đời người chính là chôn vùi đi con người thật của mình và mong muốn bản thân trở thành một người khác.
Sẽ luôn có người trẻ đẹp hơn bạn, cũng luôn có người thông minh hơn bạn, nhưng họ lại không phải là bạn, đừng nên biến mình trở thành một người khác, mà hãy cần là chính bản thân mình.
6. Đừng sống trong quá khứ đã qua
Nếu như bạn mãi trầm luân trong cái bóng ám ảnh của quá khứ, bạn cũng sẽ không có biện pháp nào để bắt đầu một cuộc sống mới cho hiện tại.
7. Không sợ phạm sai lầm
Dũng cảm để trải nghiệm, cho dù có phạm một chút sai lầm cũng còn đỡ hơn là việc gì cũng không thực hiện! Mỗi một mắt xích thành công đều cần trải qua những bài học giáo huấn từ thất bại, mỗi một lần thất bại đều sẽ đẩy bạn đến bước thềm của sảnh đường thành công.
Cuối cùng, điều khiến bạn cảm thấy hối hận không phải là những việc bạn đã thực hiện qua mà đó lại chính là những việc bạn chưa từng thực hiện được.
8. Không nên trách cứ, đổ lỗi cho những sai lầm của bản thân mình
Chúng ta có thể yêu nhầm người, có thể vì những sự việc không đáng mà đau khổ rơi lệ, nhưng có một điểm, chính những sai lầm đó có thể trợ giúp chúng ta tìm được đúng người, cũng có thể khiến chúng ta ở những lần sau thực hiện được càng tốt hơn.
Có ai mà không từng phạm sai lầm? Chúng ta đều từng trải qua những trải nghiệm của cay đắng khổ đau, cũng vì một chút chuyện cũ mà hối hận không thôi. Nhưng bạn không thể mang chính bản thân mình và cái gọi là phạm vào những sai lầm kia mà vẽ thành dấu bằng, bạn cũng không thể mang chính bản thân mình và những trải nghiệm mọi sự cay đắng khổ đau đã qua để mà đánh đồng đối đãi như nhau.
Bạn chỉ sống trong thời khắc ấy, hơn nữa bạn cũng có năng lực khiến nhiều thứ hôm nay thay đổi tốt hơn khác đi, bạn cũng có năng lực khai sáng tương lai tươi đẹp. Những lịch trình bạn đã trải nghiệm qua trong cuộc sống, mỗi một sự tình đều là một gợi ý, một chuẩn bị cần thiết dành cho một thời khắc nào đó trong tương lai.
9. Không nên thử nghiệm mà đi mua hạnh phúc
Những thứ chúng ta sớm chiều suy nghĩ và mong được thì có rất nhiều, vả lại hầu như đều đắt đỏ. Nhưng có thể cho chúng ta sự hài lòng thực sự lại toàn là những thứ miễn phí, như tình yêu, tiếng cười hay thuận theo cảm xúc thôi thúc trong tâm hồn.
10. Hạnh phúc không phải thu được từ bên một người khác
Nếu như bạn thường cảm thấy không mãn nguyện đối với chính bản thân mình, thế thì đứng từ góc độ lâu dài mà nói, bất luận cho dù bạn chung sống cùng với ai đi nữa bạn cũng đều sẽ không cảm nhận được niềm hạnh phúc.
Cho nên trước khi bạn bắt đầu chia sớt cuộc sống của mình cùng người khác, điều bạn cần thực hiện chính là làm cho nội tại trong bạn cải thiện mỹ hảo trước nhất.
11. Không nên do dự thiếu quyết đoán nữa
Không phải lúc nào cũng cần nhìn trước ngó sau và đắn đo suy nghĩ, trừ khi bạn chính là muốn tạo ra những vấn đề vốn dĩ không nên có.
Bạn không cách nào cải biến được thực tế nếu bạn không muốn đối diện với nó. Nắm bắt được mọi chuyện cũng có nghĩa là thừa nhận trước nguy hiểm, chấp nhận rủi ro. Không bước đi bước thứ nhất, bạn không thể khởi xuất bước thứ hai, cuộc sống chính là như thế.
12. Không nên cứ cho rằng bản thân còn chưa làm tốt bước chuẩn bị
Khi gặp cơ hội xuất hiện, không ai là đã ở thế sẵn sàng đầy đủ 100% khâu chuẩn bị. Trong đời người, khi gặp cơ hội đại đa số chúng ta đều có nhu cầu bước sang trang mới dễ chịu mới có thể không để lỡ mất chúng.
Điều này có nghĩa là ngay khi vừa bắt đầu chúng ta thường cảm nhận thấy có điểm không thật thích ứng. Cho nên không nên cứ cho rằng bản thân mình còn chưa làm tốt khâu chuẩn bị.
13. Không nên nhắm mắt mà bắt đầu vào một tình cảm mới
Tình cảm cần phải cẩn thận lựa chọn. Chúng ta thà rằng sống đơn độc một mình cũng không nên kết duyên cùng người không thích hợp, không nhất thiết phải quá gấp gáp vội vàng.
Chuyện gì cần đến thì nó nhất định sẽ đến, khi đúng lúc thời gian, dưới sự đưa đẩy của duyên phận sẽ cùng với đúng người mà tương ngộ.
14. Không nên bởi vì thất bại, đỗ vỡ của tình cảm cũ mà cự tuyệt bắt đầu một tình cảm mới
Cuộc sống sẽ cho bạn hiểu rằng, những người bạn gặp gỡ trên đời đều có một ý nghĩa tồn tại nào đó. Có lúc đó là một khảo nghiệm đối với bạn, đôi khi là một lần lợi dụng bạn, hoặc là lời khuyên răn cho bạn, nhưng một điểm quan trọng nhất chính là có những người sẽ giúp ánh sáng của bạn tỏa xuất ra được.
15. Không nên lấy bản thân mình ra so sánh với người khác
Không cần phải bận tâm việc người khác tốt hơn bạn, trội hơn bạn, việc cần làm chính là mỗi ngày bạn đều cần tiến bộ, không ngừng siêu việt chính mình. Chỉ cần mỗi ngày một chút, hôm nay bạn tốt hơn hôm qua một chút, thì bạn là đang không ngừng tịnh tiến về phía trước.
Không cần so đo với ai, không cần hơn thua, dè chừng ai, bạn là tốt hơn với chính bạn hôm qua, thế là đủ, rồi một ngày bạn sẽ hài lòng và thản nhiên tự tại. Thành công chỉ là một trường khoảng cách trong kế hoạch tác chiến của bạn cùng chính bản thân bạn.
12. Không nên cứ cho rằng bản thân còn chưa làm tốt bước chuẩn bị
Khi gặp cơ hội xuất hiện, không ai là đã ở thế sẵn sàng đầy đủ 100% khâu chuẩn bị. Trong đời người, khi gặp cơ hội đại đa số chúng ta đều có nhu cầu bước sang trang mới dễ chịu mới có thể không để lỡ mất chúng.
Điều này có nghĩa là ngay khi vừa bắt đầu chúng ta thường cảm nhận thấy có điểm không thật thích ứng. Cho nên không nên cứ cho rằng bản thân mình còn chưa làm tốt khâu chuẩn bị.
13. Không nên nhắm mắt mà bắt đầu vào một tình cảm mới
Tình cảm cần phải cẩn thận lựa chọn. Chúng ta thà rằng sống đơn độc một mình cũng không nên kết duyên cùng người không thích hợp, không nhất thiết phải quá gấp gáp vội vàng.
Chuyện gì cần đến thì nó nhất định sẽ đến, khi đúng lúc thời gian, dưới sự đưa đẩy của duyên phận sẽ cùng với đúng người mà tương ngộ.
14. Không nên bởi vì thất bại, đỗ vỡ của tình cảm cũ mà cự tuyệt bắt đầu một tình cảm mới
Cuộc sống sẽ cho bạn hiểu rằng, những người bạn gặp gỡ trên đời đều có một ý nghĩa tồn tại nào đó. Có lúc đó là một khảo nghiệm đối với bạn, đôi khi là một lần lợi dụng bạn, hoặc là lời khuyên răn cho bạn, nhưng một điểm quan trọng nhất chính là có những người sẽ giúp ánh sáng của bạn tỏa xuất ra được.
15. Không nên lấy bản thân mình ra so sánh với người khác
Không cần phải bận tâm việc người khác tốt hơn bạn, trội hơn bạn, việc cần làm chính là mỗi ngày bạn đều cần tiến bộ, không ngừng siêu việt chính mình. Chỉ cần mỗi ngày một chút, hôm nay bạn tốt hơn hôm qua một chút, thì bạn là đang không ngừng tịnh tiến về phía trước.
Không cần so đo với ai, không cần hơn thua, dè chừng ai, bạn là tốt hơn với chính bạn hôm qua, thế là đủ, rồi một ngày bạn sẽ hài lòng và thản nhiên tự tại. Thành công chỉ là một trường khoảng cách trong kế hoạch tác chiến của bạn cùng chính bản thân bạn.
50 tuổi về sau, đã trải qua hơn nửa đời người, cuộc sống hãy nên là an tĩnh. Cả đời vốn đã vì tranh tranh đấu đấu mà chẳng lúc nào yên. Lúc này, chỉ cần sống bình thường không cần quá nổi trội, thoải mái, bình an là tốt nhất.
Lấy lòng người khác, không bằng tự mình sống hạnh phúc!
Con người, thà rằng cô độc, cũng không dối lòng; thà rằng nuối tiếc, còn hơn tranh đấu thiệt hơn.
Chuyện quá khứ, như đá mòn trong nước, như gió thổi mây trôi, ta nên xem nhẹ.
Trải qua nhiều thăng thầm cuộc sống, nhiều tâm phàm đã yên xuống.
Thời gian quá nhanh, cuộc đời quá ngắn, nếu hiểu như vậy, hãy nên trân trọng nó!
Người hay phiền muội chính vì 12 chữ: Không buông được, nghĩ không thông, không nhìn thấu, không quên được.
Đã đi qua hơn 50 năm cuộc đời bão táp, đừng để người khác khuấy động tâm an tịnh của bạn.
Chúng ta ưa thích niềm vui và sự nhiệt tình của một số người, nhưng cũng có người sinh ra đã tính tình an tĩnh. Bạn là ai thì hãy là như vậy!
50 tuổi về sau, yên tĩnh một chút cũng tốt, không cần phải chen nhau vào những cuộc tranh luận đúng sai, cũng không cần vui cười một cách miễn cưỡng.
Chúng ta muốn làm một người ôn hòa hiền lành, không cần phải sống tủi thân, bạn muốn trở thành người nào thì hãy trở thành người đó.
Chúng ta thường ao ước được sống như những người nào đó, nhưng không phải họ cũng luôn vui vẻ, hãy sống theo cách của bạn.
50 tuổi về sau, ai ép buộc chúng ta phải sống thật hoàn mỹ?
Ta chỉ cần sống bình thường không cần quá đặc sắc nổi trội, chỉ cầu thoải mái, bình an là tốt nhất.
50 tuổi về sau, những gì trước đó bạn chưa tha thứ được thì nên làm từ bây giờ.
Hãy giang rộng đôi tay, hãy mở rộng tấm lòng, bởi vì ai ai cũng nên được hạnh phúc.
Tiến thoái cũng đã nhiều rồi, cũng không cần tranh đấu với đời, chịu thiệt thòi không có gì là không tốt, chỉ cần tâm an tĩnh, tâm hồn thanh thản là được rồi.
50 tuổi về sau, cuộc đời đã quá nửa, còn sống, đừng làm người khác mệt mỏi, càng quan trọng hơn là, sau này hãy sống thật thoải mái.
Vậy nên, thời gian về sau cố gắng sống giản dị hơn, tự làm cho bản thân mình hạnh phúc hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh tĩnh hơn, đó chính là điều quan trọng nhất.
Hồi học tiểu học ở Hà Nội tôi có một người bạn ngồi cạnh bị cụ giáo dạy chúng tôi ở lớp Nhì ghét thậm tệ.
Trong suốt mấy tháng đầu của niên học, người hàng xóm của tôi bị ăn bao nhiêu là roi mây, cho đến khi bạn tôi bỏ hẳn cái thói quen thay tất cả “ph” bằng “f,” thói quen không biết chàng học ở đâu, có thể là chàng mang từ hậu phương về Hà Nội không chừng. Tôi chắc chàng học của bác Hồ của chàng, vì bác là người đã nghĩ ra cái lối viết mà thầy giáo của chúng tôi rất ghét đó.
Nhiều năm sau, trong bản di chúc anh già này viết để lại cho đàn em với ghi chú “tuyệt đối bí mật,” ai cũng đọc thấy tận mắt lối viết ấy.
Ngay ở đầu, là hai hàng chữ “Việt nam zân chủ cộng hòa độc lập, tự zo, hạnh fúc,” rồi trong suốt 7 trang di chúc viết tay đó, là những lối viết quái đản gọi là cải cách đó.
Cách viết đó hình như về sau cũng không có được bao nhiêu người bắt chước làm theo. Người ta không thấy (mấy) ai dùng “f” thay cho “ph,” dùng “k” thay cho “c.” Nhưng mới đây, lối viết ngớ ngẩn đó lại được thấy trong một tấm bằng do một trường bách khoa cấp cho các học viên tốt nghiệp. Trong tấm bằng này, trường đã ghi môn học của học viên là “Major in Farmacy Technician.”
Có tới hai lỗi trong hang chữ vừa dẫn ở trên.
Thứ nhất là danh từ “Pharmacy” bị viết sai là “Farmacy” với “f.” Không thể thay “Ph” bằng “f” được. Tiếng Anh cũng không được, mà tiếng Pháp cũng không được. Khi cái lỗi này được báo chí nêu ra, thì một anh cóc nhái của trường giải thích rằng đó là cách viết tắt nên không có gì là sai cả.
Nói vậy là nói láo, là dốt mà là cãi chầy cãi cối. Nếu viết tắt (abbreviate hay shorten) thì Pharmacy phải viết là “Pharm.” Không bao giờ là “Farmacy” cả.
Lỗi thứ hai là chữ “technician.” “Technician” là chuyên viên kỹ thuật, là kỹ thuật viên. Môn học là “technology.” “Technician” là người nghiên cứu hay theo học môn “technology.” Không thể có môn học “technician” bao giờ.
Những sai sót như thế không phải là ít. Trên một số văn bằng cấp cho các sinh viên người ta thấy rất nhiều những lỗi rất sơ đẳng như vậy. Cả những chữ giản dị như tên tháng ghi “July” thành “Yuly”; “Hiệu Trưởng” ghi là “Hệu Trưởng”; “Information” thành “Infomation” (thiếu chữ “r”; “very” thành “verry” thừa chữ “r”…
T
hí dụ văn bằng Bachelor of Engineer do trường Đại Học Kiến Trúc cấp chẳng hạn. Không bao giờ có thứ bằng cấp này cả. Nếu đó là bằng kỹ sư thì phải ghi là Bachelor of ENGINEERING. Không bao giờ là Bachelor of ENGINEER . Danh từ ENGINEERING là môn (học) kỹ sư trong khi ENGINEER là (người) kỹ sư. Học thì học môn ENGINEERING. Không ai học ENGINEER cả.
Hồi học tiểu học ở Hà Nội tôi có một người bạn ngồi cạnh bị cụ giáo dạy chúng tôi ở lớp Nhì ghét thậm tệ.
Trong suốt mấy tháng đầu của niên học, người hàng xóm của tôi bị ăn bao nhiêu là roi mây, cho đến khi bạn tôi bỏ hẳn cái thói quen thay tất cả “ph” bằng “f,” thói quen không biết chàng học ở đâu, có thể là chàng mang từ hậu phương về Hà Nội không chừng. Tôi chắc chàng học của bác Hồ của chàng, vì bác là người đã nghĩ ra cái lối viết mà thầy giáo của chúng tôi rất ghét đó.
Nhiều năm sau, trong bản di chúc anh già này viết để lại cho đàn em với ghi chú “tuyệt đối bí mật,” ai cũng đọc thấy tận mắt lối viết ấy.
Ngay ở đầu, là hai hàng chữ “Việt nam zân chủ cộng hòa độc lập, tự zo, hạnh fúc,” rồi trong suốt 7 trang di chúc viết tay đó, là những lối viết quái đản gọi là cải cách đó.
Cách viết đó hình như về sau cũng không có được bao nhiêu người bắt chước làm theo. Người ta không thấy (mấy) ai dùng “f” thay cho “ph,” dùng “k” thay cho “c.” Nhưng mới đây, lối viết ngớ ngẩn đó lại được thấy trong một tấm bằng do một trường bách khoa cấp cho các học viên tốt nghiệp. Trong tấm bằng này, trường đã ghi môn học của học viên là “Major in Farmacy Technician.”
Có tới hai lỗi trong hang chữ vừa dẫn ở trên.
Thứ nhất là danh từ “Pharmacy” bị viết sai là “Farmacy” với “f.” Không thể thay “Ph” bằng “f” được. Tiếng Anh cũng không được, mà tiếng Pháp cũng không được. Khi cái lỗi này được báo chí nêu ra, thì một anh cóc nhái của trường giải thích rằng đó là cách viết tắt nên không có gì là sai cả.
Nói vậy là nói láo, là dốt mà là cãi chầy cãi cối. Nếu viết tắt (abbreviate hay shorten) thì Pharmacy phải viết là “Pharm.” Không bao giờ là “Farmacy” cả.
Lỗi thứ hai là chữ “technician.” “Technician” là chuyên viên kỹ thuật, là kỹ thuật viên. Môn học là “technology.” “Technician” là người nghiên cứu hay theo học môn “technology.” Không thể có môn học “technician” bao giờ.
Những sai sót như thế không phải là ít. Trên một số văn bằng cấp cho các sinh viên người ta thấy rất nhiều những lỗi rất sơ đẳng như vậy. Cả những chữ giản dị như tên tháng ghi “July” thành “Yuly”; “Hiệu Trưởng” ghi là “Hệu Trưởng”; “Information” thành “Infomation” (thiếu chữ “r”; “very” thành “verry” thừa chữ “r”…
T
hí dụ văn bằng Bachelor of Engineer do trường Đại Học Kiến Trúc cấp chẳng hạn. Không bao giờ có thứ bằng cấp này cả. Nếu đó là bằng kỹ sư thì phải ghi là Bachelor of ENGINEERING. Không bao giờ là Bachelor of ENGINEER . Danh từ ENGINEERING là môn (học) kỹ sư trong khi ENGINEER là (người) kỹ sư. Học thì học môn ENGINEERING. Không ai học ENGINEER cả.
Cả Dân Tộc Việt Nam Sẽ Bị Chết Khô Vì Khát Tình Người - Em Bụi (Danlambao)
"Rồi đây, cả dân tộc Việt Nam sẽ bị chết khô vì khát tình người" (*) - Tôi tin chắc rằng, điều đó sớm xảy ra trên mảnh đất Việt Nam thân yêu của chúng ta, nếu mỗi người chúng ta vẫn im lặng, vô cảm trước những nỗi đau, tội ác, sự bất công của xã hội.
Qua nay, cư dân mạng đều lên tiếng xót xa trước vụ một thi thể quấn chiếu nằm vắt ngang đằng sau xe máy ở tỉnh Sơn La. Nhưng câu hỏi đặt ra, họ xót xa xong rồi họ sẽ có hành động như thế nào? họ đánh giá như thế nào về vụ việc này? Họ sẽ kêu gọi giúp đỡ gia đình chị P kia và mọi chuyện kết thúc? Hay họ chỉ im lặng, im lặng và im lặng - một sự im lặng đáng sợ đến ghê người?
Tôi sợ, sợ thật sự, cả đêm qua tôi không tài nào ngủ được, tôi bị ám ảnh bởi hình ảnh người đàn ông và thi thể người chết nằm vắt ngang, bó gọn trong chiếc chiếu nhỏ bé đơn sơ, 2 chân rủ xuống sau xe máy... cả 2 cô đơn lạc lõng giữa đường.
Tôi sợ thái độ vô cảm của các vị y bác sĩ tại bệnh viện, sự vô cảm của tất cả những người dân trên đường... tôi tự hỏi, họ không hề biết, không thấy có một người chết đang nằm sau xe, 2 chân buông sõng hay sao? Hay vì họ cũng quá nghèo nên không thể giúp được gì?
Tôi ghê tởm thái độ vô lương tâm của các vị y bác sĩ, thà họ cứ im lặng, thà họ cứ làm thinh giả câm giả điếc, đằng này họ lại đi bao biện cho bản thân mình và tìm mọi cách để chứng minh rằng họ vẫn là những "lương y như từ mẫu", thậm chí, họ còn mua chuộc cả gia đình, để gia đình nhận lãnh hoàn toàn mọi trách nhiệm. Họ không biết rằng, những lý luận của họ đến trẻ con như tôi cũng thấy rõ sự láo toét và khinh bỉ hay sao?
Tôi sợ khi tôi hình dung ra viễn cảnh tương lai, chỉ riêng Sơn La sẽ có đến 36.000 cái xác nữa cũng không đủ tiền để thuê xe ô tô. Họ quá nghèo đói, tiền ăn không có, lấy đâu thuê?? (Tính tới năm 2015, toàn tỉnh Sơn La có tới 36.000 người thiếu đói)
Và tôi tin chắc chắn rằng, đây không chỉ là những cái xác duy nhất và đầu tiên được bó trong chiếu đưa về nhà. Bao nhiêu người nghèo khó ở Sơn La? Bao nhiêu người nghèo này bị bệnh và phải giao phó số mạng của họ cho bệnh viện hoạt động bởi tiền thuế của nhân dân? Bao nhiêu gia đình người nghèo cơm không đủ ăn này làm gì đủ tiền để mướn xe chở xác người thân về nhà? Chắc chắc không phải chỉ có 2 cái xác gói chiếu thương đau mà còn vô số! Và nó cũng không chỉ có ở Sơn La, mà còn diễn ra ở khắp mọi miền của tổ quốc.
Thế đó, đâu rồi những đài nghìn tỷ Hồ Chí Minh - tượng “Người” đã thấy bao nhiêu xác người bó chiếu dưới chân “Người”? bao nhiêu xác chết em thơ vì quá đói khổ? bao nhiêu xác chết tức tưởi của những ông bố bà mẹ vì không đủ tiền nuôi con ăn học thành người?...
Tất cả những xác chết đó, đang gào thét dưới tượng "Người" đó.
Tôi từng hỏi bạn tôi, bạn nghĩ gì về việc Tỉnh Sơn La sẵn sàng chi 1.400 tỷ để xây tượng ông Hồ, và chấp nhận ít nhất 36.000 người vẫn còn thiếu đói. Bạn chỉ nói vỏn vẹn "đó là sự thất bại". Thất bại về điều gì hả bạn?
Nhiều người còn trách móc và nói, Việt Nam là một đất nghèo nhưng vẫn hạnh phúc và đáng sống hơn các nước tư bản. Vậy:
Việt Nam đáng sống đến mức người chết không có đất để chôn, không có tiền để thuê xe ô tô đưa người thân từ bệnh viện về nhà ư?
Việt Nam đáng sống đến mức, những người em tôi phải chết trên đường đi học về vì quá đói sao?
Việt Nam đáng sống đến mức, những người em tôi phải treo cổ tự tử vì gia đình không có điều đủ tiền để mua cho em một bộ quần áo mới?.
Việt Nam đáng sống đến mức, bố mẹ cùng con cái tự tử vì gia đình quá nghèo?
Việt Nam đáng sống đến mức, mẹ tự tử vì không có tiền chữa bệnh hiểm nghèo cho con, hay mẹ chết để lấy tiền phúng viếng cho con học?
Việt Nam đáng sống đến mức, người dân không dám ra đường, vì sợ xe điên tông phải và chết?
Việt Nam đáng sống đến mức con giết mẹ, mẹ giết con, vợ giết chồng, chồng giết vợ... dễ dàng như cắt tiết một con gà?
Việt Nam đáng sống đến mức, những người thanh niên sẵn sàng chém giết nhau vì 1 cái nhìn?
Việt Nam đáng sống đến mức, họ chém giết nhau vì tranh giành trả tiền hay gái gú?
Việt Nam đáng sống đến mức, họ sẵn sàng bóp chết hàng trăm ngàn em bé chưa kịp cất tiếng khóc chào đời? (Theo thống kê của hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có ít nhất 3000.000 ca nạo hút thai ở tuổi vị thành niên từ 15-19 tuổi...)
Việt Nam đáng sống đến mức, người dân càng ngày càng thờ ơ trước vấn nạn những bé gái, bé trai bị xâm hại tình dục, bé nào may mắn thì sống, bé nào bất hạnh thì chết?
Việt Nam đáng sống đến mức, người dân nơm nớp sợ ra đường, sợ vào đồn công an và chết bất đắc kỳ tử, sợ ăn phải đồ Trung Quốc, sợ vào bệnh viện...
...
Câu trả lời thuộc về các bạn, những người bạn của tôi. Tôi thấy buồn, buồn thay các bạn - những người luôn nói “sống là phải biết cho đi”, những người mở miệng ra lại nói, “lý tưởng của tôi là giúp đỡ những người nghèo, những người thấp cổ bé họng…” nhưng lại làm ngơ, im lặng trước những tội ác đang diễn ra ngoài xã hội. Mà các bạn thừa biết, im lặng là đồng lõa với tội ác.
Tệ hơn, khi người dân phản đối tượng đài ngàn tỷ Hồ Chí Minh, yêu cầu sử dụng tiền đó vào đúng mục đích như giúp trẻ em có đủ điều kiện tới trường, tạo công ăn việc làm cho người nghèo miền núi… thì các bạn lên tiếng chửi bới, nhục mạ họ.
Các bạn ạ, hãy thức tỉnh và đừng im lặng nữa. Đừng gián tiếp biến Việt Nam trở thành một đất nước chết vì khát khô tình người.
Nhiều người nuôi tham vọng rất lớn, mong muốn điều này lại mong muốn điều kia. Ai sinh ra cũng muốn cuộc sống êm đẹp, dòng đời mang đến cho nhiều may mắn và lựa chọn, nhưng cuộc sống là muôn mầu muôn lối, có người này người kia, nếu so sánh sẽ luôn là khập khiễng và luôn có người trội hơn người khác, và người khác nữa lại thua kém người này người kia. Biết bao nhiêu cho đủ, chỉ khi tâm chúng ta an hòa, hài lòng với những gì mình có và biết ơn những thứ, những điều ta đang có, đó mới là mang lại cho tâm hồn chúng ta sự an tịnh.
Thời gian cứ trôi qua mỗi giây phút rồi mỗi ngày mỗi tuần mỗi năm, thấm thoát một cái đã hết một cuộc đời một thế hệ, dòng đời là sự nối tiếp. Mọi sự mọi việc bình bình là đáng quý, song có người lại cho rằng đó là nhàm chán, là tầm thường. Một số người có tham vọng trong cuộc đời, họ có suy nghĩ rằng phải làm nên gì đó ví như công danh phải thành đạt hay danh vọng tiền tài địa vị, cứ ngỡ thành đạt là mục đích mục tiêu then chốt, nhưng đến khi đạt được mục tiêu đó thì mục tiêu khác lại hiện ra giống như chiếc bóng vô hình cứ treo lơ lửng đằng trước mặt chúng ta. Khi ta đang lái con đường đời của ta đi, nếu cứ giang tay mà với chiếc bóng đó thì cũng không với được bởi chúng là luôn ở đó và luôn đứng đằng trước chúng ta cách chúng ta một khoảng không gian nhất định như miếng mồi ngon mà ta muốn có nhưng chưa có được. Một số người thành đạt lại cảm thấy tâm hồn trống trải và cô đơn như không có gì có thể bù đắp đủ, họ cố gắng tiêu phí thật nhiều tiền của để chi tiêu và trang trải cho những an ủi tiện nghi cuộc sống nhưng một góc khuất nào đó họ vẫn thấy lạnh lẽo và cô đơn trong tâm hồn, hay vì họ đã hy sinh đánh đổi thật nhiều những trải nghiệm, những thú vui khác để chạy đua theo thời gian, hay vì một lẽ nào đó…v.v.
Khi trái tim chưa biết đủ cứ truy cầu điều này thứ kia chúng ta sẽ vội vàng thiếu đi sự điềm tĩnh, sự an nhiên để hưởng thụ từng ngụm thời gian, từng hơi thở và sự tồn tại của thời không xung quanh ta, của nhân sinh cảm ngộ, của những lẽ rất giản dị đời thường nhưng có ý nghĩa vô giá, của những thảnh thơi biết hài lòng với những gì mình đang có. Sống chậm lại và bằng thiện tâm mỗi ngày bạn sẽ thấy cuộc sống này thật ý nghĩa, thật nhân sinh và rất nhiều điều bao hàm ẩn chứa trong đó mà chúng ta sẽ cần học hỏi được chứ không phải chỉ những so bì tranh đấu hơn thua.
Một người khi bệnh tật mới thấy lúc khỏe mạnh là hạnh phúc ước ao.
Một người khi sinh ra trong cảnh tàn tật hay không may rơi vào cảnh tàn tật mới thấy được bình thường nguyên lành tạo hóa ban cho là ý nghĩa và đáng ước ao biết bao. Nếu người đó có giàu tỉ phú đi chăng nữa cũng không thể mua được hai chữ tự do mà tạo hóa mang lại.
Một người dẫu có sinh ra trong một gia đình mà mỗi bước chân đều đi trên thảm vàng nhưng không may bị thiểu năng, thiểu não thì cũng không thể biết cách xài những đồng tiền vàng và của cải mà anh ta có một cách bình thường như bao người bình thường khác.
Có mất đi tự do mới biết trân quý những gì có lúc tự do, có mất đi những gì tạo hóa ban cho mới biết trân quý chúng, vậy chúng ta hãy biết ơn và trân quý những gì chúng ta đang có đừng để như ai đến lúc mất đi rồi mới nuối tiếc sao khi xưa không cảm nhận là đang may mắn nhường nào.
Một người sống trên một đất nước nhiều thiên tai và động đất mới trân quý sự bình yên của đất trời, còn chúng ta đang sống trên một đất nước yên bình không động đất, ít thiên tai hơn thì cũng cần trân quý những gì ta đang được hưởng và càng cần phải gìn giữ những gì mà tự nhiên và tạo hóa ban tặng, để con cháu chúng ta mãi cũng sẽ được hưởng sự bình yên như vậy.
Nhiều người nuôi tham vọng rất lớn, mong muốn điều này lại mong muốn điều kia. Ai sinh ra cũng muốn cuộc sống êm đẹp, dòng đời mang đến cho nhiều may mắn và lựa chọn, nhưng cuộc sống là muôn mầu muôn lối, có người này người kia, nếu so sánh sẽ luôn là khập khiễng và luôn có người trội hơn người khác, và người khác nữa lại thua kém người này người kia. Biết bao nhiêu cho đủ, chỉ khi tâm chúng ta an hòa, hài lòng với những gì mình có và biết ơn những thứ, những điều ta đang có, đó mới là mang lại cho tâm hồn chúng ta sự an tịnh.
Thời gian cứ trôi qua mỗi giây phút rồi mỗi ngày mỗi tuần mỗi năm, thấm thoát một cái đã hết một cuộc đời một thế hệ, dòng đời là sự nối tiếp. Mọi sự mọi việc bình bình là đáng quý, song có người lại cho rằng đó là nhàm chán, là tầm thường. Một số người có tham vọng trong cuộc đời, họ có suy nghĩ rằng phải làm nên gì đó ví như công danh phải thành đạt hay danh vọng tiền tài địa vị, cứ ngỡ thành đạt là mục đích mục tiêu then chốt, nhưng đến khi đạt được mục tiêu đó thì mục tiêu khác lại hiện ra giống như chiếc bóng vô hình cứ treo lơ lửng đằng trước mặt chúng ta. Khi ta đang lái con đường đời của ta đi, nếu cứ giang tay mà với chiếc bóng đó thì cũng không với được bởi chúng là luôn ở đó và luôn đứng đằng trước chúng ta cách chúng ta một khoảng không gian nhất định như miếng mồi ngon mà ta muốn có nhưng chưa có được. Một số người thành đạt lại cảm thấy tâm hồn trống trải và cô đơn như không có gì có thể bù đắp đủ, họ cố gắng tiêu phí thật nhiều tiền của để chi tiêu và trang trải cho những an ủi tiện nghi cuộc sống nhưng một góc khuất nào đó họ vẫn thấy lạnh lẽo và cô đơn trong tâm hồn, hay vì họ đã hy sinh đánh đổi thật nhiều những trải nghiệm, những thú vui khác để chạy đua theo thời gian, hay vì một lẽ nào đó…v.v.
Khi trái tim chưa biết đủ cứ truy cầu điều này thứ kia chúng ta sẽ vội vàng thiếu đi sự điềm tĩnh, sự an nhiên để hưởng thụ từng ngụm thời gian, từng hơi thở và sự tồn tại của thời không xung quanh ta, của nhân sinh cảm ngộ, của những lẽ rất giản dị đời thường nhưng có ý nghĩa vô giá, của những thảnh thơi biết hài lòng với những gì mình đang có. Sống chậm lại và bằng thiện tâm mỗi ngày bạn sẽ thấy cuộc sống này thật ý nghĩa, thật nhân sinh và rất nhiều điều bao hàm ẩn chứa trong đó mà chúng ta sẽ cần học hỏi được chứ không phải chỉ những so bì tranh đấu hơn thua.
Một người khi bệnh tật mới thấy lúc khỏe mạnh là hạnh phúc ước ao.
Một người khi sinh ra trong cảnh tàn tật hay không may rơi vào cảnh tàn tật mới thấy được bình thường nguyên lành tạo hóa ban cho là ý nghĩa và đáng ước ao biết bao. Nếu người đó có giàu tỉ phú đi chăng nữa cũng không thể mua được hai chữ tự do mà tạo hóa mang lại.
Một người dẫu có sinh ra trong một gia đình mà mỗi bước chân đều đi trên thảm vàng nhưng không may bị thiểu năng, thiểu não thì cũng không thể biết cách xài những đồng tiền vàng và của cải mà anh ta có một cách bình thường như bao người bình thường khác.
Có mất đi tự do mới biết trân quý những gì có lúc tự do, có mất đi những gì tạo hóa ban cho mới biết trân quý chúng, vậy chúng ta hãy biết ơn và trân quý những gì chúng ta đang có đừng để như ai đến lúc mất đi rồi mới nuối tiếc sao khi xưa không cảm nhận là đang may mắn nhường nào.
Một người sống trên một đất nước nhiều thiên tai và động đất mới trân quý sự bình yên của đất trời, còn chúng ta đang sống trên một đất nước yên bình không động đất, ít thiên tai hơn thì cũng cần trân quý những gì ta đang được hưởng và càng cần phải gìn giữ những gì mà tự nhiên và tạo hóa ban tặng, để con cháu chúng ta mãi cũng sẽ được hưởng sự bình yên như vậy.
50 tuổi về sau, đã trải qua hơn nửa đời người, cuộc sống hãy nên là an tĩnh. Cả đời vốn đã vì tranh tranh đấu đấu mà chẳng lúc nào yên. Lúc này, chỉ cần sống bình thường không cần quá nổi trội, thoải mái, bình an là tốt nhất.
Lấy lòng người khác, không bằng tự mình sống hạnh phúc!
Con người, thà rằng cô độc, cũng không dối lòng; thà rằng nuối tiếc, còn hơn tranh đấu thiệt hơn.
Chuyện quá khứ, như đá mòn trong nước, như gió thổi mây trôi, ta nên xem nhẹ.
Trải qua nhiều thăng thầm cuộc sống, nhiều tâm phàm đã yên xuống.
Thời gian quá nhanh, cuộc đời quá ngắn, nếu hiểu như vậy, hãy nên trân trọng nó!
Người hay phiền muội chính vì 12 chữ: Không buông được, nghĩ không thông, không nhìn thấu, không quên được.
Đã đi qua hơn 50 năm cuộc đời bão táp, đừng để người khác khuấy động tâm an tịnh của bạn.
Chúng ta ưa thích niềm vui và sự nhiệt tình của một số người, nhưng cũng có người sinh ra đã tính tình an tĩnh. Bạn là ai thì hãy là như vậy!
50 tuổi về sau, yên tĩnh một chút cũng tốt, không cần phải chen nhau vào những cuộc tranh luận đúng sai, cũng không cần vui cười một cách miễn cưỡng.
Chúng ta muốn làm một người ôn hòa hiền lành, không cần phải sống tủi thân, bạn muốn trở thành người nào thì hãy trở thành người đó.
Chúng ta thường ao ước được sống như những người nào đó, nhưng không phải họ cũng luôn vui vẻ, hãy sống theo cách của bạn.
50 tuổi về sau, ai ép buộc chúng ta phải sống thật hoàn mỹ?
Ta chỉ cần sống bình thường không cần quá đặc sắc nổi trội, chỉ cầu thoải mái, bình an là tốt nhất.
50 tuổi về sau, những gì trước đó bạn chưa tha thứ được thì nên làm từ bây giờ.
Hãy giang rộng đôi tay, hãy mở rộng tấm lòng, bởi vì ai ai cũng nên được hạnh phúc.
Tiến thoái cũng đã nhiều rồi, cũng không cần tranh đấu với đời, chịu thiệt thòi không có gì là không tốt, chỉ cần tâm an tĩnh, tâm hồn thanh thản là được rồi.
50 tuổi về sau, cuộc đời đã quá nửa, còn sống, đừng làm người khác mệt mỏi, càng quan trọng hơn là, sau này hãy sống thật thoải mái.
Vậy nên, thời gian về sau cố gắng sống giản dị hơn, tự làm cho bản thân mình hạnh phúc hơn, nhẹ nhàng hơn, thanh tĩnh hơn, đó chính là điều quan trọng nhất.
Bạn từ Việt Nam đi du lịch sang Mỹ. Bạn bằng tuổi mình, năm nay được 65 cái xuân xanh, nhưng nhà nước ở VN cho Bạn về đuổi gà chăn vịt từ lúc tuổi mới 55, trong khi mình vẫn còn mài đũng quần, ngồi "dũa" móng cho các bà già Mỹ.
Từ hồi học Trung học, Bạn là người Bạn tốt đối với mọi người, nên bạn bè của Bạn bây giờ ở khắp năm châu. Bạn được các bạn mời đi thăm các nơi khắp nước Mỹ và đây là chặng dừng chân cuối cùng, đó là tệ xá của mình .
Ông Xã mình nhường chỗ cho Bạn ngủ với mình, và câu đầu tiên khi ngã đầu nằm cạnh nhau, Bạn hỏi mình "Làm gì ở Mỹ " .
Chỉ 4 chữ thôi, nhưng nó trải dài 22 năm ở Mỹ. Mình ngồi dậy, cầm chai nước ở đầu giường, uống một hơi để lấy giọng, và bắt đầu kể ....
*****
Từ phi trường Philadelphia gia đình mình gồm 4 người, được người bảo trợ đưa đến một căn nhà Twin, nhà 7 phòng nhỏ xíu, mỗi phòng là một gia đình từ 2, đến 3 hoặc 4 người, mà mỗi người, ông chủ nhà lấy 100 đô, không kể người lớn hay con nít.
Đêm đầu tiên nghĩ dưỡng sức, đến đêm thứ nhì mình đã có việc rồi .
Căn phòng kế bên có 2 vợ chồng HO, mới sanh Baby chỉ 1 tháng, người vợ phải đi làm trở lại , cả 2 vợ chồng làm hãng thịt vào ca đêm, nên độ 10 giờ đêm là bế đứa bé qua phòng mình ngủ, sáng đi làm về thì bỏ trên bàn trong phòng mình 5 đô.
Căn phòng share nhỏ xíu, 2 vợ chồng thì ngủ dưới đất, hai đứa nhỏ 5 và 7 tuổi thì được ngủ trên 2 giường nhỏ, thêm đứa bé babysit, thì nằm dưới chân. Phòng chật đến nỗi mình và Ông Xã nằm ở dưới đất, một người nằm ngữa, một người nằm nghiêng, nếu cả hai cùng nằm ngữa thì không vừa. Tối ngủ mơ màng, cảm giác như có con gì bò nhột nhột, mình lấy tay đè bẹp dí thì nghe mùi gián. Ngồi dậy bật đèn lên thì gián mẹ, gián con, hàng trăm con chạy búa xua, tìm chỗ trốn dưới thảm.
Ở Việt Nam nhà cửa đóng bợn, góc nhà bụi bậm bám đầy, mình chỉ quét, xem là thường không có gì để gọi là quan trọng, khi sang đây thấy nhà lót thảm đỏ, cứ tưởng sạch sẽ, quý phái, sang trọng, nên mình chỉ lót cái mền rồi 2 vợ chồng nằm ngủ, cứ nghĩ là sướng quá rồi, không ngờ mình nằm trên ổ gián . Bây giờ mỗi lần nhớ lại vẫn còn cảm thấy rùng mình.
Giữ đứa bé độ một tuần, một hôm Ông chủ nhà đi ăn Buffet ở tiệm ăn tàu đầu ngõ, về nhà cho hay ngoài đó cần một Waitress, tức bưng đồ ăn cho khách, sau khi khách order. Với trình độ tiếng Anh "ba xí, ba tú " từ thời trung học, mình nghĩ: Đây là "xứ cơ hội", nghề gì cũng làm thôi, chỉ sợ người ta không mướn mình.
Ông Chủ người Tàu, cỡ 70 tuổi , nói tiếng Anh. Ông nói ông nghe, mình lấp bấp làm như hiểu, nhưng thật sự chả hiểu con khỉ khô gì ca. Ông cầm cái menu , gần 300 món. Ông dắt mình vào bếp, chỉ các thứ rau và nói tiếng Anh các lọai rau, giời ơi, coi bộ không dễ .
Ngày đầu tiên đi làm thì Ông chủ nhà chở ra giới thiệu với chủ nhà hàng, mình chả biết họ nói gì, nhưng Ông chủ nhà hàng cứ gật đầu coi bộ ưng ý. Tối về nghe nói lại là "Tôi giới thiệu chị cùng gia đình sang đây tị nạn CS, Ông chủ nhà hàng người tàu Đài Loan nên cũng sợ CS, tôi nói chị cũng có nhà hàng ở VN nên Ông có vẻ nể chị lắm, Ổng nghĩ là chị biết mọi thứ trong nhà hàng, chỉ sợ tiếng Anh còn dở thôi, nhưng ông ấy nói sẽ huấn luyện cho chị."
Nhà hàng buổi trưa thì bán Buffet, nên mình chỉ thay mấy cái khay đồ ăn trên quầy, rồi để ý lau bàn, lau ghế dọn chỗ khi khách đứng dậy, cứ ấm ớ... Thankyou, goodbye, chào khách về...you have nice day , hoặc khi khách nói Thankyou, thì phải nói lại you' re welcome...., rắc rối quá, ở VN mình đâu có quá lịch sự như vậy, à quên đây là nước Mỹ mà..
Sợ nhất là buổi tối, khách tới ăn, mình chưa lấy order được vì trở ngại tiếng Anh. Lương bắt đầu là 150 đô một tuần , làm 6 ngày, mỗi ngày 10 tiếng, Ông chủ nói, nếu mình lấy được order, ổng sẽ trả thêm mình 100 đô/ 1 tuần. Bạn thử tưởng tượng ở VN mới sang, vốn tiếng Anh đã ít, mà sau 22 năm ở với VC, lo chạy ăn bở hơi còn đói lên đói xuống, còn thời giờ đâu mà học tiếng Anh, mà cũng đâu nghĩ rằng có ngày mình được đi Mỹ mà học tiếng Anh, vì vậy được trả lương như vậy thì đúng là có nằm mơ cũng không thấy.
Ông Tàu già nầy tốt bụng vô cùng, mỗi buổi trưa vắng khách Ổng cứ kêu mình tới quầy để học cái menu. Ông đọc trước biểu mình đọc sau, rồi kêu mình xuống bếp chỉ tên từng món. Vùng nầy ở miền Đông HK, năm 1994 tuyết nhiều lắm, tuyết cao tới thắt lưng,ban ngày buổi sáng đi làm, mình lấy bịch nylon bịt chân lại, cột tới mắt cá, rồi mang vớ cao vào, mặc quần ấm ở trong, quần Jean ở ngoài, áo thì độn 2, 3 lớp, thêm cái áo Jacket dầy. Đầu thì bịt cái mũ ni mua ở VN, có 2 dây cột quấn cổ, mình quấn ngang mũi, và cột lại sau gáy, xong xuôi thì đi bộ ra nhà hàng. Nói là đầu ngõ, chứ đi bộ cả giờ mới tới. Khi đi phải đạp lên tuyết xốp mà đi, chứ giẫm lên tuyết láng là bị "chơi một đường lã lướt" liền.
Buổi tối về thì Ông Chủ lái xe van cũ chở 2 đầu bếp, một tài xế delivery đồ ăn và mình chất lên xe, chạy quanh co trên đường tuyết, lúc xuống dốc, khi lên đồi, Ổng kềm chặt tay lái, có hôm thầy trò tưởng chừng bay xuống ruộng bắp.
Khoảng chừng 3 tháng, một hôm cuối tuần lúc phát lương mình nói với Ổng, "Tôi lấy được order rồi, Ông lên lương tôi chứ!" Tội nghiệp ông già, Ổng nói gì đó một hơi mình chả hiểu rồi móc túi đưa thêm 100, khoảng 2 tuần sau thì nhờ người thông dịch mới biết là ổng nói nhà hàng ế quá, ổng lại già rồi, con ổng biểu bán đi để về hưu, còn vài tuần nữa thì nhà hàng sang cho người khác rồi.
Thế là cũng tới ngày phải ở nhà. Thời gian nầy ông xã mình có đến Đại Học Cộng Đồng để học ESL. Tụi nầy cũng đưọc một Ông HO tốt bụng ở chung nhà dạy lái xe nên đậu và đã mua được chiếc xe cũ.
Nghỉ ở nhà được 2 hôm, thì có người cùng xóm chỉ cho một gia đình VN có con nhỏ mới đẻ một tháng đến nhờ mình tới nhà babysit, cho ăn, tắm rửa em bé rồi canh cho nó ngủ. Mình chờ những lúc bé ngủ thì đọc báo hay xem phim gì đó, sợ bé thức nên vặn nhỏ TV, riết thành thói quen, xem TV chỉ xem hình, vì sợ tiếng động làm bé thức. Chính vì điều nầy làm mẹ cháu lo, sao mà ban đêm cháu không chịu ngủ, cứ bò lên bò xuống. Mẹ cháu bế cháu đi Bác sỹ khám thì BS cho biết cháu chả bịnh gì cả, thằng nhỏ bú sữa Mỹ, nên mạnh như thần, chả hề thấy bệnh, hì hì, Bố mẹ thắc mắc sao nó không chịu ngủ , mà vẫn mạnh cùi cụi thế kia.
Mình giữ em bé nầy đến 4 giờ chiều thì lái xe khoảng 8 mile để đến nhà một gia đình Mỹ, chở 2 đứa nhỏ: đứa trai 9 tuổi, đứa gái 10 tuổi, đứa trai thì đi Boyscott, đứa gái học múa bale. Ngày nào sau giờ học cũng phải chở 2 đứa nầy, bữa thì học guitar, bữa thì học vẽ... học gì mà đủ thứ. có bữa lái vòng vòng chở đi đầu nầy đầu nọ, về nhà xem lại số mile, có hôm khoảng 30 mile.
Bà chủ nhà nầy là Trưởng học khu, họp hành liên miên, ông chủ là Bác sỹ làm nhà thương trực buổi tối, nên coi như buổi chiều là mình tới "thầu" luôn, chở 2 đứa đi học. Sau khi bỏ tụi nhỏ ở trường, rồi trở về nhà đó làm đồ ăn,.quét dọn, chùi rửa....clean nhà, clean cửa, ở VN lúc xưa gọi là làm đầy tớ, bây giờ gọi là Osin, ở Mỹ có từ hoa mỹ hơn, gọi là Housekeeper, chung quy là đi ở đợ.
Bà chủ nầy người Ireland, nghe nói dân nước nầy hà tiện lắm, bả sang Mỹ mấy đời rồi mà còn cái gốc hà tiện, khi họp đồng miệng lúc nhận việc là 5 đô/1 giờ cộng với tiền xăng, thì tuần đầu Bả trả tiền xăng khoảng 5 đô cho cả tuần, lúc ấy con bả học thêm ít, nhưng từ tuần thứ nhì trở đi thì bả lấy thêm giờ cho con bà ấy học thêm nữa, nên chở đi nhiều hơn. Vậy mà có tuần trả 5 đô, có tuần không. Tính người Việt mình tự trọng không mè nheo đòi hỏi, Bả lại càng lấn tới, có hôm mới tới làm chỉ 1 giờ, cuộc họp ở sở bả bị cancel , thì từ sở bả gọi điện về, bảo về đi.
Thành thử, lái đi, lái về, tất cả 16 mile, khoảng 25 cây số, làm chỉ 1 giờ được 5 đôla thì bị kêu về đi.Con gái bả mới 10 tuổi nghe Mẹ kêu điện thoại về, lúc mình sửa soạn ra xe, tiễn mình, nó còn dùng 4 ngón tay úp lại trong lồng bàn tay, rồi chĩa ngón cái lên, dấu hiệu là "bà chịu về tốt quá..hết xẩy "
Sau nầy, về bàn lại với ông xã, bắt bả phải chịu trả ít nhứt 3 giờ mỗi tối, từ thứ hai đến thứ sáu, lễ thì con bả nghỉ, mình cũng nghỉ.
Ngày thứ bảy và chủ nhật thì mình lái xe tới tiệm dunkin donut đứng bán bánh, loại bánh tròn, vị ngọt mà người Mỹ hay đến mua ăn sáng và uống cà phê, đôi khi cuối tuần cũng có vài nhà nhờ mình tới nhà coi con để vợ chồng họ rảnh rỗi đi chơi với nhau.
Nhà bà Mỹ mình làm ở trên núi, lúc quẹo xe ra lái độ 3 mile thì ra tới ngã tư. Ngã tư nầy phải nói là ngã tư "tử thần" vì không có đèn đỏ, đường ngang trước mặt thì đông đảo, xe cộ nối đuôi nhau, nhưng chỉ đông có một lane bên về núi, còn lane xuống núi thì vắng ngắt, mình về nhà phải lái trên lane xuống núi.
Một bữa kia, sau giờ babysit, lúc ngừng để chờ quẹo trái chạy xuống núi, các xe ngừng lại cho mình quẹo, khi quẹo được rồi thì bỗng đâu... khịt... khịt...pựt pựt...pựt...... Trời hỡi, xe hình như chết máy! Tình huống nầy từ hồi cha sanh mẹ đẻ chưa biết, nên không biết làm sao đây. Mình đem hết sức đạp thắng, nhưng nó cứ bon bon không chịu dừng lại, nhìn kim đồng hồ thì từ 50 vọt lên....vọt lên mãi. Vì xe đang xuống núi mà ! Sau nầy biết ra nó hư bugy, xe hiệu Buick, đời 82, xe tự động, nên khi máy không nổ, thì thắng không hoạt động. Mình liền nghĩ " Thôi rồi mạng mình đến đây là chấm dứt! "
Nhìn kim đồng hồ tốc độ, thấy số 75, may là xe cộ đổ xô lên núi (nhà giàu thường lên núi ở), phía bên mình là chạy xuống đồng bằng, nơi có nhiều hãng xưởng, giờ nầy ít xe đổ xuống. Trước mặt không có xe nào, cũng chưa tới đèn xanh đèn đỏ. Bây giờ làm sao đây ? Nếu liều mạng kéo cần số về chữ P, rủi xe nó lộn tùng phèo thì cũng chết, mà lủi đại vô hàng cây bên đường cũng chết, bên đường lại là thung lũng. Miệng mình lâm râm niệm Phật, mà đầu thì suy nghĩ lung tung. Thôi thì đàng nào cũng chết, mở mắt để thấy đường quẹo cua, tay thì giử vô-lăng cho chặt. Kim đồng hồ từ 80 lùi lại 70... lùi từ từ mãi. Thì ra xe đã xuống đồng bằng, nên tự nó giảm tốc độ. Vừa tới đèn xanh đèn đỏ thì mình quẹo vào lề, và rồi không thắng mà nó ngừng lại.
Trời xui đất khiến, Ông Bà phù hộ, phật Bà phổ độ, nên mình đã không có những hành động vội vàng mà không biết hậu quả thế nào. Nếu ở VN thì đã cạo đầu ăn chay vì vừa thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Ở Mỹ thì sợ người ta tưởng mình làm ki-mô vì bị cancer, không ai dám mướn làm thì lại khổ..
Tuần ấy, mình cho Ông Bà Bác sỹ ấy biết tin dữ, và... không trở lại "con đường tử thần" ấy nữa.
Ông Xã mình vẫn còn học ESL, mỗi khóa học kéo dài 3 tháng, lúc nầy anh ấy vẫn còn ESL. Vào giờ con đi học thì ảnh delivery ở tiệm bán hoa, rồi về chờ con đi học về, tối mình về thì làm ca đêm ở Hãng gần nhà,
Trong cái rủi có cái may, ngày mà mình suýt bị lộn xe xuống núi, cũng khoảng thời gian ấy, cô bán bánh full time ở tiệm Donut xin nghĩ việc, vì có Job khác khá hơn. Ông chủ tiệm đề nghị mình làm fulltime thế chỗ cô ấy. Còn gì bằng ! Thế là mình trụ trì cả ngày ở tiệm bánh, mỗi ngày tiếp xúc bao nhiêu là khách Mỹ. Ban đầu ấm ớ, riết rồi nghe, nói mãi cũng thông, trước khi đi Mỹ, sau khi đến Mỹ mình chả qua trường lớp ESL nào. Tthánh nhân đãi kẻ khù khờ, rồi thì việc nào cũng xong cả.
Công việc của mình là đứng bán hàng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm, nghỉ ngày Chúa nhật. Bán đủ thứ bánh trên quầy, thường thường khoảng 8 giờ đêm thì hai đứa làm bánh sẽ đến, mình phụ đem bánh mới bỏ lên kệ và đổ bánh cũ. Có hôm đứng sau quầy chờ mãi mà không thấy tụi ấy tới, trời mùa đông lạnh thấu xương, mặc 3, 4 áo vẫn lạnh vì hệ thống heat cũ, xưa, nên máy heat vẫn chạy mà lạnh thì vẫn lạnh, lại thêm cái lỗ dột to tổ bố trên trần mà ông chủ lại không muốn sửa vì tốn tiền nhiều quá.
Một tối nọ, tuyết rơi đầy đường, mình đứng chỗ quầy để cân cà phê, bỏ vào từng túi, mỗi túi 1 pound để mai bán lẻ cho khách , lúc nhìn ra đường thì xe cộ vắng ngắt. Điệu nầy hai đứa thợ không biết có tới được hay không, vì từ nhà tụi ấy lái đến tiệm cỡ 50 mile mà đường trơn như vầy lái rất ư là nguy hiểm
Đúng lúc ấy, đằng trước tiệm đỗ xịch một chiếc xe màu tối thui, trên xe bước xuống ba anhMỹ đen. Tụi nó vào, đứa thì mua cái bánh, đứa thì hỏi mượn quẹt diêm, đứa thì vào cầu tiêu xin đi tiểu..rồi hỏi đường xá lung tung. À, mình phải nói thêm là trong tiệm có cái casset, tụi thợ mỗi lần tới hay mở radio nghe để đỡ buồn ngủ trong lúc làm bánh, còn mình thì có thu âm các tiếng động như tiếng chày đập bột, tiếng người nói chuyện, để khi đứng một mình trong đêm ở tiệm thì mở lên, giống như có người ở bên trong đang làm bột và đang nói chuyện
Ngừa thì chỉ ngừa vậy thôi, chứ kẻ gian muốn giết mình để lấy tiền , thì có ngừa gì thì nó cũng giết. May mắn hôm đó không có gì xẫy ra cho mình, nhưng khi 3 đứa đi rồi thì mất 4 bịch cà phê, và hủ tiền khách donation cho "chó mèo " biến mất. Hú hồn hú vía ! Lại phải tin là có Ông Bà Trời Phật gì đỡ cho mình, nên xui khiến chúng nó không giỡ trò gì, chứ thường những buổi tối như vầy là tụi cướp nó đi quầng kiếm chỗ làm ăn đấy !
Ông chủ tiệm bánh nầy đã làm 10 năm rồi, cực quá, con còn nhỏ, không có thì giờ lo cho con, khi thợ làm bánh nghỉ Ông phải ra làm thế, cơ sở vật chất thì hư hỏng quá nhiều, hơn nữa quy định mới của Franchise là tất cả các tiệm cũ trên 10 năm phải Remodel theo kiểu mới, nếu tiếp tục. Ông phải bỏ ra cỡ 200 ngàn đô sửa chửa, thôi thì ông bán quách đi cho xong.
Và Ông bán thiệt, ngày tiệm đóng cửa, mọi người bùi ngùi, từ nay vĩnh biệt cái tiệm Donut đầy "thân thương "
Hôm cuối cùng chia tay, còn tuần lễ nữa là đến ngày Lễ Ma, tối ấy mình chở 2 con vào Mall xin kẹo, mà lòng buồn rười rượi. Đang dắt 2 con đi vòng vòng thì ba mẹ con dừng trước một tiệm bán đồ ăn Tàu dạng Fastfood, họ cho nhân viên ra phát kẹo, nhìn bên góc tiệm họ đề bảng "Help wanted", thằng nhỏ nhà mình nhanh nhẹn nói “Mẹ ơi họ cần người". "À, con xin cho Mẹ đi".
Thế là nó vào nói với ông chủ tiệm, năm ấy nó khoảng 7 tuổi, thằng kia 9 tuổi, 2 đứa vào cùng deal với chủ tiệm, lương bổng, giờ làm việc... Ông chủ OK liền, ngày mai bắt đầu vào làm, vì thời gian nầy là những ngày Lễ cuối năm, khách vào Mall mua sắm, rồi tạt vào ăn uống nên tiệm rất cần người. Không dè ba mẹ con đi chơi mà hai nhóc kiếm được việc làm cho Mẹ.
Năm ấy, qua Mỹ đã được ba năm, ông xã mình vẫn đi làm hãng buổi tối ca ba , Tuổi mình lúc ấy đã 45, đứng bán hàng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối, lúc ra khỏi cửa Mall thì chân tay dỡ lên muốn hết nổi, trưa thì nghĩ ăn cơm chỉ 15 phút, trong tiệm thì toàn người Tàu, nói tiếng Tàu chí chóe, tụi ấy kể lại câu chuyện Đặng tiểu Bình đã dạy Cộng sản Việt Nam một bài học, nó đánh VC nhừ tử, tụi nó đánh tới đâu chiếm đất tới đó.....,....hoặc chỉ cần 200 đô là lấy được gái VN.
Mình biết qua lời kể lại của con Tàu bán hàng với mình, lúc vào trong lấy đồ ăn để đổi khay mới, tụi bếp người Tàu nhìn mình rồi cười hô hố, thằng Tàu con nhỏ hơn mình vài tuổi nói tiếng Anh "You look good", tức quá mình chỉ xuống " háng " ( sorry ), nói tiếng Anh " Hey ! Tao đẻ mầy ra còn được" làm tụi bếp Tàu tái mặt, không dám chọc nữa, mình còn méc ông chủ đám thợ Cook và thằng bán hàng Tàu mất dạy, làm Ông chủ la chói lói, đám Tàu câm hết.
Nhưng cứ đứng thế nầy mãi, vài ba năm nữa còn đứng nỗi hay không" Con càng lúc càng lớn, nhu cầu càng nhiều, biết làm gì nữa bây giờ"
Một bữa nọ, một cô cũng sồn sồn, nói tiếng Anh nhuyển lắm, order đồ ăn. Mình không muốn nhìn là người VN, vì thói thường người đến Mỹ trước xem thường người đến sau, xem người đến sau như nghèo khổ ngu dốt hơn mình, nên chả bao giờ mình nhìn trước là người VN với nhau. Cô ấy tới order đồ ăn vài ba lần, một hôm tự nhiên cổ hỏi "Chị có phải là người VN không", đến chừng ấy mình cười tươi như hoa và nói đúng rồi! Từ ấy trở đi mỗi lần đến thì cô ấy và mình hỏi thăm thêm đôi chút, được biết , cô sang Mỹ năm 75, hiện là kỹ sư, nhưng cô ấy cũng là chủ một tiệm Nail gần đó. Một hôm cổ hỏi "Sao chị không đi học Nail đi, nghề ấy vừa có lương vừa có tip , nếu chị thích em chỉ trường chị học, rồi về làm với em, bảo đảm lương cao hơn đây."
Tối ấy về nhà bàn với Ông Xã, thì Anh ấy trả lời "Đúng vậy chứ sao, ở Mỹ nầy một thời gian mình thấy :thứ nhất là đàn bà, thứ nhì là con nít, thứ ba là chó mèo, thứ tư mới là đàn ông, vậy em nên nhín thời giờ đi học lấy bằng Nail đi, có tương lai hơn là đứng mãi như thế! " (Ảnh cũng có ý định học nurse về thú vật, nhưng ảnh xin làm được ở hãng có đầy đủ benefit vào ban ngày, nên bỏ ý định đó ) ảnh phải đi làm kiếm thêm tiền, chứ nếu đi học nurse cũng phải mất 2 năm, sau nầy cũng hơi tiếc nhưng chuyện đã qua rồi.
Thế là mình nghe lời, vẫn làm ở đây, vẫn đứng bán fastfood, nhưng cứ 4 giờ chiều thì xin ông chủ đi học ESL (chứ không nói học Nail), vì mình muốn giữ job nầy cho đến khi lấy được bằng Nail.
Mỗi chiều mình lái xe gần 2 giờ đồng hồ để đi đến trường dạy Nail, học 3 tiếng, rồi lại lái về 2 giờ nữa, vì đường đi lúc nào cũng bị kẹt xe. Có những lúc buồn ngủ quá phải ngừng xe bên đường để ngủ, xong thức dậy chạy tiếp.
Nếu học fulltime thì chỉ một tháng là xong, nhưng mình phải mất 6 tháng mới xong, vì "cơm áo gạo tiền, nặng gánh đôi vai " về nhà còn lo cơm nước cho chồng con nữa.
Sau những thăng trầm trong nghề Nail, mình leo lên "làm chủ" gần 16 năm nay, giấc mộng có job ngồi đã thành. Sau vài năm làm chủ mình mua được nhà, chạy được xe mới, không còn lo sợ xe chết máy dọc đường, hai con thì đã xong Đại học. Mỗi lần vui vẻ, mình và các con cứ kể chuyện “Con xin Job cho Mẹ" ôi sao vui ơi là vui.
Tam bành là ba vị hung thần Bành Kiêu, Bành Chất và Bành Sự chia nhau ở trong óc, trán và bụng để giục người nóng tánh làm bậy. Nổi tam bành theo Tự Điển Việt Việt của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ là cơn hung dữ phần nhiều thường dùng cho người đàn bà. Theo nghiên cứu và dẫn giải chúng ta có được suy luận rằng Tam Bành đúng thật là ”con cưng” của Tam Độc. Tam Độc là ”ba độc chất” tiên khởi có tác dụng ngấm ngầm và Tam Bành có tác động nổ tung. Lục Tặc là sáu tên cướp. Gọi là cướp vì có những hành động phá phách gây nguy hại.
Lục Tặc có thể cướp đi tính chất ôn nhu của một người đàn bà khiến họ trở thành hung dữ cực độ. Người phụ nữ dịu dàng một thuở biến mất. Khi Lục Tặc hiện nguyên hình, cái nhẹ nhàng trong bước chân đi, cái thơ mộng trong ánh mắt và cái nồng ấm trong nụ cười của người phụ nữ sẽ ”biến dạng” bằng đôi mắt trợn trừng long lên, lời nói chua cay ác nghiệt và hành động dữ tợn không tự chủ. Lục Tặc phá và cướp đi của con người trạng thái vui vẻ trầm tỉnh khả ái, để biến thành một người thành hung dữ. Khi Tam Bành nổi lên thì Lục Tặc đương nhiên đã xuất hiện. Hoặc có thể nói rằng, do LỤC TẶC châm ngòi mà TAM BÀNH có cơ hội nổ lớn.
Theo giảng giải của Nhà Phật thì những họat động thường nhật của chúng ta bị chi phối bởi Tam Độc và Lục Tặc. Tam Độc là ba thứ độc hại là ba món phiền não lớn: Tham, Sân, Si. Tham là tham lam, Sân là sân hận và Si là ngu si. Ba thứ độc hại nầy là ”cha đẻ” của Tam Bành và Lục Tặc.
Vì muốn tốt cho mình, đẹp cho mình, và lợi cho mình mà nổi lòng THAM. Với lòng tham có người bất chấp lợi hại để đạt được mục tiêu của họ. Không đạt được những mục tiêu đó họ trở nên thù hận và giận dữ là SÂN, cũng gọi là sân hận. Thường thì vì cố chấp (Sân) ta không thấy được cái sai của mình, hoặc nếu có thấy vẫn cố gắng ngụy biện để cho rằng lỗi ở người chứ không phải lỗi ở ta. Không được thỏa mãn những đòi hỏi mình đặt ra, không đạt được điều mình mong muốn, ta nỗi giận và dữ. Nếu mục tiêu phải đạt đặt căn bản trên lòng tham, trên sân hận sẽ gây hại hoặc tổn thương cho bản thân mình, cho người thân của mình cũng như cho người khác nên gọi là SI. Si là ngu si, có nghĩa là không thấy được những điều đáng thấy để làm những điều đáng làm. Chính vì thế, thay vì đem lại lợi ích cho mình và cho người, gần nhất là người thân của mình, người sân si dễ tạo những tác động ngược lại. Gọi ngu si là ở điểm nầy.
"Tham, Sân, Si" phá hủy các thiện căn, phá hại đời sống của chúng sanh nên Nhà Phật gọi là Tam Độc. Lục tặc là sáu sự khuấy phá tạo tác động sai trái qua sáu cơ năng mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Từ những cảm quan đưa đến những tư tưởng hành động sai lầm do chi phối của Tam Độc mà gây nguy hại cho chính bản thân của chúng ta, Lục Tặc được ”sinh ra và trưởng thành” từ các phối kết, nghĩa là theo tuần tự của các diễn tiến như sau: Lục Căn – Lục Trần – Lục Thức.
LỤC CĂN là sáu cơ quan: Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân, Ý. Đó là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tư tưởng. Sáu cơ quan nầy tiếp nhận những xúc tác từ bên ngòai vào để tạo tác động. Sáu sự kiện gây xúc tác vào sáu cơ quan gọi là sáu cảnh hay sáu trần (Lục Trần). LỤC TRẦN gồm có: Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc, Pháp. Lục Trần tác động vào 6 cơ quan, là Lục Căn, tạo nên sáu sự hay biết gọi là Lục Thức. LỤC THỨC là sáu tri thức, tức là sáu sự nhận thức gồm có: Nhãn thức – tri thức của mắt, Nhĩ thức – tri thức của tai, Tỹ thức – tri thức của mũi, Thiệt thức – tri thức của lưỡi, Thân thức – tri thức của thân và Ý thức – tri thức của tư tưởng. Khi Lục Thức được ”đắp bồi vun xới” bởi ”Cái Tôi” vị kỷ ngã mạn (tham lam, mê đắm cố chấp và ngu si) sẽ sinh ra ra LỤC TẶC.
Chúng ta phải hiểu rằng, ”nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ mó, nhận diện” sự kiện và sự vật bằng ”Cái Tôi” vĩ đại, nghĩa là bằng quan niệm Cá nhân Chủ nghĩa: ”Hợp với ta thì sống chống ta thì chết” là chúng ta đã cho sinh ra và nuôi lớn LỤC TẶC, đến khi gặp một trong những chất xúc tác mạnh của Tam Độc, Tam Bành sẽ bật ra và nổ bùng!
Ví dụ khi mắt (nhãn căn) của người nam nhìn thấy hình dáng yêu kiều (sắc trần) của người nữ tác động vào cái thấy của anh (nhãn thức) và tạo lòng yêu mến (thức + sở thích: có sự phân biệt, thích hay không thích). Nếu chỉ nhìn thấy và cảm mến như một sự thưởng thức là chuyện bình thường. Nhưng nếu thấy mà nỗi lòng tham muốn chiếm hữu bất kể luân lý đạo đức là đã có sự hiện diện của Tam Độc: tham, sân, si, sẽ có sự xuất hiện của Lục Tặc. Ở trường hợp nầy tên tặc tử là nhãn tặc. Nhưng bình thường Lục Tặc không thể tách rời nhau. Sáu tên cướp nầy phải dính chùm với nhau. Như thí dụ đề cập đến ở đây, khi anh nầy thấy cô nọ đẹp anh sẽ thích thú làm quen, thì nhìn hình dáng (sắc) mà ham muốn, nghe tiếng nói (thanh) mà ham muốn, ngửi mùi thơm (hương) từ người cô ta mà ham muốn, và tưởng tượng ra (vị) vị ngọt của ”mùi tình” mà ham muốn, thì tư tưởng như thế sẽ đưa đến cái ham muốn ôm ấp (xúc) và lòng chiếm đọat (ý): Lục Tặc xuất hiện! Trong trường hợp nầy anh ta dùng tiền bạc cung phụng người đẹp, bỏ bê vợ con thì bà vợ sẽ nổi giận nổi dữ: Tam Bành ”xuất quân” vì đã được Lục Tặc… khiêu chiến!
Nói tóm lại, qua sáu cơ quan của cơ thể ta tiếp xúc với sáu sự kiện tác động từ bên ngòai vào sẽ sinh tác dụng phân biệt vào tất cả cái thấy, hiểu, ngửi, nếm, nghe và biết (kiến, văn, khứu, vị, giác, tri). Sáu sự hay biết ấy gọi là Lục Thức và khi Tam Độc chi phối Lục Thức sẽ sinh ra Lục Tặc và Tam Bành. Ta có được mệnh đề sau đây: Tam Độc + Lục Thức = Lục Tặc & Tam Bành.
Từ một cơ quan đơn giản như lỗ tai của chúng ta (nhĩ căn), ta có khả năng nghe tiếng nói âm thanh từ bên ngòai đi vào (nhĩ trần/âm thanh), và thâu nhận (nhĩ thức), rồi đặt cái Tôi vào đó để có phản ứng: khi nghe lời ca tụng làm ta thích thú, ta sẽ vui mừng. Trái lại nghe lời chê bai khiêu khích ta sẽ đùng đùng nổi giận và lời khiêu khích đôi khi có chất xúc tác quá ”đậm đà”, vì Lục Tặc quấy nhiễu châm ngòi thì Bành Kiêu, Bành Chất và Bành Sự được ”cấp tóc triệu tập”: cơn giận nổ bùng!
Một ví dụ nhỏ: Một nhóm bạn tham dự trong một bữa tiệc, bỗng một người bạn/quen đi ngang qua ”thả” một câu nói: ”Khiếp thế! Chung Vô Diệm mà tưởng mình là Tây Thi. Vừa mới đi căng da mặt về tưởng đẹp lắm trẻ lắm nên ỏng ẹo thấy ghê!”. – ”Silicon đó bà con ơi, không phải hàng thiệt đâu mà ham!” v.v… Trong nhóm người đang nói chuyện với nhau kể trên, đều cùng nghe câu nói đó, nhưng chỉ có một người phản ứng: Chị A! Vì biết rằng câu nói ”ác độc chua ngoa khiêu khích” đó ám chỉ mình, nên Chị A phản ứng lập tức. Nếu là người hung hăng sẽ có ”chiến tranh ngôn ngữ” là lời qua tiếng lại. Gặp người bản tính hung dữ, nếu đang ở ngoài chợ có thể họ sẽ vày đầu nhau mà đấm mà thoi. Là người bản tính trầm tỉnh, ”nạn nhân” sẽ nhẫn nhục bỏ qua câu nói hôm đó (nhưng vẫn ghi ”sổ đen” trong lòng!). Đó là kết qủa sự xuất hiện của Bành và Tặc sau khi Trần tác động vào Căn cho ra Thức bị động, nghĩa là đã bị chi phối bởi Tam Độc. Tại sao năm người kia nghe cùng câu nói mà không có phản ứng, chỉ Chị A mới có phản ứng? Đó là vì cái Thức có Cái Tôi vị kỹ. Nghe câu nói và hiểu rằng câu nói nhắm thẳng vào mình, tức là đã chạm vào ”Cái Tôi”, thì ”Tôi” sẽ phản ứng, và với tự ái bình thường của con người muốn được khen không ai muốn bị chê, vì bảo vệ Mình, nên Chị A giận dữ.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.