Tổng thống Duterte mang "vấn đề Biển Đông" tới Trung Quốc bởi ông đang lo thảm sát và xung đột. Vừa qua người phát ngôn Salvador Panelo của Văn pḥng tổng thống Philippines cho biết, việc Trung Quốc liên tục phản bác phán quyết của Toà trọng tài quốc tế tại The Hague, Hà Lan cũng sẽ không ngăn cản Tổng thống Rodrigo Duterte nêu vấn đề Biển Đông khi ông đến thăm Trung Quốc vào cuối tháng này. Tin Trung Quốc cho lứm vào hỡi ông Duterte.
Ông Panelo bày tỏ sự tin tưởng rằng chính quyền Tổng thống Duterte sẽ đạt được mục tiêu của ḿnh bằng cách tổ chức các cuộc đàm phán với Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Người phát ngôn của Tổng thống Salvador Panelo khẳng định như vậy hôm 11/8 sau khi Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Zhao Jianhua nói rằng Trung Quốc phản đối phán quyết của Toà trọng tài quốc tế tại The Hague, Hà Lan. Vào năm 2016, Toà trọng tài quốc tế tại The Hague đă bác bỏ yêu sách “đường lưỡi ḅ” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
“Dù Trung Quốc từ chối phán quyết của Toà trọng tài về Biển Đông th́ sẽ không ngăn cản Tổng thống Rodrigo Duterte từ việc đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt trong chuyến thăm Trung Quốc trong tháng này, ông Panelo cho biết.
Tổng thống Duterte trước đó đă cam kết nêu ra phán quyết của Ṭa trọng tài quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông năm 2016 khi ông gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trong tháng này.
Đáp lại tuyên bố đó, Đại sứ Trung Quốc Zhao Jianhua nói rằng nước này sẽ không công nhận phán quyết.
"Đó là quyền của Trung Quốc không thay đổi quan điểm, giống như đó là quyền của chúng tôi quyết tâm không thay đổi lập trường. Nhưng điều đó sẽ không ngăn cản Tổng thống nêu ra phán quyết của Toà trọng tài”, phát ngôn viên của tổng thống Salvador Panelo nói trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh.
"Bạn biết đấy, khi bạn bè gặp nhau, họ luôn có thể thảo luận bất cứ điều ǵ. Và nếu t́nh bạn thực sự tồn tại, th́ cả hai bên sẽ cởi mở với bất kỳ cuộc thảo luận nào", ông nói thêm.
Ông Panelo bày tỏ sự tin tưởng rằng chính quyền Tổng thống Duterte sẽ đạt được mục tiêu của ḿnh bằng cách tổ chức các cuộc đàm phán với Trung Quốc.
"Không có ǵ sai khi Tổng thống nêu vấn đề. Nhân tiện, chúng ta sẽ làm ǵ với phán quyết của ṭa án quốc tế? Chúng ta có thể bàn bạc về nó và có lẽ chúng ta có thể làm ǵ đó về phán quyết đó”, ông nói thêm.
Quan hệ Philippines - Trung Quốc đă được củng cố đáng kể trong thời kỳ ông Duterte, nhưng đă phải đối mặt với nhiều phản ứng từ các quan chức và dư luận v́ nhiều người cho rằng những hành động này "quá mềm mỏng" trước sự bành trướng trên biển của Trung Quốc.
Các nhà phê b́nh đă tuyên bố rằng chính sách của Duterte đối với Trung Quốc có thể làm xói ṃn chiến thắng pháp lư của Philippines ở Hague và thúc đẩy Bắc Kinh tiếp tục các hành động gây hấn ở Biển Đông.
Ông Duterte đă cam kết với người dân rằng ông sẽ không từ bỏ một inch lănh thổ Philippines cho nước ngoài. Tuy nhiên, Tổng thống đă cảnh báo rằng một lập trường quá mạnh mẽ trong tranh chấp có thể dẫn đến một cuộc xung đột và một "cuộc thảm sát" của binh sĩ Philippines.
Liên quan vấn đề Biển Đông, trước đó, hôm 7/8, Giáo sư Ryan Martinson, tại Đại học Hải quân Hoa Kỳ đă đăng h́nh ảnh cho thấy hai tàu khảo sát của Trung Quốc là Dong Fang 3 và Zhang Jian, hoạt động trong EEZ của Philippines, cách bờ biển phía đông của nước này khoảng 80 hải lư.
Ngay sau đó, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Locsin tuyên bố rằng nước này sẽ gửi công hàm phản đối hai tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
“Chúng tôi luôn phản đối chính phủ Trung Quốc để họ biết rằng chúng tôi biết họ đang làm ǵ và họ phải thông báo cho chúng tôi biết họ đang làm ǵ ở đó”, ông Lorenzana nói. Ông nói thêm rằng Manila sẽ không ngăn cản Bắc Kinh tiến hành các hoạt động khảo sát miễn là họ thông báo trước.
Ḍng tweet của Giáo sư Ryan Martinson cho thấy tàu khảo sát của Trung Quốc hoạt động trong EEZ của Philippines
Trong bối cảnh lo ngại về việc hai tàu chiến Trung Quốc đi qua eo biển Sibutu mà không được thông quan, hôm 11/8, Người phát ngôn Salvador Panelo cho biết Philpiines sẵn sàng t́m kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ để giám sát các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này.
Ông Salvador Panelo lưu ư rằng Philippines có một hiệp ước quốc pḥng với Mỹ, đồng minh truyền thống của nước này. Hiệp ước cho phép hai nước cùng phát triển khả năng bảo mật để chống lại các cuộc tấn công vũ trang bên ngoài.
Bộ trưởng Quốc pḥng Delfin Lorenzana nêu ra ư tưởng t́m kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ vào tuần trước khi ông bày tỏ lo ngại về việc tàu Trung Quốc đi qua eo biển Sibutu ở Tawi Tawi mà không thông báo cho chính phủ Philippines.
"Những khu vực biển ở xa, radar của chúng tôi không thể phát hiện các tàu thuyền, nhưng Mỹ có vệ tinh, họ có thể theo dơi điều đó", ông Lorenzana nói trong một cuộc phỏng vấn trên truyền h́nh hhom 9/8 tuần trước.
Có ít nhất bốn trường hợp tàu Trung Quốc đi qua eo biển của Philippines kể từ tháng 2, theo Bộ trưởng Quốc pḥng. Các tàu Trung Quốc được cho là đă tắt hệ thống nhận dạng tự động của họ để tránh bị Philippines phát hiện.
VietbF@ sưu tầm.