Đó là sự chỉ trích của Quan chức Mỹ. Ông Walter Douglas- Phó Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ cho rằng Trung Quốc phải dừng quân sự hóa Biển Đông. Ông còn nhấn mạnh nước này phải tuân thủ công ước quốc tế về luật biển mà Trung Quốc là thành viên.
Phó Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Walter Douglas (Ảnh: Thành Đạt)
Trong cuộc gặp tại trụ sở Bộ Ngoại giao Mỹ ở Washington ngày 9/8, Phó Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Walter Douglas đă có cuộc trao đổi với phóng viên Dân Trí về t́nh h́nh Biển Đông và cách hành xử của Trung Quốc tại vùng biển này.
“Trung Quốc tự nghĩ ra cái gọi là “đường chín đoạn”, vốn không có cơ sở lịch sử trên Biển Đông. Trung Quốc nên tuân thủ các cam kết và công ước quốc tế mà nước này đă tham gia, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS). Họ không nên tiếp tục quân sự hóa Biển Đông”, ông Douglas nói, đề cập tới yêu sách lănh thổ phi lư của Bắc Kinh để chiếm trọn Biển Đông.
Theo Phó Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ, cộng đồng quốc tế vừa kỷ niệm 3 năm (12/7/2016 - 12/7/2019) ngày ṭa trọng tài quốc tế thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) ra phán quyết về vụ kiện giữa Trung Quốc và Philippines liên quan tới tranh chấp giữa hai nước trên Biển Đông. Phán quyết đă được ṭa đưa ra và phủ nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại vùng biển này.
“Tôi nghĩ Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đă tuyên bố rất rơ ràng và phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN ở Bangkok, Thái Lan gần đây rằng, Biển Đông là vùng biển mở, mở cho tất cả tàu thuyền, máy bay của các nước hoạt động như cách chúng ta vẫn làm hàng trăm năm qua. Tôi nghĩ nếu có bất kỳ nước nào vi phạm quy tắc này, những ǵ các nước khác cần làm là lên tiếng phản đối và hối thúc quốc gia vi phạm hành xử theo đúng quy tắc ứng xử. ASEAN và nước bên ngoài khối cần làm như vậy. Điều này để đảm bảo rằng các quốc gia phải hành xử theo đúng luật pháp quốc tế”, ông Douglas nhấn mạnh.
Ông Douglas cho biết, “khi một nước đă kư kết một hiệp ước hay tham gia vào một tổ chức quốc tế, nước đó phải tuân thủ theo các quy chuẩn của hiệp ước hay tổ chức đó”.
Chẳng hạn, khi một nước là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước đó cần thực hiện theo quy định của WTO. Tương tự như vậy, khi một nước tham gia công ước về luật biển, nước đó nên tuân thủ các quy định của công ước. Tuy nhiên, Trung Quốc cho đến nay vẫn không công nhận phán quyết của ṭa trọng tài được thành lập theo UNCLOS trong vụ kiện với Philippines.
“Khi một quốc gia tham gia một công ước, chúng ta đều kỳ vọng họ sẽ tuân thủ công ước đó. Nhưng trong trường hợp họ không tuân thủ, cách tốt nhất chúng ta có thể làm là hối thúc họ và hỏi họ rằng: “Tại sao các bạn đă kư vào công ước, tại sao các bạn tuyên bố tin tưởng vào luật pháp quốc tế, nhưng rốt cuộc các bạn không tuân thủ?””, ông Douglas nói thêm.
Phó Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ khẳng định: “Trung Quốc đă phớt lờ phán quyết của ṭa trọng tài quốc tế. Đó không phải là động thái phù hợp, cũng không phải là cách bảo đảm ḥa b́nh và an ninh tại khu vực Thái B́nh Dương”.
Ông Douglas cũng đề cập tới vụ kiện giữa Australia và Đông Timor và cuối năm 2016. Đông Timor đă khởi kiện Australia và yêu cầu ṭa trọng tài quốc tế xem xét giải quyết tranh chấp về biên giới trên biển giữa hai nước theo UNCLOS. Australia ban đầu cho rằng ṭa không có thẩm quyền xét xử, tuy nhiên sau đó hai nước đă nhất trí thương lượng để giải quyết tranh chấp.
“Mặc dù Australia “có tiếng nói” một chút hơn Đông Timor, song rốt cuộc Australia vẫn chấp nhận phán quyết của ṭa và động thái này là cách thức ḥa b́nh để giải quyết tranh chấp giữa hai nước. Đây là ví dụ điển h́nh khi một nước lớn hơn chấp nhận phán quyết của ṭa trong một vụ kiện với một nước nhỏ hơn. Tuy nhiên, chúng ta không nhận thấy điều này trên Biển Đông. Chúng ta nên như vậy, tất cả các quốc gia nên b́nh đẳng”, ông Douglas cho biết.
Phó Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ cũng chia sẻ về hướng giải quyết cho Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái cứng rắn trên Biển Đông.
“Tôi muốn nói rằng, nếu Việt Nam tiếp tục đi theo luật pháp quốc tế và phối hợp với các đối tác ASEAN, tiếng nói của các bạn sẽ mạnh mẽ hơn. Tất cả những mối quan hệ này sẽ giúp Việt Nam vững mạnh hơn. Và khi nền kinh tế phát triển hơn, đất nước sẽ trở nên mạnh hơn. Điều này sẽ tốt cho Việt Nam v́ các bạn sẽ có nhiều lựa chọn hơn”, ông Doughlas nhấn mạnh.
VietBF@ sưu tầm.