Ngay sau khi giai đoạn đ́nh chiến tạm thời trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chấm dứt, Tổng thống Mỹ Donald Trump đă chính thức tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung 10% đối với số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc từ ngày 1-9 chuyển sang giai đoạn chiến tranh "tổng lực".
Tổng thống Mỹ muốn áp thuế với hàng Trung Quốc nhập khẩu trong bối cảnh nông nghiệp Mỹ đang là ngành chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Viết trên mạn_g xă hội Twitter, ông Trump cho biết, số hàng hóa trị giá 300 tỷ USD bị áp thuế lần này sẽ không bao gồm số hàng hóa trị giá 250 tỷ USD vốn đă chịu mức thuế 25% mà Nhà Trắng áp đặt từ tháng 5-2019. Điều này đồng nghĩa với việc gần như tất cả số hàng hóa của Trung Quốc mà Mỹ nhập khẩu đều bị đá_n_h thuế, dù mức độ có khác nhau.
Thông báo của ông Trump được đưa ra sau khi các quan chức thương mại Mỹ và Trung Quốc kết thúc 2 ngày đàm phán tại Thượng Hải nhằm t́m giải pháp chấm dứt cuộc chiến thuế quan mà không đạt tiến triển. Mặc dù hai bên đă thỏa thuận sẽ gặp lại nhau tại Mỹ vào tháng 9 tới để tiếp tục đàm phán, nhưng ông Trump vẫn quyết định “ra tay” ngay với Bắc Kinh.
Với quyết định trên của ông Trump, giai đoạn đ́nh chiến tạm thời trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đă chấm dứt. Thất bại của ṿng đàm phán lần này không đơn giản chỉ v́ nó đi vào các vấn đề rất nhạ_y, c_ả_m như sở hữu trí tuệ, áp đặt chuyển giao công nghệ, các rào cản phi thuế quan, nông nghiệp, dịch vụ, thâm hụt thương mại và thực thi pháp luật, mà c̣n bởi sự chi phối của những con bài chính trị phức tạp.
C̣n nhớ hồi tháng 6 vừa rồi, trong cuộc gặp với ông Trump bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi và phát triển hàng đầu thế giới (G20) tại Nhật Bản, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă cam kết mua thêm hàng nông sản xuất khẩu để giảm bớt thặng dư thương mại với Mỹ. Thế nhưng, điều đó đă không xảy ra trên thực tế. Số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy, nước này mới chỉ giao được hơn 1 triệu tấn đậu tương tới Trung Quốc trong 3 tuần, kết thúc vào ngày 18-7.
Ai cũng biết nông dân Mỹ là những người ủng hộ ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, và ông đă giành chiến thắng tại 8 trong số 10 bang có sản lượng đậu tương lớn nhất nước Mỹ trước đối thủ Hillary Clinton của Đảng Dân chủ. Trong bối cảnh nông nghiệp Mỹ đang là ngành chịu hậu quả nặng nề nhất của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc năm ngoái chỉ đạt 9,2 tỷ USD, giảm mạnh so với con số 19,6 tỷ năm 2017, không tháo bỏ được rào cản thuế quan vào thị trường Trung Quốc, ông Trump sẽ khó nhận được sự ủng hộ của nông dân Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối năm sau.
Điều đó giải thích v́ sao Tổng thống Trump tỏ ra rất thất vọng trước điều mà ông mô tả là “sự quay lưng của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán thương mại”. Theo ông Trump, Bắc Kinh đang cố t́nh tŕ hoăn đàm phán để chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 với hy vọng Đảng Dân chủ sẽ thắng cử và Trung Quốc sẽ có một thỏa thuận thương mại dễ dàng hơn với Mỹ.
Nhưng liệu cú “ra tay” sớm của ông Trump có hóa giải được “nước cờ” mà dư luận đá_n_h giá là “khá cao tay” của Trung Quốc? Chưa biết thế nào nhưng trước mắt, theo Phó Chủ tịch Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ David French, mức thuế nhập khẩu mới sẽ đe dọa đến việc làm của người Mỹ và tăng chi phí mua các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày của các hộ gia đ́nh nước này. C̣n ông Stephen Lamar, Phó Chủ tịch American Apparel & Footwear Association nhận định, việc áp thuế sẽ khiến người tiêu dùng Mỹ bị tác động mạnh hơn nhiều so với các nhà sản xuất Trung Quốc.
Đối đầu Mỹ - Trung đă bước vào giai đoạn tổng lực bởi đây không đơn thuần chỉ là cuộc chiến thương mại, mà c̣n là cuộc cạnh tranh chiến lược quyết liệt giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.
VietBF © sưu tầm