Olga Misik, thiếu nữ Nga đọc hiến pháp khi đối mặt với hàng chục cảnh sát vũ trang Moscow. (Ảnh: Twitter) H́nh ảnh cô gái trẻ biểu t́nh ủng hộ dân chủ, một ḿnh đối đầu với lực lượng an ninh Nga đang trở thành một cảnh tượng thu hút sự chú ư của các hăng truyền thông và công chúng thế giới. Thiếu nữ Olga Misik, 17 tuổi, một ḿnh ngồi khoanh tay và không mang theo ǵ ngoài hiến pháp Nga, xung quanh cô là hàng chục cảnh sát chống bạo động khét tiếng của Moscow, được trang bị khiên, dùi cui và mũ bảo hiểm
Olga Misik, 17 tuổi, đọc hiến pháp Nga trong sự bao vây của cảnh sát Moscow
Bức ảnh cô gái trẻ ngồi trước các sĩ quan, đọc hiến pháp của đất nước trong cuộc biểu t́nh hôm thứ Bảy (27/7) đang lan truyền trên các kênh truyền thông.
Nhiều hăng truyền thông đưa tin về thiếu nữ Nga đọc hiến pháp trong sự bao vây của cảnh sát Moscow (Ảnh chụp từ video)
Trang tin Independent của Anh cho rằng bức ảnh này gợi nhớ tới bức ảnh mang tính biểu tượng “Người đàn ông trước xe tăng” (Tank Man) trong vụ Thảm sát Thiên An Môn ở Trung Quốc năm 1989. Phe đối lập Nga đang sử dụng h́nh ảnh cô gái trẻ đọc hiến pháp để thu hút sự ủng hộ khi đối mặt với chính quyền của Tổng thống Vladimir Putin.
“Tôi ngồi trên mặt đất và bắt đầu đọc các quyền theo hiến pháp của chúng tôi, trong đó khẳng định rằng những ǵ đang diễn ra ở đây (cảnh sát bắt giữ người biểu t́nh) là bất hợp pháp”, Olga cho biết.
“Thật là ngu ngốc khi nghĩ rằng đây chỉ là một cuộc biểu t́nh v́ bầu cử hay kết nạp các ứng cử viên. Đây là một cuộc biểu t́nh để bảo vệ các quyền lập hiến cơ bản mà đương nhiên phải có ở một quốc gia dân chủ”, thiếu nữ 17 tuổi nói thêm.
Hầu hết những người xuống đường hôm thứ Bảy (27/7) đều dưới 35 tuổi, họ phản đối việc loại bỏ các ứng cử viên phe đối lập với Tổng thống Putin ra khỏi cuộc bầu cử địa phương trong tháng 9 tới. Người dân đă rất bất b́nh khi ủy ban bầu cử vô hiệu hóa hàng loạt chữ kư ủng hộ các ứng viên đối lập, c̣n toàn bộ các ứng cử viên của chính quyền đều được nhanh chóng chấp nhận.Những người biểu t́nh đă cầm và vẫy bản hiến pháp tại cuộc biểu ́nh để thể hiện rằng chính phủ đang tiếp tục phớt lờ điều 31 (quyền hội họp tự do) khi ra lệnh cấm các cuộc biểu t́nh như vậy.
Sau khi đọc xong bản hiến pháp, Olga được phép rời đi, nhưng sau đó cô đă bị cảnh sát bắt giữ khi đang đi bộ đến ga tàu điện ngầm. “Họ không tự giới thiệu, không giải thích lư do và căn cứ để bắt giữ tôi”, cô nói. “Ở đó không có một cuộc biểu t́nh hay đám đông người nào. Họ nắm lấy tay, chân tôi và kéo tôi xuống đường… tôi hét lên rằng họ đang làm tổn thương tôi, nhưng họ nói với tôi rằng họ biết rơ hơn cả”.
Olga đă bị giữ cho đến ngày hôm sau và cô sẽ xuất hiện tại ṭa vào tháng tới với tội danh tham dự một sự kiện công cộng được tổ chức mà không nộp đơn. Cô là một trong hơn 1.000 người bị bắt hôm đó.
Nguồn net