Đây là h́nh ảnh chiếc tàu ngầm mới nhất của Triều Tiên. Tàu ngầm mới được trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân được coi là lời cảnh báo mạnh nhất nhằm vào Mỹ và các đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Tàu ngầm Triều Tiên đóng mới có thể mang theo 2-3 tên lửa hạt nhân.
Mẫu tầu ngầm Triều Tiên đóng mới có thể là phiên bản cải tiến của tàu ngầm lớp Romeo từ thời Liên Xô, theo Washington Examiner.
Nhà phân tích quốc pḥng H.I. Sutton nói, tàu ngầm mới có thể mang theo 2-3 tên lửa đạn đạo hạt nhân Pukkuksong-1.
Mẫu tên lửa này có tầm bắn tối thiểu 1.200km và tối đa 2.000km. Tầm bắn của tên lửa nhiều khả năng sẽ được giảm xuống mức tối thiếu để trang bị trên tàu ngầm.
Theo KCNA, mẫu tàu ngầm mới sẽ sớm được đưa vào tuần tra ở Biển Nhật Bản (Hàn Quốc gọi là Biển Đông).
Tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukkuksong-1 lần đầu được Triều Tiên công bố trong cuộc diễu binh vào năm 2017. Đây là mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung, sử dụng nhiên liệu rắn, có phiên bản phóng từ đất liền.
Triều Tiên từng phóng thành công tên lửa Pukkuksong-1 từ dưới nước.
Triều Tiên không tiết lộ sức công phá của đầu đạn hạt nhân trang bị trên tên lửa này. Nhưng trong cuộc thử nghiệm gần nhất vào năm 2017, B́nh Nhưỡng đă thử bom nhiệt hạch thành công.
Lần cuối cùng Triều Tiên thử tên lửa Pukkuksong-1 là vào ngày 11.2.2017. Tên lửa bay xa 500km đạt tầm cao lên tới 550km và rơi xuống bờ đông nước này.
Với tầm bắn hạn chế dưới 2.000km, tên lửa Pukkuksong-1 không có khả năng đe dọa lănh thổ Mỹ. Tàu ngầm Triều Tiên đóng mới cũng không phải tàu ngầm hạt nhân nên nhiều khả năng sẽ chỉ được giới hạn hoạt động cách bờ vài km.
Reuters nói tàu ngầm mới là thông điệp rơ ràng nhất mà Triều Tiên gửi đến Mỹ và đồng minh của Mỹ trong khu vực.
Joel Wit, người sáng lập 38 North, tổ chức nghiên cứu về Triều Tiên ở Washington, Mỹ, nói Triều Tiên đă có truyền thông phô trương sức mạnh quân sự để khẳng định “sự răn đe và không chịu sự chi phối của Mỹ”.