Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) c_ắt giảm lãi suất cơ bản lần đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Quyết định này của FED nhằm hỗ trợ nền kinh tế Mỹ ứng phó với xu hướng giảm tốc của nền kinh tế toàn cầu.
Thông tin FED cắt giảm lãi suất xuất hiện tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ
Đối phó với rủi ro
Kết thúc cuộc họp ngày 31-7, Ủy ban Thị trường mở liên bang (FOMC) - cơ quan hoạch định chính sách của FED - đã thông báo quyết định giảm 0,25% lãi suất, từ biên độ 2,25%-2,5% xuống biên độ 2%-2,25%. Theo New York Times, không giống như những lần c_ắt giảm lãi suất trước đây với mục đích giải cứu nền kinh tế trên đà đổ vỡ, quyết định lần này của FED là một nỗ lực giúp nền kinh tế Mỹ an toàn trong bối cảnh 2 nền kinh tế lớn là Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) giảm tốc cũng như những ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc. Chủ tịch FED Jerome H. Powell nhấn mạnh: “Triển vọng kinh tế Mỹ vẫn ổn và quyết định này là để hỗ trợ cho triển vọng đó”.
Tuy nhiên, việc làm của FED lần này không nhận được phản ứng tích cực từ thị trường và Tổng thống Mỹ Donald Trump, người muốn lãi suất được c_ắt giảm nhiều hơn nữa. Theo ông Donald Trump, điều mà thị trường mong muốn chính là sự khởi đầu của một chu kỳ c_ắt giảm lãi suất mạnh nhằm duy trì nhịp độ tương ứng so với Trung Quốc, EU và nhiều nước khác, song thực tế quyết định của FED cách xa mong muốn này. Trước đó, ông Donald Trump đã nhiều lần gia tăng sức ép, yêu cầu FED c_ắt giảm mạnh lãi suất để kí_c_h t_h_í_c_h nền kinh tế. Ông Eric Rosengren, Chủ tịch FED Boston hay ông Esther George, Chủ tịch FED Kansas, phản đối việc c_ắt giảm lãi suất tại thời điểm hiện tại bởi nền kinh tế đang tăng trưởng ổn định, tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức thấp trong 50 năm qua…
Trước những phản ứng mạnh mẽ dành cho FED, ông Powell khẳng định, quyết định của FED là phù hợp nhằm điều chỉnh chính sách theo từng thời điểm và cho biết FED có thể sẽ tiếp tục c_ắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Câu hỏi về suy thoái kinh tế
Thực tế, quyết định của FED không nằm ngoài dự đoán của các nhà đầu tư và các nhà kinh tế khi mà nhiều dấu hiệu cho thấy, nền kinh tế số 1 thế giới có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại. Năm 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ là 2,9%, tốt nhất trong 3 năm qua, nhưng chưa thực hiện được mục tiêu 3% mà Tổng thống Donald Trump đã đặt ra. Trong khi đó, số liệu mà FED công bố vào tháng 3-2019 dự báo, tăng trưởng kinh tế Mỹ năm 2019 sẽ giảm từ 2,3% xuống còn 2,1%. Ngoài ra, Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cũng liên tục hạ thấp tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2019.
Theo giới quan sát, kinh tế suy thoái là khái niệm chỉ kinh tế xuất hiện đình trệ hoặc tăng trưởng âm. Thông thường định nghĩa suy thoái là tốc độ tăng trưởng kinh tế âm trong 2 quý liên tiếp. Từ năm 1970 đến nay, Mỹ đã trải qua 6 lần suy thoái kinh tế. Hiện kinh tế Mỹ tuy suy giảm trong ngắn hạn, chịu sức ép lớn trong tương lai lâu dài, nhưng không gây bùng nổ những nhân tố trực tiếp dẫn đến kinh tế suy thoái. Hay nói cách khác, chu kỳ tăng trưởng của kinh tế Mỹ về tổng thể đã kết thúc, các vấn đề như dân số già hóa, tốc độ tăng trưởng lực lượng lao động chậm… cũng sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài, nhưng không có dấu hiện chứng tỏ suy thoái kinh tế sắp diễn ra.
Sau quyết định c_ắt giảm lãi suất của FED, tại sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 9 đã tăng 0,53 USD lên 58,58 USD/thùng còn tại thị trường London, giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn tăng 0,45 USD lên 65,17 USD/thùng. Trong khi đó, chốt phiên giao dịch ngày 31-7, cả 3 chỉ số chứng khoán chủ chốt của thị trường chứng khoán Mỹ là Dow Jones, S&P 500 và Nasdaq đồng loạt giảm hơn 1%. Thị trường chứng khoán châu Á mở cửa phiên giao dịch ngày 1-8 cũng không mấy khởi sắc. Chỉ số Nikkei 225 (Nhật Bản) mất 0,82%, chỉ số Hang Seng (Hồng Công) giảm 0,4%, Shanghai Composite và Shenzhen Composite (Trung Quốc), giảm lần lượt 0,4% và 0,49%_.
VietBF © sưu tầm