Mới đây kẻ chủ mưu vụ tấn công 11/9/2001 tại Mỹ có thể ra làm chứng. Tuy nhiên điều kiện mà người này muốn đó chính là phải được miễn án tử h́nh. Dưới đây là những thông tin cụ thể.Nghi can chủ mưu vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhằm vào nước Mỹ ngày 11/9/2001 Khalid Sheikh Mohammed đă bày tỏ sẵn sàng ra làm chứng trong vụ kiện đ̣i bồi thường của gia đ́nh các nạn nhân nhằm vào Chính phủ Saudi Arabia, nếu được miễn trừ án tử h́nh.
Lời đề nghị của Khalid Sheikh Mohammed được nêu ra trong một lá thư gửi tới Ṭa án quận Manhattan, thành phố New York, ngày 26/7 vừa qua. Theo tờ Wall Street Journal, trong bức thư, các luật sư của bên nguyên đơn (gồm các cá nhân và doanh nghiệp đang đ̣i chính quyền Riyadh bồi thường hàng tỷ USD cho các thiệt hại trong vụ tấn công 11/9) đă tiếp xúc với các luật sư của 5 nghi can khủng bố hiện đang bị giam giữ, trao đổi rơ về những lợi ích của việc cung cấp chứng cứ.
Bức thư nêu rơ luật sư đă tuyên bố rằng "động cơ quan trọng nhất" của quyết định ra làm chứng là các nghi can có thể được miễn án tử h́nh. Mohammed và các đối tượng cùng bị giam giữ tại nhà tù của Mỹ trên Vịnh Guantanamo trước đó đă tham dự phiên ṭa củng cố chứng cứ.
Bộ Tư pháp Mỹ hiện chưa đưa ra b́nh luận ǵ về thông tin này. Trong khi đó, ông James Kreindler, một trong những luật sư của bên nguyên, cho biết chưa rơ các thông tin của Mohammed có thể hữu ích đến mức nào.
Saudi Arabia luôn kiên quyết phủ nhận liên quan đến các vụ tấn công nhằm vào nước Mỹ năm 2001, trong đó những kẻ không tặc đă khống chế và cướp 4 máy bay dân dụng Mỹ lần lượt đâm vào ṭa tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới ở New York, Lầu Năm Góc và một khu vực gần Shanksville, bang Pennsylvania, khiến gần 3.000 người thiệt mạng và khoảng 25.000 người bị thương tại Mỹ.
Chính phủ Saudi Arabia - đồng minh gần gũi của Mỹ tại khu vực Trung Đông - đă được hưởng quy chế miễn trừ trong các vụ kiện tại Mỹ liên quan tới các vụ khủng bố 11/9/2001. Tuy nhiên, quy chế này đă bị hủy bỏ sau khi tháng 9/2016, Quốc hội Mỹ đă vô hiệu hóa quyền phủ quyết Tổng thống khi đó là ông Barack Obama đối với dự luật Công lư chống hành động bảo trợ cho khủng bố (JASTA), qua đó mở đường cho các vụ kiện nhằm vào chính quyền Riyadh trên nước Mỹ
Ông Obama đă sử dụng quyền hành pháp tối cao của ḿnh trong trường hợp này với lập luận rằng JASTA có thể gây phương hại đến an ninh quốc gia cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh quan trọng. Sau đó, thân nhân hàng ngh́n nạn nhân và những người bị thương cùng hàng chục công ty bảo hiểm Mỹ, trong đó có các "tên tuổi" như Liberty Mutual, Safeco, Wausau và nhiều chi nhánh của tập đoàn bảo hiểm Lloyd..., đă khởi kiện Saudi Arbia tại ṭa án Mỹ căn cứ theo đạo luật JASTA.
Sau thời gian xem xét, tháng 3/2018, Thẩm phán quận Manhattan, ông George Daniels cho rằng những cáo buộc của bên nguyên đơn đối với Chính phủ Saudi Arabia là có cơ sở hợp lư để ông vận dụng quyền xét xử.
Loạt vụ tấn công khủng bố đẫm máu ngày 11/9/2001 ở nước Mỹ đă gây chấn động thế giới. Trùm khủng bố Osama bin Laden và mạng lưới al-Qaeda sau đó đă nhận thực hiện vụ tấn công, trong đó tới 15/19 tên không tặc là người Saudi Arbia. Sau sự kiện bi thảm này, Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố trên toàn cầu và mở cuộc chiến tại Afghanistan. Tháng 5/2011, đặc nhiệm Mỹ đă tiêu diệt Osama bin Laden trong cuộc đột kích tại Abbottabad, Pakistan.