Bộ Tài nguyên Trung Quốc ngày 27/7 ra tuyên bố: "Việc bàn giao con tàu đánh dấu một kỷ nguyên mới cho khả năng nghiên cứu và thăm ḍ tài nguyên biển của Trung Quốc, giúp duy tŕ lợi ích quốc gia trên các vùng biển quốc tế" khi tiếp nhận tàu thăm ḍ Đại Dương Hiệu (Da Yang Hao). Tàu khảo sát Đại Dương có khả năng tiến hành hoạt động thăm ḍ ở bất cứ vùng biển nào trên thế giới.
Tàu khảo sát Đại Dương Hiệu của Trung Quốc. Ảnh: CCTV.
Tàu khảo sát đại dương cỡ lớn này có chiều dài 98,5 mét, rộng 17 mét, trọng tải 4.600 tấn, tốc độ tối đa 16 hải lư/giờ và tầm hoạt động khoảng 14.000 hải lư. Với các đặc tính này, Đại Dương Hiệu được cho là có khả năng thăm ḍ tài nguyên ở sâu dưới đáy bất kỳ vùng biển nào trên thế giới. Tuy nhiên, Bắc Kinh chưa xác định khu vực hoạt động cụ thể của con tàu này.
Theo Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI), tàu Đại Dương Hiệu được Công ty Đóng tàu Huangpu Wenchong đóng từ tháng 8/2017 và là tàu khảo sát biển trên 4.000 tấn đầu tiên do Trung Quốc tự thiết kế, chế tạo.
Con tàu này được trang bị một thiết bị lặn điều khiển từ xa có thể lặn sâu 4.000 m và một tàu lặn không người lái có thể tiếp cận đáy biển ở độ sâu 6.000 m. Đại Dương Hiệu c̣n sở hữu nhiều công nghệ tối tân như cảm biến biển sâu kéo sau đuôi tàu và hệ thống cảm biến vệ tinh.
Con tàu được thiết kế để chống băo tốt hơn so với các tàu khảo sát trước đây, cũng như tiêu thụ ít năng lượng và phát ra ít tiếng ồn hơn.
Thông tin do Trung Quốc công bố khiến nhiều chuyên gia quốc tế lo ngại Bắc Kinh có thể triển khai Đại Dương Hiệu đến các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền phi lư tại đây.
Collin Koh, nghiên cứu sinh tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, cho rằng nếu được triển khai tới Biển Đông, Đại Dương Hiệu sẽ tăng cường sự hiện diện trên biển của Trung Quốc trong khu vực.
"Không chỉ vậy, con tàu này c̣n có thể thu thập các thông tin và dữ liệu hải dương học quan trọng như điều kiện đáy biển hay mô h́nh sinh thái, giúp Bắc Kinh tăng cường hiểu biết về vùng biển, tối ưu hóa phạm vi hoạt động dân sự và quân sự, nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền", Koh viết.
Song Zhongping, một nhà b́nh luận quân sự ở Hong Kong, nhận định với tham vọng trở thành một cường quốc về hàng hải, Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn phạm vi hoạt động của Đại Dương Hiệu ở Biển Đông mà c̣n có thể tiến hành các hoạt động khảo sát trên vùng biển quốc tế.
Thông tin được công bố trong bối cảnh nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc những ngày qua có các hoạt động vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Việt Nam đă nhiều lần phản đối, yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức các tàu này khỏi vùng đặc quyền kinh tế.
VietBF © sưu tầm