Vào năm 2002, 19 tàu chiến và 13.500 binh đă bị đánh bại bởi chiến thuật thời Thế chiến II trong cuộc tập trận tốn kém nhất lịch sử quân đội Mỹ.
Một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ phô diễn sức mạnh hồi năm 2002. Ảnh: US Navy.
Năm 2002, Lầu Năm Góc quyết định tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn, đắt đỏ nhất trong lịch sử Mỹ mang tên "Millennium Challenge" (Thử thách Thiên niên kỷ). Mục đích của cuộc tập trận là thử nghiệm sức mạnh quân đội Mỹ với các công nghệ tương lai như chiến tranh lấy kết nối mạng làm trung tâm.
Trong cuộc tập trận này, quân đỏ đóng vai một quốc gia có tiềm lực quân sự yếu kém ở Trung Đông, được nhiều người nhận định là Iran hoặc Iraq. Lực lượng này được dẫn đầu bởi tướng Paul Van Riper, một chỉ huy thủy quân lục chiến Mỹ nghỉ hưu. Trái với mọi kỳ vọng, quân xanh với sức mạnh áp đảo đă bị đối phương đánh bại bởi nhiều chiến thuật cổ điển, buộc giới chỉ huy áp đặt nhiều quy định để bảo đảm chiến thắng cho lực lượng Mỹ.
Tập trận Millennium Challenge do Bộ chỉ huy Liên quân Mỹ (JFCOM) lên kế hoạch trong ṿng hai năm, diễn ra ngày 24/7-15/8/2002 với sự tham gia của gần 13.500 binh sĩ. Cuộc tập trận tiêu tốn khoảng 250 triệu USD, bao gồm nội dung huấn luyện thực binh và tác chiến mô phỏng trên máy tính.
Đợt tập trận bắt đầu khi quân xanh triển khai Sư đoàn lính dù số 82 và Sư đoàn thủy quân lục chiến số 1, đồng thời gửi tối hậu thư yêu cầu quân đỏ đầu hàng. Nhận thấy giới lănh đạo chính trị sẽ không chấp nhận điều này, chỉ huy quân đỏ từ chối yêu cầu và chuẩn bị cho chiến tranh.
Chính quyền tổng thống George W. Bush trước đó công bố học thuyết đánh phủ đầu, cho phép quân đội Mỹ chủ động tấn công những đối thủ tiềm tàng. Hiểu rơ điều này, Van Riper quyết định tung đ̣n tấn công trước khi nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đi vào Vùng Vịnh. Chỉ huy quân đỏ cũng áp dụng h́nh thức tác chiến phi đối xứng để đối phó với sức mạnh áp đảo của đối phương.
Ngay khi nhóm tàu sân bay Mỹ vào tầm bắn, Van Riper ra lệnh tiến công. Đ̣n đánh bằng tên lửa hành tŕnh và chiến đấu cơ gây quá tải hệ thống cảnh giới và pḥng không trên tàu chiến Mỹ, trong khi xuồng cao tốc mang thuốc nổ lao thẳng vào đội h́nh và gây thiệt hại nặng nề cho nhóm tàu sân bay.
Tướng Paul Van Riper. Ảnh: USMC.
Chỉ trong chưa đầy 10 phút, quân xanh mất 16 tàu chiến gồm một tàu sân bay, 10 tuần dương hạm và 5 tàu đổ bộ. Nếu thiệt hại này xảy ra trong một cuộc chiến thực tế, quân đội Mỹ sẽ hứng chịu thương vong tới 20.000 người. Ngay sau đ̣n phủ đầu bằng tên lửa, các tàu chiến hạng nhẹ quân đỏ xóa sổ phần c̣n lại của hạm đội Mỹ, vốn đă mất khả năng trinh sát và đánh chặn tầm xa.
"Quân xanh bị mắc kẹt trong lối tư duy của chính họ", Van Riper cho biết nguyên nhân dẫn tới thất bại chóng vánh của đối phương.
Các chỉ huy quân xanh dựa vào công nghệ trinh sát hiện đại và mạng lưới t́nh báo để dự đoán một loạt kịch bản mà quân đỏ có thể sử dụng. Sau khi vô hiệu hóa trạm phát sóng vô tuyến và đường truyền tín hiệu của quân đỏ, họ tin rằng đối phương sẽ liên lạc bằng điện thoại vệ tinh và điện thoại di động, những thiết bị dễ theo dơi.
Tuy nhiên, Van Riper lại áp dụng những biện pháp cổ điển từ thời Thế chiến II như cho người truyền tin bằng xe máy, phát thông điệp bí mật qua loa phóng thanh trong các buổi cầu nguyện của đạo Hồi, thậm chí là dùng hệ thống đèn sân bay để phát dữ liệu mă hóa.
"Tôi tính toán số lượng tên lửa hành tŕnh mà hệ thống pḥng thủ quân xanh có thể đánh chặn, sau đó tung đ̣n đánh với số lượng tên lửa nhiều hơn thế", Van Riper hồi tưởng.
Trên thực tế, Van Riper không ưa cách ra quyết định dựa trên phân tích của quân xanh, cho rằng phương pháp này tốn nhiều thời gian. Kế hoạch đối phó của ông là thúc đẩy binh sĩ đưa ra quyết định dựa trên nhận thức nhanh nhạy, kết hợp cùng hệ thống liên lạc đơn giản nhưng đáng tin cậy.
Xuồng vũ trang Iran tuần tra eo biển Hormuz hồi tháng 4/2019. Ảnh: AFP.
Trong khi đó, các chỉ huy quân xanh cáo buộc Van Riper "chơi bẩn" và khẳng định đối thủ thực tế sẽ không bao giờ sử dụng chiến thuật như vậy, bất chấp việc nhóm khủng bố al-Qaeda từng dùng xuồng tự sát để tấn công tàu khu trục USS Cole ở Yemen, khiến 17 thủy thủ thiệt mạng và 39 người bị thương.
Lầu Năm Góc sau đó cho phép toàn bộ quân xanh hồi sinh, hai phe cũng phải tác chiến theo kịch bản cho trước và không được tự ư đưa ra quyết định. Van Riper bị cấm đánh chặn chiến dịch đổ bộ của quân xanh, bị tước hệ thống radar cảnh giới và không được phép bắn hạ máy bay đang tiếp cận khu vực. Tất cả các biện pháp này nhằm bảo đảm quân xanh sẽ giành chiến thắng.
"Chúng ta chẳng rút ra được ǵ sau cuộc tập trận này. Tư duy không chịu đào sâu suy nghĩ và tự kiểm tra bản thân sẽ khiến quân đội gặp bất lợi trong tương lai", Van Riper phát biểu sau khi từ bỏ vị trí chỉ huy quân đỏ.
VietBF © sưu tầm