Trung Quốc đă vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng luật pháp quốc tế mà c̣n gây lo ngại thật sự về an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông khiến Việt Nam và thế giới phải lên tiếng thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và kiên quyết đ̣i phía Trung Quốc chấm dứt ngay những hành động đó, mà Trung Quốc chuyện cố ư gây ở khu vực Biển Đông.
Việt Nam đề nghị mọi hoạt động của các bên ở khu vực Biển Đông cần tôn trọng chủ quyền và các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của các quốc gia, tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS.
Trung Quốc thậm chí c̣n mâu thuẫn với tinh thần và lời văn của những thoả thuận giữa lănh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc về thúc đẩy phát triển mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc nói chung cũng như về định hướng cho việc giải quyết những vấn đề liên quan đến khu vực Biển Đông mà hai bên vẫn c̣n bất đồng quan điểm.
Cho tới nay, Trung Quốc đă nhiều lần đưa tàu thuyền vũ trang cũng như không vũ trang vào khu vực thuộc chủ quyền quốc gia và quyền tài phán của Việt Nam được xác định và quy định theo luật pháp của Việt Nam, theo luật pháp quốc tế và theo Công ước của LHQ về luật biển. Lần này, Trung Quốc đưa tầu thăm ḍ địa chất Hải Dương 8 cùng một số tầu có vũ trang và không vũ trang vào hoạt động dài ngày ở băi biển Tư Chính nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Theo Công ước của LHQ về luật biển năm 1982 (UNCLOS), các quốc gia ven biển có vùng nội thuỷ, sau đó là vùng lănh hải 12 hải lư, sau đấy và vùng tiếp giáp 12 hải lư, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư và vùng thềm lục địa 350 hải lư. Từ ranh giới giữa vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế trở ra được coi là không phận quốc tế, nhưng ở trên biển th́ lại được quy định đặc biệt và cụ thể trong UNCLOS.
Theo UNCLOS, trong vùng đặc quyền kinh tế của ḿnh, các quốc gia ven biển có các quyền về chủ quyền cụ thể về thăm ḍ và khai thác, về quản lư và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nơi đây phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế xă hội. Các quốc gia khác trên thế giới khi đi vào khu vực vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển chỉ có quyền tự do hàng hải, tự do hàng không và tự do đặt đường ống dẫn dầu hay đặt dây cáp ngầm ở vùng thềm lục địa.
Soi vào những quy định rất cụ thể và rơ ràng này th́ chẳng hề khó khăn ǵ đối với người b́nh thường thôi chứ chưa nói đến đối với các chuyên gia về luật pháp quốc tế để thấy tàu thuyền Trung Quốc không phải không hiểu biết về luật pháp quốc tế nói chung và về UNCLOS nói riêng mà chủ ư vi phạm luật pháp quốc tế và UNCLOS, không phải lần đầu tiên mà có hệ thống và bài bản cũng như gây sự như thế không phải là biện pháp duy nhất và cách thức duy nhất của Trung Quốc trong việc theo đuổi và thực hiện những mưu tính chiến lược và sách lược ở khu vực Biển Đông thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Tham vọng của Trung Quốc ở khu vực này biểu lộ rất rơ và Trung Quốc cũng không hề che đậy bởi mọi biện luận của Trung Quốc đều không có cơ sở, đều luôn phi lư và bên ngoài không thể chấp nhận được. Dù vậy, Trung Quốc hành xử rất nhất quán và kiên định, càng ngày càng quyết liệt và tinh vi. Một trong những cách thức được Trung Quốc thực hiện thường xuyên nhất là xua tàu đánh cá và tầu thăm ḍ tài nguyên đi trước, được hộ tống bởi tàu thuyền có vũ trang và khi cần th́ tất cả đều cùng nhau xung trận. Tàu Hải Dương 8 là động thái mới đây nhất và chắc chắn sẽ không phải cuối cùng của Trung Quốc.
Ở đây có thể thấy Trung Quốc càng đuối về pháp lư quốc tế th́ càng cố t́nh bất chấp pháp lư quốc tế. Trung Quốc duy tŕ việc gây chuyện ở khu vực Biển Đông để nuôi cuộc tranh chấp chủ quyền với các nước trong khu vực, để tạo tiền lệ và sự đă rồi ở khu vực và dùng chúng để chống chế với t́nh trạng bị phản đối và cô lập trên thế giới v́ vi phạm và bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực. Trung Quốc chủ ư làm cho khu vực này luôn bắt an và bất ổn v́ như thế mới có lợi nhất cho Trung Quốc trong việc duy tŕ và thúc đẩy tranh chấp chủ quyền lănh thổ ở khu vực, v́ như thế giúp Trung Quốc phân rẽ nội bộ Asean và đánh tỉa từng bên bị Trung Quốc tranh chấp chủ quyền lănh thổ trực tiếp.
Trung Quốc thừa biết rằng tất cả các bên này đều không thể đối phó và đáp trả Trung Quốc như Mỹ có thể và đang đối phó và đáp trả Trung Quốc. Những hành động của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông cho thấy DOC hay rồi đây cả COC thuần tuư không thôi chưa thể đủ để buộc Trung Quốc chấm dứt những hoạt động phi pháp, xâm hại trực tiếp chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hợp pháp của các quốc gia ven Biển Đông. Một khi Trung Quốc luôn sẵn sàng bất chấp luật pháp quốc tế như thế th́ DOC hay cả COC nữa đâu có thể là trở ngại đáng kể ǵ đối với tham vọng của Trung Quốc ở khu vực Biển Đông.
Việt Nam có quan hệ hợp tác tốt với Trung Quốc và luôn mong muốn thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Nhưng chuyện nào ra chuyện đấy. Việt Nam không thể không thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ và kiên quyết khi chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ quốc gia bị bên ngoài xâm hại, khi hoà b́nh, an ninh và ổn định ở khu vực Biển Đông bị đe doạ và làm cho trở nên tồi tệ đi. Trung Quốc phải chấm dứt ngay mọi hành động đi ngược lợi ích chính đáng của các nước trong khu vực và của các đối tác bên ngoài ở khu vực này, chấm dứt ngay và hoàn toàn mọi hành vi vi phạm UNCLOS và bất chấp luật pháp quốc tế ở khu vực này.