Đảo "thiên đường" hóa tử địa. Hiện mức phóng xạ gấp 1.000 lần khu thảm họa hạt nhân Chernobyl. Đó là một số ḥn đảo nằm giữa Úc và quần đảo Hawaii bị phát hiện chứa lượng phóng xạ hạt nhân cao gấp nhiều lần so với hai khu vực từng hứng chịu thảm họa hạt nhân khủng khiếp trong lịch sử nhân loại - Chernobyl và Fukushima.
Theo Daily Mail, 3 nghiên cứu được thực hiện bởi đại học Colombia (Mỹ) và xuất bản trong tuần này hé lộ về mức độ phóng xạ ngày nay trên 4 đảo gồm Bikini, Enewetak, Rongelap và Utirik, thuộc quần đảo Marshall - nơi từng là địa điểm thử bom hạt nhân của Mỹ.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ phóng xạ trên các đảo thuộc quần đảo Marshall có thể cao hơn từ 10 đến 1.000 lần so với khu vực chịu ảnh hưởng bởi hai thảm họa hạt nhân Chernobyl và Fukushima.
Ḥn đảo nơi từng được coi là "thiên đường nhiệt đới" nay trở thành vùng chết chóc khi nhiễm phóng xạ nặng nề
Theo Live Science, trong nghiên cứu đầu tiên, các nhà khoa học nhận thấy mức độ bức xạ gamma tăng đáng kể trên đảo Bikini, đảo Enewetak và đảo Rongelap so với một ḥn đảo ở phía nam quần đảo Marshall, được các nhà khoa học chọn làm địa điểm để so sánh.
Mức độ phóng xạ trên đảo Bikini và Rongelap thậm chí c̣n vượt qua mức phơi nhiễm tối đa mà Mỹ và Công ḥa Marshall từng thỏa thuận vào thập niên 90 của thế kỷ 20.
Các nhà nghiên cứu c̣n phát hiện đảo Enewetak và Bikini có nồng độ cao của một số đồng vị phóng xạ trong đất. Ngoài ra, 4 ḥn đảo c̣n có lượng plutoni phóng xạ cao hơn vùng thảm họa ở Fukushima và Chernobyl.
Các vụ thử bom hạt nhân của Mỹ khiến phóng xạ hạt nhân bao trùm mọi thứ ở khu vực thử nghiệm
Trong nghiên cứu thứ hai, các nhà khoa học làm việc với các thợ lặn chuyên nghiệp để lấy 130 mẫu đất từ khe nứt dưới đại dương Castle Bravo thuộc đảo Bikini. Kết quả phân tích cho thấy một số đồng vị hạt nhân ở đây vẫn cao hơn so với quần đảo Marshall.
Những kết quả này rất quan trọng v́ việc đo mức độ nhiễm phóng xạ tại vết nứt nơi từng thử nghiệm bom hạt nhân là bước đầu tiên để đánh giá tác động tổng thể của thử nghiệm với hệ sinh thái đại dương.
Một lần thử bom hạt nhân trên đảo Bikini
Trong nghiên cứu thứ ba, hơn 200 loại quả, hầu hết là dừa và dứa dại, trên 4 đảo khác nhau thuộc quần đảo Marshall được các nhà khoa học thử nghiệm. Hoa quả trên đảo Rongelap và Bikini lại nhiễm lượng lớn phóng xạ.
Hiện tại, các đảo thuộc quần đảo Marshall vẫn có khoảng 50.000 người sinh sống.
Tờ Los Angeles Times cho biết một số người dân địa phương cho rằng phóng xạ hạt nhân trong các vụ thử bom nguyên tử khiến họ bị rụng tóc, bỏng, buồn nôn và ung thư. Một số báo cáo cho hay, nguyên nhân tử vong chủ yếu của người dân quần đảo Marshall đến từ tiểu đường và ung thư.
Công tŕnh Mỹ xây dựng trên quần đảo Marshall để chứa chất thải hạt nhân
Sau khi thử nghiệm bom hạt nhân, Mỹ xây dựng một công tŕnh trên đảo Runit (thuộc quần đảo Marshall) để chứa chất thải hạt nhân. Tuy nhiên, các chất thải hạt nhân này đang ṛ rỉ xuống nguồn nước.
"Sự hiện diện của đồng vị phóng xạ trên đảo Runit là một vấn đề đáng lo ngại thực sự. Cư dân địa phương nên được cảnh báo về việc này", các nhà khoa học nói.
Một số người dân địa phương phàn nàn về tỷ lệ dị tật bẩm sinh và ung thư tăng cao bất chấp tuyên bố của chính phủ Mỹ với giới chức quần đảo Marshall rằng nơi đây an toàn để sinh sống.
Quần đảo Marshall ở Thái B́nh Dương từng là "thiên đường nhiệt đới" b́nh dị trước khi Mỹ trút xuống đây hơn 60 quả bom hạt nhân trong quá tŕnh thử nghiệm từ năm 1946 đến năm 1958.
Người dân trên quần đảo này buộc phải bỏ nhà cửa đến nơi khác sinh sống và sau hàng thập kỷ, lượng phóng xạ và chất thải hạt nhân giờ đây đang thâm nhập vào nguồn nước.